Giáo án tuần 28 lớp 4

Giáo án tuần 28 lớp 4

TIẾNG VIỆT:

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ HAI (TIẾT 1)

 I. MỤC TIÊU :

 1. Kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu.

 Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HK2 của lớp 4 .

 2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phiếu thăm .

 - Một số tờ giấy khổ to kẻ sẳn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.

 

doc 25 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1306Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tuần 28 lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ ngày 23 tháng 3 năm 2009
TIẾNG VIỆT:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ HAI (TIẾT 1)
 I. MỤC TIÊU :
 1. Kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu.
 Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HK2 của lớp 4 .
 2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phiếu thăm .
 - Một số tờ giấy khổ to kẻ sẳn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 1. Khởi động: Hát vui.
2. Kiểm tra: 
Gọi từng HS lên bốc thăm.
Cho HS chuẩn bị bài.
Cho HS trả lời.
GV cho điểm.
3. Bài mới :
GV cho HS đọc yêu cầu.
GV giao việc: Các em chỉ ghi vào bảng tổng kết những điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể.
Cho HS làm bài: GV phát bút dạ + giấy đã kẻ sẵn bảng tổng kết để HS làm bài.
Cho HS trình bày kết quả.
GV nhân xét chốt và chốt ý đúng
HS lần lượt lên bốc thăm.
HS đọc bài theo yêu cầu trong phiếu thăm.
1 hS đọc to, cả lớp đọc thầm theo
HS làm việc theo nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày.
Lớp nhận xét.
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Bốn anh tài
Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa : trừ ác cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây.
Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng, yêu tinh, bà lão chăn bò.
Anh hùng lao động Trần Đại nghĩa
Ca ngợi anh hùng lao động trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
Trần Đại Nghĩa.
4/ Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học.
 HS về luyện đọc để kiểm tra tiếp ở tiết học sau.
ĐẠO ĐỨC : 
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (TIẾT 1) 
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này HS có khả năng :
 1. Hiểu : Cần phải tôn trọng luật giao thông . đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình.
 2. HS có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luật giao thông .
 3. Biết tham gia giao thông an toàn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - SGK đạo đức 4.- Một số biển báo giao thông
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ
-Thế nào là hoạt động nhân đạo?
-Vì sao cần phải tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo?
3.Bài mới
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận của các nhóm
-Cho đại diện nhóm báo cáo kết quả.
-GV nhận xét và bổ sung như sau: Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả : Tổn thất về người và của . Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân : do thiên tai như bão, động đất, sạt lở núi, nhưng chủ yếu là do con người như lái nhanh , vượt ẩu, không chấp hành đúng luật giao thông.Mọi người đân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành luật giao thông.
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi (BT1-SGK)
-GV giao cho từng nhóm thảo luận bài tập 1.
-Cho đai diện từng nhóm trình bày kết quả. GV nhận xét và kết luận:
+Tranh 1, 5 , 6 là các việc làm chấp hành đúng luật giao thông.
+Tranh 2 , 3 , 4 là những việc làm nguy hiểm , cản trở giao thông.
*Hoạt động 3: Xử lí tình huống (BT2 – SGK)
-GV cho các nhóm thảo luận xử lí tình huống BT2.
-Cho đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp.
-GV kết luận :
 + Các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông , nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con người .
 + Luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc. 
-Cho 2-3 HS đọc ghi nhớ bài
*Hoạt động nối tiếp : HS về tìm hiểu những biển báo giao thông nơi em thường qua lại , ý nghĩa và tác dụng của các biẻn báo.
- 4.Củng cố – dặn dò: -GV nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
 -Xem trước bài “ Bài tập 4 trong SGK ”.
-Cá nhân trả lời, lớp nhận xét.
-HS đọc lại đề bài.
-HS tập trung theo nhóm 4 bạn. Thảo luận, báo cáo kết quả, lớp nhận xét và bổ sung
-Cả lớp lắng nghe
-HS tập trung theo nhóm đôi thảo luận, báo cáo kết quả, lớp nhận xét và bổ sung.
+Cả lớp lắng nghe
-HS tập trung nhóm thảo luận
-Đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+Cả lớp lắng nghe
-Cả lớp lắng nghe
-HS về nhàtìm hiểu ở địa phương mình.
TOÁN : 
 LUYỆN TẬP CHUNG
I – MỤC TIÊU
 Giúp HS củng cố kĩ năng :
 - Nhận biết hình dạng và đặc điểm của một số hình đã học.
 - Vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích hình vuông và hình chữ nhật; các công thức tính diện tích hình bình hành và hình thoi
 - Em Mạnh thực hiện được các phép cộng trong phạm vi 10.
II – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Khởi động : Hát vui.
Kiểm tra bài cũ :
 + Muốn tính diện tích hình vuông và hình chữ nhật ta làm như thế nào ?
Dạy bài mới :
 Bài 1 : HS quan sát hình vẽ của hình chữ nhật ABCD , lần lượt đối chiếu các câu a, b, c, d với các đặc điểm đã biết của hình chữ nhật để chọn chữ Đ (đúng ) , S ( sai )
Em Mạnh làm các phép tính cộng trong phạm vi10
Bài 2 : HS làm tương tự bài tập 1 .
 Bài 3 : 
 HS lần lượt tính diện tích của từng hình .
 So sánh số đo diện tích của các hình với đơn vị đo là cm2 và chọn số đo lớn nhất .
 Kết luận : Hình vuông có diện tích lớn nhất.
 Bài 4 : HS tóm tắt đề và làm vào vở :
 Bài giải 
 Nửa chu vi hình chữ nhật là :
 56 : 2 = 28 ( m ) 
 Chiều rộng hình chữ nhật là :
 28 - 18 = 10 ( m )
 Diện tích hình chữ nhật là :
 18 x 10 = 180 ( m2 )
 Đáp số : 180 m2
4. Củng cố – dặn dò :
 Nhận xét ưu, khưyết điểm.
 Chuẩn bị tiết sau “ Giới thiệu tỉ số ”
HS trả lời.
 HS chọn và nêu miệng .
HS lên bảng làm. HS còn lại làm vào vở.
HS lên bảng làm. HS còn lại làm vào vở.
Thể dục
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN: TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”
I. Mục tiêu:
+ Ôn mới học cũ mọt số nội dung môn tự chọn.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
+ Trò chơi “Dẫn bóng” .Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động, nhanh nhẹn, khéo léo.
II. Địa điểm và phương tiện: Mỗi HS 1 dây nhảy, dụng cụ tung và bắt bóng để chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Phương pháp
Định lượng
1. Phần mở đầu
2. Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
+ Tập hợp lớp
+ Khởi động.
+ Lớp trưởng tập hợp lớp.
+ GV phổ biến nội dung bài học.
+ Khởi động các khớp cổ tay, chân, chạy nhẹ nhàng 1 vòng tròn, chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
+ Ôn bài thể dục phát triển chung. Ôn nhảy dây.
a) “ Môn tự chọn”
* Đá cầu: 
+ Tâng cầu bằng đùi.Tập theo đội hình 2 – 4 hàng ngang hoặc vòng tròn, cách nhau 1,5 m, do tổ trưởng điều khiển hoặc 1 vòng tròn do cán sự điều khiển.
+ Cho HS tập cách cầm cầu và đứng chuẩn bị. GV uốn nắn.
+ Chia tổ luyện tập, sau đó cho mỗi tổ 1 nam, 1 nữ ra thi.
* Ném bóng:
+ Ôn 4 động tác bổ trợ đã học.
+ Tập động tác bổ trợ: Tung bóng từ tay nọ sang tay kia, vặn mình chuyển bóng, ngồi xổm, cúi người chuyển bóng.
+ Học ách cầm bóng
+ GV nêu động tác, làm mẫu, kết hợp giải thích.
+ GV điều khiển cho HS tập, đi kiểm tra, uốn nắn.
b) Trò chơi “Vận động
* GV nêu tên trò chơi, giải thích kết hợp chỉ dẫn cách chơi và làm mẫu.
+ Cho HS chơi thử. GV nhận xét và giải thích thêm cách chơi.
+ Cho HS chơi chính thức 2 lần ( cán sự điều khiển)
+ Tập hợp lớp.
+ Hồi tĩnh.
* GV hệ thống bài học.
+ Cho HS tập 1 số động tác hồi tĩnh, trò chơi hồi tĩnh.
 Đứng vỗ tay và hát.
+ Nhận xét tiết học, đánh giá kết quả học tập của HS.
5 phút
(12 phút)
( 10 phút)
5 phút
Thứ ba ngày 24 tháng 3 năm 2009
Toán: GIỚI THIỆU TỈ SỐ
I, Mục tiêu:
 - Biết đọc, viết tỉ số của hai số; biết vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu thị tỉ số của hai số.
HS thực hiện được các phép tính trừ trong phạm vi 10.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Dạy bài mới : * Giới thiệu tỉ số 5 : 7 và 7 : 5
Gọi HS đọc VD1 , GV vẽ sơ đồ minh hoạ như SGK .
 Giới thiệu tỉ số :
 Tỉ số của số xe tải và số xe khách là 5 : 7 hay 
Đọc là : Năm chia bảy hay năm phần bảy . Tỉ số này cho biết số xe tải bắng số xe khách. Tỉ số của số xe khách và số xe tải là 7 : 5 hay Đọc là bảy chia năm hay bảy phần năm.
 Tỉ số này cho biết : Số xe khách bằng số xe tải. 
*Giới thiệu tỉ số a : b ( b khác 0 )
 Cho HS lập tỉ số của hai số 5 và 7 ; 3 và 6 .
 Sau đó lập tỉ số của a và b ( b khác 0 ) là a : b hoặc 
 Chú ý : Khi viết tỉ số không kèm theo đơn vị .
 *Thực hành : 
 Bài 1 : Hướng dẫn HS viết tỉ số vào bảng con .
 Em Mạnh thực hiện các phép tính trừ trong phạm vi 10 
Bài 2 : HS viết câu trả lời trong vở :
Tỉ số của số bút đỏ và số bút xanh là .
Tỉ số của số bút xanh và số bút đỏ là .
 Bài 3 : HS làm bài trên phiếu :
 Số bạn trai và số bạn gái của cả tổ là :
 5 + 6 = 11 ( bạn )
 Tỉ số của số bạn trai và số bạn của cả tổ là : 
 Tỉ số của số bạn gái và số bạn của cả tổ là :
 Bài 4 : HS làm vào vở Giải: Số trâu ở trên bãi cỏ là :
20 : 4 = 5 ( con )
 Đáp số : 5 con trâu.
 3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét tiết học . 
HS đọc.
HS viết và đọc tỉ số.
HS làm trên bảng con.
a. ; b. c. d. 
HS làm bài vào vở.
HS làm bài trên phiếu.
HS làm bài vào vở.
Khoa học:
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I/ Mục tiêu:
+ Củng cố các kiến thức về vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát thí nghiệm.
+ Củng cố nhữ ...  Khi đọc, các em chú ý đến những kiểu câu kể đã học 
 - Cho HS đọc .
BÀI TẬP B : Dựa vào nôïi dung bài đọc,chọn câu trả lời đúng.
Cho HS đọc yêu cầu của câu 1.
GV giao việc: Nhiệm vụ của các em là tìm trong 3 ý a, b, c ý nào là đúng với yêu cầu của đề bài.
Cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng:
Câu1: Ý c: Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.
-HS đọc yêu cầu 2:tương tự câu1
- GV nhận xét chốt lạ câu trả lời đúng: 
 Câu2: Ý b: Vì lá đem lại sự sống cho cây.
- HS đọc yêu cầu câu 3: Tương tự cách làm trên.
- GV nhậ xét chốt ý đúng: Câu 3: Ý a: Hãy biết quý trọng những người bình thường. 
- HS đọc yêu cầu câu 4: Tương tự.
- GV nhận xét chốt ý đúng: câu4: Ý c: Cả chim sâu và chiếc lá .
Câu 5 : Ý c :Nhỏ bé. 
Câu 6 : ý c : Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến.
Câu 7: Ý c: Có cả ba kiểu câu kể Ai làm gì ?, Ai thế nào?, Ai là gì ?.
Câu 8: Ý b: Cuộc đời tôi .
2/ - Nhận xét tiết học.
S về ôn lại các bài tập.
HS lắng nghe.
HS đọc thầm.
2 HS đọc.
1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
1 HS làm bài trên bảng phụ
HS còn lai làm vào phiếu bài tập.
Lớp nhận xét.
ĐỊA LÍ
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG
DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I/ Mục tiêu: Học xong bài , HS có khả năng :
- Dựa vào bản đồ ,lược đồ ,và những tranh ảnh để trình bày được những đặc điểm dân cư ở đồng bằng duyên hải 
miền Trung :tập trung khá đông ,chủ yếu là người Kinh ,người Chăm ,và cùng một số dân tộc khác sống hoà thuận .
 - Nêu đặc điểm tiêu biểu của hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung: sự phát triển của các ngành nghề , điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất 
- Giáo dục HS học tập sự chăm chỉ ,vượt khó của người dân miền Trung .
II/ Đồ dùng dạy học:-Bản đồ dân cư Việt Nam, lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung .
III/Hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1/ Bài cũ : Gọi 3 em lên bảng
 H:Kể tên các đồng bằng nhỏ ở miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam ? 
 H:Nêu đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung ? 
 H: Nêu ghi nhớ ? 
2-Bài mới : Giới thiệu bài – ghi đề bài 
a) Hoạđộng 1 : Dân cư tập trung khá đông đúc 
GV giới thiệu : Đồng bằng duyên hải miền trung tuy nhỏ hẹp song có điều kiện tương đối thuận tiện cho sinh hoạt và sản xuất nên dân cư tập trung khá đông đúc .
GV treo bản đồ phân bố dân cư vùng đồng bằng duyên hải miền Trung .
H:So sánh lượng người sinh sống ở ven biển miền Trung với 2 đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ .
H:Dân cư ở miền Trung có những dân tộc nào ?
H:Dựa vàotranh ảnh nêu trang phục của người Kinh và người Chăm ?
b)Hoạt động2: Hoạt độngsản xuấtcủangườidân
 -HS quan sát các hình 3 đến hình 8 trong SGK cho biết :
H: Người dân ở đây có những ngành nghề gì ?
H:Em có thể kể tên một số loại cây trồng ở đây ?
H:Kể tên một số thuỷ sản ,con vật được chăn nuôi nhiều ở đồng bằng miền Trung ?
c) Hoạt động 3: Các điều kiện để phát triển sản xuất .
Yêu cầu HS nhắc các nghề chính ở đây .
H: Vì sao người dân ở đây lại phát triển những nghề sản xuất đó ?
GV kết luận : Mặc dù thiên nhiên gây lũ lụt đột ngột, khí hậu khắc nghiệt ,người dân đồng bằng duyên hải miền Trungvẫn biết tận dụng các điều kiện thiên nhiên thuận lợi để phát triển các ngành nghề phù hợp cho đời sống của mình và phục vụ xuất khẩu .
IV/ Củng cố- dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học
Ba em trả lời
+ HS nhắc đề bài .
-HS quan sát 
Số người ở ven biển miền Trung ít hơn 2 đồng bằng nêu trên .
+Dân tộc Kinh ,Chăm và một số ít dân tộc khác sống hoà hợp .
+ Người Chăm mặc váy dài ,có đai thắt lưng và khăn choàng đầu .
+ Người Kinh mặc áo dài .
Các ngành nghề :Trồng trọt , chăn nuôi ,nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản và nghề làm muối .
Đồng bằngThanh Nghệ Tĩnh trồng lúa và trồng nhiều lạc , đồng bằngBình Trị Thiên trồng nhiều sắn ,mía.
+ Ở đây nuôi nhiều tôm cá ,trâu, bò 
+Nơi có đất phù sa tương đối màu mỡ nên họ trồng lúa.Nơi có đất pha cát ,khí hậu nóng thì họ trồng mía lạc .Những vùng sát biển thì làm muối .đánh bắt thuỷ sản ,nơi có đầm phá nhiều thì nuôi tôm , 
HS lắng nghe
. HS nêu ghi nhớ .
HS lắng nghe và ghi nhận .
Thể dục
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN: TRÒ CHƠI “TRAO TÍN GẬY”
I. Mục tiêu:
+ Ôn mới học cũ mọt số nội dung môn tự chọn.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
+ Trò chơi trao tín gậy” .Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động, nhanh nhẹn, khéo léo.
II. Địa điểm và phương tiện: Mỗi HS 1 dây nhảy, dụng cụ tung và bắt bóng để chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Phương pháp
Định lượng
1. Phần mở đầu
2. Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
+ Tập hợp lớp
+ Khởi động.
+ Lớp trưởng tập hợp lớp.
+ GV phổ biến nội dung bài học.
+ Khởi động các khớp cổ tay, chân, chạy nhẹ nhàng 1 vòng tròn, chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
+ Ôn bài thể dục phát triển chung. Ôn nhảy dây.
a) “ Môn tự chọn”
 Đá cầu: 
+ Tâng cầu bằng đùi.Tập theo đội hình 2 – 4 hàng ngang hoặc vòng tròn, cách nhau 1,5 m, do tổ trưởng điều khiển hoặc 1 vòng tròn do cán sự điều khiển.
+ Cho HS tập cách cầm cầu và đứng chuẩn bị. GV uốn nắn.
+ Chia tổ luyện tập, sau đó cho mỗi tổ 1 nam, 1 nữ ra thi.
b) Trò chơi “Vận động”
* Ném bóng:
+ Ôn 4 động tác bổ trợ đã học.
+ Tập động tác bổ trợ: Tung bóng từ tay nọ sang tay kia, vặn mình chuyển bóng, ngồi xổm, cúi người chuyển bóng.
+ Học cách cầm bóng
+ GV nêu động tác, làm mẫu, kết hợp giải thích.
+ GV điều khiển cho HS tập, đi kiểm tra, uốn nắn.
* GV nêu tên trò chơi, giải thích kết hợp chỉ dẫn cách chơi và làm mẫu.
+ Cho HS chơi thử. GV nhận xét và giải thích thêm cách chơi.
+ Cho HS chơi chính thức 2 lần ( cán sự điều khiển)
GV hệ thống bài học
 + Tập hợp lớp.
+ Hồi tĩnh..
+ Cho HS tập 1 số động tác hồi tĩnh, trò chơi hồi tĩnh. Đứng vỗ tay và hát.
+ Nhận xét tiết học, đánh giá kết quả học tập của HS.
5 phút
(12 phút)
( 10 phút)
5 phút
Thứ sáu ngày 27 tháng 3 năm 2009
TOÁN:
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
 Giúp HS rèn kĩ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. Em Mạnh thực hiện được các phép tính trừ trong phạm vi 10.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA H S
1. Khởi động : HS hát tập thể .
2. Kiểm tra bài cũ :
Giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” thực hiện mấy bước ?
3. Dạy bài mới :
 Bài 1 : Yêu cầu HS nêu các bước giải, tóm tắt đề bài bằng sơ đồ đoạn thẳng và giải. 
 Giải 
 Theo sơ đồ, Tổng số phần bằng nhau là :
 3 + 1 = 4 ( phần )
 Đoạn thứ nhất dài là :
 28 : 4 x 3 = 21 (m ) 
 Đoạn thứ hai dài là : 
 28 - 21 = 7 ( m ) 
 Đáp số : Đoạn 1 : 21 m
 Đoạn 2 : 7 m 
Bài 2 :HS làm theo nhóm.
Bài 3 : HS làm theo nhóm .
Học sinh làm theo nhóm
Bài 4 : Hướng dẫn HS tự đặt một bài toán và làm vào vở
 3. Củng cố, dặn dò :
 Nhận xét tiết học .
2 HS trả lời.
HS làm vào nháp.
HS làm theo nhóm.
HS làm theo nhóm đôi.
Tập làm văn 56: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
ChÝnh t¶ (nhí – viÕt): §oµn thuyỊn ®¸nh c¸ (3 khỉ th¬ ®Çu).
TËp lµm v¨n
T¶ mét ®å vËt em thÝch
T¶ mét c©y bãng m¸t, c©y hoa hoỈc c©y ¨n qu¶.
Em h·y chän mét ®Ị bµi vµ:
ViÕt lêi më bµi theo kiĨu gi¸n tiÕp.
ViÕt mét ®o¹n v¨n t¶ mét bé phËn cđa ®å vËt hoỈc cđa c©y.
CHÍNH TẢ :
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ HAI
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn miêu tả hoa giấy .
- Ôn luyện về 3 kiểu câu kể : Ai làm gì ?, Ai thế nào ?. Ai là gì ?
 - Em Mạnh luyện viết trong vở tập viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh, ảnh hoa giấy minh hoạ cho đoạn văn ở bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài mới:Giới thiệu bài
+ Hướng dẫn HS nghe- viết:
 GV đọc đoạn văn hoa giấy, HS theo dõi trong SGK.
HS đọc thầm đoạn văn, Gv nhắc HS chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày bài.
Dựa vào bài chính tả “Hoa giấy”, trả lời câu hỏi
về nội dung đoạn văn .
GV đọc, HS nghe viết đúng chính tả 
 *Đặt câu : HS đọc yêu cầu bài tập 2 , GV hỏi để HS xác định đúng yêu cầu đặt câu tương ứng với các kiểu câu kể Ai làm gì ? ( BT2a ), Ai thế nào ? ( BT2b ) , Ai là gí ? ( BT2c ) .
- Yêu cầu HS làm bài vào vở , 3 HS làm bài tập trên phiếu , mỗi em làm theo một yêu cầu.
 - HS dán phiếu lên bảng , GV và cả lớp n x, chấm bài .
 Lời giải : Kể về các hoạt động  ( Câu kể Ai làm gì ? ) đến giờ ra chơi, chúng em ùa ra sân như một đàn ong vỡ tổ . Các bạn nam đá cầu. Các bạn nữ nhảy dây. Riêng mấy đứa tụi em thì ngồi đọc truyện dưới gốc cây bàng.
 b. Tả các bạn  ( Câu kể Ai thế nào ? ) : Lớp em mỗi bạn một vẻ: Thu Hương thì luôn dịu dàng, vui vẻ. Hoà thì thẳng thắn. Thắng thì nóng nảy như Trương phi. Hoa thì vui vẻ, điệu đàng. Thuý thì ngược lại lúc nào cũng trầm tư như bà cụ non.
 C. Giới thiệu từng bạn  ( Câu kể Ai là gì ? ) : Em xin giới thiệu với chị các thành viên của tổ em : Em tên là Thu Hương. Em là tổ trưởng tổ 2. Bạn hiệp là học sinh giỏi toán cấp thị xã. Bạn Thanh Huyền là học sinh giỏi Tiếng Việt. Bạn Dung là ca sĩ của lớp em.
4/ Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học.
 Dặn những HS chưa kiểm tra về nhà luyện đọc để giờ sau kiẻm tra .
HS theo dõi.
Hsđọc thầm tìm từ khó viết.
HS trả lời câu hỏi.	
HS viết bài vào vở.
HS làm bài vào vở.
HS nhận xét .
KÝ DUYỆT CỦA BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4 TRON BO.doc