Kế hoạch bài dạy lớp 5 năm 2011 - Tuần 12

Kế hoạch bài dạy lớp 5 năm 2011 - Tuần 12

I. Mục tiêu

- Đọc trôi chảy, rành mạch toàn bài; biết diễn cảm toàn bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

 - Hiểu bội dung: Miêu tả vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 - HS khá, giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.

II. Đồ dùng dạy học

+ GV: Tranh minh hoạ bài học. Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

+ HS: SGK

 

doc 40 trang Người đăng huong21 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy lớp 5 năm 2011 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 31 tháng 10 năm 2011
Ngày soạn: 24/10/2011
Ngày dạy: 31/10/2011
Tiết: 23
Tập đọc
Mùa thảo quả
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy, rành mạch toàn bài; biết diễn cảm toàn bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
 - Hiểu bội dung: Miêu tả vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 - HS khá, giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
II. Đồ dùng dạy học
+ GV: Tranh minh hoạ bài học. Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
+ HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Điều chỉnh
 A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc bài thơ tiếng vọng và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu: Đây là cảnh mọi người đi thu hoạch thảo quả. Thảo quả là một trong những loại cây quý hiếm của VN. Thảo quả có mùi thơm đặc biệt. Thứ cây hương liệu dùng làm thuốc, chế dầu thơm, chế nước hoa, làm men rượu, làm gia vị. Dưới ngòi bút của nhà văn Ma Văn Kháng, rừng thảo quả hiện ra với mùi hương và màu sắc đặc biệt như thế nào Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài...
Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu bài (Đọc giọng nhẹ nhàng thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả )
- Gọi 1 HS chia đoạn 
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn. GV chú ý sửa lỗi phát âm cho từng HS
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp đọc chú giải
- HS luyện đọc theo nhóm 2
- Gọi 1HS đọc toàn bài.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn và câu hỏi để thảo luận và trả lời câu hỏi
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
+ Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
GV: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng hương thơm đặc biệt của nó. Các từ hương, thơm lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hương đặc biệt của thảo quả. Tác giả dùng các từ Lướt thướt, quyến, rải, ngọt lựng, thơm nồng gợi cảm giác hương thảo quả lan toả, kéo dài trong không gian. Các câu ngắn: gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm như tả một người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả trong đất trời.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc và trả lời câu hỏi
- HS quan sát 
- HS đọc thầm bài
- 3 đoạn: 
+ Đoạn1: từ đầu đến nếp khăn.
+ Đoạn2: Thảo quảkhông gian.
+ Đoạn3: sự sốngvui mắt.
- 3 HS đọc 
- 3 HS đọc
- HS đọc cho nhau nghe
- 1HS đọc, lớp theo dõi
- Lớp đọc thầm và thảo luận
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng thơm.
+ Các từ thơm , hương được lặp đi lặp lại cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt
- Dành cho HS khá - giỏi trả lời
+ Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển nhanh?
- GV TK ý 2: Sự phát triển rất nhanh của thảo quả
- Hoa thảo quả nảy ở đâu?
- Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp?
GV: Tác giả đã miêu tả được màu đỏ đặc biệt của thảo quả: đỏ chon chót, như chứa lửa chứa nắng. cách dùng câu văn so sánh đã miêu tả được rất rõ, rất cụ thể hương thơm và màu sắc của thảo quả
+Đọc bài văn em cảm nhận được điều gì?
- Đó cũng chính là nội dung bài
- GV ghi nội dung bài lên bảng
 Hoạt động 3: Thi đọc diễn cảm
 - 3 HS đọc toàn bài 
- GV treo bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc (Thảo quả trên rừng  nếp khăn)
- GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu (Nhấn giọng: lướt thướt, vào mùa, quyến, ngọt lựng, thơm nồng, thơm, đậm ủ ấp)
- HS đọc trong nhóm
- Tổ chức thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét ghi điểm
C. Củng cố dặn dò
- Tác giả miêu tả về loài cây thảo quả theo trình tự nào? Cách miêu tả ấy có gì hay?
- Người ta trồng thảo quả để làm gì?
- Nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau
+ Qua một năm đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngọn xoè lá, lấn chiếm không gian
+ Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây
+ Khi thảo quả chín rừng rực lên những chùm quả đỏ chon chót, như chứa nắng, chứa lửa. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng . Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy
+ Ý nghĩa: Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp và sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.
- HS nhắc lại
- 3 HS đọc nối tiếp bài
- HS theo dõi
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 3 HS đại diện 3 nhóm thi đọc. Cả lớp nhận xét
- HS nêu 
- Thảo quả dùng làm thuốc, chế nước hoa, làm men rượu, làm gia vị
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 24/10/2011
Ngày dạy: 31/10/2011
Tiết: 56
Toán
 Nhân một số thập phân với 10,100,1000, 
I- Mục tiêu 
Biết:
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000...
- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập. 
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ; bảng nhóm
- HS: Bảng con, nháp, SGK
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Điều chỉnh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. 
* Tính :
a. 0,256 x 3 = 0,768
b. 60,8 x 45 = 2,736
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu: Trong tiết học này chúng ta cùng học cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000...
Hoạt động 1: Hướng dẫn nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000...
a) Ví dụ 1
- Hãy thực hiện phép tính 27,867 10.
- GV nhận xét phần đặt tính và tính của HS.
- Vậy ta có: 27,867 10 = 278,67
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10:
+ Nêu rõ các thừa số, tích của phép nhân 27,867 10 = 278,67.
+ Suy nghĩ để tìm cách viết 27,867 thành 278,67
+ Dựa vào nhận xét trên em hãy cho biết làm thế nào để có được ngay tích 27,867 10 mà không cần thực hiện phép tính?
+ Vậy khi nhân một số thập phân với 10 ta có thể tìm được ngay kết quả bằng cách nào?
b) Ví dụ 2
- Hãy đặt tính và thực hiện tính 53,286 100.
- GV nhận xét phần đặt tính và kết quả tính của HS.
- Vậy 53,286 100 bằng bao nhiêu?
- GV hướng dẫn HS nhận xét để tìm quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 100.
+ Hãy nêu rõ các thừa số và tích trong phép nhân 53,2896 100 = 5328,6
+ Hãy tìm cách để viết 53,286 thành 5328,6
+ Dựa vào nhận xét trên em hãy cho biết làm thế nào để có được ngay tích 53,286 100 mà không cần thực hiện phép tính?
+ Vậy khi nhân một số thập phân với 100 ta có thể tìm được ngay kết quả bằng cách nào?
c) Quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000....
- Muốn nhân một số thập phân với 10 ta làm như thế nào?
- Số 10 có mấy chữ số 0?
- Muốn nhân một số thập phân với 100 ta làm như thế nào?
- Số 100 có mấy chữ số 0?
- Dựa vào cách nhân một số thập phân với 10,100 em hãy nêu cách nhân một số thập phân với 1000.
- Hãy nêu quy tắc nhân một số thập phân với 10, 100, 1000...
- GV yêu cầu HS học thuộc quy tắc ngay tại lớp.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 1 Hs lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
 27,867
 10
 278,670
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
+ Thừa số thứ nhất là 27,867 thừa số thứ hai là 10, tích là 278,67.
+ Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số thì ta được số 
278,67.
+ Khi cần tìm tích 27,867 10 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của 27,867 sang bên phải một chữ số là được tích 278,67 mà không cần thực hiện phép tính.
+ Khi nhân một số thập phân với 10 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số là được ngay tích.
- 1 HS lên bảng thực hiện phép tính, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
 53,286
 100
 5328,600
- 53,286 100 = 5328,6
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
+ Các thừa số là 53,286 và 100, tích là 5328,6
+ Nếu chuyển dấu phẩy của số 53,286 sang bên phải hai chữ số thì ta được số 5328,6
+ Khi cần tìm tích 53,286 100 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của 53,286 sang bên phải hai chữ số là được tích 5328,6 mà không cần thực hiện phép tính.
+ Khi nhân một số thập phân với 100 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy sang bên phải hai chữ số là được ngay tích.
- Muốn nhân một số thập phân với 10 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số.
- Số 10 có một chữ số 0.
- Muốn nhân một số thập phân với 100 ta chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải hai chữ số.
- Số 100 có hai chữ số 0.
- Muốn nhân một số thập phân với 1000 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải ba chữ số.
- 3,4 HS nêu trước lớp.
Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cột tính, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 a) 
 1,4 x 10 = 14
 2,1 x 100 = 210
 7,2 x 1000 = 7200
b) 
9,63 x 10 = 96,3 
25,08 x 100 = 2508
5,32 x 1000 = 5320
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- HS nhận xét - chữa bài
Bài 2:
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV viết lên bảng đề làm mẫu của một phần :
12,6m = ...cm
- 1m bằng bao nhiêu xăng-ti-mét?
- Vậy muốn đổi 12,6m thành xăng-ti-mét thì em làm thế nào?
- GV nêu lại : 1m = 100cm
Ta có :
12,6 100 = 1260
Vậy 12,6m = 1260cm
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- 1m = 100cm.
- Thực hiện phép nhân 12,6 100 = 1260.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
10,4 dm = 104 cm
12,6 m = 1260 cm
0,856 m = 85,6 cm
5,75 dm = 57,5 cm
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 3 HS vừa lên bảng lần lượt giải thích
- Theo dõi - chữa bài
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài toán trước lớp.
- Bài toán cho ta biết gì? Y/c làm gì?
- GV yêu cầu HS khá tự làm bài sau đó đi hướng dẫn HS kém.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS nêu, lớp nhận xét
- HS làm bài vào vở ; 1HS làm bảng lớp.
- Dành cho HS khá - giỏi
 Tóm tắt :
 1 can : 10 lít
 1 lít : 0,8 kg
 Can rỗng : 1,3kg
 10 lít : kg?
Bài giải
10 lÝt dÇu ho¶ c©n nÆng lµ:
10 x 0,8 = 8 (kg)
Can dÇu ho¶ c©n nÆng lµ:
8 + 1,3 = 9,3 (kg)
 §¸p sè: 9,3 kg
- GV nhận xét - ghi điểm
- Chữa bài
3.Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------------------------------------- ... g nghiệp (tiếp theo)
- 3- 4 học sinh nêu.
 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 24/10/2011
Ngày dạy: 04/11/2011
Tiết: 60
 Toán 
 Luyện tập
I- Mục tiêu 
Biết :
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Sử dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II- Đồ dùng dạy –học
- GV: Bảng số trong bài tập 1a kẻ sẵn.
- HS: Nháp, SGK, bảng con
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Điều chỉnh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu: Trong tiết học này chúng ta cùng luyện tập về nhân một số thập phân với một số thập phân. Nhận biết và sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân.
Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
a) GV yêu cầu HS đọc yêu cầu phần a)
- GV yêu cầu HS tự tính gía trị của các biểu thức và viết vào bảng.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV hướng dẫn HS nhận xét để nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
+ Em hãy so sánh giá trị của hai biểu thức (ab) c và a (bc) khi a = 2,5 ; b = 3,1 và c = 0,6
- GV hỏi tương tự với 2 trường hợp còn lại, sau đó hỏi tổng quát :
+ Giá trị của hai biểu thức (ab) c và a (bc) như thế nào khi thay các chữ bằng cùng một bộ số?
- Vậy ta có : (ab) c = a (bc)
- Em đã gặp (ab) c = a (bc) khi học tính chất nào của phép nhân các số tự nhiên?
- Với phép nhân các số thập phân có tính chất kết hợp không? Hãy giải thích ý kiến của em.
- Hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
b) GV yêu cầu HS đọc đề bài phần b.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn cả về kết quả tính và cách tính.
- GV hỏi HS vừa lên bảng làm bài: Vì sao em cho rằng cách tính của em là thuận tiện nhất?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, biểu thức có dấu ngoặc và không có dấu ngoặc.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV gọi 1 HS đọc đề bài. GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS nhận xét bài làm của bạn, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau và bằng 4,65.
+ Giá trị của hai biểu thức này luôn bằng nhau.
- Khi học tính chất kết hợp của phép nhân các số tự nhiên ta cũng có (a b) c = a (bc)
- Phép nhân các số thập phân cũng có tính chất kết hợp vì khi thay chữ bằng các số thập phân ta cũng có: (ab) c = a (bc)
- Phép nhân các số thập phân có tính chất kết hợp. Khi nhân một tích hai số với số thứ ba có thể nhân số thứ nhất với tích của hai số còn lại.
- HS đọc đề bài, 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS nhận xét, HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài mình.
- 4 HS lần lượt trả lời, Ví dụ :
Khi thực hiện 9,65 0,4 2,5 ta tính 0,4 2,5 trước vì 0,4 2,5 = 1 nên rất thuận tiện cho phép nhân sau là 9,65 1 = 9,65.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
-1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Dành cho HS khá - giỏi
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 24/10/2011
Ngày dạy: 04/11/2011
Tiết: 12
 Lịch sử 
 Vượt qua tình thế hiểm nghèo
I.Mục tiêu:
- Biết sau cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.
- Các biên pháp nhân dân ta đã thực hiện để chóng lại “giặc đói”, “giặc dốt”: quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa nạn mù chữ,
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Hình minh hoạ SGK. Tranh ảnh về diệt giặc đói, giặc dốt. Phiếu học tập cho hs. Thông tin thêm.
- HS: SGK, tìm hiểu thêm về nội dung bài học
III. Các hoạt động dạy và học.
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Điều chỉnh
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới. 
Giới thiệu bài
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, đã đối phó với vô vàng khó khăn thách thức. Nhưng nhân dân luôn tin tưởng vào Đảng vào Bác Hồ đã đẩy lùi những khó khăn ấy. Đó là những khó khăn gì, ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay
Hoạt động1. Tìm hiểu hoàn cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng 8/ 1945
- Gọi hs đọc từ đầu đến nghìn cân treo sợi tóc.
- GV giải nghĩa từ: Nghìn cân treo sợi tóc.
- Yêu cầu HS thảo luận: 
+ Vì sao nói: Ngay sau CM tháng 8, nước ta trong thế ngàn cân treo sợi tóc.
+ Nước ta trong thời điểm đó có những khó khăn nguy hiểm gì?
- Gọi HS nêu ý kiến
- GV nhận xét kết luận: Nạn đói (làm 2 triệu người chết) hạn hán lũ lụt, vỡ đê làm nông nghiệp đình đốn. Nạn giặc ngoại xâm đe doạ nền độc lập. Nạn giặc dốt, hơn 90 % dân số mù chữ.
Hoạt động2: Đẩy lùi giặc đói và giặc dốt và giặc ngoại xâm.
- Yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận trả lời câu hỏi.
+ Nhân dân ta làm gì để đẩy lùi nạn đói và giặc dốt và giặc ngoại xâm?
- Gọi HS trình bày 
- GV nhận xét, kết luận:
+Để diệt giặc đói: Lập hũ gạo cứu đói. Cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa lấy gạo giúp những người nghèo khổ hơn. Tăng gia sản xuất không một tấc đất bỏ hoang. Đắp đê, chống hạn... Tổ chức Tuần Lễ Vàng, quỹ độc lập.
+ Để diệt giặc dốt, mở lớp bình dân học vụ cho toàn dân đi học.
(Cho hs quan sát ảnh lớp bình dân học vụ)
+ Chống giặc ngoại xâm bằng chính sách ngoại giao khôn khéo để đấy quân Tưởng về nứơc.Hoà hoãn nhượng bộ với Pháp để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
Hoạt động3: Ý nghĩa của việc đẩy lùi giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
Cho hs thảo luận và nêu ý kiến về ý nghĩa của việc đẩy lùi giặc đói, dốt và ngoại xâm.
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét, kết luận: Trong một thời gian ngắn mà nhân dân ta đã làm nên những việc phi thường đó là nhờ tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng và cho thấy sức mạnh của nhân dân ta. Nhân dân tin vào chính phủ, Bác Hồ để làm cách mạng.
Hoạt động4: Kể chuyện Bác Hồ 
Cho HS nêu những thông tin và câu chuyện có liên quan.
- GV nhận xét kết luận: Hình ảnh Bác nhịn ăn góp gạo cứu đói cho dân khiến toàn dân cảm động, một lòng đi theo CM.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi hs đọc nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài mới
- Lắng nghe 
- 1HS đọc, lớp theo dõi SGK.
- Theo dõi
- 2HS ngồi cạnh thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét
- Lắng nghe
- 2HS ngồi cạnh đọc, thảo luận và nêu ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nghe và nhận xét - bổ sung.
- Theo dõi
- 4HS 1 nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe
- HS nêu những câu chuyện sưu tầm về tấm gương Bác Hồ, có liên quan đến nội dung bài
Nghe.
-1HS đọc nội dung bài. Lớp theo dõi
- Nghe.
HOAÏT ÑOÄNG TAÄP THEÅ TUAÀN 12
NGAØY SOAÏN: 24/10/2011
NGAØY DAÏY: 04/11/2011
I- Muïc tieâu:
- Baùo caùo tình hình lôùp tuaàn 12 vaø phöông höôùng tuaàn 13
- Giaùo duïc neà neáp lôùp.
- Giaùo duïc an toaøn giao thoâng
- Giaùo duïc phoøng choáng caùc beänh muøa möa.
- GD ngaøy 20 thaùng 11
III- Chuaån bò:
- Lôùp tröôûng – caùc toå tröôûng: Baûng baùo caùo nhaän xeùt tình hình tuaàn 12
- Phöông höôùng tuaàn 13
- Taøi lieäu giaùo duïc ATGT vaø phoøng beänh muøa möa.
II- Caùc hoaït ñoäng chuû yeáu:
Hoaït ñoäng daïy
Hoaït ñoäng hoïc
Ñieàu chænh
1- Hoaït ñoäng 1: Troø chôi taäp theå.
- GV toå chöùc cho HS chôi troø chôi yeâu thích
- Cho HS haùt caùc baøi haùt taäp theå ñaõ hoïc
2- Hoaït ñoäng 2: Baùo caùo tuaàn 12 vaø phöông höôùng tuaàn 13
- Y/c ban caùn söï lôùp baùo caùo tình hình lôùp tuaàn 12
- Nhaän xeùt tình hình lôùp tuaàn 12. Tuyeân döông nhöõng HS tích cöïc trong tuaàn 12
3- Hoaït ñoäng 3: Giaùo duïc noäi quy tröôøng lôùp:
- Nhaän xeùt tình hình thöïc hieän noäi quy tuaàn 12
- Nhaéc nhôû HS ñi hoïc ñuùng giôø, hoïc baøi laøm baøi ñaày ñuû tröôùc khi ñi hoïc, veä sinh saïch seõ tröôøng lôùp, giöõ veä sinh chung.
4- GD ATGT vaø phoøng choáng caùc beänh.
- Nhaän xeùt veà thöïc hieän ATGT cuûa lôùp
- Tuyeân truyeàn GD ngaøy 20/11
- GV tuyeân truyeàn veà thöïc hieän an toaøn giao thoâng cho HS. 
- Nhaän xeùt veà thöïc hieän phoøng choáng caùc beänh cuûa lôùp.
- Tuyeân truyeàn veà phoøng choáng dòch soát xuaát huyeát, caùc beänh ñöôøng ruoät.
5- Cuûng coá – daën doø:
- Neâu phöông höôùng nhieäm vuï tuaàn 13:
+ Tham gia “Xoå soá ñieåm 10”
+ Reøn chöõ vieát vaø giöõ gìn saùch vôû
+ Tieáp tuïc thöïc hieän toát vieäc hoïc taäp.
+ Thöïc hieän veä sinh tröôøng lôùp, chaêm soùc caây xanh
+ Thöïc hieän toát noäi quy tröôøng lôùp
+ Thöïc hieän ATGT vaø phoøng choáng dòch beänh.
- Daën doø HS thöïc hieän toát caùc phöông höôùng ñaõ ñeà ra.
- HS chôi troø chôi.
- Haùt taäp theå.
- Ban caùn söï lôùp laàn löôït leân baùo caùo tröôùc lôùp.
- Lôùp tröôûng baùo caùo thöïc hieän noäi quy cuûa lôùp tuaàn 12
- Laéng nghe.
- Laéng nghe.
- Laéng nghe.
- Laéng nghe.
- Laéng nghe.
- Laéng nghe.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Duyệt của tổ khối trưởng	Duyệt của Ban giám hiệu
--------------------------------------------------	-------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------	-------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------	-------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------	-------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------	-------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc