Giáo án tuần 5 theo chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án tuần 5 theo chuẩn kiến thức kỹ năng

 Tập đọc

Tiết 9: Một chuyên gia máy xúc

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuên gia nước bạn.

- Hiểu diễn biến của câu chuyện: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam.

II.CHUẨN BỊ:

- Tranh ảnh các công trình; cầu Thăng Long nhà máy thuỷ điện, cầu Mỹ Thuận (nếu có).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

* Ổn định:

 

doc 22 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1281Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tuần 5 theo chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 5:
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2011
Tập đọc
Tiết 9: 
Một chuyên gia máy xúc
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuên gia nước bạn. 
- Hiểu diễn biến của câu chuyện: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam.
II.CHUẩN Bị:
- Tranh ảnh các công trình; cầu Thăng Long nhà máy thuỷ điện, cầu Mỹ Thuận (nếu có).
III. Các hoạt động dạy học
* ổn định :
* KTBC:
- HTL bài ca về trái đất và trả lời câu hỏi 
- HS đọc và trả lời câu hỏi 
- GV cùng HS nhận xét, ghi điểm 
* Bài mới: 
1. Giới thiệu bài :
2. Phát triển bài:
a. Luyện đọc: 
- Gọi HS khác đọc bài 
- 1 em đọc 
- Chia đoạn: 4 đoạn 
- Mỗi một lần xuống dòng là một đoạn 
+ Đoạn 1: Từ đầu... êm dịu 
+ Đoạn 2: Tiếp ...Thân mật 
+ Đoạn 3: Còn lại 
- Cho HS đọc nối tiếp 
- 4 em 
- Lần 1: Kết hợp sức phát âm 
- Trời đẹp, loãng dải, chất phác,
A - lếch- xây
- Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ 
- Đọc chú giải 
- Mở rộng từ 
+ Gầu : Bộ phận chứa vật xúc được của chiếc cần cẩu 
+ Giản dị: Đơn giản, dễ mến 
- Cho HS đọc theo cặp 
- Cặp đôi (2em)
- Gọi HS đọc toàn bài 
- 1,2 em đọc 
- GV đọc mẫu toàn bài
- Chú ý cách đọc 
Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm, thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể 
- Đoạn đối thoại đọc với giọng thân mật hồ hởi
b. Tìm hiểu bài: 
- Cho 1 HS đọc toàn bài 
- Lớp đọc thầm 
- Anh Thuỷ gặp anh A – Lếch - Xây ở đâu ?
- ở công trường xây dựng 
- Dáng vẻ của A - Lếch Xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý? 
- Anh A-Lếch Xây có vóc người cao to, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng thân hình chắc và khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt chất phác
- Chi tiết nào trong bài làm em nhớ nhất? 
(Tiếp nối nhau phát biểu )
+ Chi tiết anh A-Lếch Xây khi xuất hiện ở công trường chân thực. Anh A - Lếch Xây được miêu tả đầy thiện cảm. 
+ Chi tiết cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ và A - Lếch Xây. Họ rất hiểu nhau về công việc 
- ý nghĩa của bài tập đọc nói lên điều gì ?
ý nghĩa: Tình hữu nghị của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp tình hữu nghị giữa các dân tộc.
c. Luyện đọc diễn cảm:
- Đọc nối tiếp 
- 4 HS đọc 4 đoạn 
- Bài này chúng ta đọc như thế nào ?
- Đọc đúng, ngắt nghỉ hơi đúng, chú ý đọc lời của A - Lếch Xây với giọng niềm nở hồ hởi
- Cả lớp đọc đoạn 4 
- GV đọc mẫu 
- HS dùng bút chì gạch chéo vào chỗ chú ý ngắt giọng gạch chân các từ nhấn giọng 
- Thống nhất với HS cách đọc 
- Luyện đọc diễn cảm 
- Nhóm 2 (cặp đôi)
- Thi đọc diễn cảm 
- Mỗi tổ 1 em đọc 
- Bình chọn bạn đọc hay nhất 
- Tuỳ HS chọn 
3. Kết luận:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Ê - mi - li, con
Toán
Tiết 21:Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài
I. Mục tiêu:
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán với các đơn vị đo độ dài. Làm bài 1, 2a-c, bài 3.
II.CHUẩN Bị:
- GV kẻ bảng phụ bài tập 1
III. Các hoạt động dạy học:
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách giải bài toán có liên quan đến tỉ lệ đã học 
- 2,3 học sinh nêu 
- GV nhận xét chung 
* Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
Bài tập 1 (22)
- HS đọc yêu cầu bài 
- GV treo bảng phụ 
- Yêu cầu 2 HS lên điền đầy đủ vào bảng lớp, nhận xét 
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng 
Lớn hơn mét
Mét
Nhỏ hơn mét
km
hm
dam
dm
cm
mm
1 km
1 hm
1 dam
1m
1dm
1 cm
1 mm
= 10 hm
= 10 dam
= 10 m
= 100 dm
= 10 cm
= 10 mm
= hm
= dam
= m
= dm
=cm
- Nhận xét về quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền nhau 
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau 10đơn lần 
- Mỗi một đơn vị ứng với mấy chữ số 
- Mỗi đơn vị ứng với một chữ số 
- Nêu vị dụ 
- Ví dụ:
1Km = 10hm
10 hm = 1km
- GV nhận xét chốt lại 
- Hai đơn vị liền kề có đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé. Đơn vị bé bằng đơn vị lớn 
Bài tập 2:
- HS làm bài vào nháp 
- Lớp làm bài - 3 HS lên chữa
- GV cùng HS nhận xét chốt lại kết quả đúng 
a. 135m = 1350 dm 
 342 dm = 3420 cm 
- Muốn chuyển đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn ta làm như thế nào ?
- Muốn chuyển đổi các đơn vị lớn ra đơn vị bé ta làm như thế nào ?
 c. cm = m
1m = km
1mm = cm 
Bài tập 3:
- Yêu cầu học sinh làm bài vào nháp, chữa bài, nhận xét 
- HS làm bài vào vở 
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài 
- 1 HS lên bảng chữa 
 Bài giải:
a. Đường sắt từ Đà Nẵng đến thành phố Hồ Chí Minh dài là:
791 + 144 = 935 (km)
b. Đường sắt từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh dài là:
791 + 935 = 1726 (km)
Đáp số: 726 km 
3. Kết luận:
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà làm bài tập 
Chính tả (nghe – viết)
Tiết 5: Một chuyên gia máy xúc
I. Mục tiêu
- Nghe viết đúng trình bày đẹp một đoạn văn trong bài một chuyên gia máy xúc 
- Nắm được cách viết dấu thanh ở các tiếng có chứa nguyên âm o/ôi, u ô/ ua.
II.CHUẩN Bị:
- GV kẻ bảng phụ bài tập 1.
IIi. Các hoạt động dạy học:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
- Viết các tiếng vào mô hình vần: Tiến , biển, bia, mía
- 2HS lên bảng viết 
- Lớp làm vào nháp 
- Nêu quy tắc đánh dấu thanh 
- GV cùng HS nhận xét chung, ghi điểm 
* Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Phát triển bài: 
a. Đọc đoạn viết: 
Gọi HS đọc 
- 1 em đọc - lớp theo dõi 
- Dáng vẻ của người ngoại quốc này có gì đặc biệt ?
- Anh cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên một mảng nắng. Anh mặc bộ quần áo màu xanh công nhân,thân hình chắc và khoẻ, khuôn mặt to chất phát.Tất cả gợi lên những nét giản dị thân mật 
*Hướng dẫn viết từ khó: 
- HS từ khó dễ lẫn 
- Khung cửa, buồng máy, ngoại quốc, tham quan, công trường 
b. Viết chính xác: 
- Nhắc nhở trước khi viết 
c. Đọc soát lỗi: 
- HS soát lỗi 
d. Chấm bài (19bài)
- HS chú ýy GV nhận xét 
3. Bài tập:
Bài tập 2:
- 1HS đọc bài 
- Yêu cầu HS viết vào vở những tiếng chứa ua, uô 
- 2 HS lên bảng viết tiếng chứa ua, uô: múa, cuốn, cuộc, buôn, muôn
- Nhận xét cách đánh giá dấu thanh
- HS nêu, lớp nhận xét 
- GV nhận xét và chốt lại
+ Trong các tiếng có uô: (tiếng có âm cuối) dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính mô - chữ ô
Bài tập 3: 
- HS đọc bài - HS làm bài vào vở 
Nêu miệng từng câu 
- HS nhận xét 
- Muôn người như một 
 ý nói: Đoàn kết một lòng 
-Chậm như rùa: Quá chậm chạp 
- Ngang như cua: Tính tình gàn dở ngang bướng 
- Cày sâu cuốc bẫm: Chăm làm việc trên đồng ruộng 
3. Kết luận:
- Nhận xét dặn dò 
- Ghi nhớ các từ viết chính tả để viết đúng 
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011
Toán
Tiết 22 :Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng
I. Mục tiêu:
 Giúp HS 
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dai và giải các bài toán với các số đo khối lượng. Làm bài 1, 2, 4.
II. CHUẩN Bị:
- GV kẻ bảng phụ bài tập 1
III. Các hoạt động dạy học:
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ 
- Nêu bảng đơn vị đo độ dài từ đơn vị lớn đến đơn vị bé 
- 2, 3 HS nêu, lớp nhận xét
- GV nhận xét chung 
* Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Bài tập; 
- GV treo bảng phụ 
- HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu 2 HS lên bảng điền đầy đủ vào bảng ,lớp nhận xét 
- GV nhận xét, chốt lại bài đã điền đúng 
- Nhận xét mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo khối lượng.
Lớn hơn Ki lô gam
Ki lô gam
Bé hơn Ki lô gam
Tấn
Tạ
Yến
hg
dag
g
1tấn
1 tạ 
1 yến 
1kg
1hg
1dag
1g
= 10 tạ 
= 10 yến 
= 10 kg
= 10 hg
= 10dag
= 10 g
= tấn
= tạ 
= yến
= kg
= hg
= dag
- GV chốt lại 
- Hai đơn vị đo liền kề nhau đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
- HS nhắc lại 
Bài 2:
- HS làm bài vào nháp 
a. 18 yến = 180 kg 
- GV cùng HS nhận xét, trao đổi, chốt bài đúng 
 200 tạ = 20000kg
35 tấn = 35000 kg 
b. 430 kg = 43 yến 
- Muốn chuyển đơn vị lớn ra đơn vị 
2500 kg = 25 tạ 
bé ta làm như thế nào ?
16000kg = 16 tấn
c. 2kg326g = 2326g
- Muốn chuyển đổi từ các số đó có 2 tên đơn vị sang các số có 1 tên đơn vị ta làm như thế nào ?
6kg3g = 6003 g
d. 4008 g = 4kg 8g
9050kg = 9 tấn 50 kg
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu đầu bài
- HS đọc yêu cầu 
- Nêu cách làm bài 
- HS nêu 
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên chữa bài 
- GV chấm 1 số bài nhận xét 
Bài giải:
Đổi 1 tấn = 1000 kg 
Số kilôgam đường bán trong ngày thứ hai là
300 x 2 = 600 (kg)
Tổng số đường đã bán trong 2 ngày đầu là:
300 + 600 = 900 (kg)
Số kg đường bán trong ngày thứ ba là:
1000 - 900 = 100 (kg)
1000 - 900 = 100 (kg)
Đáp số: 100 kg 
3. Kết luận:
- Nhẫn xét tiết học
- Về nhà làm bài tập 
Luyện từ và câu
Tiết 2: Mở rộng vốn từ: Hoà bình
 I. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu ý nghĩa của từ hòa bình ( BT1), tìm được từ đồng nghĩa với từ hòa bình(BT2) 
- Viết được một đoạn văn tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố ( BT3)
II.CHUẩN Bị:
- Phiếu học tập và bút dạ 
III. Các hoạt động dạy học:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ: 
- Đặt câu phân biệt cặp từ trái nghĩa 
- 2HS lên bảng làm 
- Lớp làm nháp 
- GV cùng HS nhận xét chung 
* Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài tập:
Bài tập 1: 
- 1HS đọc đầu bài 
- GV hỏi ý kiến HS cả lớp về từng dòng 
- HS nêu yêu cầu bài, trao đổi cả lớp 
- GV yêu cầu HS trao đổi để chốt nghĩa đúng từ hoà bình 
- Lớp thể hiện giơ tay
b. Trạng thái không có chiến tranh
Bài tập 2: 
- GV ghi các từ trên bảng 
Thanh thản nghĩa là gì ?
Thanh thản: Tâm trạng nhẹ nhàng, thoải mái, không lo nghĩ gì
- Thái bình ý nói gì ?
- Thái bình: Yên ổn, không có chiến tranh, loạn lạc 
- Tìm từ đồng nghĩa với từ hoà bình 
Bài tập 3:
Hướng dẫn cho HS viết đoạn văn chỉ dài 5 - 7 câu về cảnh thanh bình của địa phương mình hoặc làng quê, thành phố em thấy ở tivi
- HS đọc yêu cầu bài 
- HS viết bài vào vở 
- GV chấm một số bài, nhận xét 
- Trình bày 
- GV cùng HS nhận xét trao đổi khen ngợi sinh viên có đoạn viết tốt 
3. Kết luận:
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà hoàn thành đoạn văn vào vở 
Kể chuyện
Tiết 5:
Kể chuyện đã nghe đã đọc
I. Mục đích yêu cầu:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hòa bình chống chiến tranh, biết trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
II.CHUẩN Bị:
- Sưu tầm sách, truyện, báo về chủ điểm hoà bình 
III. Các hoạt động dạy học
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
- Kể nối tiếp chuyện Tiếng đàn vĩ cầm ở Mĩ Lai
- 2HS kể nêu ý nghĩa câu chuyện 
- GV cùng HS nhận xét chung 
* Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
* Tìm hiểu yêu cầu của đề bài 
- GV hỏi HS để gạch chân những từ ngữ cần chú ý.
- HS đọc bài và nêu 
Đề bài: Hãy kể một câu chu ...  Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng 
- Mỗi em viết 1 số đo thích hợp vào chỗ chấm 
5 km = 50hm 
250 hm = 25 km 
- Em hãy viết số đo diện tích đã học 
+ km2, m2,dm2, cm2
- GV nhận xét cho điểm từng học sinh 
* Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu đơn vị đo về đề ca mét vuông 
a. Hình thành biểu tượng về đề ca mét vuông 
- Mét vuông lấy đơn vị đo diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu ? 
- Cạnh dài 1 m 
- Ki lô mét vuông là đơn vị đo diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu ?
- Cạnh dài 1km 
- Vậy đề ca mét vuông là đơn diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu
- Có cạnh dài 1 dam 
- Đọc: Đề ca mét vuông 
- Nhiều HS đọc 
Viết: Dam 
b. Mối quan hệ giữa đề ca mét vuông và mét vuông 
- GV giới thiệu hình đã chuẩn bị cho HS quan sát 
- HS quan sát 
- Chia mỗi cạnh hình vuông thành 10 phần bằng nhau nối các điểm để tạo thành các hình vuông nhỏ 
- HS lên nối 
- Nêu số đo diện tích của mỗi hình vuông nhỏ 
- 1m2
- Có bao nhiêu hình vuông nhỏ? Nêu cách tính 
- Có 100 hình vuông nhỏ có diện tích 1m2 
- Hình vuông 1dam2 gồm bao nhiêu hình vuông 1m2 
- Gồm 100 hình vuông 100 m2
1 dam2 = ? m2 
1 dam2 = 100m2 
1 dam2 gấp bao nhiêu lần 1m2 
- 1 dam2 gấp 100 lần 1 mét vuông 
1 m2 bằng bao nhiêu dam2
- 1m2 = dam2
3. Giới thiệu héc tô mét vuông: 
Tương tự như phần trên ghi bảng 
1hm2 = 100 dam2
1 hm2 gấp bao nhiêu lần dam2
+ hm2 gấp 100 lần dam2 
- HS nêu 
- Yêu cầu HS nêu lại mối quan hệ giữa dam2 , m2, giữa hm2 và dam2 
1 dam2 = 100 m2 
1 hm2 = 100 dam2
1 dam2 = hm2
4. Luyện tập: 
Bài tập 1: 
- Gọi 2HS đọc bài 
- GV cho HS đọc thầm các số đo diện tích 
a. Đọc: Lần lượt HS đọc 
Bài 2: 
- GV đọc yêu cầu HS viết bảng con 
- 1 số HS lên bảng viết 
a. 271 dam2
c. 603 hm2
b. 18954 dam2
d. 34620 hm2
 Bài 2: Củng cố kiến thức gì ? 
- Các số đo diện tích
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
- HS đọc đề 
- HS lên bảng làm 
- GV cùng HS nhận xét chữa bài 
2 dam2 = 200 m2
30 hm2 = 3000 dam2
12 dam2 5 dam2 = 1205 dam2
b.1m2= dam2
1 dam2 = hm2
3 m2 = dam2
8 dam2 = hm2
27m2 = dam2
15 dam2 = hm2
3. Kết luận
Hãy nhắc lại tên các đơn vị đo diện tích đã học, nêu lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích vừa học nhận xét đánh giá giờ học 
Luyện từ và câu
 Tiết 10: Từ đồng âm
I. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu thế nào là từ đồng âm.
- Phân biệt được nghĩa của từ đồng âm ( BT1). Đặt được câu để phân bieetjcacs từ đồng âm ( BT2), bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.HS khá giỏi làm được bài 3, nêu được tác dụng của từ đồng âm bài 3, 4.
II.CHUẩN Bị:
- Một số tranh ảnh về các sự vật hiện tượng hoạt động . Có tên gọi giống nhau.
IIi. Các hoạt động dạy học:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
* Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Phần nhận xét: 
* Bài tập 1,2: 
- Viết bảng các câu 
- 2 HS đọc nối tiếp nhau đọc câu văn 
+ Ông ngồi câu cá
+ Đoạn văn này có 5 câu 
- GV tổ chức cho HS trao đổi theo cặp 
- HS trao đổi theo cặp 
- Chọn dòng nêu đúng nghĩa của từ câu 
- Dòng1: Câu nghĩa là câu ( cá ) bắt cá tôm bằng móc sắt nhỏ ( thường có mồi ) 
- Dòng 2: Câu (văn) đơn vị của lời nói diễn đạt một ý chọn vẹn .
- Em có nhận xét gì về 2 từ " câu" ? 
- Từ ( câu ) phát âm hoàn toàn giống nhau (đồng âm) song nghĩa hoàn toàn khác nhau.
- Những từ phát âm hoàn toàn giống nhau song có nghĩa khác nhau được gọi là gì ? 
- Gọi là từ đồng âm khác nghĩa.
- GVcho HS nêu ví dụ 
- Tranh .
VD: cái bàn - bàn bạc 
- Đọc giống nhau tranh ( tranh ) 
 Lá cây - lá cờ 
- Nghĩa khác nhau : Tranh ( nhau ) bức tranh 
 Bàn chân - chân bàn 
- Vải : 
- Đọc giống nhau là vải ( vải ) 
- Đọc khác nhau quả vải, mét vải 
+ Gv chốt lại: Những từ đó cũng gọi là từ đồng âm khác nghĩa.
3. Ghi nhớ: Cho HS đọc Sgk 
- 2 - 3 em đọc 
4. Luyện tập: 
* Bài tập 1: 
- 1 HS đọc bài 
- Bài tập này nêu yêu cầu gì ?
- Phân biệt nghĩa của từ đồng âm trong các cụm từ.
- HS trao đổi theo cặp 
- HS trao đổi cặp đôi 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận 
- GV cùng HS nhận xét chốt ý đúng 
+ Đồng trong cánh đồng : khoảng đất rộng và bằng phẳng dùng để cày cấy, trồng trọt.
a. Cánh đồng - tượng đồng - một nghìn đồng 
+ Đồng trong tượng đồng: Kim loại có màu đỏ dễ dát móng và béo sợi thường dùng làm dây điện.và chế hợp kim.
+ Đồng trong một nghìn đồng: Là đơn vị tiền tệ Việt Nam 
b. Hòn đá - đá bóng
+ Đá bóng hòn đá: Chắc rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng mảng, từng hòn 
+ Đá trong đá bóng: Đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa ra hoặc 
đưa bóng vào khung thành đối phương
c. Ba và má - ba tuổi 
+ Ba trong ba và má: bà là (bố, thầy) người sinh ra và nuôi dưỡng mình 
+ Ba trong ba tuổi: Số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên
- Bài tập 1 củng cố kiến thức gì ?
- Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm
Bài tập 2:
- 2 HS đọc bài
- HS tự làm bài vào vở 
- HS nêu miệng 
- Bài tập yêu cầu gì ? 
- Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: Bàn, cờ, nước
- Nhận xét, kết luận các câu đúng 
+ Bố em mua bộ bàn ghế trông rất đẹp. Họ đang bàn về việc sửa đường. 
+ Lá cờ đỏ sao vàng là quốc kì của nước ta, nhà cửa ở đây được xây dựng như ô bàn cờ.
+ Yêu nước là thi đua. Bạn đang đi lấy nước.
- GV có thể giải thích cho HS nghĩa của cặp từ đồng âm vừa đặt 
Bài tập 3: HS nêu miệng 
- 3em đọc đầu bài .
- HS đọc yêu cầu mẩu chuyện 
Lời giải đúng 
Nam nhầm lẫn từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu (tiền để chi tiêu) với tiếng tiêu trong từ đồng âm: Tiền tiêu (vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân hướng về quân địch).
Bài tập 4: Tổ chức cho HS thi giải câu đố nhanh
- HS đọc câu đố 
- HS thi giải đố nhanh 
a. Con chó thui (thịt được nướng chín)
b. Cây hoa súng và khẩu súng (khẩu súng được gọi là hoa súng)
3. Kết luận:
- Nhận xét tiết học 
Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2011
Toán
 Tiết 25: Mi - li - mét - vuông. Bảng đơn vị đo diện tích
I. Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Biết tên gọi, kí hiệu độ lớn của mi li mét vuông. Quan hệ giữa mi - li - mét vuông và xăng - ti - mét vuông.
- Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích 
- Làm bài 1, bài 2a, bài 3.
II.CHUẩN Bị:
- Bìa có kẻ sẵn như hình SGK (27)
- Bảng đơn vị đo diện tích trống
IIi. Các hoạt động dạy học:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ: 
Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
- 2 HS lên bảng làm 
- Lớp làm nháp 
- GV cùng HS nhận xét 
5 dam2 = hm2
1 dam2 = 1000 m2
* Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi - li - mét vuông 
- Nêu các đơn vị đo diện tích đã học 
cm2, dm2 , m2, dam2 , hm2, km2
- Để đo diện tích rất bé người ta còn dùng đơn vị mi li mét vuông. 
- Mi li mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu mm ?
- Cạnh dài 1mm 
- Viết: Mi li mét vuông 
mm2
- Đọc: Mi li mét vuông 
- HS nhắc lại
- Tổ chức cho HS quan sát và tự phát hiện ra mối quan hệ giữa mi li mét vuông và xăng ti mét vuông 
1cm2 = 100mm2
1mm2 = cm2
3. Giới thiệu bảng đo đơn vị đo diện tích 
- GV treo bảng phụ 
- Yêu cầu 2 HS lên bảng điền đầy đủ vào bảng 
- Lớp nhận xét 
Lớp hơn mét vuông
Mét vuông
Bé hơn mét vuông
km2
hm2
dam2
m2
dm2
cm2
mm2
1km =100hm2
1hm2
=100dam2
1dam2
=100m2
1m2
=100dm2
1dm2
=100cm2
1cm2
= 100mm2
1mm2
 = km2
 = hm2
 = dam2
= m2
= dm2
=cm2
- GV nhận xét, chốt lại bài đã điền đúng 
- Nhận xét về quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền nhau và cho ví du ? 
- HS nêu và lấy ví dụ 
- GV nhận xét chốt lại
- HS nhắc lại 
- Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền. Mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền 
4. Bài tập 
Bài tập 1: 
- Cho HS làm bảng con
- 2HS lên bảng viết 
 Đọc các số đo diện tích 
29 mm2, 305 mm2, 1200mm2
- GV nhận xét chung 
Bài 2a: Yêu cầu HS làm bài 
- HS làm bài vào bảng con 
- 4HS lên bảng làm 
a. 5 cm2 = 500 mm2
12km2 = 1200 hm2
1 hm2 = 10000 m2
7hm2 = 70000 m2
1m2 = 10000 cm2
5m2 = 50000 cm2
12m2 9dm2 = 1209 dm2
- Đổi số đo diện tích viết từ 2 tên đơn vị đo sang số đo có têb 1 đơn vị đo 
37 dam2 24m2 = 3724m2
3400 dm2 = 34 m
Bài 3: 
- 1HS đọc bài 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
1mm2 = cm2
8mm2= m2
1 dm2 = m2
7 dm2 = m2
- GV cùng HS nhận xét chữa bài 
1 dm2 = m2
70 dm2 = m2
34dm2 = m2
3. Kết luận:
- Nhận xét giờ 
- Về nhà làm bài tập 
Tập làm văn
Tiết 10: Trả bài văn tả cảnh
I. Mục đích:
- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tẩ cảnh ( về ý, bố cục, dùng từ,đặt câu...)
- Nhận biết được lỗi trong bài văn và tự sửa được lỗi.
II.CHUẩN Bị:
- Bảng phụ ghi đề bài, một số lỗi về chính tả cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp. cần chữa chung cho cả lớp.
III. Các hoạt động dạy học:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
- Chấm bảng thống kê của HS 
- Nhận xét chung
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nhận xét chung bài làm của HS.
- Đọc lại đề bài, phát biểu yêu cầu của đề bài trước ưu điểm . Đa số các em hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề văn miêu tả cảnh.
- Diễn đạt câu ý rõ ràng chọn vẹn.
- Đã có sáng tạo khi viết bài.
- Viết đúng chính tả, trình bày bài văn rõ ràng theo dàn ý bài văn tả cảnh.
- Những bài có lời văn hấp dẫn sinh động.
- Có sự liện kết giữa các phần 
- Có sự mở bài kết bài hay 
* Khuyết điểm 
- Một số bài văn còn mắc một số khuyết điểm sau:
- Dùng từ đặt câu chưa chính xác .
- cách trình bày bài văn chưa rõ ràng mở bài, thân bài, kết bài.
- GV treo bảng phụ các lối phổ biến .
+ Lỗi về bố cục .
+ Lỗi về ý .
+ Lỗi về cách dùng từ.
+ lỗi đặt câu .
+ Lỗi chính tả.
* GV trả bài cho từng HS 
*HD HS chữa bài.
- GV cho HS 
- Đọc thầm bài viết của mình, đọc kỹ lời cô giáo tự phê, tự sửa lỗi.
- GV giúp đỡ HS yếu nhận ra lỗi 
- HS đổi bài trong nhóm kiểm tra bạn sửa lỗi.
- GV đến từng nhóm, giúp đỡ các nhóm sửa lỗi 
a). Học tập những đoạn văn hay, bài văn hay
- GV đọc đoạn văn hay cho HS 
- HS trao đổi tìm ra cái hay cái tốt của đoạn văn, bài văn về chủ đề,bố cục dùng từ đặt câu, chuyển ý hay liên kết 
* Học sinh chọn viết lại một đoạn văn trong bài làm của mình 
- HS tự chọn đoạn văn viết lại 
- Đoạn có nhiều lỗi chính tả 
- Viết lại cho đúng 
- Đoạn viết sai câu, diễn đạt rắc rối 
- Viết lại cho trong sáng
- Viết lại cho hấp dẫn sinh động 
- GV có thể yêu cầu 1 số HS viết 1 đoạn văn cụ thể nào đó 
- Đối với học sinh chậm 
- Yêu cầu HS đọc 2 đoạn văn cũ mới 
- HS đọc 
- GV nhắc nhở HS viết bài tốt hơn 
3. Kết luận:
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà viết lại bài văn cho tốt hơn 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 5 theo chuan KTKN.doc