Giáo án tuần 25 buổi 2

Giáo án tuần 25 buổi 2

Đạo đức

TIẾT 25: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM ( TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU

- Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.

- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.

- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Yêu Tổ quốc Việt Nam.

- Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.

* BVMT: Liên hệ một số di sản (thiên nhiên) thế giới của Việt Nam và một số công trình lớn của đất nước có liên quan đến môi trường như: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha-Kẻ Bàng, Nhà máy thuỷ điện Sơn La, . Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu đất nước.

 

doc 14 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tuần 25 buổi 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Ngày soạn: 18 – 02 – 2011
Ngày dạy:
Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011
Đạo đức
Tiết 25: EM YÊU Tổ QUốC VIệT NAM ( TIếT 2)
I. Mục tiêu
- Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
- Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
* BVMT: Liên hệ một số di sản (thiên nhiên) thế giới của Việt Nam và một số công trình lớn của đất nước có liên quan đến môi trường như: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha-Kẻ Bàng, Nhà máy thuỷ điện Sơn La,. Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu đất nước.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS nêu nội dung Ghi nhớ bài 11.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Làm BT1 - SGK
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Giới thiệu một sự kiện, một bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của Việt Nam đã nêu trong BT1.
- HS trình bày ý kiến.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
+ Ngày 2/9/1945 là ngày Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn Độc Lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ đó, ngày 2 – 9 được lấy làm ngày Quốc khánh của nước ta.
+ Ngày 7/5/1954 là ngày chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ.
+ Ngày 30/4/1975 là ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Quân giải phóng chiếm Dinh Độc Lập, ngụy quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.
+ Sông Bạch Đằng gắn với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán và chiến thắng của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông.
+ Bến Nhà Rồng nằm trên sông Sài Gòn: Nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước.
+ Cây đa Tân Trào: Nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 16/8/1945.
* Hoạt động 2: Đóng vai (BT3 – SGK )
- Cho HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với khách du lịch về một trong các chủ đề: văn hoá, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh, con người Việt Nam, trẻ em Việt Nsm, việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam,...
- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét. 
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ (BT4 – SGK)
- GV yêu cầu HS trưng bày theo tổ.
- GV nhận xét về tranh vẽ của HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS nối tiếp nêu phần Ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Toán
Tiết 122: BảNG ĐƠN Vị ĐO THờI GIAN
I. Mục tiêu
Biết:
- Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.
- Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.
- Đổi đơn vị đo thời gian. 
* Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3(a). 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng đơn vị đo thời gian phóng to.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV chữa bài kiểm tra tiết trước.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Ôn tập các đơn vị đo thời gian
* Các đơn vị đo thời gian
- GV yêu cầu HS nhắc lại những đơn vị đo thời gian đã học và quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian.
- GV nhận xét, bổ sung, ghi bảng.
- GV cho HS biết: Năm 2000 là năm nhuận. Vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào? Các năm nhuận tiếp theo nữa là năm nào?
- GV cho HS nhận xét đặc điểm của năm nhuận và đi đến kết luận: Số chỉ năm nhuận chia hết cho 4. 
- GV cho HS nhớ lại tên các tháng và số ngày của từng tháng. 
- GV nhấn mạnh và treo bảng đơn vị đo thời gian cho cả lớp quan sát, đọc.
* Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian
- GV tổ chức cho HS đổi các đơn vị đo thời gian. 
+ Đổi từ năm ra tháng.
+ Đổi từ giờ ra phút. 
+ Đổi từ phút ra giờ.
c. Luyện tập 
* Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp: Quan sát, đọc bảng (trang 130) và cho biết từng phát minh được công bố vào thế kỉ nào.
- Gọi các đại diện trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 2: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.	
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 3: 
- GV gọi HS đọc, nêu yêu cầu bài.	
- GV cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.	
3. Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS đọc lại bảng đơn vị đo thời gian.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- HS chữa bài.
- HS nghe.
- Một số HS nối tiếp nhau nêu. Các HS khác nhận xét và bổ sung. 
1 thế kỉ = 100 năm ; 1 tuần lễ = 7 ngày
1 năm = 12 tháng ; 1 ngày = 4 giờ
1 năm = 365 ngày ; 1 giờ = 60 phút
1 năm nhuận =366 ngày ; 1 phút = 60 giây 
Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận 
- Năm 2004, các năm nhuận tiếp theo nữa là: 2008, 2012, 2016, 
- HS nghe.
- 1,3,5,7,8,10,12 là tháng có 31 ngày, các tháng còn lại có 30 ngày (riêng tháng 2 có 28 ngày, nếu là năm nhuận thì có 29 ngày).
- HS nối tiếp nhau đọc bảng đơn vị đo thời gian.
- HS đổi đơn vị đo thời gian.
+ Một năm rưỡi = 1,5 năm 
= 12 tháng x 1,5 = 18 tháng
+ 0,5 giờ = 60 phút x 0,5 = 30 phút 
+ 180 phút = 3 giờ
Cách làm: 180 60
3
216 phút = 3 giờ 36 phút
Cách làm: 216 60
 360 3,6
 0
Vậy: 216 phút = 3,6giờ
- HS đọc đề bài.
- HS thảo luận theo cặp.
- Các đại diện trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS chữa bài.
+ Kính viễn vọng năm 1671 được công bố vào thế kỉ XVII.
+ Bút chì năm 1794 được công bố vào thế kỉ XVIII.
+ Đầu máy xe lửa năm 1804 được công bố vào thế kỉ XIX.
+ Xe đạp năm 1869 được công bố vào thế kỉ XIX. (có bánh bằng gỗ)
+ Ô tô năm 1886 được công bố vào thế kỉ XIX.
+ Máy bay 1903 được công bố vào thế kỉ XX.
+ Máy tính điện tử 1946 được công bố vào thế kỉ XX.
+ Vệ tinh nhân tạo 1957 được công bố vào thế kỉ XX. (Vệ tinh nhân tạo đầu tiên do người Nga phóng lên vũ trụ).
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nêu cách làm.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
a) 6 năm = 72 tháng
 4 năm 2 tháng = 50 tháng
3 năm rưỡi = 42 tháng
(12 tháng x 3,5 = 42 tháng)
3 ngày = 72 giờ ; 0,5 ngày= 12 giờ
3 ngày rưỡi = 84 giờ
b) 3 giờ = 180 phút
1,5 giờ = 90 phút ; giờ = 45 phút
( 60 x =45 phút)
6 phút = 360 giây;phút = 30 giây
1 giờ = 3600 giây
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
a)72phút=1,2giờ ; 270phút=4,5giờ b) 30 giây = 0,5 phút ; 135 giây = 2,25 phút
- HS đọc.
- HS nghe.
- HS nghe.
Thứ tư ngày 23 tháng 2 năm 2011
Luyện từ và câu
Tiết 50: LIÊN KếT CáC CÂU TRONG BàI BằNG CáCH THAY THế Từ NGữ
I. Mục tiêu
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ (ND Ghi nhớ).
- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó (làm được 2 BT ở mục III).
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ở Bài 1 (phần Nhận xét).
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có sử dụng liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ
* Bài tập 1: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp. GV gợi ý HS dùng bút chì gạch chân dưới những từ ngữ cho em biết đoạn văn nói về ai ? 
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp.
- HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. 
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Các câu trong đoạn văn đều nói về Trần Quốc Tuấn. Những từ ngữ cùng chỉ Trần Quốc Tuấn trong đoạn văn là: Hưng Đạo Vương, Ông, Vị Quốc công Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người.
* Bài tập 2: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Đoạn văn ở bài 1 diễn đạt hay hơn đoạn văn ở bài 2 vì đoạn văn ở bài 1 dùng nhiều từ ngữ khác nhau nhưng cùng chỉ một người là Trần Quốc Tuấn. Đoạn văn ở bài tập 2 lặp lại quá nhiều từ Hưng Đạo Vương.
- GV nhận xét và kết luận: Việc thay thế những từ ngữ ta dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở hai đoạn văn trên được gọi là phép thay thế từ ngữ.
* Ghi nhớ 
- GV gọi HS đọc Ghi nhớ.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về phép thay thế từ ngữ. 
- GV nhận xét, kết luận.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- GV cùng HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Từ anh thay cho Hai Long.
+ Cụm từ Người liên lạc thay cho người đặt hộp thư.
+ Từ đó thay cho những vật gợi ra hình chữ V.
Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết từ.
* Bài tập 2: 
- GV ọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tìm các từ ngữ lặp lại, chọn những từ ngữ khác thay thế vào từ ngữ đó.
- Cho HS viết lại đoạn văn đã thay thế vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- Yêu cầu HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. 
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
	Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng (1). Nàng bảo chồng (2): 
- Thế này thì vợ chồng mình chết mất thôi.
An Tiêm lựa lời an ủi vợ:
- Còn hai bàn tay, vợ chồng chúng mình còn sống được.
* Nàng câu (2) thay thế cho vợ An Tiêm câu (1).
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu 2 HS đọc lại ghi nhớ trong SGK.
- GV hệ thống lại kiến thức bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thể dục
tiết 50: BậT CAO. TRò CHƠI: “CHUYểN NHANH, NHảY NHANH”
I. Mục tiêu
- Thực hiện được động tác bật nhảy lên cao.
- Biết cách phối hợp chạy và bật nhảy (chạy chậm kết hợp bật nhảy lên cao).
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. Địa điểm - phương tiện 
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn thực hiện.
- Phương tiện: Kẻ vạch và ô cho trò chơi, 2 - 4 quả bóng chuyền hoặc bóng đá, có thể chuẩn bị 4 chiếc khăn làm vật chuẩn bật cao.
III. tiến trình thực hiện
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Cho HS xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai.
- Ôn  ... GK.
- Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- HS thực hành lắp ráp xe theo các bước ở SGK.
- GV quan sát nhắc nhở:
+ Khi lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2 - SGK), cần phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài
+ Khi lắp hình 3 (SGK), cần chú ý thứ tự lắp các chi tiết như hướng dẫn ở tiết trước.
+ Khi lắp hệ thống trục bánh xe sau, cần lắp đủ số phòng hãm cho mỗi trục.
- GV theo dõi uốn nắn kịp thời những HS làm sai hoặc còn lúng túng.
c) Lắp ráp xe ben (H.1-SGK)
- Lưu ý hướng dẫn HS:
*Lắp ca bin
+ Lắp 2 tấm bên của chữ U vào hai bên tấm nhỏ.
+ Lắp tấm mặt của ca bin vào hai tấm bên của chữ U.
+ Lắp tấm sau của chữ U vào phía sau.
- HS chú ý lắp ca bin như hướng dẫn.
- Nhắc HS khi lắp xong cần: Kiểm tra sản phẩm (Kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe).
* Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm
- Cho HS tưng bày sản phẩm theo nhóm.
- GV gọi HS nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK), đối với những em đã lắp xong.
- GV gọi 3 HS dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn theo 3 tổ.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 
- Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
3. Củng cố, dặn dò
- GV gọi HS nêu các bước lắp xe ben.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Luyện Tiếng Việt
ôn: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ
I. Mục tiêu
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cách liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
- Rèn kĩ năng xác định từ ngữ được thay thế, điền được từ ngữ thay thế và hiểu tác dụng của việc thay thế từ ngữ đó. 
II. đồ dùng dạy học
- Vở luyện Tiếng Việt.
III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- HS nhắc lại nội dung cách liên kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1: 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Một số HS đọc đoạn văn.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài tập 2:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS trình bày kết quả.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
* Bài tập 3:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
? Thế nào là kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ?
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Luyện Toán
ôn: bảng đơn vị đo thời gian
I. Mục tiêu
- Củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức đã học về đơn vị đo thời gian và cách đổi đơn vị đo thời gian.
- Rèn kĩ năng tính toán chính xác và trình bày bài hợp lí cho HS.
ii. đồ dùng dạy học
- Vở luyện Toán.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- HS nhắc lại cách đổi một số đơn vị đo thời gian đã học.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
Phát minh, sáng chế
Năm công bố
Thuộc thế kỉ
Tàu hơi nước có buồm
1850
XIX
Những giếng dầu đầu tiên
1859
XIX
Điện thoại
1876
XIX
Bóng đèn điện
1879
XIX
Truyền hình
1926
XX
Khinh khí cầu bay lên
1783
XVIII
? 1 thế kỉ =  năm?
* Bài 2:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài.
- HS nêu cách làm bài.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
a) 3 giờ = 180 phút
4 giờ 10 phút = 250 phút
giờ = 40 phút
6 phút 9 giây = 369 giây
130 phút = 2 giờ 10 phút
b) 1,5 phút = 90 giây
3 phút rưỡi = 210 giây
ngày = 12 giờ
1,2 giờ = 72 phút
250 giây = 4 phút 10 giây
? Nêu cách đổi từ ngày ra giờ, từ phút ra giây, từ giờ ra phút?
* Bài 3:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 5 HS lên bảng làm bài.
- HS nêu cách làm.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
72 giờ = 3 ngày
54 giờ = 2 ngày 6 giờ
5 ngày = 120 giờ
12 ngày 5 giờ = 293 giờ
ngày = 8 giờ
36 tháng = 3 năm
43 tháng = 3 năm 7 tháng
200 năm = 2 thế kỉ
2 năm 3 tháng = 27 tháng
thế kỉ = 25 năm
? Nêu cách đổi từ giờ ra ngày, từ tháng ra năm, từ năm ra thế kỉ?
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ bảy ngày 26 tháng 2 năm 2011
Tập làm văn
Tiết 50: TậP VIếT ĐOạN VĂN ĐốI THOạI
I. Mục tiêu
- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT2).
* HS khá, giỏi: Biết phân vai để đọc lại màn kịch (BT2, 3).
II. Đồ dùng dạy học
- Giấy khổ to, bút dạ. 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS nhắc lại tên một số vở kịch đã học ở các lớp 4, 5.
- HS nối tiếp nhau phát biểu: Các vở kịch: ở vương quốc Tương Lai; Lòng dân; Người Công dân số Một.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và đoạn trích.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
? Các nhân vật trong đoạn trích là ai?
+ Thái sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông.
? Nội dung của đoạn trích là gì ?
+ Thái sư nói với kẻ muốn xin làm chức câu đương rằng anh ta được Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức câu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với các câu đương khác. Người ấy sợ hãi, rối rít xin tha.
? Dáng điệu, vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó như thế nào?
+ Trần Thủ Độ: Nét mặt nghiêm nghị giọng nói sang sảng. Cháu của Linh Từ Quốc Mẫu: Vẻ mặt run sợ, lấm lét nhìn.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài tập 2: 
- GV gọi 3 HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng nhau trao đổi, thảo luận, làm bài vào vở, 1 nhóm làm vào bảng phụ gắn lên bảng.
- GV cùng HS nhận xét, sữa chữa, bổ sung.
- Gọi 1 nhóm trình bày bài làm của mình. 
- Gọi các nhóm khác đọc tiếp lời thoại của nhóm.
- Cho điểm những nhóm viết đạt yêu cầu.
* Bài tập 3:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.
- Gợi ý HS : Khi diễn kịch không cần phụ thuộc quá vào lời thoại. Người dẫn chuyện phải giới thiệu màn kịch, nhân vật, cảnh trí, thời gian xảy ra câu chuyện.
- Tổ chức cho HS diễn kịch trước lớp.
- Cho 3 nhóm diễn kịch trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS, nhóm HS diễn kịch tự nhiên, sinh động.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV yêu cầu 1 nhóm diễn kịch hay lên biểu diễn cho cả lớp xem.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở và chuẩn bị bài học sau.
Khoa học
Tiết 50: ÔN TậP: VậT CHấT Và NĂNG LƯợNG (tiết 2)
I. Mục tiêu
Ôn tập về:
- Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng; các kỹ năng quan sát, thí nghiệm.
- Những kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
II. Đồ dùng dạy học
- GV chuẩn bị nội dung trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?’’
- HS chuẩn bị giấy khổ to, màu vẽ để vẽ tranh cổ động.
IiI. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ ở phần vật chất và năng lượng, em đã được tìm hiểu về những vật liệu nào?
+ Đồng có tính chất gì?
+ Sự biến đổi hoá học là gì?
- GV cùng HS nhận xét câu trả lời của HS và ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Các dụng cụ, máy móc sử dụng điện
- GV tổ chức cho HS tìm các dụng cụ, máy móc sử dụng điện dưới dạng trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?”
- Cách tiến hành:
+ GV chia lớp thành 2 đội.
+ Luật chơi: Khi GV hô “Bắt dầu” thì thành viên đầu tiên của đội sẽ lên bảng viết tên dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện. Mỗi HS chỉ viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện sau đó đi xuống, chuyển phấn cho bạn có tín hiệu muốn lên viết tiếp sức. Nhóm nào viết được nhiều tên dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện là thắng.
- HS chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?”. HS chơi thi theo 2 đội. Mỗi HS chỉ viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện sau đó đi xuống, chuyển phấn cho bạn có tín hiệu muốn lên viết tiếp sức. Trò chơi diễn ra sau 7 phút.
* Ví dụ: Quạt, ti vi, bàn là, tủ lạnh, nồi cơm điện, lò vi sóng, ấm nước điện,
- GV cùng HS cả lớp tổng kết, kiểm tra số dụng cụ, máy móc có sử dụng điện mà mỗi nhóm tìm được.
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
* Hoạt động 2: Nhà tuyên truyền giỏi
- Cách tiến hành: GV viết tên các đề tài để HS lựa chọn vẽ tranh cổ động, tuyên truyền:
1. Tiết kiệm khi sử dụng chất đốt. 
2. Tiết kiệm khi sử dụng điện.
3. Thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
- Tổ chức cho HS vẽ tranh cổ động theo nhóm.
- Sau khi vẽ xong, cử đại diện lên trình bày trước lớp về ý tưởng của mình.
- Thành lập ban giám khảo để chấm tranh, chấm lời tuyên truyền.
- Tuyên dương các nhóm vẽ tranh và có lời tuyên truyền hay.
3. Củng cố, dặn dò
- GV trả lời câu hỏi: 
+ Hãy kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện?
+ Chúng ta cần phải làm gì để tránh lãng phí điện?
+ Gia đình em đã làm gì để tiết kiệm chất đốt?
- GV nhận xét tiết học.
- Giáo dục HS luôn có ý thức tiết kiệm năng lượng chất đốt, năng lượng điện.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Luyện Toán
ôn: cộng số đo thời gian
I.Mục tiêu
- Củng cố cách cộng số đo thời gian.
- Vận dụng cách cộng số đo thời gian vào giải toán.
II. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu cách cộng các số đo thời gian?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 6 HS lên bảng làm bài.
- HS nêu cách làm bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chữa bài.
? Nêu cách cộng số đo thời gian? 
* Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
* Bài 3:
- HS đọc đề bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
Bài giải
Máy bay Airbus hạ cánh xuống sân bay Nội Bài lúc:
9giờ 10 phút + 20 phút = 9giờ 30phút
Đáp số: 9giờ 30phút
3. Củng cố, dặn dò
? Nêu lại cách cộng số đo thời gian?
- GV lưu ý cho HS cách chuyển đổi đơn vị đo ở tổng.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
 Ký duyệt của BGH
.
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25 B2 Lop 5.doc