Toán
161. ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH,
THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH (Tr168)
I.Mục tiêu: Giúp HS:- Ôn tập, thuộc công thức diện tích và thể tích các hình đã học.
Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
II. Chuẩn bị: ND bài
III Các hoạt động dạy- học :
1. Ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học.
2.Kiểm tra bài cũ: - HS làm bài tập của tiết trước.
- GV NX cho điểm từng HS.
3. Bài mới : a. Giới thiệu bài. GV Nêu MT của tiết học.
Tuần 33 Ngày soạn: Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2011 Ngày dạy: Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2011 Toán 161. Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình (Tr168) I.Mục tiêu: Giúp HS:- Ôn tập, thuộc công thức diện tích và thể tích các hình đã học. Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế. II. Chuẩn bị: ND bài III Các hoạt động dạy- học : 1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học. 2.Kiểm tra bài cũ: - HS làm bài tập của tiết trước. - GV NX cho điểm từng HS. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài. GV Nêu MT của tiết học. b. Nội dung: Hoạt động của thày và trò Nội dung bài dạy a) Ôn về công thức tính DT, TT các hình ? Nêu quy tắc tính diện tích XQ, DT toàn phần , thể tích hình hộp chữ nhật? ? Nêu quy tắc tính DT XQ, DT toàn phần, thể tích hình lập phương ? - H/s trả lời- Lớp NX bổ sung, GV ghi lên bảng công thức . b)HD Luyện tập . Bài1:- Gọi HS đọc đề, HS tự làm bài vào vở - Gọi HS NX bài làm trên bảng. ? Diện tích quét vôi chính là DT của những phần nào ? ? Tính DT trần nhà em áp dụng cách tính của hình nào ? vì sao ? GV chữa bài và cho điểm HS. Bài2: Hướng dẫn tương tựbài 1. Bài3: - Gọi HS đọc đề bài ,tự làm bài vào vở. - HS NX chữa bài trên bảng. ? Diện tích giấy màu cần dùng chính là DT nào của hình lập phương ? - Dưới lớp đổi vở kiểm tra bài . - GV NX cho điểm học sinh. Bài4: - Gọi HS đọc đề bài và tìm cách làm . - Gọi HS trình bày cách làm , bổ sung . - HS NX bổ sung bài làm trên bảng . - HS cùng GV NX chữa bài . Toán Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình S xq = P đáy x chiều cao S tp = S xq + S 2 đáy V = a x b x c Bài1: HS khá-giỏi Giải Diện tích XQ phòng học là : ( 6 + 4,5 ) x 2 x4 = 84 ( m2 ) Diện tích trần nhà là : 6 x 4,5 = 27 ( m2 ) Diện tích cần quét vôi là : 84 + 27 - 8,5 = 102,5 (m2 ) Bài2: Bài3: Giải Thể tích cài hộp lập phương là : x 10 x 10 = 1000 ( cm3) Diện tích giấy màu cần dùng . x 10 x 6 = 600 ( cm3 ) Bài4:HS khá-giỏi Giải Thể tích của bể là : x 1,5 x 1 = 3 ( m3) Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là : 3 : 0,5 = 6 ( giờ ) Đáp số: 6 ( giờ ) 4.Củng cố – dặn dò: NX đánh giá tiết học. - Dăn dò : CBị bài sau. Tập đọc 65. luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em I. Mục tiêu: - Biết độc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luận. - Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. II.Đồ dùng dạy -học : - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III.Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học. 2. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc thuộc lòng bài Những cánh buồm và trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài. GV Nêu MĐ, YC của tiết học. b. Nội dung: Hoạt động của thày và trò Nội dung bài dạy Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài a.Luyện đọc: (10 phút) - Gọi HS đọc bài. GV chia đoạn:Mỗi đoạn là một điều luật - YC từng tốp 4 HS đọc tiếp nối.- GV sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ cho HS.- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ khó trong bài( nếu có những từ HS chưa hiểu). - GV đọc mẫu toàn bài. b.Tìm hiểu bài:(12 phút) GV hướng dẫn HS đọc; tổ chức cho HS suy nghĩ, trao đổi thảo luận,trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung trong SGK *Các câu hỏi tìm hiểu bài: ? Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam?? đặt tên cho mỗi điều luật nói trên ? điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em? ? Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật?? Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện? c. Luyện đọc lại: - Gọi HS đọc tiếp nối - Luyện đọc 1-2 điều luật tiêu biểu - GVđọc mẫu điều 21. - Tổ chức cho HS thi đọc . - Nhận xét, cho điểm từng HS. Tập đọc luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em a.Luyện đọc: - quyền, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, công lập, bản sắc b.Tìm hiểu bài: + điều 15, 16 17. +điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. + Điều 16: Quyền học tập của trẻ em. + Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em. +Điều 21. 4.Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại ý nghĩa của luật. - GV nhận xét tiết học. Khen những HS học tốt.- HSTB về đọc lại toàn bài. CB bài sau: Sang năm con lên bảy. Đạo đức 33: thực hành cuối CuốI NĂM(t1) I Mục tiêu: HS biết : - Cần kính trọng, biết ơn với các anh hùng thương binh, liệt sĩ trên cả nước nói chung và của địa phương nói riêng. - Thể hiện lòng kính trọng dó bằng việc làm cụ thể. II. Tài liệu và phương tiện: - GV và HS chuẩn bị : Hương , hoa . - GV chuẩn bị 1 số tư liệu lịch sử về địa phương. III. Các hoạt động dạy – học: 1. ổn định tổ chức(1p): Chuẩn bị tiết học. 2. Kiểm tra(3p): GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới(32p) : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp b. Nội dung: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài học - GV nêu : Tiết học này chúng ta sẽ cùng nhau đi thăm và thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ của địa phương tại nghĩa trang .Tìm hiểu về một số liệt sĩ của địa phương. - GVdẫn HS ra thăm đài tưởng niệm và nghĩa trang. Hoạt động 2 : Thắp hương tưởng niệm và tìm hiểu về các liệt sĩ trong nghĩa trang. a) Thắp hương đài tưởng niệm - GV nêu ý nghĩa của việc làm : Tưởng nhớ tới các liệt sĩ đã hi sinh thán mình vì độc lập của tổ quốc. b) Thắp hương và tìm hiểu về các liệt sĩ trong nghĩa trang - GV chia khu vực thắp hương các phần mộ và giao nhiệm vụ cho các tổ ghi lại họ tên, năm sinh, năm mất của các liệt sĩ trong nghĩa trang. Hoạt động 3 : Báo cáo kết quả hoạt động của tổ. - Lần lượt từng tổ báo cáo kết quả làm việc của tổ mình. - GV Yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của mình qua buổi học . 4.Củng cố(3p): - GV cho HS nhắc lại nội dung bài học . GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò(1p): - Dặn dò HS về nhà sưu tầm thêm thông tin về các thương binh liệt sĩ của địa phương, khu phố mình ở. Địa lí 33. ôn tập cuối năm I.Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của châu á, châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương. - Nhớ được tên một số quốc gia ( Đã được học trong chương trình ) của các châu lục kể trên. - Chỉ được trên Bản đồ Thế giới các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Thế giới. Quả Địa cầu. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học. 2. Kiểm tra: - 2 HS lên trả lời câu hỏi ND bài cũ. - GV NX cho điểm . 3.Bài mới: a. GT bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. b. Nội dung bài : Hoạt động của thày và trò Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - HS lên chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới. - GV cùng HS nhận xét, hoàn chỉnh câu trả lời và phần trình bày. - HS chơi trò chơi " Đối đáp nhanh " để các em nhớ được tên các quốc gia đã học và biết chúng thuộc châu lục nào. + GV chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội lần lượt nghe câu hỏi của GV để dành quyền trả lời . Hoạt động 2. Thảo luận theo nhóm. - HS thảo luận nhóm 4 và hoàn thành bảng ở câu 2b trong SGK. - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả . - GV nhận xét, bổ sung. Địa lí ôn tập cuối năm - Các châu lục: Châu á, châu âu, châu mĩ, châu phi, châu nam cực - Các đại dương: TháI bình dương, đại tây dương, bắc băng dương, ấn độ dương - Việt Nam: thuộc châu á, 4. Củng cố, dặn dò: - GV tổng kết nội dung ôn tập. - Dặn dò HS về nhà học bài , CB bài sau Ngày soạn: Thứ ba ngày 12 tháng 4 năm 2011 Ngày dạy: Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2011 Toán 162. Luyện tập (Tr169) I.Mục tiêu:- Biết tính thể tích và diện tích trong các trường hợp đơn giản. II. Chuẩn bị: ND bài III Các hoạt động dạy—học : 1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học. 2.Kiểm tra bài cũ: - HS làm bài tập của tiết trước. - GV NX cho điểm từng HS. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài. GV Nêu MT của tiết học. b. Nội dung: Hoạt động của thày và trò Nội dung bài dạy Bài1: - Gọi HS đọc đề , HS tự làm bài vào vở - Gọi vài HS nêu kết quả và cách làm . ? Nêu cách tính DT XQ, DT toàn phần. Thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương ? - HS dưới lớp đổi vở KT. - Gọi HS NX bài làm trên bảng. - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài2: - Gọi HS đọc đề bài ,tự làm bài vào vở . - Gọi HS nêu kết quả và giải thích cách làm . HS NX chữa bài trên bảng. - Dưới lớp đổi vở kiểm tra bài . - GV NX cho điểm từng học sinh. Bài3: - Gọi HS đọc đề bài và làm bài . - Gọi HS trình bày miêng bài làm và trả lời câu hỏi . - HS cùng GV NX chữa bài . *GV giải thích : DT TP HLP cạnh a là : S1 = ( a x a ) x 6 DT TP HLP cạnh a x 2 là : S2 = (a x2) x( a x 2)x 6 = (a x a) x 6 x 4 S2 = S1 x 4 Toán Luyện tập Bài1 Giải Diện tích đáy bể là : 1,5 x 0,8 = 1,2 ( m2) Chiều cao của bể là : 1,8 : 1,2 = 1,5 ( m ) Bài3: HS Khá giỏi Giải DT toàn phần khối nhựa HLP là : ( 10 x 10 ) x 6 = 600 ( cm2 ) DT toàn phàn của khối gỗ là : ( 5 x 5 ) x 6 = 150 ( cm2) DT toàn phần khối nhựa gấp khối gỗ là 600 : 150 = 4 ( lần ) 4.Củng cố – dặn dò: NX đánh giá tiết học. - Dăn dò : CBị bài sau. Luyện từ và câu 65. Mở rộng vốn từ: trẻ em I.Mục tiêu: - Biết hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em ( BT1, BT2). - Tìm được hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em (BT3); hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ nêu ở BT4. II.Đồ dùng dạy- học: - Giấy to, bút dạ để HS làm BT2. - Bảng nhóm kẻ nội dung BT4. III.Các hoạt động dạy- học : 1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học. 2.Kiểm tra bài cũ: - HS làm bài tập2 của tiết trước. - GV NX cho điểm từng HS. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài. GV Nêu MĐ-YC của tiết học. b. Nội dung: Hoạt động của thày và trò Nội dung bài dạy Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1:- HS đọc YC của BT.- HS trao đổi nhóm đôi.- Đại diện các nhóm phát biểu. - GVcùng HS phân tích KL đúng. Bài 2:- HS đọc yêu cầu và nội dung của BT. - HS làm bài theo nhóm 4. - HS nêu nhận xét bài làm của bạn trên bảng.- Nhận xét , kết luận lời giải đúng. - Yêu cầu HS đặt câu với mỗi cụm từ ở cộtB .Bài 3: - HS đọc YC và nội dung của BT. - HS thảo luận nhóm. - GV giúp đỡ HS yếu. -HS viết bài vào giấy dán lên bảng, đọc đoạn.- GV cùng HS sửa lỗi bài của HS. - Nhận xét, cho điểm nhóm HS viết tốt. - Gọi HS dưới lớp đọc bài của mình. - Nhận xét, cho điểm nhóm HS đạt yêu cầu. Bài 4:- HS đọc YC ... Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép. II.Đồ dùng dạy- học: - Nội dung cần ghi nhớ về tác dụng dấu ngoặc kép. - Bút dạ và bảng nhóm để làm BT 1,2,3. III.Các hoạt động dạy- học : 1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học. 2. Kiểm tra bài cũ: - HS làm lại bài tập 2, 4 của tiết trước. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài. GV Nêu MĐ, YC của tiết học. b. Nội dung: Hoạt động của thày và trò Nội dung bài dạy Bài tập1: - Gọi HS đọc YC của BT. - GV dán lên bảng tờ phiếu viết nội dung cần nhớ về dấu hai chấm. - Yêu cầu HS tự làm. - GV nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Gọi HS nhận xét . - GV kết luận đúng, nhận xét cho điểm Bài tập 2 - HS đọc YC của bài, suy nghĩ làm bài. - HS làm bảng nhóm dán bài lên bảng. + GV nhận xét, sửa chữa cho hoàn chỉnh. Bài 3: - HS đọc YC của bài. *GV : Để viết đoạn văn theo đúng yêu cầu của bài- dùng dấu ngoặc kép, thể hiện 2 tác dụng của dấu ngoặc kép- khi thuật lại một phần cuộc họp của tổ, các em phaie dẫn lời nói trực tiếp của các thành viên trong tổ và dùng các từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt. - HS làm ra phiếu dán bài lên bảng. - GV nhận xét, sửa chữa cho hoàn chỉnh. - GV chấm vở 1 số em. Luyện từ và câu Ôn tập về dấu câu ( Dấu ngoặc kép) Bài tập1: - Em nghĩ: " Phải nói ngay điều này để thầy biết." ( Dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩ của nhân vật) +cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng ra vẻ người lớn: " Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này."( Dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.) Bài tập 2: +Các từ đặt trong dấu ngoặc kép trong đoạn văn:" Người giàu có nhất"; " gia tài" Bài 3: 4.Củng cố: - GV nhận xét giờ học. 5.Dặn dò:- Dặn dò về ôn bài - Ghi nhớ kiến thức về dấu ngoặc kép để sử dụng cho đúng và CB bài sau. Lịch sử 33. ôn tập : lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ xix đến nay I. Mục tiêu: HS biết : - Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay. - ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám 1945 và đại thắng mùa xuân năm 1975. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Tranh ảnh , tư liệu. III. Hoạt động dạy – học: 1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học. 2. Kiểm tra:- HS trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ. - GV nhận xét. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu tiết học b. Nội dung: Hoạt động của thày và trò Nội dung bài dạy Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp ? Em hãy nêu 4 thời kì lịch sử đã học? - GV nhận xét câu trả lời của HS, chốt lại ý chính , đưa bảng phụ viết 4 thời kì lịch sử đã học để HS nắm được những mốc quan trọng. Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm - HS thảo luận theo nhóm 4, mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kì, theo 4 nội dung ghi trong phiếu như sau. YC1: Nội dung chính của từng thời kì. YC2: Các niên đại quan trọng YC3: Các sự kiện lịch sử chính. YC4: Các nhân vật tiêu biểu - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận - Các nhóm và cá nhân nêu ý kiến, - GV bổ sung và chôt kiến thức . Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp - GV tổng kết nội dung bài học. Từ sau năm 1975, cả nước bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lịch sử ôn tập : lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ xix đến nay + Từ năm 1858 đến năm 1945 + Từ năm 1945 đến năm 1954 + Từ năm 1954 đến năm 1975 + Từ 1975 đến nay 4. Củng cố: - GV tổng kết bài. 5. Dặn dò:- Dặn HS về nhà học bài. Ôn tập cuối học kì II. Ngày soạn: Thứ sáu ngày 15 tháng 4 năm 2011 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2011 Toán 165. Luyện tập (Tr 171) I.Mục tiêu: Giúp HS: - Ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kĩ năng giải một số bài toán có dạng đã học. II. Chuẩn bị: ND bài III Các hoạt động dạy—học : 1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học. 2.Kiểm tra bài cũ: - HS làm bài tập của tiết trước. - GV NX cho điểm từng HS. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài. GV Nêu MT của tiết học. b. Nội dung: Hoạt động của thày và trò Nội dung bài dạy Bài1: - Gọi HS đọc đề , HS tự làm bài vào vở - Gọi HS NX bài làm trên bảng. ? Em giải bài toán theo dạng toán nào ? - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài2: - Gọi HS đọc đề bài ,tự làm bài vào vở . - HS NX chữa bài trên bảng. ? Em giải bài toán theo dạng toán nào ? - Dưới lớp đổi vở kiểm tra bài . - GV NX cho điểm học sinh. Bài3: - Gọi HS đọc đề bài và tìm cách làm . - Gọi HS trình bày cách làm , bổ sung . - HS NX bổ sung bài làm trên bảng . ? Em đã giải theo dạng toán nào ? - HS cùng GV NX chữa bài . Toán Luyện tập Bài1: Giải Diện tích hình tam giác BEC là : 13,6 : ( 3-2 ) x 2 = 27,2 ( cm2) Diện tích hình tứ giác ABED là : 27,2 + 13,6 = 40,8 ( cm2) Diện tích tứ giácABCD là : 40,8 + 27,2 = 68 ( cm2) Bài2: Giải Số HS nam trong lớp là : 35 : ( 4 + 3 ) x 3 = 15 ( HS ) Số học sinh nữ trong lớp là : 35 - 15 = 20 ( HS ) Số HS nữ nhiều hơn HS nam là : 20 - 15 = 5 ( HS) Bài3: 4.Củng cố – dặn dò: NX đánh giá tiết học. - Dăn dò : CBị bài sau. Chính tả 33. nghe- viết: Trong lời mẹ hát I.Mục tiêu: - Nghe - viết đúng, trình bày đẹp bài thơ Trong lời mẹ hát. - Nắm chắc cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (BT2). II.Đồ dùng dạy- học: -Bút dạ và 3- 4 bảng nhóm để làm BT2. III.Các hoạt động dạy- học : 1. ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS chuẩn bị tiết học. 2. Kiểm tra: - HS lên bảng viết lại tên các cơ quan, đơn vị trong BT2,3 tiết trước. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: a. GT bài; Nêu mục tiêu bài học. b. Nội dung bài: Các hoạt động của thầy- trò NộI DUNG A.Hướng dẫn HS nghe- viết: a) Trao đổi về ND bài viết. - Gọi HS đọc bài thơ. ? Nội dung bài thơ nói điều gì? b) Hướng dẫn viết từ khó. - HS tìm các từ khó viết. - HS đọc và viết các từ khó. c) Viết chính tả. - GV đọc cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài chính tả. d) Thu, chấm bài. - GV chấm chữa 8-10 bài. - GV nêu nhận xét chung. B.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài . ? Đoạn văn nói điều gì? - HS đọc lại tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em. - HS nêu lại cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị. - Tổ chức cho HS làm bài tập theo cặp. - Gọi HS nhận xét bài làm của các nhóm. - GV nhận xét cho điểm. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Chính tả nghe- viết: Trong lời mẹ hát 1. Nghe- viết: Trong lời mẹ hát ND: - Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ. 2. Bài tập: Bài tập 2: + Cách viết hoa -+Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. +Tên địa lý nước ngoài phiên âm theo âm Hán Việt viết như tên riêng Việt Nam. + Chú ý: Các chữ về, của tuy đứng đầu của mỗi bộ phận cấu tạo tên nhưng không viết hoa vì chúng là quan hệ từ. 4.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - GV nhắc nhở HS về nhà CB bài sau: Sang năm con lên bảy. Tập làm văn 66. Tả người (Kiểm tra viết) I.Mục tiêu: - HS viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Diễn đạt tốt, mạch lạc. II.Đồ dùng dạy- học: - Vở viết. Dàn ý cho đề văn của HS đã lập từ trước. III.Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học. 2.Bài cũ:(3 phút) - Kiểm tra đoạn văn đã được viết lại của một số HS. - GV nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới:(35 phút) a. Giới thiệu bài. -Tiết học trước, các em đã lập dàn ý và trình bày miệng một bài văn tả người. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết bài văn tả người theo dàn ý đã lập. b. Hướng dẫn HS làm bài. Gọi HS đọc 3 đề kiểm tra trên bảng và đọc gợi ý trong SGK. - Nhắc HS : + Nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn, các em vẫn có thể chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước. + Cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa rồi mới viết bài. c. HS làm bài. - HS viết bài. - Thu, chấm bài. - Nêu nhận xét chung. 4.Củng cố, dặn dò: (2 phút) - Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS. - Về CB bài sau. Khoa học 66. Tác động của con người đến môI trường đất I.Mục tiêu : Sau bài học, HS biết: - Nêu một nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hóa. II. Đồ dùng dạy học: Hình trang 136, 137 SGK. Sưu tầm các tư liệu, thông tin về sư gia tăng dân số, mục đích việc sử dụng đất trồng trước kia và hiện nay. III. Hoạt động dạy – học: 1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học. 2.Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng trả lời về nội dung bài cũ.- GV NX cho điểm từng HS. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài. GV Nêu MT của tiết học. b. Nội dung: Hoạt động của thày và trò Nội dung bài dạy Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận - HS Quan sát các hình 1,2 trang 136 SGKvà thảo luận nhóm 4để trả lời câu hỏi : ? Hình 1 và 2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì ? ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó ? - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả . - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận nhóm các YC sau : ? Nêu một số dẫn chứng về nhu cầu sử dụng diện tích đất thay đổi.? Nêu một số nguyên nhan dẫn đén sự thay đổi đó ? * Hoạt động 2 :Thảo luận nhóm: - HS thảo luận theo nhóm 4 :? Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâuđến môi trường đất.? Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất. - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung *GV chốt : Có nhiều nguyên nhân khiến đát trồng ngày càng bị hạn hẹp và bị suy thoái . Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp Khoa học Tác động của con người đến môI trường đất + Hình 1 và 2 cho thấy : Trên cùng một địa điểm, trước kia con người sử dụng đát để làm ruộng, ngày nay, phần đồng ruộng 2 bên bờ kênh đã được sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát, 2 cây cầu được bắc qua sông. + Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi đó là do dân số ng một tăng nhanh, cần phải mở rộng môi trường ddaats[r, vì vậy diện tích đất trồng bị thu hẹp. + Dân số tăng. + Nhu cầu lập khu công nghiệp, đô thị hóa, mở đường + Việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu làm cho đất khô cằn, môi trường đất, nước bị ô nhiễm. + Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc sử lí rác thải không hợp vệ sinh làm ô nhiễm môi trường đất. 4.Củng cố – dặn dò: NX đánh giá tiết học. - Dăn dò : CBị bài sau. Nhận xét, ký duyệt của BGH
Tài liệu đính kèm: