Giáo án Tuần 5 - Học kỳ 1 Lớp 5

Giáo án Tuần 5 - Học kỳ 1 Lớp 5

Tuần 5 Tập đọc

Một chuyên gia máy xúc

 -Theo Hồng Thuỷ -

 I. Mục tiêu

 - Đọc diễn cảm bài văn thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

 - Hiểu ý nghĩa của bài: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.

 - Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.

 - Giáo dục HS tình đoàn kết giữ các các dân tộc .

 II. Đồ dùng dạy- học

- Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng: Cầu Thăng Long, nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, cầu mỹ Thuận.

- Bảng phụ

 

doc 42 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1075Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 5 - Học kỳ 1 Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5	Tập đọc
Một chuyên gia máy xúc
 -Theo Hồng Thuỷ -
 I. Mục tiêu
 - Đọc diễn cảm bài văn thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn. 
 - Hiểu ý nghĩa của bài: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.
 - Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.
 - Giáo dục HS tình đoàn kết giữ các các dân tộc .
 II. Đồ dùng dạy- học
Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng: Cầu Thăng Long, nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, cầu mỹ Thuận...
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt dộng dạy
Hoạt động học
 A. kiểm tra bài cũ(5phút)
- HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất 
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới(30phút)
 1. Giới thiệu bài
Trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc, chúng ta thường xuyên nhận được sự giúp đỡ tận tình của bạn bè năm châu. bài Một chuyên gia máy xúc thể hiện phần nào tình cảm hữu nghị, tương thân tương ái của bạn bè nước ngoài với nhân dân VN .Ta hãy quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- GV đọc mẫu bài (Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện) 
- Chia đoạn: Bài chia làm 4 đoạn
- GV nêu các đoạn
- Đọc nối tiếp lần 1: 4 HS đọc
 - GV sửa lỗi phát âm
- GV ghi từ khó HS đọc sai
- HS đọc nối tiếp lần 2
- Yêu cầu đọc lướt văn bản tìm câu , đoạn khó đọc
- GV ghi từ câu dài khó đọc lên bảng (Bảng phụ)
- Yêu cầu hS đọc 
- Gọi HS đọc từ chú giải SGK
- HS luyện đọc theo nhóm 4 ( 5 phút) 
- 4HS đọc toàn bài 
 b) Tìm hiểu bài
HS đọc thầm đoạn 
- HS đọc câu hỏi 
H: Anh Thuỷ gặp anh A- lếch - xay ở đâu?
H: Dáng vẻ của anh A- lếch- xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
H: Dáng vẻ của A- lếch- xây gợi cho tác giả cảm nghĩ như thế nào?
H: Chi tiết nào làm cho em nhớ nhất?Vì sao?(HS khá, giỏi)
- Giảng : chuyên gia máy xúc A- lếch- xây cùng vơi nhân Liên Xô luôn kề vai sát canh với nhân dân việt nam, giúp đỡ nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nuớc . dáng vẻ của anh A- lếch - xây khiến anh thuỷ đặc biệt chú ý, gợi nên ngay cảm giác đầu thật giản dị, thân mật. Anh có vẻ mặt chất phát, dáng dấp của một người lao động. Tất cả đều toát lên vẻ dễ gần, dễ mến. Tình bạn của 2 người thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc.
H: Nội dung bài nói lên điều gì? 
- GV ghi nội dung bài
 c) đọc diễn cảm
- 4HS đọc nối tiếp bài 
- HS tìm giọng đọc phù hợp 
- Treo bảng phụ có đoạn văn chọn hướng dẫn luyện đọc (Đ4: A – lếch – xây nhìn tôi tôi và A – lếch – xây)
- GV đọc mẫu
- HS luyện đọc theo cặp(3p) 
- HS thi đọc diễn cảm 
- GV nhận xét ghi điểm
- 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời về các câu hỏi trong SGK
- HS nghe
- HS cả lớp đọc thầm bài
* Đoạn 1 : Đó là...sắc êm dịu.
* Đoạn 2 : Chiếc máy xúc ...giản dị.
* Đoạn 3 : Đoàn xe tải...chuyên gia máy xúc.
* Đoạn 4 : A- lếch - xây ...tôi và A -lếch -xây .
- 4 HS đọc nối tiếp
- HS đọc từ khó : Nhạt loãng, A – lếch- xây, nắm lấy bàn tay, buồng máy, đồng nghiệp,
 - 4 HS đọc nối tiếp
* Thế là / A –lếch – xây đưa bàn tay vừa to / vừa chắc ra / nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôI lắc mạch và nói.
- HS tìm câu ,đoạn khó và luyện đọc 
-2 HS đọc từ chú giải trong SGK
- HS đọc LĐ theo nhóm 4 (2vòng)
- 4HS đọc nối tiếp bài .
- HS đọc thầm doạn
- 1 HS đọc câu hỏi
+ Anh Thuỷ gặp anh A- lếch- xây ở công trường xây dựng 
+ Anh A-lếch- xây có vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng , thân hình chắc và khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to chất phác.
+ Cuộc gặp gỡ giữa 2 người bạn đồng nghiệp rất cởi mở và thân mật, họ nhìn nhau bằng ánh mắt đầy thiện cảm, họ nắm tay nhau bằng bàn tay đầy dầu mỡ
+ Chi tiết tả anh A- lếch- xây xuất hiện ở công trường 
+ chi tiết tả cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ và anh A- lếch xây. Họ rất nhau về công việc . Họ rất nói chuyện rất cởi mở, thân mạt . 
- lắng nghe. 
- HS nêu 
* ý nghĩa : Bài văn cho ta thấy tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.
- HS nhắc lại nội dung bài 
- HS đọc dùng bút chì gạch chéo vào chỗ cần ngắt giọng , nhấn giọng 
- 3HS thi đọc 
 3. Củng cố dặn dò(3phút)
 - Câu chuyện giữa anh Thuỷ và anh A – lếch - xây gợi cho em điều gì?
 - Nhận xét tiết học 
 - Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài Ê- mi- li, con... 
Toán	Tiết 21
Ôn tập: bảng đơn vị đo độ dài
I. Mục tiêu Giúp HS biết:
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải bài toán với các số đo độ dài.
- Giáo dục HS yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy – học
 - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Họat động học
1.Kiểm tra bài cũ(5phút)
GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới(30phút)
2.1.Giới thiệu bài
- Trong tiết học toán này chúng ta cùng ôn tập về các đơn vị đo độ dài và giải các bài tập có liên quan đến đơn vị đo độ dài.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1( Lớp)
- GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập và yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hỏi : 1m bằng bao nhiêu dm ?
- GV viết vào cột mét : 1m = 10 dm
- 1m bằng bao nhiêu dam ?
- GV viết tiếp vào cột mét để có :
1m = 10dm = .
- GV yêu cầu HS làm tiếp các cột còn lại trong bảng. 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS đọc đề bài.
- HS : 1m = 10dm
- 1m = .
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV hỏi : Dựa vào bảng đơn vị hãy cho biết trong hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn.
Bài 2 (Nhóm bàn)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- HS nêu : Trong 2 đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.
đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS đổi chèo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 3 (Nhóm )
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV viết lên bảng 4km 37m = ....m
và yêu cầu HS nêu cách tìm số thích hợp điền vào chỗ trống.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bàn.
- Nhận xét bài làm của HS, sau đó cho 
điểm.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS nêu :
4km37 = 4km + 37m
 = 4000m + 37
 = 4037m
Vậy 4km37m = 4037m
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
8m 12 cm = 812cm
354 dm = 35m 4dm
3040m = 3km 40m
 791 km 144 km
 I I I I 
 Hà Nội Đà Nẵng ?km Tp HCM 
 ?km 
Bài giải
Đường sắt từ Đà Nẵng đền thành phố Hồ Chí Minh dài là :
791 + 144 = 935 (km)
Đường sắt từ Hà Nội đền thành phố Hồ Chí Minh dài là :
791 + 935 = 1726 (km)
 Đáp số : a) 935km; b) 1726 km
- GV chữa bài và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò(5phút)
GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS cả lớp theo dõi bài chữa của GV sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Toán	Tiết 22 
Ôn tập : Bảng đơn vị đo khối lượng
I.Mục tiêu Giúp HS biết:
- Tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- Chuyển đổi các số đo khối lượng và giải các bài toán với các số đo khối lượng.
- Giáo dục HS yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy – học
Bảng phụ viết sẵn bài tập 1.
Bảng nhóm; bảng con
III Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ(5phút)
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới(30phút)
2.1.Giới thiệu bài
- Trong tiết học toán này chúng ta cùng ôn tập về các đơn vị đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan đến các đơn vị đo khối lượng
2.2.Hướng dẫn ôn tập
Bài 1( Cá nhân)
- GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập và yêu cầu các HS đọc đề bài.
- GV hỏi : 1kg bằng bao nhiêu hg ?
- GV viết vào cột kg: 1kg = 10hg
- 1kg bằng bao nhiêu yến ?
- GV viết tiếp vào cột kg để có :
1kg = 10hg = yến
- GV yêu cầu HS làm tiếp các cột còn lại trong bảng.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
* Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a. 7km 47m = 1047 m
 29m 34cm = 2934 cm
 b. 462 dm = 4m 62dm
 1372cm = 1m 372cm
- HS nghe.
- HS đọc đề bài.
- HS : 1kg = 10hg
- HS : 1kg = yến.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV hỏi : Dựa vào bảng hãy cho biết trong hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn.
Bài 2(4 nhóm)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài theo nhóm ( mỗi nhóm làm một phần ).
- HS nêu : Trong 2 đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV yêu cầu HS nêu cách đổi của phần c,d
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4(lớp)
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- Bài cho ta biết gì ? Yc làm gì ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Giáo viên có thể gợi ý thêm cho hs nếu các em không làm được.
- Muốn biết 2 ngày đầu bán được bao nhiêu kg đường ta phải làm thế nào ?
- Biết 2 ngày đầu rồi vậy làm thế nào để tính được số kg đường bán được trong ngày thứ ba?
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò(5phút)
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS.
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi bổ xung ý kiến. Sau đó, HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Một số HS lần lượt nêu trước lớp.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
Tóm tắt : 3 ngày : 1 tấn
 Ngày đầu : 300 kg 
 Ngày thứ hai gấp 2 lần ngày đầu 
 Ngày thứ ba : ...kg ?
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Ngày thứ hai cửa hàng bán được là :
300 x 2 = 600 (kg)
Hai ngày đầu cửa hàng bán được là :
300 + 600 = 900 (kg)
1 tấm = 1000 kg
Ngày thứ ba cửa hàng bán được là :
1000 – 900 = 100 (kg)
Luyện từ và câu
	Mở rộng vốn từ: Hoà bình
 I. Mục tiêu
 - Hiểu nghĩa của từ hoà bình(BT1); tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình(BT2).
 - Viết được một đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố(BT3).
 - Giáo dục HS yêu thích môn học .
 II. Đồ dùng dạy học
Một số tờ phiếu viết nội dung của bài tập 1, 2.
 III. các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A.Kiểm tra bài cũ (5phút)
 - Gọi 3 HS lên bảng đặt câu với một cặp từ trái nghĩa m ... t động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định
2. Bài cũ: Vệ sinh tuổi dậy thì 
Câu hỏi: Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì
- 2 HS trả lời 
- Lớp nhận xét
Ÿ GV nhận xét
3. Bài mới: Thực hành: Nói “Không !” đối với các chất gây nghiện 
* Hoạt động 1: Thực hành xử lí thông tin
- Hoạt động nhóm, lớp 
+ Bước 1: Tổ chức, giao nhiệm vụ 
- GV chia lớp thành 6 nhóm
- Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của thuốc lá.
- Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của rượu, bia
- Nhóm 5 + 6: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của ma tuý.
- GV yêu cầu các nhóm tập hợp tài liệu thu thập được về từng vấn đề để sắp xếp, trình bày
+ Bước 2: Các nhóm làm việc 
Gợi ý:
- Nhóm trưởng cùng các bạn xử lí các thông tin đã thu thập trình bày theo gợi ý
- Tác hại đối với người sử dụng 
- Tác hại đối với người xung quanh. 
- Tác hại đến kinh tế. 
- Các nhóm dùng bút dạ hoặc cắt dán để viết tóm tắt lại những thông tin đã sưu tầm được trên giấy khổ to theo dàn ý trên. 
- Từng nhóm treo sản phẩm của nhóm mình và cử người trình bày. 
- Các nhóm khác hỏi, bổ sung ý 
* Hút thuốc lá có hại gì? 
1. Thuốc lá là chất gây nghiện. 
2. Có hại cho sức khỏe người hút: bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, bệnh ung thư 
3. Tốn tiền, ảnh hưởng kinh tế gia đình, đất nước. 
Ÿ GV chốt: Thuốc lá còn gây ô nhiễm môi trường. 
4. Ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh. 
Ÿ GV chốt: Uống bia cũng có hại như uống rượu. Lượng cồn vào cơ thể khi đó sẽ lớn hơn so với lượng cồn vào cơ thể khi uống ít rượu. 
* Uống rượu, bia có hại gì? 
1. Rượu, bia là chất gây nghiện. 
2. Có hại cho sức khỏe người uống: bệnh đường tiêu hóa, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, hủy hoại cơ bắp 
3. Hại đến nhân cách người nghiện.
4. Tốn tiền ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, đất nước. 
5. Ảnh hưởng đến người xung quanh hay gây lộn, vi phạm pháp luật 
* Sử dụng ma túy có hại gì? 
1. Ma túy chỉ dùng thử 1 lần đã nghiện.
2. Có hại cho sức khỏe người nghiện hút: sức khỏe bị hủy hoại, mất khả năng lao động, tổn hại thần kinh, dùng chung bơm tiêm có thể bị HIV, viêm gan B ® quá liều sẽ chết. 
3. Có hại đến nhân cách người nghiện: ăn cắp, cướp của, giết người. 
Ÿ GV chốt: 
- Rượu, bia, thuốc lá, ma túy đều là chất gây nghiện. Sử dụng, buôn bán ma túy là phạm pháp. 
- Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức khỏe người sử dụng, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Làm mất trật tự xã hội. 
4. Tốn tiên, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, đất nước. 
5. Ảnh hưởng đến mọi người xung quanh: tội phạm gia tăng. 
* Hoạt động 2: Trò chơi “Bốc thăm trả lời câu hỏi” 
- Hoạt động cả lớp, cá nhân, nhóm 
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn 
- Chuẩn bị sẵn 3 hộp đựng phiếu. Hộp 1 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của thuốc lá, hộp 2 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của rượu, bia, hộp 3 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của ma túy. 
- HS tham gia sưu tầm thông tin về tác hại của thuốc lá sẽ chỉ được bốc thăm ở hộp 2 và 3. Những HS đã tham gia sưu tầm thông tin về tác hại của rượu, bia chỉ được bốc thăm ở hộp 1 và 3. Những HS đã tham gia sưu tầm thông tin về tác hại của ma túy sẽ chỉ được bốc thăm ở hộp 1 và 2.
+ Bước 2: 
- GV cho điểm 
- Đại diện các nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi. 
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
4. Tổng kết - dặn dò
- Vẽ tranh chủ đề: “Nói không với chất gây nghiện”
-Chuẩn bị: thực hành: nói “Không!” Đối với các chất gây nghiện (tt)
- Nhận xét tiết học 
TUẦN 5
BÀI 10: THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG!” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
I. Yêu cầu: 
-Nêu được một số tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu bia.
-Từ chối sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma túy.
II. Chuẩn bị:
- GV: Phiếu HT-Tranh SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định
2. Bài cũ: Thực hành: Nói “Không!” Đối với các chất gây nghiện 
Câu hỏi: 
- 2 HS trả lời 
- Lớp nhận xét
- Người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc những bệnh ung thư nào?
- Nêu tác hại của rượu, bia, đối với tim mạch?
- Nêu tác hại của ma túy đối với cộng đồng và xã hội?
Ÿ GV nhận xét và cho điểm
3. Bài mới: 
Thực hành: Nói “Không !” đối với các chất gây nghiện (tt)
* Hoạt động 1: Trưng bày tranh chủ đề: “Nói không với chất gây nghiện”
-HS trưng bày sản phẩm: Vẽ tranh chủ đề: “Nói không với chất gây nghiện”
-Nhiều HS trình bày ý nghĩa tác phẩm của mình
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS vẽ tranh đẹp, có ý nghĩa
-Lớp đánh giá, bình chọn tranh đẹp, có ý nghĩa
- GV kết luận chung: Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức khỏe người sử dụng, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Chúng ta cần nói “Không!” với chất gây nghiện và vận động mọi người làm theo
* Hoạt động 2: Đóng vai
+ Bước 1: Thảo luận
- GV nêu vấn đề: Khi chúng ta từ chối ai đó một đều gì, các em sẽ nói những gì?
+ Bước 2: Tổ chức, hướng dẫn, thảo luận
- GV chia lớp thành 3 nhóm hoặc 6 nhóm.
- Các nhóm nhận tình huống, HS nhận vai
+ Tình huống 1: Lân cố rủ Hùng hút thuốc. Nếu là Hùng bạn sẽ ứng sử như thế nào?
- Các vai hội ý về cách thể hiện, các bạn khác cũng có thể đóng góp ý kiến 
+ Tình huống 2: Trong sinh nhật, một số anh lớn hơn ép Minh uống bia. Nếu là Minh, bạn sẽ ứng sử như thế nào?
+ Tình huống 3: Tư bị một nhóm thanh niên dụ dỗ và ép hút thử hê-rô-in. Nếu là Tư, bạn sẽ ứng sử như thế nào?
- Các nhóm đóng vai theo tình huống nêu trên, lớp nhận xét.
- GV kết luận chung: chúng ta có quyền tự bảo vệ và được bảo vệ nên ta phải tôn trọng quyền đó của người khác. Cần có cách từ chối riêng để nói “Không!” với rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
4. Tổng kết - dặn dò
- Xem lại bài và học ghi nhớ 
- Chuẩn bị:”Dùng thuốc an toàn “
- Nhận xét tiết học 
Lịch sử
Bài 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
I.Mục tiêu:
Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đau thế kỉ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu):
+ Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc.
+ Từ năm 1905 - 1908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông du.
Hs khá, giỏi: Biết được vì sao phong trào Đông du thất bại: do sự cấu kết của thực dân Pháp với chính phủ Nhật.
II. Đồ dùng;
Hình minh hoạ SGK: Chân dung Phan Bội Châu. Phiếu học tập cho hs. Tranh tư liệu.
III. Hoạt động dạy và học :
Nội dung 
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A Kiểm tra.
B. Bài mới.
Hoạt động 1. Tìm hiểu tiểu sử Phan Bội Châu.
Hoạt động 2.
Tìm hiểu sơ lược về phong trào Đông Du.
C. Củng cố 
 dặn dò.
Nêu các ngành kinh tế của Việt Nam cuối thế kỉ 19 đầu 20.
Những thay đổi kinh tế đã tạo ra những giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội Việt Nam.
Nghe và đánh giá.
Cho hs trao đổi thông tin tư liệu về Phan Bội Châu mà các em đã tìm hiểu được.
Cho Hs đọc Sgk và thảo luận và nêu ý kiến.
Nghe và nhận xét, kết luận.
Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong 1 gia đình nhà nho nghèo ở Nam Đàn Nghệ An. Ông lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ , ông day dứt tìm đường giải phóng dân tộc. Ông là người khởi xướng phong trào Đông Du.
Cho Hs đọc Sgk thảo luận các câu hỏi.
* Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông Du nhằm mục đích gì?
* Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp?
* Nêu những nét chính của phong trào Đông Du?
Theo dõi và trợ giúp các nhóm.
Cho các nhóm trình bày.
Nghe và nhận xét, bổ sung.
* Với mục đích đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học kĩ thuật được học ở Nhật sau đó đưa họ về hoạt động cứu nước. 
* (Vì Nhật trước đây là một nước phong kiến lạc hậu như VN. Trước âm mưu xâm lược của các nước phương tây và nguy cơ mất nước, Nhật đã cải cách trở nên cường thịnh. Phan Bội Châu hi vọng Nhật là nước cùng ở châu á, cùng đồng văn, đồng chủng nên có thể dựa vào Nhật để đánh pháp.
* Phong trào được hưởng ứng và rất phát triển. Lúc đầu có 9 người sau đó có hơn 200 người sang Nhật học.
+ Nêu kết quả của phong trào Đông Du và ý nghĩa của phong trào?
Cho hs trình bày.
Nghe và kết luận.
Lo ngại về phong trào nên pháp cấu kết với Nhật năm 1908. Nhật trục xuất những người yêu nước ra khỏi Nhật Bản. 
 Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt và định thủ tiêu nhưng vì sự đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân nên chúng giam ông ở Huế. Ông mất năm 1940 ở Huế.
Phong trào cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước cuả nhân dân ta.
Cho đọc nội dung bài.
Nhận xét tiết học.
2 hs trả lời.
Nghe và nhận xét.
Thực hiện theo yêu cầu.
Nêu ý kiến.
Nghe và nhận xét , bổ sung.
Nghe.
Đọc SGK.
Làm việc theo nhóm và nêu ý kiến.
Trình bày.
Nghe và bổ sung
Nghe
Nêu ý kiến cá nhân
Đọc nội dung bài.
Nghe.
Phòng Giáo dục – Đào tạo quận 3
Trường tiểu học Bắc Mỹ
Sinh hoạt chủ nhiệm
Lớp 5A – tuần 05
Mục tiêu:
Học sinh năm được nội dung chủ đề tuần: Truyền thống nhà trường
Học sinh biết tự nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nội dung thi đua của bản thân, của tổ, của lớp.
Thông qua chủ đề tuần để giáo dục ý thức học tập và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
Học sinh ham thích và tự giác tham gia các hoạt động
Chuẩn bị:
Phiếu tự nhận xét cá nhân
Bảng thi đua các tổ; Bảng đăng kí thi đua; Ngôi sao
Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định: hát tập thể
Hoạt động 1: cá nhân “Nhận xét – đánh giá việc thực hiện nội dung thi đua trong tuần”
Phát phiếu tự nhận xét, đánh giá
Hướng dẫn học sinh thực hiện trên phiếu
Theo dõi học sinh thực hiện
Tổng kết, khen thưởng tổ xuất sắc và cá nhân điển hình
Trò chơi “Giải ô chữ”
Hoạt động 2: hoạt động tập thể
Tổ chức cho học sinh trình bày các nội dung mình đã thực hiện được trong phong trào “Thi đua học tập chăm ngoan và làm nhiều việc tốt” 
Gv chốt, liên hệ thực tế; giáo dục tư tưởng
Văn nghệ
Hoạt động 3: hoạt động nhóm
Phát động phong trào “Truyền thống nhà trường”
Thi đua làm sạch đẹp trường lớp
Giữ vệ sinh răng miệng
Thi đua học tập chăm ngoan và làm việc tốt
Gv chốt
Chúc mừng sinh nhật các bạn trong tuần 5
Lớp chúng mình
Cá nhân thực hiện trên phiếu
Tổ trưởng tóm tắt thành tích của tổ mình, chọn cá nhân điển hình
Lớp trưởng tổng hợp thành tích của cả lớp
Hs tham gia trò chơi
Mỗi hs lên trình bày những việc mình đã thực hiện được
Liên hệ thực tế, nêu gương điển hình của lớp về học tập chăm ngoan và làm được nhiều việc tốt
Hát 
Các nhóm thảo luận và đăng kí thi đua
Các tổ đăng kí cho lớp trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 5.doc