Kế hoạch bài dạy khối 5 tuần 22

Kế hoạch bài dạy khối 5 tuần 22

Tập đọc Tiết: 43

 Bài: Lập làng giữ biển

GD BVMT – Trực tiếp

I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

 1) Đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ).

 2) Hiểu ý nghĩa bài: Bố con ông Nhụ dũng cảm, táo bạo rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài khơi, xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời Tổ quốc.

- GD BVMT : HS thấy được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần gìn giữ môi trường biển trên đất nước ta.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Tranh minh hoạ trong sách.

 

doc 49 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1048Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy khối 5 tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22
Thứ ngày
Tiết ngày
Tiết bài
Môn dạy
Đầu bài dạy
Hai
24 / 1
1
22
Chào cờ
- Chào cờ đầu tuần
2
43
Tập đọc 
- Lập làng giữ biển – GD BVMT 
3
22
Lịch sử 
- Bến Tre Đồng khởi
4
106
Toán
- Luyện tập 
5
22
Đạo đức
- Uỷ ban nhân dân xã (phường) em (TT)
Ba
25 / 1
1
43
Thể dục
- Nhảy dây - Phối hợp mang vác - TC: "Trồng nụ,  "
2
43
Khoa học
- Sử dụng năng lượng chất đốt (TT) 
– GD BVMT - SDNLTK&HQ 
3
22
Chính tả
- Nghe-viết: Hà Nội – GD BVMT 
4
107
Toán
- Diện tích xung quanh,  hình lập phương
5
43
LTVC
- Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Tư
26 / 1
1
22
Địa lý
- Châu Âu – GD BVMT 
2
22
Kể chuyện
- Ông Nguyễn Khoa Đăng
3
44
Tập đọc
- Cao Bằng
4
108
Toán
- Luyện tập 
5
22
Mỹ thuật
- Vẽ Trang trí: Tìm hiểu về kiểu chữ 
Năm
27 / 1
1
44
Thể dục
- Nhảy dây. Di chuyển tung và bắt bóng
2
44
Khoa học
- Sử dụng năng lượng gió và  nước chảy 
– GD BVMT – SDNLTK&HQ 
3
43
Tập làm văn
- Ôn tập văn kể chuyện
4
109
Toán
- Luyện tập chung
5
22
Kỹ thuật
- Lắp xe cần cẩu – SDNLTK&HQ 
Sáu
28 / 1
1
44
LTVC
- Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
2
22
Âm nhạc
- Ôn tập bài hát: Tre ngà bên lăng Bác
3
44
Tập làm văn
- Kể chuyện (Kiểm tra viết)
4
110
Toán
- Thể tích một hình
5
22
SHL
- Kiểm điểm cuối tuần
Thứù hai ngày 24 tháng 1 năm 2011
 Tập đọc Tiết: 43
 Bài: Lập làng giữ biển
GD BVMT – Trực tiếp
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
 1) Đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ).
 2) Hiểu ý nghĩa bài: Bố con ông Nhụ dũng cảm, táo bạo rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài khơi, xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời Tổ quốc.
- GD BVMT : HS thấy được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần gìn giữ môi trường biển trên đất nước ta.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh minh hoạ trong sách.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: KT HS về bài Tiếng rao đêm.
	3. Dạy bài mới:
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu chủ điểm và bài: 
- Chủ điểm:Vì cuộc sống thanh bình
- Bài đọc: Lập làng giữ biển.
 b) Luyện đọc: 
- Chia 4 đoạn, hướng dẫn HS luyện đọc, chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng và giải nghĩa từ.
- Đọc diễn cảm toàn bộ bài văn.
 c) HD tìm hiểu bài:
+ Bố và ông của Nhụ bàn việc gì?
+ Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?
+ Tìm những chi tiết cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kỹ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ.
+ Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
- GDMT: Việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần gìn giữ môi trường biển trên đất nước ta.
- HD nêu nội dung bài. 
 d) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- HD đọc diễn cảm đoạn 3 và 4.
- Nhận xét.
- Quan sát tranh và nghe giới thiệu.
- 2 em học khá đọc toàn bài.
- Đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
 + Giải nghĩa từ.
- Đọc trong nhóm đôi.
- 1 em đọc cả bài.
- Đọc thầm từng đoạn văn rồi trả lời câu hỏi. 
+ Họp làng di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
+ Có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu của người dân chài.
+ Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng đến nhường nào.
+ Nhụ đi, rồi cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở Mõm Cá Sấu bồng bềnh đâu đó phía chân trời. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới.
- Nêu ý tưởng tượng về cảnh quan khi người dân lập làng mới ngoài đảo.
- Nêu được nội dung bài. 
- Lắng nghe hiểu thêm cách đọc.
- Thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Thi đọc cả bài.
4. Củng cố: - Bài văn cho em biết điều gì?
 - Nhậïn xét tiết học.
5. Dặn dò: - Dặn HS tiếp tục luyện đọc.
----------------------------------------------------------
Lịch sử Tiết: 22
 Bài: Bến Tre Đồng khởi
I- MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
- Vì sao nhân dân miền Nam phải vùng lên "Đồng khởi".
- Cuối năm 1959 – đầu 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam. Đi đầu phong trào "Đồng khởi" miền Nam là tỉnh Bến Tre.
- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bản đồ hành chính VN; sưu tầm ảnh tư liệu về phong trào "Đồng khởi".
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: KT HS về bài Nước nhà bị chia cắt.
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
 a) Giới thiệu bài: - Nêu sơ lược hoàn cảnh lịch sử giai đoạn này.
 b) Hoàn cảnh bùng nổ phong trào "Đồng khởi" Bến Tre:
- HD tìm hiểu SGK: 
+ Phong trào "Đồng khởi" Bến Tre bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
+ Phong trào bùng nổ vào thời gian nào? Tiêu biểu nhất là ở đâu?
 c) Phong trào "Đồng khởi" của nhân dân Bến Tre: 
- Yêu cầu đọc phần diễn biến Phong trào "Đồng khởi" Bến Tre để thuật lại.
- Nhận xét, bổ sung, ghi tóm tắt ý.
 d) Ý nghĩa của phong trào: 
- HD nêu ý nghĩa của Phong trào "Đồng khởi" Bến Tre.
- Nhận xét, kết luận, ghi tóm tắt.
- Đọc thêm thông tin về Phong trào "Đồng khởi" Bến Tre.
- Nói về truyền thống quê hương Ninh Thuận trong những ngày “Đồng khởi”.
- Lắng nghe, quan sát ảnh tư liệu.
- Tự nghiên cứu phần giới thiệu: 
+ Mĩ - Diệm thi hành chính sách "tố cộng", "diệt cộng" gây ra những cuộc thảm sát đẫm máu cho nhân dân miền Nam.
+ Phong trào bùng nổ từ cuối năm 1959 đầu 1960, mạnh mẽ nhất là Bến Tre.
- Tự đọïc sách.
- Thuật lại diễn biến trong nhóm 4.
- Thi thuật lại diễn biến dựa vào bản đồ, tranh ảnh.
- Nhận xét khí thế nổi dậy của nhân dân khi xem tranh.
- Đọc phần cuối của bài.
- Trình bày: Là ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam. Mở ra thời kỳ mới cho đấu tranh của nhân dân miền Nam: đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe. 
 4. Củng cố: - HS đọc phần tóm tắt nội dung.
 - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Xem lại bài.
--------------------------------------------------------
Toán Tiết: 106
 Bài: Luyện tập 
I- MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải một số bài toán đơn giản.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Phiếu học tập cho BT 3.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: Công thức tính diện tích xung quanh và toàn phần của hình hộp chữ nhật.
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 a) Giới thiệu bài: Nêu MT bài
 b) Thực hành: 
 Bài 1: Tính diện tích 
- HD thêm.
- Nhận xét cho HS sửa bài.
 Bài 2: Tính diện tích 
- HD thêm.
- Chấm một số vở, nhận xét. 
 Bài 3: Đ / S 
- HD và YC HS giải thêm tại lớp nếu có điều kiện hoặc cho HS về nhà làm. 
- Nhận xét, kết luận.
- Lắng nghe. 
- Nêu yêu cầu bài.
- Nhận xét thấy cần phải đổi đơn vị đo.
- Nêu số đo cần có để tính được các diện tích.
- Làm vào vở, 2 em lên bảng giải.
- Nhận xét, sửa chữa.
- Nêu yêu cầu bài.
- Thảo luận nhóm đôi nêu được hướng giải.
- Rồi giải vào vở.
Bài giải: 
Đổi: 8 dm = 0,8 m
Diện tích xung quanh của thùng tôn:
(1,5 + 0,6) x 2 x 0,8 = 3,36 (m)
Diện tích mặt đáy thùng tôn không nắp:
1,5 x 0,6 = 0,9 (m)
Diện tích tôn được quét sơn:
3,36 + 0,9 = 4,26 (m)
Đáp số: 4,26 m.
- Kiểm tra chéo vở, sửa chữa.
- Làm vào phiếu học tập.
- Trình bày. 
 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Tự luyện tập thêm ở nhà.
----------------------------------------------------
Đạo đức Tiết: 22
 Bài: Uỷ ban nhân dân xã (phường) em (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của UBND xã (phường) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của UBND xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
- Cần phải tôn trọng UBND xã (phường) và vì sao phải tôn trọng UBND xã (phường).
- Thực hiện các quy định của UBND xã (phường); tham gia hoạt động do UBND tổ chức.
- Tôn trọng UBND xã (phường).
 * HS khá, giỏi tích cực tham gia hoạt động phù hợp khả năng do UBND xã (phường) tổ chức.
II/ TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN:
- Ảnh trong bài.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: KT HS về bài Uỷ ban nhân dân xã phường em (tiết 1).
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 a) Giới thiệu bài: Nêu MT của tiết học
 b) Hoạt động 1: Xử lý tình huống (BT 2)
* MT: HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND tổ chức.
* TH: - Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Nhận xét, kết luận: a) Nên vận động các bạn cùng tham gia ký tên ủng hộ các nạn nhân.
b) Nên đăng ký tham gia sinh hoạt hè tại nhà VH.
c) Nên bàn với gia đình chuẩn bị và ủng hộ.
 c) Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến bài tập 4, SGK
* MT: HS biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền.
* TH: - HD cách nêu ý kiến đóng góp cho UBND.
- Nhận xét, kết luận: UBND xã (phường) luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em tham gia các hoạt động xã hội tại xã (phường) và tham gia đóng góp ý kiến là một việc làm tốt.
- Lắng nghe.
- Thảo luận theo t ... nhận xét: Muốn tính thể tích khối gỗ, ta chia khối gỗ thành 2 hình hộp chữ nhật.
- Thảo luận nhóm đôi rồi làm vào vở. 
Bài giải: 
Thể tích hình hộp chữ nhật thứ nhất:
8 x 12 x 5 = 480 (cm)
Chiều dài hình hộp chữ nhật thứ hai:
15 – 8 = 7 (cm)
Thể tích hình hộp chữ nhật thứ hai:
7 x 6 x 5 = 210 (cm)
Thể tích của khối gỗ: 480 + 210 = 590 (cm)
Đáp cố: 590 cm.
- Kiểm tra chéo vở, sửa chữa.
- Nêu yêu cầu bài, quan sát hình.
- Nêu cách làm, rồi giải vào vở.
Bài giải:
Phần nước dâng lên là:
7 – 5 = 2 (cm)
Thể tích của hòn đá là:
10 x 10 x 2 = 200 (cm)
Đáp số: 200 cm.
 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Tự luyện tập thêm ở nhà.
------------------------------------------------------
Kỹ thuật Tiết: 23
 Bài: Lắp xe cần cẩu (tiếp theo)
 - SDNLTK&HQ – Liên hệ
I- MỤC TIÊU: HS có khả năng:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu.
- Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được.
 * Với HS khéo tay: Lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp chắc chắn và chuyển động dễ dàng; tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra được.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
- SDNLTK&HQ: Chọn loại xe tiết kiệm năng lượng để sử dụng. Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng dầu; lắp thiết bị thu năng lượng mặt trời để tiết kiệm xăng, dầu.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: KT HS về bài “Lắp xe cần cẩu” (tiết 1).
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 a) Giới thiệu bài: Nêu MT bài 
 b) Quan sát: 
- Cho HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp:
+ Xe cần cẩu có những bộ phận nào?
- Nêu yêu cầu cần đạt của sản phẩm (với HS khéo tay): Lắp được xe cần cẩu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động dẽ dàng; tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra được.
- HD chọn các chi tiết.
 c)Thực hành lắp xe cần cẩu:
- Nêu yêu cầu khi lắp ráp: phải quan sát kỹ các hình trong SGK và nội dung từng bước lắp; chú ý vị trí trong, ngoài của các chi tiết và vị trí của các lỗ khi lắp các thanh giằng.
- Nhận xét, đánh giá.
- SDNLTK&HQ: Chọn loại xe tiết kiệm năng lượng để sử dụng. Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng dầu; lắp thiết bị thu năng lượng mặt trời để tiết kiệm xăng, dầu.
- Lắng nghe. 
- Quan sát kỹ từng bộ phận.
- Nêu từng bộ phận cần lắp ráp và chỉ trên mô hình:
 + Lắp giá đỡ cẩu;
 + Lắp cần cẩu;
 + Các bộ phận khác: ròng rọc, dây tời, trục bánh xe.
- Cho xe chạy thử (xe mẫu).
- Chọn các chi tiết và xếp từng loại vào nắp hộp.
- Đọc Ghi nhớ để nắm vững quy trình lắp xe cần cẩu.
- Làm trong nhóm 8.
- Trưng bày sản phẩm, chơi: quay tay quay để kiểm tra dây tời quấn vào, nhả ra; kiểm tra cần cẩu quay theo các hướng, nâng hàng lên, hạ hàng xuống.
- Liên hệ thực tế về việc sử dụng xe máy, xe ô tô tại địa phương.
 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Chuẩn bị cho tiết học sau Lắp xe ben.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứù sáu ngày 18 tháng 2 năm 2011
Luyện từ và câu Tiết: 46
 Bài: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Giúp HS:
- Hiểu thế nào là một câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến.
- Tìm được câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong truyện Người lái xe đãng trí (BT1); tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo những câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến theo cách nối các vế câu ghép bằng QHT, thay đổi vị trí của các vế câu (BT2)
 * HS khá, giỏi phân tích được cấu tạo câu ghép trong BT1.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn ở mục Nhận xét và BT 2.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: - HS làm lại bài ở tiết trước.
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 a) Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC tiết học
 b) HD phần Nhận xét:
 Bài tập 1: Phân tích cấu tạo câu ghép
- HD tìm các vế câu, cụm C-V, từ để nối.
- Nhận xét, kết luận: 
+ Vế 1:Chẳng những Hồng chăm học
+ Vế 2: mà bạn ấy còn rất chăm làm.
 Bài tập 2: Tìm thêm cặp QHT tăng tiến
- Ghi lên bảng.
 c) HD phần Ghi nhớ:
 d) HD làm bài tập: 
 Bài tập 1: Tìm và phân tích cấu tạo các câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến
- HD cách phân tích: Tìm câu ghép rồi phân tích thành các vế, C – V, từ để nối.
- Nhận xét, kết luận: 
Vế 1: Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái
Vế 2: mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh.
 Bài tập 2: Tìm quan hệ từ thích hợp
- Nhận xét, kết luận: a) Không chỉ  mà 
b) Không những (Chẳng những)  mà 
c) Không chỉ  mà 
- Lắng nghe. 
- Nêu yêu cầu bài.
- Đọc câu văn rồi suy nghĩ.
- Trình bày.
- Cho ví dụ.
- Thay những cặp QHT vào câu văn ở BT 1.
- Học thuộc Ghi nhớ.
- Nêu yêu cầu bài; đọc chuyện vui: Người lái xe đãng trí.
- Tự làm vào vở. (HS khá giỏi phân tích được).
- 1 em trình bày ở bảng.
- Nêu yêu cầu bài và các câu văn.
- Tự nghiên cứu rồi thống nhất trong nhóm 4.
- Trình bày ở bảng phụ.
- Ghi vào vở.
 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Xem lại bài.
---------------------------------------------------
Âm nhạc Tiết: 23
 Bài: Ôn hai bài hát: Tre ngà bên lăng Bác và 
(Có giáo viên dạy chuyên)
--------------------------------------------------------
Tập làm văn Tiết: 46
 Bài: Trả bài văn kể chuyện
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 
- Nắm được yêu cầu của bài văn kể chuyện theo ba đề đã cho.
- Nhận thức được được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi thầy cô chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi trong bài văn của mình; tự viết lại một đoạn cho đúng hoặc hay hơn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ ghi 3 đề bài của tiết kiểm tra; một số lỗi điển hình.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: HS trình bày lại những hiểu biết về văn kể chuyện.
	3. Dạy bài mới:
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 a) Giới thiệu bài: Nêu YC bài
 b) Nhận xét chung về kết quả bài làm: 
- Mở bảng phụ có ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý,
- Nhận xét về kết quả làm bài, những ưu điểm, những thiếu sót, hạn chế.
 c) HD học sinh chữa bài: 
- Chỉ ra các lỗi cần chữa rồi ghi lên bảng.
- HD sửa lỗi trong bài: Đọc lời nhận xét của GV và bài làm của mình, phát hiện thêm lỗi rồi sửa lỗi.
- Nhận xét để HS rút kinh nghiệm.
- Chọn đọc một số bài văn hay.
- Chấm một số vở, nhận xét. 
- Nghe giới thiệu.
- Nêu lại 3 đề bài kiểm tra.
- Đọc để biết một số lỗi.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm rồi tìm cách chữa lại cho hay hơn.
- Tự đọc bài của mình rồi sửa lỗi.
- Nêu nhận xét về bài làm của mình và những gì đã sửa chữa.
- Lắng nghe, nêu được cái hay của bài bạn hoặc chi tiết yêu thích.
- Chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- Đọc trước lớp.
4. Củng cố: - Nhậïn xét tiết học.
5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà luyện viết tiếp.
-------------------------------------------------------
Toán Tiết: 115
 Bài: Thể tích hình lập phương
I- MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết cách tính và công thức tính thể tích hình lập phương.
- Biết vận dụng công thức để giải các bài tập có liên quan.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bộ đồ dùng dạy học Toán 5 (về hình lập phương).
- Phiếu học tập cho BT 1.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: Nhận xét về kỹ năng tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần.
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 a) Giới thiệu bài: Nêu MT tiết học
 b) HD hình công thức tính thể tích hình lập phương: 
- Giới thiệu mô hình hình lập phương.
- HD tìm thể tích hình lập phương ở phần Ví dụ và công thức tính thể tích như là một trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật.
- Giải đáp thắc mắc.
 c) Thực hành: 
 Bài 1: Viết số đo thích hợp vào ô trống (vận dụng trực tiếp công thức)
- Nhận xét.
 Bài 2: 
- HD và yêu cầu HS giải thêm tại lớp nếu có điều kiện hoặc cho HS về nhà làm. 
- Nhận xét, kết luận.
 Bài 3: 
- HD thêm.
- Chấm một số vở, nhận xét. 
- Lắng nghe. 
- Quan sát mô tả đặc điểm.
- Tìm hiểu.
- Nêu được công thức tích thể tích hình lập phương và học thuộc lòng: V = a x a x a
- So sánh giữa hai công thức tính thể tích; nêu thắc mắc.
- Nêu cách tính diện tích 1 mặt, toàn phần, thể tích hình lập phương; tìm cạnh khi biết diện tích.
- Làm vào phiếu, 4 em làm ở bảng.
- Kiểm tra chéo phiếu, sửa chữa.
- Thảo luận nhóm 4, nêu hướng giải.
- Làm vào vở, 1 em làm trên bảng. 
Bài giải: 
Đổi: 0,75 m = 7,5 dm
Thể tích khối kim loại là:
7,5 x 7,5 x 7,5 = 421,875 (dm)
Khối kim loại đó cân nặng là:
15 x 421,875 = 6328,125 (kg)
Đáp số: 6328,125 kg.
- Nhận xét, sửa chữa.
- Nêu yêu cầu bài.
- Thảo luận nhóm đôi, nêu được các bước giải rồi giải.
Bài giải: 
a) Thể tích của hình hộp chữ nhật:
8 x 7 x 9 = 504 (cm)
b) Độ dài cạnh của hình lập phương:
(8 + 7 + 9) : 3 = 8 (cm)
Thể tích của hình lập phương là:
8 x 8 x 8 = 512 (cm)
Đáp số: a) 504 cm; b) 512 cm.
- Kiểm tra chéo vở, sửa chữa. 
 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Tự luyện tập thêm ở nhà.
Sinh hoạt lớp – Tuần 23
I/ MỤC TIÊU:
- 
- 
II/ SINH HOẠT LỚP:
1. Nhận xét tình hình lớp học trong tuần:
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
2. Nêu một số yêu cầu và công việc cần làm trong tuần sau:
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22-28.doc