Hệ thống cấu trúc chương trình Tiếng Việt lớp 5

Hệ thống cấu trúc chương trình Tiếng Việt lớp 5

TIẾNG VIỆT

A. Tổng quan về tiểu mô-đun

1. Mục tiêu của tiểu mô-đun

Học xong tiêu mô đun này, học viên cần đạt được:

1.1 Kiến thức

Trình bày những điểm mới về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học;

cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 5.

1.2. Kĩ năng

- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những hiểu biết đã có để giảng dạy môn Tiếng Việt

lớp 5 theo hướng đổi mới PPDH, tổ chức hoạt động học tập của học sinh một cách có

hiệu quả.

- Ra được các đề kiểm tra, đánh giá (kiểu trắc nghiệm và tự luận) môn Tiếng Việt.

1.3. Thái độ

Tâm đắc với những đổi mới trong chương trình, SGK Tiếng Việt lớp 5. Có ý thức

tìm tòi, sáng tạo, chủ động, tự tin, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy.

pdf 163 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống cấu trúc chương trình Tiếng Việt lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾNG VIỆT 
A. Tổng quan về tiểu mô-đun 
1. Mục tiêu của tiểu mô-đun 
Học xong tiêu mô đun này, học viên cần đạt được: 
1.1 Kiến thức 
Trình bày những điểm mới về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; 
cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 5. 
1.2. Kĩ năng 
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những hiểu biết đã có để giảng dạy môn Tiếng Việt 
lớp 5 theo hướng đổi mới PPDH, tổ chức hoạt động học tập của học sinh một cách có 
hiệu quả. 
- Ra được các đề kiểm tra, đánh giá (kiểu trắc nghiệm và tự luận) môn Tiếng Việt. 
1.3. Thái độ 
Tâm đắc với những đổi mới trong chương trình, SGK Tiếng Việt lớp 5. Có ý thức 
tìm tòi, sáng tạo, chủ động, tự tin, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy. 
2. Cấu trúc của tiểu mô đun 
2.1. Các chủ đề: 
- Chủ đề 1 (phần chung): Những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học 
trong SGK Tiếng Việt 5 - (5 tiết) 
Bao gồm các nội dung sau : 
+ Những đổi mới về mục tiêu, quan điểm biên soạn SGK Tiếng Việt lớp 5. 
+ Nội dung dạy học trong SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới. 
+ Phương pháp dạy học SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới. 
- Chủ đề 2 : Những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học phân môn Tập 
đọc trong SGK Tiếng Việt lớp 5 - (5 tiết) 
Bao gồm các nội dung sau : 
+ Những điểm kế thừa và đổi mới về ND phân môn TĐ trong SGK Tiếng Việt lớp 5. 
+ Trao đổi về PP, biện pháp dạy học; quy trình, hình thức tổ chức dạy phân môn TĐ 
phát huy tính tích cực, chủ động của HS. 
+ Soạn và giảng dạy một bài TĐ đạt hiệu quả. 
- Chủ đề 3 : Nội dung và phương pháp dạy Chính tả trong SGK Tiếng Việt 5 - (3 
tiết) 
Bao gồm các nội dung sau : 
+ Những đổi mới về ND phân môn Chính tả trong SGK mới. 
+ Trao đổi về PP, BP, hình thức tổ chức dạy học Chính tả phát huy tính tích cực, chủ 
động của HS. 
- Soạn và giảng dạy một bài chính tả đạt hiệu quả. 
- Chủ đề 4 : Những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học phân môn Luyện 
từ &câu trong sách Tiếng Việt 5 - (5 tiết) 
Bao gồm các nội dung sau : 
+ Những đổi mới ND phân môn LT&C theo SGK lớp 5. 
+ Những PP, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học một số loại bài LT&C nhằm phát 
huy tính tích cực của HS trong giờ học. 
- Vận dụng PP phát huy tính tích cực của HS để biên soạn và giảng dạy một bài cụ 
thể. 
- Chủ đề 5 : Nội dung và phương pháp dạy 3 kiểu bài tập kể chuyện trong SGK 
Tiếng Việt 5 - (5 tiết) 
Bao gồm các nội dung sau : 
+ Nội dung và phương pháp dạy kiểu bài Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy, cô kể trên 
lớp. 
+ Nội dung và phương pháp dạy kiểu bài Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc. 
+ Nội dung và phương pháp dạy kiểu bài Kể lại câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham 
gia. 
+ Soạn và giảng dạy một kiểu bài KC đạt hiệu quả. 
- Chủ đề 6 : Những đổi mới về nội dung và phương pháp dạy phân môn Tập 
làm văn trong sách Tiếng Việt lớp 5 - (5 tiết) 
Bao gồm các nội dung sau : 
+ Những điểm đổi mới về ND phân môn TLV theo SGK lớp 5. 
+ Những PP, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học TLV nhằm phát huy tính tích cực 
của HS. 
- Soạn và giảng dạy một bài TLV đạt hiệu quả. 
- Chủ đề 7 : Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 5 - (2 tiết) 
Bao gồm các nội dung sau : 
+ Nội dung, cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS 
theo SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới? 
+ ưu điểm, nhược điểm của kiểu đề tự luận và trắc nghiệm khách quan. 
- Vận dụng: 
+ Phân tích một đề kiểm tra biên soạn theo kiểu trắc nghiệm khách quan để hiểu kĩ 
thuật biên soạn đề. 
+ Thực hành biên soạn một đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan thể hiện quan điểm 
tích hợp (kiểm tra đồng thời kĩ năng đọc - hiểu, kiến thức về từ và câu, quy tắc chính tả). 
2.2. Cách thức triển khai từng chủ đề 
Các chủ đề được triển khai theo mô hình sau : 
1/ Mục tiêu của chủ đề 
2/ Nguồn : Các tài liệu mà người học cần phải có khi học chủ đề. 
3/ Quá trình : Hệ thống các hoạt động mà người học phải thực hiện để đạt được mục 
tiêu của chủ đề. 
4/ Sản phẩm : Dự kiến các sản phẩm mà người học cần làm được sau khi học xong 
chủ đề. 
3. Phương pháp học tập tiểu mô-đun 
- Nghiên cứu tài liệu, xem băng hình. 
- Nghe giảng viên thuyết trình, gợi vấn đề. Suy nghĩ, trao đổi, thảo luận theo các câu 
hỏi đặt ra trong mỗi chủ đề, các câu hỏi đồng nghiệp đặt ra. Làm các bài tập thực hành 
theo yêu cầu. 
- Chú trọng các phương pháp và hình thức tổ chức học tập tích cực, phù hợp với từng 
yêu cầu và tình huống: 
+ Làm việc cá nhân, làm việc nhóm, làm việc cả lớp. 
+ Nêu ý kiến riêng, sáng kiến, kinh nghiệm; trao đổi, tranh luận cùng đồng nghiệp về 
những ý kiến, sáng kiến, kinh nghiệm đó, về nội dung học tập, về băng hình vừa xem, về 
thực tiễn giảng dạy... 
+ Thực hành dạy - thể hiện các giáo án đã soạn; trao đổi về bài dạy. 
B. triển khai tiểu mô đun (30 tiết) 
Chủ đề 1 (Phần chung) 
những đổi mới về nội dung, Phương pháp Dạy Học 
trong SGK Tiếng Việt lớp 5 (5 tiết) 
I. Mục tiêu 
Học xong chủ đề này, học viên cần: 
1. Về kiến thức: Hiểu rõ mục tiêu giáo dục của môn Tiếng Việt lớp 5 chương trình 
mới; quan điểm giao tiếp, tích hợp, tích cực hoá hoạt động học tập của HS; những đổi 
mới về nội dung và PPDH môn Tiếng Việt ở lớp 5. 
2. Về kĩ năng: Trên cơ sở nắm vững nội dung SGK Tiếng Việt lớp 5, bản chất của 
PPDH mới, các phương pháp, biện pháp dạy học cụ thể, HV nâng cao kĩ năng soạn giáo 
án, thực hành giảng dạy môn Tiếng Việt ở lớp 5. 
3. Về thái độ: Tin tưởng vào chương trình mới, không ngừng trau dồi chuyên môn, 
nghiệp vụ sư phạm để nâng cao chất lượng giảng dạy. 
II. Nguồn 
a) Tài liệu 
- Chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học - Bộ GD&ĐT, 2002, 2006. 
- SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1, 2 - NXBGD, 2006 (Nguyễn Minh Thuyết chủ biên). 
- SGV Tiếng Việt lớp 5 tập 1, 2 - NXBGD, 2006 (Nguyễn Minh Thuyết chủ biên). 
- Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt lớp 5 - NXBGD, 2006 (Nguyễn Minh Thuyết chủ 
biên). 
- SGK, SGV Tiếng Việt lớp 5 - sách cũ vừa thay, NXBGD (nếu có). 
b) Thiết bị dạy học dành cho môn Tiếng Việt lớp 5 theo Danh mục TBDH tối thiểu 
do Bộ GD&ĐT ban hành. 
c) Phim trong, máy chiếu (overhead) để HV trình bày bài thực hành. 
III. Quá trình 
Tìm hiểu: 
1. Những đổi mới về mục tiêu, quan điểm biên soạn SGK Tiếng Việt lớp 5 
2. Nội dung dạy học trong SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới. 
3. Phương pháp dạy học SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới. 
Hoạt động 1 : 
Tìm hiểu những đổi mới của SGK Tiếng Việtlớp 5 
về mục tiêu, quan điểm biên soạn 
 Nhiệm vụ 
1. Nghiên cứu tài liệu, SGK. 
2. Nghe giảng viên thuyết trình, gợi vấn đề. 
3. Suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau: 
3.1. Mục tiêu giáo dục tiếng Việt trong SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới so với mục 
tiêu của SGK cũ. 
3.2. Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới so với yêu 
cầu về kiến thức, kĩ năng trong SGK Tiếng Việt lớp 4? 
3.3. Quan điểm biên soạn SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới? 
3.4. Thế nào là dạy Tiếng Việt theo định hướng giao tiếp? Vì sao cần dạy tiếng Việt 
theo định hướng giao tiếp? 
3.5. SGK Tiếng Việt lớp 5 đã thể hiện quan điểm giao tiếp như thế nào? (Có thể so 
sánh với SGK cũ để thấy điểm khác nhau). 
3.6. Vì sao phải dạy tiếng Việt theo quan điểm tích hợp? SGK Tiếng Việt lớp 5 thể 
hiện quan điểm tích hợp như thế nào? (Có thể so sánh với SGK cũ). 
3.7. SGK và SGV Tiếng Việt lớp 5 đã thể hiện quan điểm tích cực hoá hoạt động học 
tập của HS như thế nào? (Có thể so sánh với SGK cũ để thấy những bước tiến, sự đổi 
mới). 
*Nêu thêm câu hỏi của anh, chị (nếu có) để giảng viên cùng cả lớp giải đáp. 
4. Chọn phân tích một bài học cụ thể; một tập hợp bài học (trong chủ điểm) hoặc 
trong một phân môn, chỉ rõ điểm mới về mục tiêu; về sự thể hiện quan điểm giao tiếp, 
tích hợp, tích cực. 
Thông tin phản hồi (cho hoạt động 1) 
I. Về mục tiêu 
Mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 5 chương trình cũ 
HV tự nghiên cứu chương trình, SGK; nhớ lại hiểu biết, kinh nghiệm đã có. 
Gợi ý: 
a) So sánh chương trình và SGK Tiếng Việt lớp 5 cũ với Tiếng Việt lớp 5 mới 
- Phát hiện sự khác biệt về trật tự sắp xếp mục tiêu về kiến thức, kĩ năng trong 
chương trình cũ so với chương trình mới - chương trình cũ đặt mục tiêu trang bị kiến thức 
trước mục tiêu rèn luyện kĩ năng; chương trình mới đặt đặt lên hàng đầu mục tiêu hình 
thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt - thể hiện sự thay đổi quan điểm 
về nội dung dạy học ở tiểu học: chuyển từ chương trình dạy tri thức tiếng Việt kiểu hàn 
lâm sang chương trình chú trọng nhiệm vụ hình thành, phát triển các kĩ năng giao tiếp 
tiếng Việt cho HS. 
- Có thể nói cụ thể về mức độ yêu cầu kiến thức, kĩ năng trong SGK lớp 5 cũ so sánh 
với SGK lớp 5 mới. Ví dụ: 
+ SGK lớp 5 cũ có nội dung dạy ẩn dụ, hoán dụ; phân loại các kiểu câu ghép: câu 
ghép chính phụ - đẳng lập - tổng hợp. SGK Tiếng Việt lớp 5 mới dạy biện pháp tu từ so 
sánh, nhân hoá, không dạy kiến thức về ẩn dụ, hoán dụ. Từ học kì 2, sách có nội dung 
dạy câu ghép nhưng không phân loại các kiểu câu ghép một cách hàn lâm mà dạy cách 
nối các vế câu ghép - nối bằng những từ có tác dụng nối và nối trực tiếp (bằng cách dấu 
câu, không dùng từ nối). 
+ Mức độ yêu cầu đối với các kĩ năng nói, nghe, đọc, viết trong sách Tiếng Việt lớp 5 
mới có gì khác sách cũ? 
b) So sánh mức độ yêu cầu trong chương trình và SGK Tiếng Việt lơp 5 mới với 
Tiếng Việt lơp 4 mới. 
Bảng so sánh tóm tắt 
Tiếng Việt 4 
Tiếng Việt 5 
1. Kĩ năng 
a) Nghe 
- Nghe - hiểu nội dung trao đổi trong hội 
thoại, nhận ra thái độ, chủ đích của 
người nói... 
- Nghe - hiểu nội dung các tin tức, bình 
luận, bài giảng, văn bản hướng dẫn, quy 
định, nắm được chủ đích của văn bản. 
- Nghe - hiểu các TP hoặc trích đoạn 
văn học dân gian, thơ, truyện, kịch..., 
nhớ được nội dung, nhân vật, chi tiết có 
giá trị nghệ thuật 
- Ghi được ý chính của các văn bản đã 
nghe. 
1. Kĩ năng 
a) Nghe 
- Nhận biết được thái độ, tình cảm, chủ đích 
của người nói. 
- Nghe và nắm được nội dung và chủ đích 
của các bài viết về khoa học thường thức, 
về đạo đức, thẩm mĩ, về tình bạn...; bước 
đầu nhận xét, đánh giá được một số thông 
tin đã nghe. 
- Nghe và nắm được đại ý, đề tài của TP, 
trích đoạn) văn xuôi, thơ, kịch; bước đầu 
biết nhận xét về nhân vật và những chi 
tiết có giá trị nghệ thuật; nhớ và kể lại 
được nội dung TP. 
- Ghi được ý chính của bài đã nghe. 
b) Nói 
- Biết cách trình bày, trao đổi, tranh luận 
về những vấn đề gần gũi. 
- Biết giới ... ng điểm 
- Tán thành, đồng ý 
- Không đồng ý 
- Cần thảo luận 
- Liên hệ với thực tiễn dạy học của trường lớp mình đang dạy 
IV. Sau khi xem băng hình 
Ghi chép, nêu ý kiến, thảo luận về các vấn đề: 
1. Nội dung, cấu trúc của bài học (Đầy đủ, đáp ứng mục tiêu, đảm bảo tính khoa học, 
chính xác, hợp lí,...) 
2. Các hoạt động của GV (Tổ chức lớp, hướng dẫn HS, cách diễn đạt, cách nêu vấn 
đề, trình bày bảng ...) 
3. Các hoạt động của HS (Tự tìm tòi, phát hiện, làm việc trong nhóm, ...) 
4. Nhận xét chung về PPDH của GV ... 
5. Những điều bạn cần tham khảo, học tập, ... 
6. Những điều góp ý, rút kinh nghiệm, ... 
Phụ lục: 
 Một số kế hoạch bài học (giáo án) để học viên tham khảo 
 và trao đổi ý kiến 
 Tiết 33 - khái niệm số thập phân (tiếp theo) 
I.Mục tiêu: Giúp hs 
- Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân (ở dạng thường gặp) và cấu tạo của số 
thập phân. 
- Biết đọc, viết các số thập phân (ở dạng đơn giản, thường gặp) 
II.Đồ dùng dạy học: Bảng bìa kẻ nội dung bài học như sgk 
III.Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
I.Kiểm tra bài cũ: 
*Hãy chuyển các phân số thập 
phân sau thành số thập phân 
rồi đọc các số thập phân đó: 
6
10
; 8
100
; 
5
100
*1 HS lên bảng, cả lớp tự 
làm nháp, sau đó chữa bài 
- HS viết: 
6
10
 = 0,6 ; 8
100
 = 0,08; 5
100
= 0,05; 
*GV chỉ vào các số HS vừa viết: 0,6; 0,08; 
0,05 và hỏi: 
- Các số này gọi là gì? 
*HS trả lời: gọi là các số thập phân 
*GV nhận xét, đánh giá. 
II.Bài mới 
*Giới thiệu bài: 
HĐ1:Tiếp tục giới thiệu khái niệm ban đầu 
về số thập phân 
a, GV hướng dẫn HS quan sát và thực hiện 
các thao tác để nắm được cách đọc, viết các 
số thập phân trong bảng 
(treo bìa phóng to như sgk) 
*HS quan sát bảng để đi đến thống nhất 
cách viết, cách đọc: 
- 2m7dm hay 2m và 7
10
m 
 thành 2 7
10
m hay 2,7m 
- 2,7m đọc là: hai phẩy bảy mét. 
HS tự thảo luận để thống nhất cách đọc và 
viết hai số còn lại 
- 8,56m đọc là: tám phẩy năm mươi sáu 
mét . 
- 0,195m đọc là: không phẩy một trăm chín 
mươi lăm mét. 
*GV giới thiệu: các số: 2,7; 8,56; 0,195 
cũng là các số thập phân 
- HS nhắc lại 
HĐ2:Cấu tạo của số thập phân 
GV viết bảng số 8,56 kết hợp gợi ý (nếu 
cần) để HS quan sát và nhận ra cấu tạo, 
cách đọc số thập phân 
8 , 56 
Phần nguyên Phần thập phân 
 8,56 đọc là: tám phẩy năm mươi sáu 
*HS nhận ra: 
- Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần 
nguyên và phần thập phân, chúng được 
ngăn cách nhau bởi dấu phẩy. 
- Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc 
về phần nguyên, những chữ số ở bên phải 
dấu phẩy thuộc về phầảithapj phân. 
*Vận dụng: *HS tự nêu cấu tạo và cách đọc của số 
90,638 
*HS nhắc lại phần in đậm (sgk) 
HĐ3: Thực hành 
Bài 1: Đọc mỗi số thập phân sau: 
*Củng cố cách đọc số thập phân. 
*GV nhận xét 
*1 HS nêu yêu cầu 
*HS thảo luận nhóm đôi (tiến hành các 
thao tác): 
- Xác định phần nguyên và phần thập phân 
của số thập phân đó. 
- Đọc phần nguyên trước, đọc dấu phẩy, 
đọc phần thập phân sau. 
*Một vài nhóm nêu cách đọc, nhóm khác 
nhận xét. 
Bài 2: Viết các hỗn số sau thành số thập 
phân rồi đọc số đó: 
*Củng cố cách chuyển hỗn số thành số thập 
phân và đọc số thập phân. 
*GV nhận xét 
*1 HS nêu yêu cầu 
*HS tiến hành các thao tác: 
- Chuyển các hỗn số thành số thập phân 
- Đọc số thập phân (như bài 1) 
*1 HS lên bảng , cả lớp tự làm bài, sau đó 
chữa bài 
Bài 3: Viết các số thập phân sau thành phân 
số thập phân 
*1 HS nêu yêu cầu 
*HS tiến hành các thao tác: 
 *Củng cố cách chuyển số thập phân thành 
phân số thập phân 
*GV nhận xét và thống nhất kết quả 
- Chuyển số thập phân thành số phân số 
thập phân 
*HS tự làm bài, sau đó chữa bài 
*HS đổi chéo vở kiểm tra bài nhau 
III.Củng cố - Dặn dò: 
*Nêu cấu tạo của số thập phân 
*Chỉ ra phần nguyên và phần thập phân của 
số 23, 176 
*HS trả lời 
*HS nêu cấu tạo của số thập phân 23,176 
*GV nhận xét tiết học. 
 Tiết 40 - Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân 
I.Mục tiêu: Giúp HS ôn: 
- Bảng đơn vị đo độ dài 
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng. 
- Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau 
II.Đồ dùng dạy học: bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
I.Kiểm tra bài cũ: 
*GV đưa bảng phụ kẻ sẵn như sau 
* 1 HS lên bảng điền các đơn vị đo độ dài 
vào dòng 1 của bảng theo thứ tự từ lớn đến 
bé 
*GV kết hợp ghi bảng các đơn vị đo độ dài 
vào dòng 1 
* HS đọc lại theo chiều xuôi, ngược 
*GV nhận xét, đánh giá. 
II.Bài mới: 
*Giới thiệu bài: 
HĐ1:Ôn lại mối quan hệ giữa các đơn vị 
đo độ dài 
*Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề 
-GV đặt một số câu hỏi, VD: 
1km = ....hm; 1hm = 
....
.... km; 1hm =...km 
......... 
1cm = ....mm; 1mm = 
....
.... cm; 
 1mm =...cm 
*HS trả lời rồi rút ra nhận xét: 
- Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị 
đo độ dài liền sau nó 
- Mỗi đơn vị đo độ dài bằng 
10
1 (hay 0,1) 
đơn vị liền trước nó 
*Quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng *HS biết và ôn lại mối quan hệ giữa các 
đơn vị đo: 
- 1km = 1000m; 1m = 
1000
1 km = 0,001km 
- 1m = 100cm; 1cm = 
100
1 m = 0,01m 
- 1m = 1000mm; 1mm = 
1000
1 m = 0,001m 
HĐ2: Viết các số đo độ dài dưới dạng số 
thập phân 
*GV nêu cách làm mẫu trong VD 1: 
 6m4dm = 
10
46 m = 6,4m 
*HS quan sát và nhận ra các thao tác: 
- Đổi số đo có hai đơn vị đo thành hỗn số 
- Đổi hỗn số thành số thập phân 
- Điền kết quả 
*Yêu cầu HS vận dụng làm VD 2 
 3m5cm = ........m 
*1 HS lên bảng, cả lớp tự làm nháp 
*GV nhận xét 
HĐ3:Thực hành 
Bài 1:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ *1 HS nêu yêu cầu. 
chấm 
*Lưu ý cho HS: so sánh các đơn vị trong số 
đo với các đơn vị ở số thập phân cần điền 
( 8m6dm = .......m 
 m và dm với m) 
*GV nhận xét 
* HS tiến hành các thao tác: 
- Quy đổi về hỗn số: 8m6dm = 
10
68 m 
- Đổi về số thập phân: 
10
68 m = 8,6m 
- Điền vào chỗ chấm 
*Cả lớp tự làm bài,sau đó chữa bài. 
Bài 2:Viết các số đo sau dưới dạng số thập 
phân 
*1 HS nêu yêu cầu. 
* HS tiến hành các thao tác: 
a, Có đơn vị là mét a- So sánh các đơn vị trong số đo với m để 
viết số đo thành hỗn số 
- Đổi hỗn số về số thập phân 
b, Có đơn vị là đêximét 
*GV nhận xét và thống nhất kết quả 
b-Tương tự nhưng là đối với dm 
*Cả lớp tự làm bài, sau đó chữa bài. 
*HS đổi chéo vở, tự kiểm tra bài bạn. 
Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ 
chấm 
*1 HS nêu yêu cầu. 
*HS tiến hành tương tự bài 1. Sau đó chữa 
bài và thống nhất kết quả. 
III.Củng cố - Dặn dò: 
*Hôm nay ta học bài gì? 
*Xem lại các bài tập vừa làm 
*Chơi trò chơi: 
Nối mỗi số đo độ dài ở cột bên trái với một 
số đo độ viết dưới dạng số thập phân ở cột 
bên phải 
*2 HS chơi 
5km75m 
302m 
5,75km 
3,02m 
0,302km 
*GV nhận xét tiết học. 
Tiết 86 - diện tích hình tam giác 
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Trình bày được quy tắc tính diện tích hình tam giác và biết vận dụng tính diện tích hình 
tam giác. 
II. Đồ dùng dạy học: 
-GV: 2 hình tam giác bằng nhau, cỡ to,bằng bìa để đính bảng. 
-HS: mỗi nhóm (2 em) chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau, cỡ nhỏ, bằng bìa (giấy); kéo . 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
I.Kiểm tra bài cũ: 
*GV đính trên bảng 2 hình tam giác đã 
chuẩn bị, yêu cầu mỗi nhóm HS lấy ra 2 
hình tam giác rồi thảo luận. 
*1 HS lên bảng vẽ đường cao của 2 tam 
giác trên bảng. 
*Các nhóm thảo luận vẽ đường cao của 
tam giác vào hình tam giác đã chuẩn bị. 
*GV chữa và thống nhất cách vẽ trên bảng 
*Muốn vẽ được đường cao của tam giác ta *Phải biết được cạnh đáy là cạnh nào, từ đó 
5km75dam 
3m2cm 
5,075km 
phải biết gì? xác định đỉnh đối diện rồi vẽ đường thẳng 
vuông góc với cạnh đáy 
*GV nhận xét, đánh giá. 
II.Bài mới: 
*Giới thiệu bài: 
HĐ1: Cắt và ghép hình 
*Mỗi nhóm HS lấy ra 1 hình tam giác đã 
vẽ đường cao rồi cắt theo đường cao đó và 
đánh số 1, 2. 
*Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV: 
cắt, sau đó ghép 
*Hãy ghép 3 hình có trong tay thành 1 hình 
chữ nhật . 
*GV thống nhất cách ghép 
HĐ2: So sánh, đối chiếu các yếu tố hình 
học 
*Kể tên chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật 
ABCD 
*Chiều dài DC ( hoặc AB), chiều rộng AD 
(hoặc BC) 
*Kể tên đáy và chiều cao tam giác EDC. *Đáy DC, chiều cao EH 
*So sánh chiều dài hình chữ nhật với đáy 
tam giác; chiều rộng hình chữ nhật với 
chiều cao tam giác. 
*Nhận xét: 
- Chiều dài hình chữ nhật = độ dài đáy hình 
tam giác. 
- Chiều rộng hình chữ nhật =chiều cao hình 
tam giác. 
H 
(1) (2) 
A B
D C
E 
*Có nhận xét gì về diện tích hình chữ nhật 
ABCD với diện tích hình tam giác EDC? 
*Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp đôi 
diện tích hình tam giác EDH, vì diện tích 
hình chữ nhật ABCD bằng tổng diện tích 
của hình 1, hình 2 và tam giác EDC.Mà 
diệnn tích hình tam giác EDC lại bằng diện 
tích hình 1 và 2 cộng lại. 
HĐ 3: Hình thành quy tắc, công thức tính 
diện tích hình tam giác. 
*Diện tích hình chữ nhật ABCD được tính 
thế nào? 
*Nhận xét độ dài của đoạn AD và EH? 
*Vậy thay AD bằng EH trong phần tính 
diện tích hình chữ nhật được không? 
*Lấy DC x AD. 
* Bằng nhau 
* Có 
*Diện tích hình chữ nhật EDC được tính 
thế nào? Vì sao? 
* Lấy 
2
DCxEH vì diện tích hình tam giác 
= 
2
1 diện tích hình chữ nhật. 
*Trong đó DC và EH lần lượt là số đo gì 
của tam giác? 
*Là độ dài đáy và chiều cao của tam giác. 
*Vậy muốn tính diện tích hình tam giác ta 
làm thế nào? 
*Lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng 1 
đơn vị đo) rồi chia cho 2 
*GV ghi công thức: 
 S = 
2
axh (như sgk) 
*HS dựa vào công thức để phát biểu quy 
tắc thành lời. 
HĐ4: Thực hành 
*Để tính diện tích hình tam giác ta cần biết 
những số đo nào? 
Bài 1: Tính diện tích hình tam giác 
*GV nhận xét và thống nhất kết quả 
*Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm 
*1 HS nêu yêu cầu. 
* HS tiến hành các thao tác: 
- Xác định số đo cạnh đáy và chiều cao 
- Vận dụng công thức tính diện tích hình 
thế nào? tam giác 
*1 HS lên bảng, cả lớp tự làm bài, sau đó 
chữa bài. 
*HS đổi chéo vở, tự kiểm tra bài bạn. 
*1 HS nhắc lại quy tắc. 
Bài 2: Tính diện tích hình tam giác 
(Làm tương tự bài 1) 
*Lưu ý cho HS: độ dài đáy và chiều cao 
phải cùng 1 đơn vị đo 
*HS tiến hành tương tự bài 1. 
III.Củng cố - Dặn dò: 
* Nhớ qui tắc và vận dụng tính. 
*GV nhận xét tiết học. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfday_lop_5_p1.pdf