Giáo án tuần 34 - Trần Văn Sáu

Giáo án tuần 34 - Trần Văn Sáu

TẬP ĐỌC

Tiết 67 : Lớp học trên đường

I.Mục tiêu :

-Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các từ tên riêng nước ngoài.

-Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khát khao và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.

-Rèn cho HS đọc đúng và trả lời câu hỏi thành câu đủ ý .

II. Đồ dùng dạy - học :Tranh minh hoạ bài đọc SGK

III.Các hoạt động dạy - học:

 1.Bài cũ : 3 HS đọc TL bài: Sang năm con lên bảy

 

doc 29 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1082Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tuần 34 - Trần Văn Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày tháng năm 20
TẬP ĐỌC 
Tiết 67 : Lớp học trên đường
I.Mục tiêu :
-Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các từ tên riêng nước ngoài.
-Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khát khao và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
-Rèn cho HS đọc đúng và trả lời câu hỏi thành câu đủ ý .
II. Đồ dùng dạy - học :Tranh minh hoạ bài đọc SGK 
III.Các hoạt động dạy - học:
 1.Bài cũ : 3 HS đọc TL bài: Sang năm con lên bảy
 2.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động1: Luyện đọc
Mt: Đọc trôi chảy. Đọc đúng các từ tên riêng nước ngoài.
- Gọi 1 HS khá đọc bài trước lớp. 
GV treo tranh minh hoạ lên cho HS quan sát và giới thiệu tranh.
-Cho HS đọc phần xuất xứ của đoạn trích.
GV chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu => mà đọc được .
+ Đoạn 2: Tiếp theo => vẫy vẫy cái đuôi.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại.
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài .
-Lần1:Theo dõi, sửa phát âm sai cho học sinh các từ hay đọc sai : Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi
-Lần 2: HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong phần giải nghĩa từ
- Gọi 1 -2 HS đọc cả bài.
+1 HS khá đọc bài cả lớp theo dõi. HS quan sát .
+1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
+ HS dùng bút chì đánh dấu đoạn 
+ học sinh nối tiếp nhau đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo.
+ 1 HS đọc phần chú giải trong SGK.
+ 1-2 em đọc, cả lớp theo dõi. 
Hoạt động2 : Tìm hiểu bài.
Mt:Hiểu ý nghĩa truyện.
Đoạn 1 HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
(?) Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào? (  Rê –mi học chữ trên đường hai thầy trò đi kiếm sống....)
(?)Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh? (Lớp học rất đặc biệt. Học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi. Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường. Lớp học ở trên đường đi.)
(?)Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau như thế nào.? (Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những
chữ mà thầy giáo đọc lên. Nhưng Ca-pi có trí nhớ tốt hơn Rê-mi, những gì đã vào đầu thì nó không bao giờ quyên.)
Đoạn 2 +3 : HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là cậu bé rất hiếu học.?(.. Các chi tiết đó là: Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ đẹp. Chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái. Bị thầy chê trách..)
- Qua câu chuyện, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?( Trẻ em cần được quan tâm, chăm sóc, tạo mọi điều kiện cho trẻ em học tập)
- Bài văn trên cho ta biết nội dung gì?
Nôïi dung : Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
-Nhận xét, bổ sung.
+ Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi.
+ Nhận xét, bổ sung.
+ HS tự trả lời theo hiểu biết của mình .
+2HS nhắc lại.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm .
Mt: Đọc diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các từ tên riêng nước ngoài
Gọi 3HS đọc nối tiếp 3 đoạn. Lớp nhận xét .
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
-GV đưa bảng phụ chép đoạn văn cần luyện đọc lên bảng và hướng dẫn HS đọc.
- GV đọc mẫu đoạn văn trên. 
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo nhóm 2 .
- Gọi HS thi đọc diễn cảm đoạn trích trước lớp.
- Nhận xét và tuyên dương – khen những HS đọc hay.
+ 3 HS thực hiện đọc. Cả lớp lắng nghe, nhận xét .
+ HS lắng nghe 
+HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
+ Đại diện nhóm thi đọc. Lớp nhận xét 
3. Củng cố-Dặn dò : GVnhận xét tiết học. Yc HS về nhà luyện đọc thêm, chuẩn bị bài: “ Nếu trái đất thiếu trẻ em ” 
TOÁN 
Tiêt 166 : Luyện tập 
I. Mục tiêu: 
-Giúp HS: Ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải toán về chuyển động đều .
- Giáo dục học sinh cẩn thận khi làm bài.
- Hỗ trợ đặc biệt: Giúp HS nắm vững và biết tính vận tốc, quãng đường ,thời gian .
II.Chuẩn bị : HS: Xem trước bài 
III.Các hoạt động dạy - học :
1.Bài cũ: 2 HS làm lại bài 3,4 ( trang 171)
2. Bài mới : - Giới thiệu bài - Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động1 : Hướng dẫn làm bài tập.
Mt: Ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải toán về chuyển động đều
Bài 1 : - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập . Cho HS trao đổi để xác
định dạng toán . Cả lớp làm bài vào vở, GV quan sát giúp đỡ HS yếu . Gọi 3 HS lên làm trên bảng .
- GV nhận xét chữa bài 
a) Đổi 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ 
Vận tốc của ô tô là 120 : 2,5 = 48 ( km/giờ )
b)Qđường từ nhà Bình đến bến xe là 15 x 0,5 =7,5 ( km)
c) Thời gian người đó cần để đi là 6 : 5 = 1,2 ( giờ )
Đáp số : a. 48 km/giờ ; b. 7,5 km; c. 1,2 giờ 
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập . Yêu cầu HS tự làm vào vở . Gọi 1 HS lên bảng làm. Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng, sửa bài.
Vận tốc của ô tô là 90 : 1,5 = 60 (km/giờ )
Vận tốc của xe máy 60 : 2 = 30 (km/giờ )
Thời gian xe máy đi từ A đến B là 90 : 30 = 3 (giờ )
Ô tô đến B trước xe máy là 3 – 1,5 = 1,5 (giờ)
Đáp số: 1,5 giờ
Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu bài tập . GV vẽ sơ đồ lên bảng . Gợi ý cho HS cách tính .
- Cho HS tự làm bài. GV quan sát giúp đỡ HS còn yếu.
- Gọi 1 HS lên bảng giải .
Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng, sửa bài.
Tổng vận tốc của 2 ô tô là 180: 2 = 90 (km/giờ )
Vận tốc của ô tô đi từ A là 90 : (2+3) x 2 = 36 (km/giờ )
Vận tốc của ô tô đi từ B là 90 - 36 = 54 ( km/giờ )
Đáp số: 36 km/ giờ ; 54 k/giờ
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo .
+ HS trao đổi cách giải sau đó tự làm bài, 3 em làm trên bảng, lớp nhận xét sửa 
+HS đọc đề, tự làm bài .
+ HS nhận xét sửa bài .
+ HS đọc đề, tự làm bài .
+ 1 HS lên bảng làm . Lớp sửa bài 
3.Củng cố - Dặn dò : - Nhắc lại nội dung bài. Chuẩn bị bài : “ Luyện tập ”.
ĐẠO ĐỨC
Tuần 34 : Dành cho địa phương (tiết 3)
I. Mục tiêu :
- Giúp HS biết giới thiệu các cảnh đẹp ở địa phương Di Linh – Lâm Đồng .
- Trưng bày các cảnh đẹp mà HS sưu tầm được .
- HS có ý thức giữ gìn bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên ở địa phương .
II. Chuẩn bị : - Tranh ảnh sưu tầm được về các cảnh đẹp ở địa phương .
III. Hoạt động dạy và học
 1.Bài cũ : Nêu một số hiểu biết của em về UBND xã .
 2.Bài mới : GV giới thiệu bài – ghi đầu bài .
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động1 : Trưng bày - giới thiệu tranh ảnh ở địa phương 
Mt: Trưng bày các hình ảnh ở địa phương
- GV tổ chức cho các nhóm trao đổi trưng bày các hình ảnh ở địa phương như : Cảnh đẹp thiên nhiên, cảnh đẹp chùa chiền , làng mạc, thôn bản trên địa phương
- Thảo luận và nêu các biện pháp để bảo vệ các cảnh đẹp thiên nhiên ở địa phương .
 Cho HS các nhóm trình bày, HS nhận xét .
Giáo viên nhận xét kết luận .
+ Các nhóm trưng bày tranh ảnh trao đổi nội dung các tranh trưng bày.
+ Lần lượt lên giới thiệu về kết quả trưng bày và thảo luận của nhóm mình
Lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Tập làm hướng dẫn viên du lịch .
Mt: Tập làm hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu cho du khách về lịch sử
- GV tổ chức cho các nhóm lần lượtø tập làm hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu cho du khách về lịch sử, cảnh đẹp ở địa phương .
-GV gợi ý cách thực hiện :
- Tên thắng cảnh đó là gì ?
- Cảnh đẹp đó ở đâu ?
- Thắng cảnh đó đẹp như thế nào ?
- Thắng cảnh đó có được nhà nước xếp hạng không ?
- Tổ chức cho HS tham gia thi giữa các nhóm với nhau .
- GV mời một số HS lên tham gia thi làm hướng dẫn viên du lịch .Lớp theo dõi bình chọn bạn giới thiệu hay nhất .
-GV nhận xét kết luận và tuyên dương những em đã làm tốt 
+ HS tập cách giới thiệu , về lịch sử, cảnh đẹp ở địa phương .
+ Lần lượt các nhóm lên thi .
+ Lớp nhận xét chọn bạn giới thiệu hay nhất .
3.Củng cố-Dặn dò: - GV nhắc lại nội dung bài . Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết sau : Thực hành cuối kì .
Thứ ba ngày tháng năm 20	
CHÍNH TẢ(Nhớ – viết)
Tiết 34 : Sang năm con lên bảy
(Oân tập về quy tắc viết hoa)
I.Mục đích, yêu cầu: 
-Nhớ các khổ thơ 2, 3, 4 của bài “Sang năm con lên bảy.”
- Làm đúng các bài tập chính tả, viết đúng, trình bày đúng các khổ thơ.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II.Chuẩn bị: GV: Bảng nhóm, bút dạ.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Giáo viên đọc tên các cơ quan, tổ chức cho HS viết bảng lớp, nháp.
2. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ – viết.
Mt:Ghi nhớ nội dung, cách trình bày, luyện viết tiếng khó, viết đúng chính tả bài viết.
- GV yêu cầu một số HS đọc thuộc lòng bài viết
- Cho HS nêu những chữ khó HS hay viết sai – cho HS luyện viết những chữ khó đó vào vở nháp và bảng lớp.
- GV nhắc HS chú ý 1 số điều về cách trình bày các khổ thơ, dãn khoảng cách giữa các khổ, lỗi chính tả dễ sai khi viết.
- Cho HS viết bài vào vở, đi kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên.
- HS viết xong, GV đọc cho HS dò lại bài.
- Cho HS đổi vở soát lỗi.
- GV chấm, nhận xét lỗi cơ bản.
- 1 HS đọc bài toàn bài. Lớp nhìn bài ở SGK, theo dõi bạn đọc.
1 HS đọc thuộc lòng các khổ thơ 2, 3, 4 của bài. Lớp theo dõi bạn đọc.
- HS nêu những chữ khó, tập viết trên bảng lớp, lớp viết nháp.
- HS nhớ viết bài vào vở.
HS tự dò bài.
HS đổi vở, soát lỗi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Mt: Làm đúng các bài tập chính tả.
Bài 2: GV yêu cầu HS đọ ... át trước.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Nhận xét kết quả bài viết của học sinh
Mt: Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn viết tả người theo 3 đề đã cho: bố cục rõ ràng, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, diễõn đạt rõ ý, câu văn có hình ảnh và cảm xúc, viết đúng chính tả và trình bày sạch.
-Giáo viên dán giấy đã viết sẵn 3 đề văn của tiết Viết bài văn tả người, hướng dẫn học sinh xác định rõ yêu cầu của đề bài (nội dung + thể loại).
-Giáo viên nhận xét về kết quả làm bài của học sinh:
Ưu điểm chính về các mặt:
+ Xác định đúng nội dung và yêu cầu của đề bài tuỳ thuộc đề lựa chọn, bài viết đã làm nổi bật về hình dáng, tính tình và hoạt động của người được tả, biết lồng bộc lộ cảm xúc bằng lời nhận xét của bản thân
+ Bố cục bài văn rõ ràng, diễn đạt trôi trảy, dùng từ chính xác, chữ viết, cách trình bày rõ ràng 
® Giáo viên trích đọc một số đoạn văn, bài văn hay của học sinh.
* Thiếu sót, hạn chế: Một số bài viết chưa sâu, tả được hình dáng nhưng lại thiếu phần hoạt động hay tính tình người tả, dùng từ thiếu chính xác, ý một số bài còn lủng củng. 
* Thông báo kết quả điểm số cuả hs
- 1 Hs đọc lại 3 đề bài, lớp theo dõi.
- Lớp lắng nghe.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chữa bài.
Mt: Rèn kĩ năng phát hiện và sửa các lỗi đã mắc trong bài làm của bản thân và của bạn.
-Giáo viên dành thời gian thích hợp cho học sinh đọc lại bài làm của mình, tự phát hiện lỗi về các mặt đã nói ở trên.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh chữa lỗi trên bảng phụ (hoặc trong phiếu học).
-Đôi môi lúc lào cũng lở nụ cười tươi và hở hàm răng trắng trẻo.
-Cái mũi giống như trái mận
- 1 học sinh đọc yêu cầu 1b trong SGK .Cả lớp đọc thầm theo.
- Hs chữa lỗi theo hướng dẫn của Gv.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh viết lại một đoạn văn.
Mt: Tự viết lại một đoạn trong bài tập làm văn của mình cho hay hơn.
-Yêu cầu học sinh đọc gợi ý chữa bài ở SGK.
-Gv lưu ý HS: Chọn những đoạn em viết chưa tốt như mở bài, kết bài hay một phần thân bài mà cô đã chỉ ra và viết lại.
-GV theo dõi, giúp đỡ Hs làm bài.
-Giáo viên chọn 4, 5 đoạn văn viết lại đạt kết quả tốt, các đoạn văn trong đó thể hiện rõ đặc điểm của người được tả, thể hiện rõ cảm xúc, diễn đạt mạch lạc, sinh động để đọc trước lớp, chấm điểm, khen ngợi sự cố gắng của học sinh.
-Giáo viên đọc cho HS nghe bài đạt điểm tốt.của lớp.
 - Giáo viên nhận xét chung. 
- 1 học sinh đọc yêu cầu 2 trong SGK .Cả lớp đọc thầm theo.
- HS tự xác định đoạn văn sẽ viết lại cho hay hơn là đoạn nào.
-Học sinh viết lại đoạn văn vào vở.
- Lớp lắng nghe.
Học sinh phát hiện cái hay.
 3. Củng cố- dặn dò: Những học sinh viết bài chưa đạt yêu cầu cần viết lại cả bài. Chuẩn bị: “Oân tập cuối HK II”.
KHOA HỌC
Tiết 68 : Một số biện pháp bảo vệ môi trường
I.Mục tiêu: 
-Xác định được những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ thế giới, quốc gia, cộng đồng và gia đình.
- Trình bày về các biện pháp bảo vệ môi trường.- Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh góp phần giữ vệ sinh môi trường.
II.Chuẩn bị:Hình vẽ trong SGK trang 140, 141, những hình ảnh và thông tin về các biện pháp bảo vệ MT
III.Các hoạt động dạy và học:
1. Bài cũ: 2 HS nêu: Tác động của con người đến với môi trường không khí và nước ?
2. Bài mới: Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Mt: Xác định được những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ thế giới, quốc gia, cộng đồng và gia đình.
-GV cho HS đọc thông tin SGK, quasn sát tranh và thảo luận nội dung từng hình
-Mỗi hình, Giáo viên gọi học sinh trình bày.
Hình 1:-b ;Hình 2:-a ;Hình 3:-e ;Hình 4:-c ; Hình 5:-d
-Yêu cầu cả lớp thảo luận xem trong các biện pháp bảo vệ môi trường, biện pháp nào ở mức độ: quốc gia, cộng đồng và gia đình
- GV cho HS thảo luận câu hỏi :
-Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
-Học sinh làm việc cá nhân, quan sát các hình và đọc ghi chú xem mỗi ghi chú ứng với hình nào.
Các biện pháp bảo vệ môi trường
Quốc gia
Cộng đồng
Gia đình
a)Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có nước ta đã có luật bảo vệ rừng, khuyến khích trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
x
x
x
b)Mọi người trong đó có chúng ta phải luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường sạch sẽ.
x
x
c)Để chống việc mưa lớn có thể rửa trôi đất ở những sườn núi đốc, người ta đã làm ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang vừa giúp
giữ đất, vừa giúp giữ nước để trồng trọt.
x
x
d)Những con bọ này chuyên ăn các loại rầy hại lúa. Việc sử dụng biện pháp sinh học để tiêu diệt sâu hại lúa cũng nhằm góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sự cân bằng hệ sinh thái trên đồng ruộng.
x
x
e)Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nghiêm ngặt việc xử lí nước thải bằng cách để nước bẩn chảy vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận xử lí nước thải. Sau đó, chất thải được đưa ra ngoài biển khơi hoặc chôn xuống đất.
x
x
x
+ Giáo viên kết luận: Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới.
Hoạt động 2: Triển lãm.
Mt:Củng cố nội dung kiến thức đã học.
-GV HD các nhóm sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.
-Giáo viên đánh giá kết quả, tuyên dương nhóm làm tốt.
-HS các nhóm ắp xếp các hình ảnh và các thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.
-Từng cá nhân lên thuyết trình 
-Lớp nhận xét bổ sung.
3.Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học . Chuẩn bị: “Oân tập môi trường và tài nguyên”.
TOÁN
Tiết 170 : Luyện tập chung
I.Mục tiêu: 
-Giúp HS củng cố các kỹ năng thực hành phép nhân, chia vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính; giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. 
II.Các hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ: Gọi 2 HS làm Bt 3,4 ( trang177 tiết trước.) 
 2.Bài mới : GTB – ghi đề
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
Mt: Củng cố các kỹ năng thực hành phép nhân, chia vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính; giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. 
Bài 1 : HS nêu yêu cầu của bài. Làm bài 
 - Sau khi HS sửa bài GV nhận xét vàchốt kết quả đúng:
a) 23905 830450 746028 
b) 
c) 4,7 25 61,4
d) 3 giờ 15 phút 1 phút 13 giây
Bài 2:HS nêu yêu cầu 
-GV gọi HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết.
-GV nhận xét và nêu kết quả đúng:
a) 0,12 x = 6 b) x : 2,5 = 4
 x = 6 : 0,12 x = 4 2,5
 x = 50 x = 10
c) 5,6 : x = 4 d) x0,1 = 
 x = 5,6 : 4 x = : 0,1
 x = 1,4 x = 4
Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài.
-GV cho HS tự tóm tắt bài toán thảo luận nhóm và giải .
-Sau khi HS sửa bài GV nhận xét chốt lời giải đúng.
 Số kg đường cửa hàng đó đã bán trong ngày đầu là: 
2400 : 100 x 35 = 840 ( kg)
Số kg đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ hai là:
2400 : 100 x 40 = 960 ( kg)
Số kg đường cửa hàng đó đã bán trong hai ngày đầu là:
840 + 960 = 1800 ( kg)
So ákg đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ ba là:
2400 - 1800 = 600 ( kg)
 Đáp số : 600 kg
Bài 4: HS đọc đề bài tập.
-GV cho HS tự tóm tắt bài toán và giải .
-Sau khi HS làm và sửa bài GV nhận xét và chốt kết quả đúng :
 Bài giải
 Vì tiền lãi bằng 20% tiền vốn, nên tiền vốn là 100% và 
1 800 0000 đồng bao gồm:
 100% + 20% = 120 %
Tiền vốn để mua số hoa quả đó là: 
 1 800 000 : 120 x 100 = 1 500 000 ( đồng)
 Đáp số : 1 500 000 ( đồng)
-1HS đọc yêu cầu của bài.
-HS tự làm bài vào vở. 3 HS lên làm bảng.
-HS nhận xét và chữa bài.
-1HS nêu yêu cầu của bài.
-2HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết.
-HS làm bài vào vở. 2HS lên làm bảng. HS nhận xét và sửa bài.
-1HS đọc đề . Cả lớp đọc thầm -HS tự tóm tắt bài thảo luận nhóm và nêu cách giải bài toán .
-Cả lớp làm bài vào vở. 1HS lên làm bảng. HS nhận xét và sửa bài.
-1HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm.
-HS tự nêu tóm tắt và phân tích bài toán.
-HS tự giải bài vào vở. 1HS lên bảng làm.
-HS nhận xét và chữa bài.
 3.Củng cố – dặn dò: GV nhận xét -HS về xem lại bài và chuẩn bị : Luyện tập chung.
KĨ THUẬT
Tiết 34 : Lắp ghép mô hình tự chọn ( t2)
I.Mục tiêu: 
HS cần phải:
-Lắp được mô hình đã chọn
-Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được
II. Đồ dùng dạy học:Hình mẫu lắp ghép. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III .Các hoạt động dạy và học
Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học
Bài mới: GTB
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Hoạt động2: Thực hành lắp mô hình đã chọn
Mt: Lắp được mô hình đã chọn
-GV cho nhóm hs chọn chi tiết cho mô hình lắp ráp
-Lắp từng bộ phận theo mô hình chọn ( mỗi em lắp từng bộ phận )
-Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh( dựa trên từng bộ phận của cá nhân)
-GV quan sát chỉ dẫn thêm cho hs.
- Nhóm hs tự chọn chi tiết cho mô hình đã chọn.
- Lắp từng bộ phận theo mô hình chọn ( mỗi hs lắp từng bộ phận riêng của mô hình )
- Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh
3. Củng cố – dặn dò: GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị cho tiết sau hoàn thành lắp ráp mô hình tự chọn.
Ban giám hiệu duyệt tuần 34 
 Ngày ..

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34 DA CHINH SUA.doc