Giáo án Tuần 31 - Học kỳ 2 Lớp 5

Giáo án Tuần 31 - Học kỳ 2 Lớp 5

TOÁN

151.ÔN PHÉP TRỪ

I. Mục tiêu:

- Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số , tìm thành phần chưa biết của phép cộng và trừ , giải toán có lời văn .

II. Đồ dùng dạy học :

 Nội dung bài.

III. Các hoạt động dạy- học:

1. Ổn định tổ chức(1p): Chuẩn bị tiết học.

2. Kiểm tra(4p): HS làm bài tập của tiết trước.- GV NX cho điểm từng HS.

3. Bài mới(30p) : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp - Nêu mục tiêu bài học.

 b. Nội dung:

 

doc 21 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1051Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 31 - Học kỳ 2 Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
 Ngày soạn: Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011 
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2011
Toán
151.ôn Phép trừ 
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số , tìm thành phần chưa biết của phép cộng và trừ , giải toán có lời văn .
II. Đồ dùng dạy học : 
 Nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức(1p): Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra(4p): HS làm bài tập của tiết trước.- GV NX cho điểm từng HS.
3. Bài mới(30p) : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp - Nêu mục tiêu bài học.
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
A) Phép cộng : 
- GV ghi phép cộng a - b = c 
- HS nêu tên gọi các thành phần và KQ.
? Nêu ý nghĩa của phép trừ ? 
? Nêu tính chất của phép trừ ?
- GV NX củng có lại KT .
B) Luyện tập .
Bài1:
- Gọi HS đọc đề,HS tự làm bài vào vở 
 - Gọi HS NX bài làm trên bảng.
? Nêu cách thực hiện trừ phân số khác mẫu số ?
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài2: 
- Gọi HS đọc đề bài ,tự làm bài vào vở.
- HS NX chữa bài trên bảng.
? Nêu cách tìm số hạng chưa biết ?
? Nêu cách tìm số bị trừ ?
- Dưới lớp đổi vở kiểm tra bài .
- GV NX cho điểm học sinh.
Bài3:
- Gọi HS đọc đề bài và tìm cách làm .
- Gọi HS trình bày cách làm , bổ sung .
- HS NX bổ sung bài làm trên bảng .
- HS cùng GV NX chữa bài .
Toán
ôn Phép trừ 
* Trừ số tự nhiên, số thập phân, phân số đều có các tính chất :
+ TC : a – a = 0
 a – o = a 
a) x + 5,84 = 9,16 
 x = 9,16 – 5,84
 x = 3,32
b) x - 0,35 = 2,55
 x = 2,55 + 0,35
 x = 2, 9
Diện tích đất trồng hoa là :
540,8 - 385,5 = 155,3 (ha)
Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa :
 540,8 + 155,3 = 696.1 (ha)
4. Củng cố(4p): GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dăn dò(1p): Về nhà học bài và CBị bài sau. 
Tập đọc
61. Công việc đầu tiên
I. Mục tiêu : - Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với tính cách nhân vật.
 - Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II.Đồ dùng dạy –học: 	 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	 - Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức(1p): Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra(4p): - HS đọc bài Tà áo dài Việt nam và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài.
 	- GV nhận xét, cho điểm. 
3. Bài mới(30p) : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
a.Luyện đọc: 
 - Gọi HS đọc bài.
 - GV chia bài văn thành 3 đoạn:
Đ 1:Từ đầu em không biết chữ nên không biết chữ gì. Đ 2: Tiếp theo xách súng chạy rầm rầm.Đoạn 3: Phần còn lại.
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ cho HS.
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ khó: truyền đơn, chớ, rủi,lính mã tà, thoát li.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b.Tìm hiểu bài:
- HS đọc và trao đổi thảo luận,trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung trong SGK theo nhóm.
? Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì?
? Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?
?Chị út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
? Vì sao út muốn được thoát li?
? Nội dung chính của bài là gì?
- HS nêu ND, GV ghi bảng.
- Gọi HS nêu lại ND.
c.Đọc diễn cảm :
- Gọi HS đọc tiếp nối
- Luyện đọc diễn cảm từng đoạn cho HS.
- GVđọc diễn cảm làm mẫu đoạn 2
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
Tập đọc
Công việc đầu tiên
1.Luyện đọc: 
Truyền đơn, chớ, rủi,lính mã tà, thoát li.
- út có dám rải truyền đơn không?
- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
2.Tìm hiểu bài:
 + út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy nghĩ cách rải truyền đơn.
+ Ba giờ sáng chị giả vờ đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần
+ Vì út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được nhiều việc cho cách mạng.
+ Nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
3.Đọc diễn cảm :
4. Củng cố(4p): - GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò(1p): - HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Bầm ơi. 
Đạo đức
31. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
I Mục tiêu: 
- Kể được một vài tài nguyên thiên ở nước ta và ở địa phương 
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
- Biết giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng . 
- Rèn cho HS các kĩ năng: KN tìm kiếm, KN tư duy phê phán, KN ra quyết định, 
II. Tài liệu và phương tiện:- Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên ( mỏ than, mỏ dầu, rừng cây,  ) hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên niên.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. ổn định tổ chức(1p): Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra(4p): - Nêu ghi nhớ bài trước? .
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới (31): a. Giới thiệu bài:Trực tiếp
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
HĐ1: Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên ( bài tập 2, SGK). 
* MT: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
* TH: - HS giới thiệu về môi trường tài nguyên thiên nhiên mà mình biết ( có thể kèm theo tranh ảnh minh hoạ ).- Cả lớp nhận xét bổ sung.- GV kết luận
Lưu ý : GV có thể sử dụng các tranh ảnh đã sưu tầm, bổ sung thêm một số tài nguyên thiên nhiên chính của Việt Nam như mỏ than Quảng Ninh, dầu khí vũng tàu,
HĐ2: Làm bài tập 4 SGK
* MT: HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
* TH:- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập .- Từng nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày.- Các nhóm khác thảo luận và bố sung.- GV kết luận : 
HĐ 3 : Làm bài tập 5, SGK.
* MT: HS biết đưa ra các giải pháp , ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
* TH:- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm : tìm hiểu biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên ( tiết kiệm điện nước, chất đốt, giấy viết, )
- Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.- Các nhóm khác bổ sung ý kiến.- GV kết luận 
Đạo đức
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Bài tập 2, SGK). 
 KL: - Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm , hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Bài tập 4 SGK.
- a, đ, e là các việc nên làm.
- b, c, d là các việc không nên làm.
- Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên.
Bài tập 5, SGK.
Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình. 
4.Củng cố(3p): - GV cho HS nhắc lại nội dung bài học . GV nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò(1p): - HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị cho tiết học sau. 
Địa lí 
31. địa lí địa phương
I. Mục tiêu:Sau bài học HS biết :	
- Vị trí địa lí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế Ninh Bình.	
- Xác định được vị trí của Ninh Bình trên bản đồ hành chính VN. Nêu được các đặc điểm tự nhiên tiêu biểu về tự nhiên và kinh tế của Ninh Bình.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bản đồ hành chính VN.	- Lược đồ tỉnh Ninh Bình.
	- Tranh ảnh một số khu du lịch của Ninh Bình.
III. Hoạt động dạy – học:
1. ổn định tổ chức(1p): Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra(4p):- HS trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ. - GV nhận xét.
. 3. Bài mới(32p) : a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu tiết học 
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
 Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
Hoạt động 1: Vị trí, giới hạn của tỉnh Ninh Bình.
- .HS tìm vị trí của tỉnh Ninh Bình trên bản đồ.
? Tỉnh Ninh Bình thuộc khu vực nào của nước ta ? tiếp giáp với những tỉnh nào ?
- GV treo lược đồ tỉnh Ninh Bình.
- HS vừa chỉ vừa nêu giới hạn của tỉnh Ninh Bình.
Hoạt động 2 : Đặc điểm tự nhiên của Ninh Bình.
- HS thảo luận theo nhóm 4 các CH sau 
? Nêu diện tích của tỉnh Ninh Bình.
? Địa hình Ninh Bình có đặc điểm gì ?
? Khí hậu của Ninh Bình có đặc điểm gì 
? Kể tên các con sông lớn chảy qua Ninh Bình.? Ninh Bình có những địa danh nào nổi tiếng?- Gọi các nhóm trình bày.
-*GV củng cố kiến thức.
- GV giới thiệu một số tranh ảnh
Địa lí
 địa lí địa phương
+ Ninh Bình nằm ở cửa Nam của vùng đồng bằng Bắc bộ.
 Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Nam Hà; Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và biển đông; tây giáp Hoà Bình và Thanh Hoá. 
4. Củng cố, dặn dò(3p) :
- GV tổng kết nội dung bài.
- .Dặn dò HS về học và CB bài sau.
Ngày soạn: Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011 
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2011
Toán
152. Luyện tập 
I. Mục tiêu: 
- Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải bài toán .
II. Đồ dùng dạy học : 
 Nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức(1p): Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra(4p): HS làm bài tập của tiết trước.- GV NX cho điểm từng HS.
3. Bài mới(30p) : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp - Nêu mục tiêu bài học.
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
Bài1:
- Gọi HS đọc đề , HS tự làm bài vào vở 
- Gọi vài HS nêu kết quả và cách làm .
? Nêu cách thực hiện biểu thức ? 
- HS dưới lớp đổi vở KT.
- Gọi HS NX bài làm trên bảng.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài2: 
- Gọi HS đọc đề bài ,tự làm bài vào vở 
- Gọi HS nêu kết quả và giải thích cách làm . 
HS NX chữa bài trên bảng.
? Em đã vận dụng tính chất gì để làm bài ?
- Dưới lớp đổi vở kiểm tra bài .
- GV NX cho điểm từng học sinh.
Bài3:
- Gọi HS đọc đề bài và làm bài .
- Gọi HS trình bày miêng bài làm và trả lời câu hỏi .
- HS cùng GV NX chữa bài .
Toán
 Luyện tập 
b) 578,69 + 281,78 = 
 594,72 + 406,38 – 329,47 
= 1001,1 - 329,47
= 671,63
c) 69,78 + 35,97 + 30,22
 = 69,78 + 30,22 + 35,97
 = 100 + 35,97 
= 135,97
Phân só chỉ số phần tiền lương GĐ chi tiêu :3/5 + 1/ 4 = 17/ 20( số tiền lương
a)Tỉ số phần trăm số tiền lương GĐ đó để dành là :1 – 17/20 = 3/20 = 15/100= 15%
b) số tiền mõi tháng GĐ để dành được :
4000000 : 100 x 15 = 600000 (đ)
4. Củng cố(4p): GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dăn dò(1p): Về nhà học bài và CBị bài sau. 
 Luyện từ và câu
61. Mở rộng vốn từ: nam và nữ
I.Mục tiêu:	- Biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt nam
- Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ BT2 và đặt được 1 câu với một trong 3 câu tục ngữ( BT2,3) Tích cực hoá vốn từ bằng cách đặt câu với các câu tục ngữ đó.HSG đặt câu được với mỗi câu tục ngữ BT2
II.Đồ dùng dạy- học:
- Bài tập 1a kẻ sẵn bảng,để khoảng trống cho BT1b trên giấy to.
- Một vài tờ giấy khổ to để HS làm BT 3.
III.Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định tổ chức(1p): Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra(4p): HS làm bài tập của t ... p nhận xét, GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Lời phê của xã
Bò cày không được thịt.
Anh hàng thịt đã thêm dấu câu gì vào chỗ nào trong lời phê của xã để hiểu là xã cho anh làm thịt bò? 
Bò cày không được, thịt.
Lời phê trong đơn cần được viết như thế nào để anh hàng thịt không thể chữa một cách dễ dàng.
Bò cày, không được thịt.
Bài 3:
- HS thực hiện tương tự BT2.
- GV lưu ý HS đoạn văn trên có 3 dấu phẩy đặt sai vị trí, các em phải phát hiện và sửa lại 3 dấu phẩy đó.
 + Sách ghi- nét ghi nhận chị Ca- rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh.
( bỏ 1 dấu phẩy dùng thừa)
 + Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cớu tại một bệnh viện Phơ- lin, bang Mi-chi-gân, nước Mỹ.( đặt lại vị trí 1 dấu phẩy) + Để có thể đưa chị đi bệnh viện, người ta phải nhờ đến 22 nhân viên cứu hoả.( đặt lại vị trí 1 dấu phẩy)
4.Củng cố, dặn dò(5p): 
	- GV nhận xét tiết học. Dăn dò về ôn bài và chuẩn bị bài sau .
Lịch sử 
31. lịch sử địa phương
I. Mục tiêu:
Sau bài học HS biết:
- Truyền thống lịch sử kiên cường, bất khuất của quê hương Ninh Bình.
- Biết được các di tích lịch sử trên quê hương Ninh Bình.
- Biết được một số tập thể và cá nhân anh hùng.
- Nắm được số lượng bà mẹ VN anh hùng của tỉnh.
- Truyền thống yêu nước, cần cù lao động của nhân dân NB được truyền từ đời này sang đời khác và ngày càng được phát huy.
II. Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ tỉnh Ninh Bình.
- Tài liệu tham khảo( LS Đảng bộ Ninh Bình )
III. Hoạt động dạy – học:
1. ổn định tổ chức(1p): Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra(4p):- HS trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ. - GV nhận xét.
. 3. Bài mới(30p) : a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu tiết học 
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
 Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Hoạt động 1 : Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân Ninh Bình.
? Em hãy nêu tên vị Anh hùng dân tộc của quê hương Ning Bình.
? Những địa danh nào của Ninh Bình đã đi vào lịch sử ?
? Ninh Bình được giải phóng vào ngày tháng, năm nào ?
GV : Thực dân Pháp xâm lược nước ta, 
( Lần 1: 5/12/1873, lần 2: 22/10/1883 )Ninh Bình nằm trong sự cai trị , bóc lột của chúng. 
- Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ , 95% dân số mù chữ. Không cam chịu làm nô lệ, nhân dân Ninh Bình đã liên tiếp đững lên khởi nghĩa. Tuy các cuộc khởi nghĩa chưa thành công nhưng nó thể hiện truyền thống bất khuất của nhân dân Ninh Bình.
? Ninh Bình đã có chiến công lớn gì trong cuộc khấng chiến chống Mĩ cứu nước ?
Lịch sử
 lịch sử địa phương
+  Đinh Bộ Lĩnh : Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước.
+ Hoa Lư: là kinh đô của đát nước ta ở thế kỉ thứ X.
Tam Điệp: Nơi Quang Trung tập kết quân để tiến công đánh phá 29 vạn quân Thanh. Nơi ghi dấu tích lịch sử đó là Đền Quán Cháo, Quèn thờ
+ Ngày 30/6/1954 Giặc Pháp rút chạy, bộ đội cùng du kích các xã của Phát Diệm - Kim Sơn đã chặn đánh, hơn 700 tên địch đã đầu hàng. Ninh Bình hoàn toàn giải phóng.
4. Củng cố, dặn dò(4p):
- GV tổng kết bài.
- Dặn HS về nhà học bài.
Ngày soạn: Thứ sáu ngày 1 tháng 4 năm 2011
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2011
Toán
155. Ôn tập phép chia 
I. Mục tiêu: 
-Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm .
II. Đồ dùng dạy học : Nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức(1p): Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra(4p): HS làm bài tập của tiết trước.- GV NX cho điểm từng HS.
3. Bài mới(30p) : 
 a. Giới thiệu bài:Trực tiếp - Nêu mục tiêu bài học.
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
A) Phép chia : 
- GV ghi phép cộng a: b = c 
- HS nêu tên gọi các thành phần và KQ.
? Nêu tính chất của phép chia ?
- GV NX củng có lại KT .
B) Luyện tập .
Bài1:
- Gọi HS đọc đề , HS tự làm bài vào vở 
 - Gọi HS NX bài làm trên bảng.
? Nêu cách thực hiện chia số thập phân cho số thập phân ?
? Nêu cách thử lại phép chia ?
GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài2: 
- Gọi HS đọc đề bài ,tự làm bài vào vở .
- HS NX chữa bài trên bảng.
? Nêu cách chia 2 phân số ?
- Dưới lớp đổi vở kiểm tra bài .
- GV NX cho điểm học sinh.
Bài4(HS làm thêm)
- Gọi HS đọc đề bài và tìm cách làm .
- Gọi HS trình bày cách làm , bổ sung .
- HS NX bổ sung bài làm trên bảng .
? Em đã vận dụng tính chất nào để làm.
- HS cùng GV NX chữa bài .	
Toán
 Ôn tập phép chia 
* Chia số tự nhiên, số thập phân, phân số đều có các tính chất :
Không có phép chia cho 0 .
+ a : 1 = a 
+ a : a = 1 ( a khác 1 ) 
+ 0 : b = o ( b khác 0 ) 
* Thử lại phép chia : lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư .
* Chia phân số : ta nhân với phân số đảo ngược .
* Một tổng chia cho một số .
(a + b ) : c = a : c + b : c 
4. Củng cố(3p): GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dăn dò(1p): Về nhà học bài và CBị bài sau. 
Chính tả 
31. Nghe- viết: tà áo dài việt nam
I.Mục tiêu: 	 -Nghe - viết đúng, trình bày đẹp bài Tà áo dài Việt nam.
-Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởn, huy chương và kỷ niệm chương. (Bt2,3 a)
II.Đồ dùng dạy- học: -Bút dạ và 3- 4 tờ phiếu kẻ bảng nội dung BT2.
- 3, 4 tờ phiếu khổ to viết tên các danh hiệu ở BT3.
III.Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định tổ chức(1p): Nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học.
2. Kiểm tra(3p) : - HS lên bảng viết lại tên các huân chương ở BT3 tiết trước.
 ? Những huân chương như thế nào dành tặng cho ai?
	- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới(31p) : a. Giới thiệu bài: ; Nêu MĐ,YC bài học.
 b.Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
ND bài dạy
1.Hướng dẫn HS nghe- viết: 
a) Trao đổi về ND bài viết.
- Gọi HS đọc đoạn văn
- ? Đoạn văn kể điều gì?
b) Hướng dẫn viết từ khó.
- HS tìm các từ khó viết.
- HS đọc và viết các từ khó.
c) Viết chính tả.
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài chính tả.
d) Thu, chấm bài.
- GV chấm chữa 10 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: 
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu của bài .
- HS làm bài tập theo cặp.
- Gọi HS nhận xét bài làm của các nhóm.
- GV nhận xét cho điểm.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc YC.
- Yêu cầu HS suy nghĩ sửa lại tên các danh hiệu, giải thưởng,
- GV dán lên bảng lớp 3 đến 4 tờ phiếu
- Tổ chức cho HS chơi tiếp sức.
- GV nhận xét cho điểm.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Chính tả
Nghe- viết: tà áo dài việt nam
Bài tập 2:
a) Giải thưởng trong các kỳ thi văn hoá, văn nghệ, thể thao: Giải nhất- huy chương vàng; Giải nhì - huy chương bạc; giải ba- huy chương đồng.
b) Danh hiệu dành cho các nghệ sỹ tài năng:Danh hiệu cao quý nhất- Nghệ sỹ nhân dân; Danh hiệu cao quý- Nghệ sỹ ưu tú.
c) Danh hiệu dành cho cầu thủ, thủ môn bóng đá xuất sắc hàng năm: Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: Đôi giày vàng, quả bóng vàng; Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày bạc, quả bóng bạc.
Bài tập 3:
a) Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt nam.
b) Huy chương đồng, Giải nhất tuyệt đối. Huy chương vàng, Giải nhất về thực nghiệm
4. Củng cố(3p): 	- GV nhận xét tiết học,
5. Dặn dò(1p): - Yêu cầu HS viết sai chính tả về viết lại cho đúng những từ đã viết sai. CB bài sau.
Tập làm văn
62. ôn tập về tả cảnh
I.Mục tiêu:
	- Ôn luyện, củng cố kỹ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh	
	- Ôn luyện kỹ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh- trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh vẽ hoặc ảnh chụp 1 số cảnh
	- Bút dạ và 1 số tờ giấy to.
 III.Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra: - Chấm đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một số đồ vật.
 - Nhận xét bài làm của HS. 
3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
2.Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1:
 - HS đọc 4 đề bài trong SGK.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị như thế nào.
- HS đọc gợi ý trong SGK. 
- HS lập dàn bài vào vở
-3HS viết vào giấy to. - Gọi HS đọc to trước lớp mỗi em một đề bài.
- HS hoàn chỉnh dàn ý của mình, 
- GV quan sát, theo dõi và giúp đỡ HS yếu làm bài.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu của BT 2.
- HS trình bày dàn bài trong nhóm. 
GV giúp đỡ từng nhóm- Các nhóm làm việc theo yêu cầu của GV.
-HS trình bày dàn ý ngắn gọn nhưng diễn đạt thành câu.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày miệng.
 - Các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung và bình chọn bạn trình bày miệng theo dàn ý hay nhất.
- GV nhận xét, sửa chữa 
- Cho điểm HS có bài trình bày hay.
Tập làm văn
 ôn tập về tả cảnh
Bài 1: Lập dàn ý miêu tả một trong các cảnh sau:
a. Một ngày mới bắt đầu ở quê em
b. Một đêm trăng đẹp.
c. Trường em trước buổi học.
d. Một khu vui chơi, giải trí mà em thích.
Bài 2:Trình bày miệng một bài văn miêu tả mà em vừa lập dàn ý
4.Củng cố, dặn dò(4p): 
	- Nhận xét tiết học. 
 - HSTB về nhà viết lại dàn ý .
Khoa học 
62. môi trường
I. Mục tiêu: - Khái niệm về môi trường.
 - Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống.
II. Đồ dùng dạy học: - Hình 128, 129, SGK.
III. Hoạt động dạy – học:
1. ổn định tổ chức(1p): Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra(3p): - HS trả lời 2 câu hỏi về nội dung bài cũ.- GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới(32p) : a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu tiết học. 
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
 Hướng dẫn ôn tập.
Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận.
- HS làm việc theo nhóm 4, quan sát hình và làm bài tập theo yêu cầu ở mục thực hành trang 128 SGK.
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
+ GV gọi 1 số HS trả lời CH :
?Theo em môi trường là gì ?
- GV nhận xét kết luận hoạt động.
Hoạt động 2 :Thảo luận
- HS cả lớp thảo luận câu hỏi theo nhóm đôi.
? Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị ?
? Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống.
- Gọi HS trả lời.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV : Môi trường chúng ta đang sống bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo .
Khoa học
 môi trường
Hình 1 - c: 
Thực vật, động vật, ( sống trên cạn và dưới nước)
- Nước, không khí, ánh sáng, đất, 
Hình 2 - d :
Thực vật, động vật ,( sống dưới nước)
 - Nước, không khí, ánh sáng, đất, 
Hình 3 - a: 
 Con người, động vật, thực vật
 - làng xóm, đồng ruộng, công cụ làm ruộng, một số phương tiện giao thông, 
- Nước, không , không khí, ánh sáng, đất, 
Hình 4 - b :
 Con người, thực vật, động vật, . - Nhà cửa, phố xá, 
- Nước, không khí, 
4. Củng cố, dặn dò(4p): 
- GV nhận xét chung tiết hoc.
- Dặn dò HS về nhà ôn lại bài và CB bài sau.
Nhận xét, ký duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 31.doc