Kế hoạch bài dạy môn Luyện từ và câu lớp 5

Kế hoạch bài dạy môn Luyện từ và câu lớp 5

I. Mục tiêu

Giúp HS:

 - Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn, không hoàn toàn

 - Tìm được các từ đồng nghĩa với từ cho trước, đặt câu để phân biệt các từ đồng nghĩa.

 - Có khả năng sử dụng từ đồng nghĩa khi nói, viết

 II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ viết sẵn các đoạn văn a,b ở bài tập 1 phần nhận xét

- Giấy khổ to , bút dạ

 

doc 136 trang Người đăng hang30 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Luyện từ và câu lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Kế hoạch bài dạymôn Luyện từ và câu5
Ngày soạn: ngày dạy: Thứ 
Bài 1: Từ đồng nghĩa
I. Mục tiêu
Giúp HS:
 - Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn, không hoàn toàn
 - Tìm được các từ đồng nghĩa với từ cho trước, đặt câu để phân biệt các từ đồng nghĩa.
 - Có khả năng sử dụng từ đồng nghĩa khi nói, viết
 II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn các đoạn văn a,b ở bài tập 1 phần nhận xét
- Giấy khổ to , bút dạ
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay giúp các em hiểu về Từ đồng nghĩa( ghi bảng)
 2. Dạy bài mới
 a) Tìm hiểu ví dụ
 Bài 1
- Gọi hS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 1 phần nhận xét. Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ in đậm 
- Gọi HS nêu ý nghĩa của từ in đậm . Yêu cầu mỗi HS nêu nghĩa của 1 từ.
- Gv chỉnh sửa câu trả lời cho HS 
- CH: em có nhận xét gì về nghĩa của các từ trong mỗi đoạn văn trên?
GV kết luận: những từ có nghĩa giống nhau như vậy được gọi là từ đồng nghĩa.
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp với hướng dẫn:
+ cùng đọc đoạn văn.
+ thay đổi vị trí, các từ in đậm trong từng đoạn văn.
+ Đọc đoạn văn sau khi đã thay đổi vị trí xcác từ đồng nghĩa. + So sánh ý nghĩa của từng câu trong đoạn văn trước và sau khi thay đổi vị trí các từ đồng nghĩa
- Gọi HS phát biểu
- HS đọc yêu cầu Cả lớp suy nghĩ tìm hiểu nghĩa của từ
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến:
+ Xây dựng: làm nên công tình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định.
+ kiến thiết: xây dựng theo quy mô lớn
+ Vàng xuộm: màu vàng đậm
+ vàng hoe: màu vàng nhạt, tươi ánh lên
+ Vàng lịm: màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.
- Từ Xây dựng, kiến thiết cùng chỉ một hoạt động là tạo ra 1 hay nhiều công trình kiến trúc.
- Từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm cùng chỉ một màu vàng nhưng sắc thái màu vàng khác nhau.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm việc theo nhóm 
- - 2 HS phát biểu nối tiếp nhau phát biểu về từng đoạn, cả lớp nhận xét và thống nhất:
+ Đoạn văn a: từ kiến thiết và xây dựngcó thể thay đổi vị trí cho nhau vì nghĩa của chúng giống nhau.
+ Đoạn văn b: các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thayđổi vị trí cho nhau vì như vậy không miêu tả đúng đặc điểm của sự vật.
 Kết luận: Các từ xây dựng, kiến thiết có thể thay đổi vị trí cho nhau vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn. Những từ có nghĩa giống nhau hoàn toàn gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn.
 Các từ chỉ màu vàng: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn. Vàng xuộm chỉ màu vàng của lúa đã chín. Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt, tươi ánh lên. Vàng lịm là màu vàng của quả chín, gợi cảm giác có vị ngọt. những từ có nghĩa không giống nhau hoàn toàn gọi là từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 
CH: thế nào là từ đồng nghĩa?
 Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ?
 Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
 b) Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK
- Yêu cầu HS lấy ví dụ từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn, không hoàn toàn
- GV gọi HS trả lời và ghi bảng 
- HS nối tiếp nhau trả lời
- HS đọc SGK 2 HS đọc to
- HS thảo luận
- HS trả lời:
+ Từ đồng nghĩa: Tổ quốc- đất nước, yêu thương- thương yêu
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn: lựn- heo, má- mẹ.
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: đen sì- đen kịt, đỏ tươi- đỏ ối.
 Kết luận: từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau. những tườ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay được cho nhau khi nói viết mà không ảnh hưởng đến nghĩa của câu hay sắc thái biểu lộ tình cảm. Với những từ đồng nghĩa không hoàn toàn chúng ta phải lưu ý khi sử dụng vì chúng chỉ có 1 nét nghĩa chung và lại mang những sắc thái khác nhau.
 3. Luyện tập
Bài tập 1
- gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- Gọi HS đọc từ in đậm trong đoạn văn, GV ghi bảng
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp. Gọi HS lên bảng làm
CH: Tại sao em lại sắp xếp các từ: nước nhà, non sông vào 1 nhóm?
 CH: Từ hoàn cầu, năm châu có nghĩa chung là gì?
 Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Chia nhóm , phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm 
- Nhóm nào làm xong dán lên bảng, đọc phiếu của mình
GV nhận xét và kết luận các từ đúng
 Bài 3
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài tập
- GV nhận xét
- HS đọc yêu cầu 
- HS đọc
- HS thảo luận
+ nước nhà- non sông
+ hoàn cầu- năm châu
- Vì các từ này đều có nghĩa chung là vùng đất nước mình, có nhiều người cùng chung sống.
+ Từ hoàn cầu, năm châu cùng có nghĩa là khắp mọi nơi khắp thế giới.
- HS đọc 
- HS thảo luận và làm bài theo nhóm
- Các nhóm trình bày bài
- nhóm khác nhận xét bổ xung
 Víêt đáp án vào vở
+ Đẹp: xinh, đẹp đẽ, đềm đẹp, xinh xắn, xinh tươi, tươi đẹp, mĩ lệ, tráng lệ
+ To lớn: to, lớn, to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ..
+ học tập: học, học hành, học hỏi....
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 5-7 HS nêu câu của mình
HS khác nhận xét 
 VD: Bé Nga rất xinh xắn với chiếc nơ hồng xinh xinh trên đầu.
 Những ngôi nhà xinh xắn bên hàng cây xanh
 chúng em thi đua học tập. Học hành là nhiệm vụ của chúng em.
Chiếc máy xúc khổng lồ đang xúc đất đổ lên xe ben.
4. Củng cố dặn dò
- Tại sao chúng ta phải cân nhắc khi sử dụng từ đồng nghĩa không hoàn toàn? cho ví dụ?
- Nhận xét câu trả lời 
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS học thuộc ghi nhớ làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
 Ngày soạn: 	 Ngày dạy:
Bài 2: Luyện tập về từ đồng nghĩa
 I. Mục tiêu
 Giúp HS: 
- Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với những từ đã cho
- Phân biệt được sự khác nhau về sắc thái biểu thị giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn để lựa chọn từ thích hợp với từng ngữ cảnh cụ thể.
- rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa
 II. Đồ dùng dạy học
- Giấy khổ to, bút dạ
- Từ điển HS
- Bài tập 3 viết sẵn trên bảng
 III. Các hoạt động- dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Kiểm tra bài cũ
H: Thế nào là từ đồng nghĩa? cho ví dụ?
H: Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? cho ví dụ?
H: Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? cho ví dụ?
- GV nhận xét cho điểm
2. Dạy bài mới
a) giới thiệu bài: Các em đã hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. Tiết học này các em cùng thực hành tìm từ đồng nghĩa, luyện tập cách sử dụng từ đồng nghĩa cho phù hợp
b) Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1
- yêu cầu HS đọc nội dung bài
- Tổ chức HS thi tìm từ theo nhóm viết vào phiếu bài tập
- Các nhóm trình bày lên bảng
- GV kết luận
 Bài 2
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng
- GV nhận xét bài 
 Bài tập 3
- Tổ chức HS làm bài theo nhóm
 - GV nhận xét 
Đáp án: điên cuồng, nhô lên, sáng rực, gầm vang, hối hả
- HS đọc bài hoàn chỉnh
KL: Chúng ta nên thận trọng khi sử dụng những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. trong mỗi ngữ cảnh cụ thể sắc thái biểu cảm của từ sẽ thay đổi
3. Củng cố- dặn dò: NX giờ học 
- 3 HS lên bảng trả lời
- HS khác nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Hoạt động nhóm, cùng sử dụng từ điển , trao đổi để tìm từ đồng nghĩa
a) Chỉ màu xanh
b) chỉ màu đỏ
c) chỉ màu trắng
d) chỉ màu vàng
- Các nhóm nhận xét cho nhau
- HS theo dõi GV nhận xét rồi viết các từ đồng nghĩa vào vở
- HS đọc yêu cầu 
- 4 HS lên làm trên bảng lớp
- HS nhận xét bài của bạn
VD: 
+ Buổi chiều, da trời xanh đậm, nước biển xanh lơ.
+ canhd đồng xanh mướt ngô khoai.
+ Bạn nga có nước da trắng hồng
+ ánh trăng mờ ảo soi xuống vườn cây làm cho cảnh vật trắng mờ
+ hòn than đen nhánh.
- HS nêu yêu cầu bài tập
- 4 HS 1 nhóm thảo luận 
- 1 HS lên làm bài trên bảng lớp
- Lớp nhận xét
 Ngày soạn: Ngày dạy: 
:
Bài 3 : Mở rộng vốn từ: Tổ Quốc
 I. Mục tiêu
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ về Tổ quốc
- Tìm được từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc
- Đặt câu đúng, hay với những từ ngữ nói về Tổ quốc
 II. đồ dùng dạy học
- Giấy khổ to bút dạ 
- Từ điển HS 
 III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- 4 HS lên bảng tìm từ đồng nghĩa và dặt câu với từ vừa tìm 
- Gọi HS đứng tại chỗ trả lời:
 + Thế nào là từ đồng nghĩa?
 + Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn?
 + Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng của bạn
 B. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài: Chúng ta đã hiểu thế nào là từ đồng nghĩa và thực hành luyện tập về từ đồng nghĩa. Bài học hôm nay giúp các em mở rộng vốn từ về Tổ Quốc, tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc và rèn luyện kĩ năng đặt câu.
 2. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu 1 nửa lớp đọc thầm bài Thư gửi các học sinh, một nửa còn lại đọc thầm bài Việt Nam thân yêu, viết ra giấy nháp các từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc 
- Gọi HS phát biểu , GV ghi bảng các từ HS nêu
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng 
H: Em hiểu Tổ Quốc có nghĩa là gì ? 
GV giải thích: Tổ Quốc là đất nước gắn bó với những người dân của nước đó. Tổ Quốc giống như một ngôi nhà chung của tất cả mọi người dân sống trong đất nước đó 
 Bài 2
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp 
- Gọi HS trả lời. GV ghi bảng 
- GV nhận xét kết luận 
 Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Hoạt động nhóm 4
+ phát giấy khổ to, bút dạ
+ GV có thể gợi ý
+ Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu bài làm lên bảng, đọc phiếu
- GV ghi nhanh lên bảng
- Nhận xét khen ngợi 
H: Em hiểu thế nào là quốc doanh? Đặt câu với từ đó?
H: Quốc tang có nghĩa là gì/ Đặt câu với từ đó
 Bài tập 4
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài tập
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
- Gọi HS đọc câu mình đặt, GV nhận xét sửa chữa cho từng em
- Yêu cầu HS giải thích nghĩa các từ ngữ: quê mẹ, quê hương, quê cha đất tổ, nơi chôn rau 
GV: quê cha đất tổ, quê mẹ, quê hương, nơi chôn rau..., cùng chỉ một vùng đất, trên đó có những dòng họ sinh sống lâo đời, gắn bó với nhau, với đất đai, rất sâu sắc. Từ tổ Quốc có nghĩa rộng hơn các từ trên..
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc 
- 4 HS lần lượt lên bảng thực hiện yêu cầu:
+ HS 1: chỉ màu xanh
+ HS 2: chỉ màu đỏ
+ HS 3: chỉ màu trắng
+ HS 4: chỉ màu đen
- HS nối tiếp nhau trả lời, lớp theo dõi nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS làm bài theo yêu cầu 
- Tiếp nối nhau phát biểu
+ Bài thư gửi các học sinh: nước, nước nhà, non sông
+ bài Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương
- Tổ Quốc: đất nước , được bao đời xây dựng và để lại, trong quan hệ với những người dân có tình cảm gắn bó với nó.
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS thảo luận
- Tiếp nối nhau phát biểu 
+ đồng n ... à Cậu cao thủ lắm 
- A Tớ cho cậu xem cái này Hay lắm
.
Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy ra quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh xem
!
!
?
- ảnh chụp lúc cậu lên mấy mà nom ngộ thế
!
- Cậu nhầm to rồi T ớ đâu mà tớ 
 Ông tớ đấy 
!
?
- Ông cậu 
.
.
- ừ Ông tớ ngày còn bé mà 
Ai cũng bảo tớ giống ông nội nhất nhà 
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1 (10’)
- Cho HS đọc yêu cầu BT và đọc mẩu chuyện vui Lười
- GV giao việc:
 • Mỗi em đọc thầm lại mẩu chuyện vui Lười.
 • Chữa lại những dấu câu bị dùng sai trong mẫu chuyện vui.
 • Giải thích vì sao em lại chữa như vậy.
- Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho 3 em.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. Trong truyện vui Lười một số câu dùng sai và chữa lại như sau:
Câu có dấu sai
Chà.
Cậu tự giặt lấy cơ à!
Giỏi thật đấy?
Không?
Tờ không có chị, đành nhờ anh tớ giặt giúp!
H:Vì sao Nam bất ngời trước câu trả lời của Hùng?
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1 (7’)
- Cho HS đọc yêu cầu BT
- GVgiao việc:
 • Các em đọc lại 4 dòng a, b, c, d.
 • Đặt câu với nội dung ở mỗi dòng.
 • Dùng dấu câu ở câu vừa đặt sao cho đúng.
- GV đặt câu hỏi gợi ý:
H: Theo nội dung ở ý a, em cần đặt kiểu câu gì? Dấu câu nào?
H: Theo nội dung ở ý b, em cần đặt kiểu câu gì? Dấu câu nào?
H: Theo nội dung ở ý c, em cần đặt kiểu câu gì? Dấu câu nào?
H: Theo nội dung ở ý d, em cần sử dụng kiểu câu gì? Dấu câu nào?
- Cho HS làm bài. GV phát giấy + bút dạ cho 3 HS
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại những câu đặt đúng
VD:
a/ Chị mở cửa sổ giúp em với!
b/ Bố ơi, mấy giời thì hai bố con mình đi thăm ông bà?
c/ Cậu đã đạt được thành tích thật tuyệt vời!.
d/ Ôi, búp bê đẹp quá!
- 1HS đọc, lớp lắng nghe.
- 3 HS làm bài vào phiếu. HS còn lại có thể dùng bút chì đánh dấu vào SGK hoặc vở bài tập.
- 3HS dán phiếu bài làm của mình lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
- 1HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- 3HS làm bài vào phiếu.
- 3HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
Sửa cho đúng
Chà!
Cậu tự giặt lấy cơ à?
Giỏi thật đấy!
Không!
Tớ không có chị, đành nhờ...anh tớ giặt giúp.
- Thấy Hùng nói Hùng chẳng bao giờ nhờ chị giặt quần áo, Nam tưởng Hùng chăm chỉ, tự giặt quần áo. Không ngờ Hùng cũng lười: Hùng không nhờ chị mà nhờ anh giặt quần áo.
- 1 HS đọc yêu cầu + đọc 4 dòng a, b, c, d lớp đọc thầm.
- Cần đặt kiểu câu khiến, sử dụng dấu chấm than.
- Cần đặt kiểu câu hỏi, sử dụng dấu chấm chấm hỏi.
- Cần đặt kiểu câu cảm, sử dụng dấu chấm than.
- Cần đặt kiểu câu cảm, sử dụng dấu chấm than.
- 3 HS làm bài vào giấy, lớp làm vở hoặc vở bài tập.
- 3 HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
- Một số HS đọc câu mình đặt.
3
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chú ý sử dụng các dấu câu khi làm bài
- HS lắng nghe.
Tuần 30
Ngày soạn:./../07
Ngày giảng:./../07
Mở rộng vốn từ: Nam và nữ
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Mở rộng vốn từ: Biết được những từ ngữ chỉ phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ. Giải thích được nghĩa của các từ đó. Biết trao đổi về những phẩm chất quan trọng của một người nam, một người nữ cần có.
2- Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan hệ bình đẳng nam, nữ. Xác định được thái độ đúng đắn: không coi thường phụ nữ.
II. Đồ dùng dạy – học
- Từ điển học sinh.
- Bảng lớp viết:
 + Những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới: dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng với mọi hoàn cảnh.
 + Những phẩm chất quan trọng nhất của phụ nữ: dịu dàng, khoan dung, cần mẫn và biết quan tâm đến mọi người.
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2 HS: HS làm BT2,3 của tiết Luyện từ và câu (Ôn tập về dấu câu).
- GV nhận xét và cho điểm.
- 2 HS lần lượt làm miệng.
• HS1 làm BT2.
• HS2 làm BT3
Bài mới
1
Giới thiệu bài
1’
 Khi nhận xét một bạn nam, hay một bạn nữ, người ta thường dùng các từ ngữ khác nhau. Để giúp các em biết thêm những từ ngữ chỉ phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ, trong tiết Luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được mở rộng vốn từ về nam và nữ.
- HS lắng nghe
3
HĐ1: Cho HS làm BT1
- GV nhắc lại yêu cầu:
H: Em có đồng ý với ý kiến đề bài đã nêu không?
Lưu ý: Các em chọn ý kiến đồng ý hay không cũng phải giải thích rõ lí do, GV không áp đặt các em
H: Em thích phẩm chất nào nhất ở một ban nam hoặc một bạn nữ?
- GV có thể hướng dẫn HS tra từ điển.
HĐ2: HS làm BT2
- GV giao việc:
 • Các em đọc lại truyện Một vụ đắm tàu.
 • Nêu những phẩm chất chung mà 2 bạn nhỏ Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô đều có.
 • Mỗi nhân vật có những phẩm chất gì tiêu biểu cho nữ tính và nam tính.
- Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
a/ Phẩm chất chung của hai nhân vật cả hai đều giàu tình cảm, biết quan tâm đến người khác.
 • Ma-ri-ô nhờ bạn xuống cứu nạn để bạn được sống.
 • Giu-li-ét-ta lo lắng cho Ma-ri-ô.
b/ Phẩm chất riêng của mỗi nhan vật:
 • Ma-ri-ô kín đáo, quyết đoán, mạnh mẽ, cao thượng.
 • Giu-li-ét-ta dịu dàng, ân cần, đầy nữ tính.
HĐ3: HS làm BT3
- GV nhắc lại yêu cầu của BT.
- Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại
Câu a: Con trai hai con gái đều quý, miễn là có tình nghĩa với cho mẹ.
Câu b: Chỉ có một con trai cũng được xem là đã có con, nhưng có đến mười con gái thì vẫn xem như chưa có con.
Câu c: Trai gái đều giỏi giang ( trai tài giỏi, gái đảm đang).
Câu d: Trai gái thanh nhã, lịch sự
GV:
- Câu a thể hiện một quan niệm đúng đắn, không coi thường con gái.
- Câu b thể hiện một quan niệm lạc hậu sai trái: trọng con trai, khinh con gái.
- Cho HS học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.
- Cho HS thi đọc.
- 1 HS đọc BT1.
- Cả lớp đọc thầm lại
- HS có thể trả lời theo hai cách:
+ Đồng ý
+ Không đồng ý
- HS phát biểu tự do. Các em nêu rõ phẩm chất mình thích ở bạn nam, hoặc bạn nữ và giải thích nghĩa của từ chỉ phẩm chất mà mình vừa chọn.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập, lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc toàn bộ nội dung BT3, lớp lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- HS nhẩm thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.
- Một số HS thi đọc thuộc những câu tục ngữ, thành ngữ.
4
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Nhăc HS có quan niệm đúng về quyền bình đẳng nam, nữ có ý thức rèn luyện những phẩm chất quan trọng của giới tính.
Ngày soạn:./../07
Ngày giảng:./../07
Ôn tập về dấu câu
( Dấu phẩy)
i mục tiêu, yêu cầu
1- Củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy.
2- Làm đúng bài luyện tập: điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẫu chuyện đã cho.
II. Đồ dùng dạy – học
- Bút dạ và một vài tờ phiếu kẻ sẵn bảng tổng kết về dấu phẩy.
- Hai tờ phiếu khổ to viết những câu, đoạn văn có ô để trống trong Truyện kể về bình minh.
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2HS.
H: Em hãy tìm các từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới?
H: Tìm các từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nữ giới?
- HS1 tìm từ ngữ: dũng cảm năng nổ, cao thượng.
- HS2 tìm từ ngữ: dịu dàng, khoan dung, cần mẫn
Bài mới
1
Giói thiệu bài mới
 Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay, các em ôn tập về dấu phẩy. Việc ôn tập sẽ giúp các em nắm được tác dụng của dấu phẩy, biết điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn, bài văn
- HS lắng nghe.
HĐ1: HS làm BT1 (17’-18’)
- Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc 3 câu văn + đọc bảng tổng kết.
- GV dán lên bảng tổng kết và giao việc cho HS:
 • Trước hết, các em đọc kĩ 3 câu văn a, b,c trong SGK.
 • Chú ý dấu phẩy trong mỗi câu.
 • Chọn câu a, b, c viết vào chỗ trống trong cột Ví dụ sao cho đúng với yêu cầu. ở cột Tác dụng của dấu phẩy (chỉ ghi chữ a, b, c, không cần ghi câu văn).
- Cho HS làm bài. GV phát 3 tờ phiếu đã ghi bảng tổng kết cho 3 HS.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
- 2HS đọc: HS1 đọc 3 câu văn, HS2 đọc bảng tổng kết.
- 3 HS làm vào phiếu, lớp làm vào giấy nháp hoặc dùng bút chì ghi chữ a, b, c vào cột Ví dụ trong SGK.
- 3 HS làm BT vào giấy lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét
Tác dụng của dấu phẩy
Ví dụ
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
Câu b: (Phong trào Ba đảm đang thời kì chống Mĩ cứu nước, phong trào Giỏi việc nước, đảm việc nhà thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã góp phần động viên hàng triệu phụ nữ cống hiến sức lực và tài năng của mình cho sự nghiệp chung.
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
Câu b: (Khi phương Đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng)
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép
Câu c: ( Thế kỉ XX là thế kì giải phóng phụ nữ, còn thế kỉ XXI phải là thế kỉ hoàn thành sự nghiệp đó.)
HĐ2: HS làm BT2 (12’-13’)
- Cho HS đọc yêu cầu BT + đọc mẩu chuyện.
- Gv giao việc:
• Các em đọc thầm lại mẩu chuyện.
• Chọn dấu chấm phẩy điền vào ô trống trong mẩu chuyện sao cho đúng.
• Viết lại cho đúng chính tả những chữ đầu câu chưa viết hoa.
- Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho 3 HS.
- HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- 3 HS làm bài vào phiếu.
- HS còn lại dùng bút chì đánh dấu vào SGK.
- 3 HS làm trên phiếu dán lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét
Truyện kể về bình minh
,
.
 Câu chuyện này xảy ra ở một san trường dành cho trẻ khiếm thị. Sáng hôm ấy có một cậu bé mù dậy sớm, đi ra vườn Cậu bé thích nghe điệu nhạc của buối sớm mùa xuân.
, 
,
,
 Có một thầy giáo cũng dậy sớm đi ra vườn theo cậu bé mù. Thầy đến gần cậu bé khẽ chạm vào vai cậu hỏi:
Em có thích bình minh không?
- Bình minh nó thế nào ạ?
,
 - Bình minh giống như một cánh hoa mào gà. Bình minh giống như một câu đào trổ hoa – Thầy giải thích.
,
Môi cậu bé run run đau đớn. Cậu nói:
,
- Thưa thầy em chưa thấy cánh hoa mào gà cũng chưa thấy cây đào ra hoa.
,
Bằng một giọng nhẹ nhàng thầy bảo:
- Bình minh giống như một nụ hôn của người mẹ giống như làn da của mẹ chạm vào ta.
- Bây giờ thì em biết bình minh là thế nào rồi – Cậu bé mù nói.
Củng cố, dặn dò
H: Em hãy nhắc lại tác dụng của dấu phẩy.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu phẩy .
• Dấu phẩy có 3 tác dụng:
- Dùng để ngăn cách bộ phận cùng chức vụ trong câu.
- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
- Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an LTC Lop 5 ca nam.doc