Giáo án tuần 31 - Trần Văn Sáu

Giáo án tuần 31 - Trần Văn Sáu

TẬP ĐỌC

Tiết 61 : Công việc đầu tiên

I.Mục tiêu :

-Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng 1 số từ khó trong bài( truyền đơn, chớ, lính mã tà, thoát li)

-Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến câu truyện.

-Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.

II.Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

 

doc 27 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1006Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tuần 31 - Trần Văn Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai, ngày tháng năm 20
TẬP ĐỌC
Tiết 61 : Công việc đầu tiên
I.Mục tiêu : 
-Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng 1 số từ khó trong bài( truyền đơn, chớ, lính mã tà, thoát li)
-Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến câu truyện.
-Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
II.Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III.Các hoạt động dạy-học:
1.Bài cũ:3HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam trả lời câu hỏi gv nêu.
2.Bài mới : GTB –ghi đề
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Luyện đọc
Mt: Đọc lưu loát. Đọc đúng 1 số từ khó trong bài( truyền đơn, chớ, lính mã tà, thoát li)
-GV gọi HS đọc bài : chú ý đọc phân biệt lời nhân vật. Yc hs quan sát tranh
-GV chia đoạn đọc : 3 đoạn
+Đoạn 1: Từ đầu đến không biết giấy gì.
+Đoạn 2: Tiếp theo cho đến chạy rầm rầm.
+Đoạn 3 : Đoạn còn lại.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn trong bài.
+Lần 1:HS đọc nối tiếp kết hợp luyện đọc từ ngữ khó : truyền đơn, chớ, lính mã tà, thoát li
+Lần 2 : HS nối tiếp đọc và kết hợp giải nghĩa từ trong SGK.
-Cho HS đọc lại toàn bài.
-1HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.
-HS dùng bút chì đánh dấu đoạn.
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn. Kết hợp sửa phát âm và tham gia giải nghĩa từ.
-1HS đọc cả bài.
-HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Mt: Hiểu nội dung bài.
-Cho HS đọc lướt bài và trả lời câu hỏi.
(?)Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? ( rải truyền đơn)
(?)Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? ( Út bồn chồn , thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn .)
(?)Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn? ( Ba giờ sáng ,chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, ...truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.)
(?)Vì sao Út muốn được thoát li? ( Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.)
-GV tóm ý. Hướng dẫn HS rút nội dung.
Nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn,đóng góp công sức cho Cách mạng.
-Gọi HS nhắc lại
-Cả lớp đọc lướt và trả lời câu hỏi.
-HS trao đổi và rút nội dung bài. Lớp nhận xét bổ sung.
-1-2 HS nhắc lại.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
Mt: Đọc diễn cảm toàn bài.
-GV cho 3 HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai ( người dẫn chuyện, anh Ba Chẩn, chị Út )
-GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn văn sau theo cách phân vai.
+HS đọc theo nhóm bàn .
+Đại diện nhóm lên thi đọc
-3 HS đọc. Cả lớp theo dõi.
-HS luyện đọc theo nhóm bàn.
-Đại diện nhóm lên thi đọc. Lớp theo dõi bình xét nhóm đọc hay nhất.
3.Củng cố – dặn dò:-HS nhắc lại nội dung. GV liên hệ giáo dục. GV nhận xét tiết học. Học sinh về học bài, chuẩn bị bài : Bầm ơi.
TOÁN
Tiết 151 : Phép trừ
I.Mục tiêu: 
-Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn.
-HS tính thành thạo.
*Hỗ trợ: biết tính đúng và biết thử kết quảphép tính.
II.Các hoạt động dạy- học:
1.Bài cũ:GV gọi 2 hs tính :
 3,45 + 57,31 ; 49 – 6,783
2.Bài mới : GTB –ghi đề
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức về phép trừ.
Mt: Nêu thành phần và kết quả, dấu phép tính.
-GV ghi lên bảng : 9 - 4= 5
(?) Nêu thành phần và kết quả, dấu phép tính.
-Thay biểu thức số = biểu thức chữ ta có: a- b = c
(?) a và b gọi là gì? c gọi là gì?
- GV nêu biểu thức a - b đọc là hiệu của a và b.
-GV nhận xét và chốt 
Chú ý : a - a = 0
 a - 0 = a 
-Hs làm việc cá nhân, trả lời yc của GV
-HS nhận xét nhóm bạn và bổ sung ý kiến.
Hoạt động 2 : Luyện tập
Mt: Củng cố kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn.
Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu của bài. HS làm bài, thử lại kết quả theo mẫu và chữa bài
-GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
a) 8923 - 4157 = 4766 TL :4766 + 4157 = 8923
 27069 – 9537 = 17532 TL:17532 + 9537 = 27069
b) - = TL: + = 
 - = - = TL:+=+= 
 1 - = = TL:+ = 1
c)7,284 – 5,596 = 1,688 TL: 1,688 + 5,596 = 7,284
 0,863 – 0,298 = 0,565 TL: 0,565 + 0,298 = 0,863
Bài 2: GV cho HS nêu yêu cầu của bài, làm bài 
-GV nhận xét và kết quả 
a)x + 5,84 = 9,16 b)x - 0,35 = 2,55
 x = 9,16 – 5,84 x = 2,55 +0,35
 x = 3,32 x = 2,90
Bài 3: GV cho HS đọc yêu cầu của bài. Hs làm bài
-GV nhận xét và chốt kết quả đúng:
Diện tích đất trồng hoa của xã là: 540,8 – 385,5 = 155,3 (ha)
Tổng diện tích đất trồng lúa và trồng hoa là:
540,8 +155,3 = 696,1(ha)
Đáp số: 696,1 ha
-1HS nêu yêu cầu của bài.
-HS tự tính, thử lại và chữa bài (theo mẫu) 
-HS nêu yêu cầu của bài, 2 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài chữa bài
-HS nhận xét và nêu cách tìm số hạng ,số bị trừ chưa biết.
-1HS đọc đề bài.
-HS tự làm vào vở , 1HS lên bảng làm.
-HS nhận xét và sửa bài.
 3.Củng cố – dặn dò: HS nhắc lại các kiến thức vừa học. GV nhận xét. HS về ôn lại bài và chuẩn bị “Phép nhân”
ĐẠO ĐỨC
Tuần 31 : Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tiết 2)
I.Mục tiêu: 
-Học sinh có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
-Học sinh nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
-HS biết đưa ra các giải pháp ý kiến để tiết kiệm tài nguyên .
II.Tài liệu và phương tiện:Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên ( mỏ than, dầu mỏ, rừng cây )
-Tranh ảnh về cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
III.Các hoạt động dạy – học:
1.Bài cũ: GV gọi 3 hs trả lời câu hỏi sau 
 (?)Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho em và mọi người? 
 (?)Chúng ta phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? 
2.Bài mới : GTB –ghi đề
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên (BT 2,SGK)
Mt: Biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
-GV cho HS giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên mà mình biết ( có thể kèm theo tranh, ảnh minh hoạ)
GV nhận xét=> kết luận : Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
-HS giới thiệu và đưa tranh đã sưu tầm được giới thiệu trước lớp.
-HS nhận xét,bổ sung.
Hoạt động 2: Làm bài tập 4, SGK
Mt: Biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập.
-GV nhận xét và kết luận:
+Ý a, đ, e là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
+Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên.
-HS thảo luận theo nhóm bàn. Đại diện nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 3: Làm bài tập 5 , SGK
Mt: Biết đưa ra các giải pháp,ý kiến để tiết kiệm tài nguyên .
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm: tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (tiết kiệm điện, nước,
chất đốt, giấy viết)
-GV nhận xét và kết luận: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình.
-HS thảo luận theo nhóm đôi.
-Đại diện từng nhóm lên trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
3.Củng cố – dặn dò:-HS nhắc lại nội dung bài. GV liên hệ giáo dục ; nhận xét tiết học. HS về ôn bài .
Thứ ba, ngày tháng năm 20
CHÍNH TẢ (Nghe –viết) 
Tiết 31 : Tà áo dài Việt Nam
I.Mục đích yêu cầu: 
-Nghe -viết đúng chính tả bài “ Tà áo dài Việt Nam ”.
-Tiếp tục luyện viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương.
-Trình bày bài rõ ràng, sạch đẹp.
II.Đồ dùng dạy – học: Bút dạ và một vài tờ phiếu kẻ bảng nội dung BT2. Ba, bốn tờ phiếu khổ to - viết tên các danh hiệu, giải thưởng.huy chương và kỉ niệm chương được in nghiêng ở BT3.
III.Các hoạt động dạy – học:
1.Bài cũ: GV đọc lại cho 2 HS viết bảng viết tên các huân chương ở BT3 tiết chính tả trước ( Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công, Huân chương Lao động )
2.Bài mới : GTB –ghi đề
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết
Mt: Luyện viết chũ khó trong bài, nhậnxét cách trình bày, viết dúng chính tả, tham gia sửa lỗi. Trình bày bài rõ ràng, sạch đẹp.
-GV đọc đoạn viết chính tả trong bài Tà áo dài Việt Nam.
(?)Đoạn văn kể điều gì? ( Đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền của phụ nữ Việt Nam. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền đã được cải tiến thành chiếc áo dài tân thời.)
-GV đọc cho HS viết các chữ số và những chữ dễ viết sai chính tả: (30, XX) áo dài, buộc thắt, vạt trước, cổ truyền
-GV nhắc HS chú cách viết các chữ số .
-GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.
-GV đọc lại bài cho HS soát lỗi.
-Cho HS đổi vở chấm lỗi.
-GV chấm chữa bài nhận xét chữa một số lỗi sai cơ bản .
-HS lắng nghe đọc thầm lại đoạn văn trong SGK trả lời yc câu hỏi GV nêu.
-2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
-HS nhận xét cách viết của bạn.
-HS viết bài vào vở.
-HS soát lại bài.
-Từ ... thảo luận các câu hỏi theo nhóm bàn. 
- HS trình bày kết quả thảo luận 
- Lớp theo dõi, nhận xét bổsung
3.Củng cố – dặn dò: GV nhận xét tiết học . HS sưu tầm các tranh ảnh về Di Linh để tiết tới học
Thứ sáu, ngày tháng năm 20
TẬP LÀM VĂN
Tiết 62 : Ôn tập về tả cảnh
I.Mục tiêu: 
-Ôn luyện , củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh – một dàn ý với những ý riêng của mình.
-Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh – trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
II. Đồ dùng dạy-học: Một số tranh ảnh gắn với cảnh được gợi từ 4 đề văn.
-Bút dạ và 4 tờ giấy khổ to cho HS lập dàn ý 4 bài văn.
III.Các hoạt động dạy – học:
1.Bài cũ: 2 HS nêu dàn ý của 1 bài văn tả cảnh.
2.Bài mới : GTB – ghi đề
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập
Mt: Ôn luyện , củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh
Bài tập 1 : GVgọi 1 HS đọc đề bài.
*Chọn đề bài
-GV nhắc HS nên chọn tả cảnh em đã thấy, đã ngắm nhìn hoặc đã quen thuộc.
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS : Mời HS nói đề bài các em chọn.
* Lập dàn ý 
-GV gọi HS đọc gợi ý 1,2 trong SGK.
- GV nhắc HS: Dàn ý bài văn cần xây dựng theo gợi ý trong SGK, song các ý phải là ý của mỗi em, thể hiện sự quan sát riêng, giúp các em có thể dựa vào dàn ý tả cảnh đã chọn (trình bày miệng)
-Dựa theo gợi ý 1, HS viết nhanh dàn ý bài văn.
-GV phát bút dạ và giấy cho 4HS (4 em lập dàn ý cho 4 đề khác nhau)
-Những HS lập dàn ý trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài .
-GV nhắc HS trình bày miệng theo nhóm . Trình bày sát theo dàn ý, trình bày ngắn gọn, diễn đạt thành câu --GV cho HS trình bày theo nhóm. Đại diện nhóm thi trình bày dàn ý bài văn.
- GV nhận xét
-1HS đọc to nội dung bài.
-HS lần lượt nói đề bài mình chọn.
-1HS đọc gợi ý 1,2 trong SGK.
-Dựa theo gợi ý 1, HS viết nhanh dàn ý bài văn.
-HS lập dàn ý trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý. Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình. 
-1HS đọc yêu cầu to, rõ.
-HS trình bày theo nhóm 3.
-Đại diện nhóm thi trình bày dàn ý bài văn.
-HS nhận xét và bình chọn người trình bày hay nhất .
3.Củng có – dặn dò: -GV nhận xét tiết học . Dặn HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại để chuẩn bị bài viết cuối tuần 32.
KHOA HỌC
Tiết 62 : Môi trường
I.Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết:
-Khái niệm ban đầu về môi trường.
-Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống.
II.Đồ dùng dạy – học: Thông tin và hình trang 128, 129 SGK
III.Các hoạt động dạy- học:
1.Bài cũ: 2hs trả lời câu hỏi của GV
 (?) Hãy kể những cây thụ phấn nhờ gió? Những cây thụ phấn nhờ côn trùng? 
 (?) Hãy kể những động vật đẻ trứng; những động vật đẻ con?)
2.Bài mới :GTB – ghi đề
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Mt: Biết khái niệm ban đầu về môi trường.
-GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và làm việc theo nhóm làm bài tập theo yêu cầu ở mục thực hành trang 128 SGK.
-Sau khi các nhóm làm việc và trình bày GV nhận xét, chốt đáp án và nêu kết luận:
 Hình 1 – c ; hình 2 – d ; hình 3 – a ; hình 4 – b 
Kết luận:Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta những gì có trên Trái Đất hoặc những gí tác động lên Trái Đất này.Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tốn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên(Mặt Trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên) và môi trường nhân tạo ( làng mạc, thành phố, nhà máy)
-HS làm việc theo nhóm và làm bài tập theo yêu cầu ở mục thực hành trang 128 SGK.
-Mỗi nhóm nêu một đáp án , các nhóm khác so sánh với kết quả của nhóm mình.
-HS nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 2:Thảo luận
Mt: Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống.
-GV cho HS thảo luận câu hỏi:
(?) Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
(?) Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống?
-Sau khi HS trình bày GV liên hệ thực tế ở địa phương và giáo dục HS.
-HS thảo luận theo nhóm bàn.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét và bổ sung thêm ý của nhóm mình.
3.Củng cố – dặn dò:GV nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài: Tài nguyên thiên nhiên.
TOÁN
Tiết 155 : Phép chia
I.Mục tiêu: 
-Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
-HS tính thành thạo và chính xác.
-Hỗ trợ cách ước lượng thương khi thực hiện phép chia.
II.Các hoạt động dạy-học:
1.Bài cũ: 2HSlàm bài 3 - 4 ( trang 162 ) 
2.Bài mới : GTB – ghi đề
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn kiến thức về phép chia
Mt: Oân tập những hiểu biết về phép chia: tên gọi các thành phần và kết quả , dấu phép tính, một số tính chất của phép chia hết; đặc điểm của phép chia có dư.
-GV hướng dẫn HS tự ôn tập những hiểu biết chung về phép chia: tên gọi các thành phần và kết quả , dấu phép tính, một số tính chất của phép chia hết; đặc điểm của phép chia có dư.
- Sau khi HS trả lời GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
a) Trong phép chia hết:
 a : b = c 
 ( a số bị chia, b số chia, c thương; Biểu thức a:b gọi là thương của a và b ) 
Chú ý : Không có phép chia cho số 0.
 a : 1 = a
 a : a = 1 ( a khác 0)
 0 : b = 0 ( b khác 0)
b) Trong phép chia có dư :
 a : b = c (dư r)
Số bị chia
Số dư
Thương
Số chia
 Chú ý : Số dư phải bé hơn số chia ( r < c)
-HS tự nêu phép tính sau đó hỏi và mời bạn trả lời như tên gọi các thành phần và kết quả; một số tính chất của phép chia.
-HS nhận xét , bổ sung.
- HS nhắc lại các tính chất của phép chia hết và chia còn dư.
Hoạt động 2: Luyện tập
Mt: Củng cố kĩ năng thực hành phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
Bài 1 : HS nêu yêu cầu của bài .
-GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
a)8192: 32 =256 TL :256 32 = 8192 
15335 : 42 = 365 TL:36542 + 5 = 15335
b)75,95: 3,5 = 21,7 TL: 21,7 3,5 = 75,95 
97,65 : 21,7= 4,5 TL: 4,5 21,7 = 97,65
- GV hướng dẫn để tự HS nêu nhận xét :
+ Trong phép chia hết a : b = c, ta có a = c b ( b khác 0)
+ Trong phép chia có dư a : b = c (dư r), ta có a = c b + r (0< r < b)
Bài 2: Cho HS tính rồi tự chữa bài.
-Sau khi chữa bài GV cho HS nêu cách tính.
-GV nhận xét và chốt kết quả đúng: 
a): = TL : = 
 b):= TL:= 
Bài 3:HS nêu yêu cầu, làm miệng.
- HS làm và chữa bài GV chốt kết quả đúng:
a) 25 : 0,1= 250 48 : 0,01= 4800 95 : 0,1 = 950
 2510 = 250 48100 = 4800 72 : 0,01 = 7200
b)11: 0,25= 44 32: 0,5 = 64 75 : 0,5 = 150
 114 = 44 32 2 = 64 125 : 0,25 = 500 
Bài 4: GV cho nêu yêu cầu của bài
 HS làm và chữa bài GV chốt kết quả đúng:
a) C.1 : + : = + = + = = 
 C.2 : + : = (+ ): = : = 1: = 
b)c.1 (6,24 + 1,26) : 0,75 = 7,5 : 0,75 = 10
c.2 (6,24 + 1,26) : 0,75 = 6,24 :0,75 + 1,26 : 0,75 = 8,32 +1,68= 10
-1 HS nêu yêu cầu của bài.
-HS dựa vào bài mẫu và tự làm bài vào vở. 4HS lên làm bảng.
-HS nhận xét và chữa bài.
-HS nêu yêu cầu bài rồi tự làm bài vào vở.2HS lên làm bảng.
-HS nhận xét và chữa bài.
-HS nêu yêu cầu của bài và HS nêu cách tính nhẩm.
-HS làm bài vào vở.
-HS cả lớp sửa bài.
-HS nêu yêu cầu của bài.
-HS làm bài theo 2 cách.
-HS nhận xét và chữa bài.
3.Củng cố – dặn dò: GV nhận xét tiết học. HS về xem bài hoàn thành bài tập nếu chưa làm xong, chuẩn bị :Luyện tập.
. KĨ THUẬT 
Tiết 31 : Lắp rô bốt ( Tiết 2 )
I.Mục tiêu: 
Học sinh cần phải :
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô bốt
- Lắp được rô bốt đúng kĩ thuật, đúng quy định.
-Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp tháo các chi tiết của rô bốt
II .Đồ dùng dạy học: Mẫu rô bốt đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
III Các hoạt động dạy học.
 1 Bài cũ :KT sự chuẩn bị của HS
 2 .Bài mới :GTB
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động 3: Học sinh thực hành lắp rô bốt.
Mt: Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô bốt. Lắp được rô bốt đúng kĩ thuật, đúng quy định.
a) Chọn các chi tiết
GV yêu cầu học sinh cùng chọn đúng, chọn đủ các chi tiết theo bảng trong SGK
-GV theo dõi nhận xét bổ sung từng loại chi tiết cho các nhóm.
b)Lắp từng bộ phận
Trước khi lắp gv gọi hs đọc phần ghi nhớ về quy trình lắp rô bốt.
-Yc hs quan sát kĩ hình đã lắp rápSGK
*Lắp chân rô bốt là chgi tiết khó cần chú ý vị tíi trên dưới của thanh chữ U dài, khi lắp chân vào tấm nhỏlắp thanh đỡ thân rô bốt cần lắp các ốc, vít ở phía trong trước, phía ngoài sau.
*ắp tay rô bốt phải quan sát kĩ hình 5a
*Lắp đầu rô bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc nhau
c)Lắp ráp rô bốt( hình 1 SGK)
-GV hướng dẫn lắp ráp theo các bước sgk
-GV kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của 2 tay rô bốt.
d)HD tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
GV hướng dẫn như các tiết trước
-Chọn các chi tiết theo bảng trong sgk và xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết
-Học sinh nêu, nhận xét bổ sung.
+Học sinh thực hành lắp theo hd của gv
+Học sinh tháo các chi tiết và xếp vào hộp.
3.Củng cố – dặn dò: Nhận xét chung giờ học, yêu cầu học sinh về nhà thực hành thao tác chuẩn bị cho tiết 3
 Ban giám hiệu duyệt tuần 31 
Ngày .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 31 DA CHINH SUA.doc