Đạo đức
TIẾT 28: EM YÊU HOÀ BÌNH (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày.
- Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Biết được ý nghĩa của hòa bình.
- Biết trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng.
Tuần 28 Ngày soạn: 11 – 03 – 2011 Ngày dạy: Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2011 Đạo đức Tiết 28: EM YÊU HOà BìNH (Tiết 2) I. Mục tiêu - Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em. - Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày. - Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức. - Biết được ý nghĩa của hòa bình. - Biết trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ ? Nêu các hoạt động em có thể tham gia để góp phần bảo vệ hoà bình? - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Nội dung * Hoạt động 1: Xem các tranh, ảnh, bai báo, băng hình về hoạt động bảo vệ hoà bình. - HS trao đổi trong nhóm nhỏ. - HS trình bày trước lớp và giới thiệu các tranh, ảnh, băng hình, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được. - GV giới thiệu thêm 1 số tranh, ảnh, băng hình. - GV nhận xét, kết luận: + Để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động. + Chúng ta cần tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức. * Hoạt động 2: Vẽ cây hoà bình - GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ cây hoà bình ra giấy to. + Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tinh thần hoà bình trong sinh hoạt cũng như trong cách ứng xử hàng ngày. + Hoa, quả, lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nói chung. - Các nhóm vẽ tranh. - HS treo tranh và giới thiệu tranh trước lớp. - Từng nhóm giới thiệu tranh của mình. - Các nhóm khác hỏi và nhận xét. - GV nhận xét tranh vẽ của HS. - GV nhận xét, kết luận: Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người. Song để có được hoà bình, mỗi người, mỗi trẻ em chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cách sống và ứng xử hằng ngày, đồng thời cần tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. 3. Củng cố, dặn dò - Trình bày các bài thơ, bài hát, tiểu phẩm về chủ đề yêu hoà bình. - GV nhận xét tiết học. - Nhắc nhở HS tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình. - Nhắc HS thực hành những điều đã học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Toán Tiết 137: Luyện tập chung I. Mục tiêu - Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian. - Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian. * Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2. II. đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian. - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài 1a: - Yêu cầu 1 HS đọc BT1(a). + Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán? + Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau? - GV hướng dẫn HS làm bài như SGK. * Bài 1b: - Yêu cầu 1 HS đọc bài toán. - Yêu cầu HS phân tích bài toán. - Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. * Bài 2: - Yêu cầu 1 HS nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS nêu cách làm. - Yêu cầu HS làm vở, 1 HS lên bảng làm bài vào bảng nhóm. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. * Bài 3 (HS khá - giỏi): - Yêu cầu 1 HS nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào vở, sau đó đổi vở kiểm tra chéo. - GV nhận xét, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. - HS nêu. - HS nghe. - 1 HS đọc. + Có 2 chuyển động đồng thời trong bài toán. + Chuyển động ngược chiều nhau. - HS nghe. - 1 HS đọc bài toán. - HS phân tích bài toán. - HS dưới lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét. - HS chữa bài. Bài giải Khi bắt đầu đi xe máy cách xe đạp số km là: 12 x 3 = 36 (km) Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là: 36 – 12 = 24 (km) Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là: 36 : 24 = 1,5 (giờ) 1,5 giờ = 1 giờ 30 phút Đáp số: 1 giờ 30 phút - 1 HS nêu yêu cầu của bài. - HS nêu cách làm. - HS dưới lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài vào bảng nhóm. - HS nhận xét. - Hs chữa bài. Bài giải Quãng đường báo gấm chạy trong giờ là: 120 x = 4,8 (km) Đáp số: 4,8 km - 1 HS nêu yêu cầu của bài. - HS nêu cách làm bài. - HS làm vào vở, sau đó đổi vở kiểm tra chéo. - HS chữa bài. Bài giải Thời gian xe máy đi trước ô tô là: 11giờ7 phút – 8 giờ37 phút = 2giờ30phút 2 giờ30 phút = 2,5 giờ Đến 11 giờ 7 phút xe máy đã đi được quãng đường AB là: 36 x 2,5 = 90 (km) Sau mỗi giờ ô tô đến gần xe máy là: 54 – 36 = 18 (km) Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là: 90 : 18 = 5 (giờ) Ô tô đuổi kịp xe máy lúc: 11 giờ 7 phút + 5 giờ = 16 giờ 7 phút Đáp số: 16 giờ 7 phút - HS nghe. - HS nghe. Thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 2011 Tiếng Việt ôn tiết 6 I. Mục tiêu - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. - Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết câu theo yêu cầu của BT2. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1). - Ba tờ giấy khổ to pho tô 3 đoạn văn ở bài tập 2 (đánh số thứ tự các câu văn). - Giấy khổ to viết về ba kiểu liên kết câu. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (số HS còn lại) - Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút). - HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời. - GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài tập 2: - Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp yêu cầu của bài. - GV nhắc HS: Sau khi điền từ ngữ thích hợp với ô trống, các em cần xác định đó là liên kết câu theo cách nào. - Cả lớp đọc thầm lại từng đoạn văn, suy nghĩ , làm bài vào vở, một số HS làm bài trên bảng - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. * Lời giải: a) Từ cần điền: nhưng (nhưng là từ nối câu 3 với câu 2). b) Từ cần điền: chúng (chúng ở câu 2 thay thế cho lũ trẻ ở câu 1). c) Từ cần điền lần lượt là: nắng, chị, nắng, chị, chị. + nắng ở câu 3, câu 6 lặp lại nắng ở câu 2. + chị ở câu 5 thay thế Sứ ở câu 4. + chị ở câu 7 thay thế Sứ ở câu 6. 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh được điểm cao trong phần kiểm tra đọc. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Thể dục Tiết 56: MÔN THể THAO Tự CHọN. TRò CHƠI: “hoàng anh – hoàng yến” i. Mục tiêu - Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi, tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân (hoặc bất cứ bộ phận nào của cơ thể). - Thực hiện ném bóng 150gam trúng đích cố định hoặc di chuyển. - Biết cách đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (có thể tung bóng bằng hai tay). - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. ii. Sân tập - dụng cụ - Sân tập sạch sẽ, an toàn. - GV chuẩn bị 1 còi, bóng ném, cầu. iii. Tiến trình thực hiện 1. Phần chuẩn bị - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc quanh sân trường. - Đi theo vòng tròn hít thở sâu. - Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung. 2. Phần cơ bản a. Đá cầu - Ôn tâng cầu bằng đùi. + Đội hình tập thành hàng ngang do tổ trưởng điều khiển. - Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân. + Đội hình tập và phương pháp dạy như ở phần trên. - Ôn phát cầu bằng mu bàn chân. b. Ném bóng - Học cách cầm bóng bằng hai tay (trước ngực). + GV nêu tên động tác, làm mẫu và giải thích, cho HS tập luyện, GV quan sát và sửa sai cho HS. - Học ném bóng vào rổ bằng hai tay(trước ngực). + GV nêu tên động tác, làm mẫu và giải thích, cho HS tập luyện, GV quan sát và sửa sai cho HS. c. Trò chơi: “Hoàng Anh – Hoàng Yến” - GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, chuyển lớp thành đội hình hàng ngang, sau đó cho HS chơi. - Chơi theo đội hình hàng ngang, do GV điều khiển. - GV nhận xét, kết luận. 3. Phần kết thúc - Đi thường theo 2 - 4 hàng dọc và hát. - Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng, hít thở sâu. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét tiết học, về nhà ôn đá cầu, ném bóng. Thứ năm ngày 17 tháng 3 năm 2011 Kĩ thuật Tiết 28: LắP MáY BAY TRựC THĂNG (Tiết 2) I. Mục tiêu - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp máy bay trực thăng. - Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn. - Với HS khéo tay: Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn. II. đồ dùng dạy học - Mẫu, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Giới thiệu bài : Trực tiếp. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết họa. b. Nội dung * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu - GV cho HS quan sát và nhận xét mẫu đã lắp sẵn. - GV hướng dẫn kĩ từng bộ phận và đặt câu hỏi cho HS trả lời. ? Để lắp được máy bay trực thăng, theo em cần phải có mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó? + Cần 5 bộ phận: thân và đuôi máy bay; sàn ca bin và giá đỡ; ca bin; cánh quạt; càng máy bay. * Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật a) Hướng dẫn chọn các chi tiết b) Lắp từng bộ phận + Lắp đuôi máy bay. + Lắp sàn ca bin và giá đỡ. + Lắp ca bin. + Lắp phần trên cánh quạt. + Lắp phần dưới cánh quạt. + Lăp càng máy bay. c) Lắp máy bay trực thăng - GV cần lưu ý HS các bước sau: + Lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ. + Lắp cánh quạt vào trần ca bin. + GV lắp tấm sau của ca bin. + Lắp giá đỡ sàn ca bin vào càng máy bay. + Kiểm tra các mối ghép đã đảm bảo chưa. d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. - Khi tháo rời từng bộ phận, sau đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp. - Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí quy định. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Luyện Tiếng Việt ôn: tả cây cối I. mục tiêu - Củng cố cho HS về cách viết một bài văn tả cây cối đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài). II. đồ dùng dạy học - Tranh, ảnh minh họa bài; vở luyện Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. ? Nêu cấu tạo bài văn tả cây cối? - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hướng dẫn HS viết bài - HS đọc đề bài. - 1 HS đọc 4 đề văn. - HS nói trước lớp đề văn mình chọn để viết bài. - GV hướng dẫn HS cách làm bài. - HS lập nhanh dàn ý bài văn vào vở nháp. - HS viết bài. - Một số HS trình bày bài trước lớp. - GV chấm bài của một số HS. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Luyện Toán ôn: vận tốc I. mục tiêu - Củng cố kiến thức về cách tính và công thức tính vận tốc của chuyển động. II. đồ dùng dạy học - Vở luyện Toán III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ ? Nêu cách tính và công thức tính vận tốc? - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài 1: - HS đọc, nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. - HS nêu cách làm bài. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. Thời gian 15 giờ 1,25 giờ giờ 20 phút Quãng đường 270km 68,75km 60km 5000m Vận tốc 18km/giờ 55km/giờ 80km/giờ 250m/phút ? Nêu cách tính vận tốc? * Bài 2: - Yêu cầu 1 HS đọc bài toán. ? Bài toán cho biết gì? ? Bài toán hỏi gì? - HS nêu cách làm bài. - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - HS và GV nhận xét, kết luận. Bài giải Đổi: 2 giờ 10 phút = giờ Vận tốc của ô tô đó là: 117 : = 54 (km/giờ) Đáp số: 54 km/giờ * Bài 3: - HS đọc bài toán. ? Bài toán cho biết gì? ? Bài toán hỏi gì? ? Muốn biết mỗi giờ ca nô đi nhanh hơn thuyền bao nhiêu ki-lô-mét ta cần biết gì? (Biết vận tốc của ca nô và vận tốc của thuyền hay tính được mỗi giờ ca nô và thuyền đi được bao nhiêu ki-lô-mét). - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - GV chấm bài HS. - HS nhận xét, chữa bài. - GV nhận xét, chữa bài. Bài giải Đổi: 1 giờ 45 phút = 1,75 giờ Mỗi giờ ca nô đi được số ki-lô-mét là: 35 : 1,75 = 20 (km) Mỗi giờ thuyền đi được số ki-lô-mét là: 35 : 5 = 7 (km) Mỗi giờ ca nô đi nhanh hơn thuyền số ki-lô-mét là: 20 – 7 = 13 (km) Đáp số: 13 km 3. Củng cố, dặn dò ? Nêu cách tính và công thức tính vận tốc? - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Thứ bảy ngày 19 tháng 3 năm 2011 Tiếng việt ôn tiết 8 (kiểm tra) I. mục tiêu - Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII: Nghe - viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 100 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi). II. đồ dùng dạy học - Đề kiểm tra. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Nội dung * Đề bài: A. Chính tả Nghe- viết: Ai là thuỷ tổ loài người? B. Tập làm văn Đề bài: Hãy tả lại người bạn thân nhất ở trường em. - GV phát đề cho HS làm bài. - HS làm bài. - GV thu bài. 3. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Khoa học Tiết 56: sự sinh sản của côn trùng I. mục tiêu - Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng. II. đồ dùng dạy học - Hình vẽ trong SGK trang 114 , 115. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Em hãy kể tên một số động vật đẻ trứng? + Em hãy kể tên một số động vật đẻ con? - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Nội dung * Hoạt động 1: Làm việc với SGK Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 trang 114 / SGK và thảo luận các câu hỏi: + Bướm thường đẻ trứng vào mặt trước hay sau của lá cải? + Hãy chỉ đâu là trứng, sâu, nhộng, bướm? + ở giai đoạn nào bướm cải gây thiệt hại nhất cho hoa màu? + Nông dân có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối và hoa màu? - GV treo tranh, chốt lại các ý: + Bướm cải đẻ trứng mặt sau của lá rau cải (hình 1). + Trứng nở thành sâu. Hình 2a, b, c, d cho thấy sâu càng lớn càng ăn nhiều lá rau và gây thiệt hại nhất. + Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra người áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm, * Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận Yêu cầu HS quan sát các hình 6, 7 trang 115/SGK và nêu sự giống nhau, khác nhau trong chu trình sinh sản của gián và ruồi và kết luận. + Giống nhau: Đẻ trứng. + Khác nhau: l ở ruồi: Trứng nở ra dòi (ấu trùng), dòi hoá nhộng, nhộng nở thành ruồi. l ở gián: Trứng nở thành gián con mà không qua các giai đoạn trung gian. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi: ? Nơi đẻ trứng của ruồi và gián? Cách tiêu diệt ruồi và gián? + Nơi đẻ trứng: Ruồi đẻ trứng ở những nơi có phân, rác thải, xác chết động vật,Gián thường đẻ trứng ở xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo, + Cách tiêu diệt: l Cách tiêu diệt ruồi: Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, phun thuốc diệt ruồi. l Cách tiêu diệt gián: Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi đổ rác, tủ bếp, tủ quần áo,phun thuốc diệt gián. 3. Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của một loài côn trùng. - GV tổng kết nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Luyện Toán ôn: thời gian I. mục tiêu - Củng cố kiến thức về cách tính và công thức tính thời gian của chuyển động. II. đồ dùng dạy học - Vở luyện Toán III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ ? Nêu cách tính và công thức tính thời gian? - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài 1: - HS đọc, nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. - HS nêu cách làm bài. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. Vận tốc 72 km/giờ 36 m/giây 208 km/giờ 450 m/phút Quãng đường 86,4km 648km 1196km 7650m Thời gian 1,2giờ 18giây 5,75giờ 17phút ? Nêu cách tính thời gian? * Bài 2: - Yêu cầu 1 HS đọc bài toán. ? Bài toán cho biết gì? ? Bài toán hỏi gì? - HS nêu cách làm bài. - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - HS và GV nhận xét, kết luận. Bài giải Thời gian vận động viên đó chạy 1500m là: 1500 : 600 = 2,5 (phút) Đáp số: 2,5 phút * Bài 3: - HS đọc bài toán. ? Bài toán cho biết gì? ? Bài toán hỏi gì? ? Muốn biết tàu hỏa đến Lào Cai lúc mấy giờ ta cần biết gì? (Biết thời gian tàu hỏa đi trên quãng đường từ Hà Nội đến Lào Cai). - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - GV chấm bài HS. - HS nhận xét, chữa bài. - GV nhận xét, chữa bài. Bài giải Thời gian tàu hỏa đi từ Hà Nội đến Lào Cai là: 294 : 49 = 6 (giờ) Thời gian tàu hỏa đi từ Hà Nội đến Lào Cai kể cả thời gian nghỉ là: 6 giờ + 1 giờ 30 phút = 7 giờ 30 phút Tàu hỏa đến Lào Cai lúc: 21 giờ 30 phút + 7 giờ 30 phút = 5 giờ Đáp số: 5 giờ 3. Củng cố, dặn dò ? Nêu cách tính và công thức tính thời gian? - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Ký duyệt của BGH . . . . .
Tài liệu đính kèm: