Kế hoạch bài dạy môn Tập đọc lớp 5 (cả năm)

Kế hoạch bài dạy môn Tập đọc lớp 5 (cả năm)

 TUẦN 1: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

 I. Mục tiêu

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: tựu trường, sung sướng, siêng năng, nô lệ, non sông.

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện lời nhắn nhủ, niềm hi vọng của Bác Hồ đối với học sinh Việt Nam

- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung

 2. Đọc - hiểu

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, 80 năm trời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, cường quốc, năm châu .

- Hiểu nội dung bài : Qua bức thư BH khuyên các em HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS các thế hệ sẽ kế tục xứng đáng các sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước non Việt Nam cường thịnh, sánh vai với các nước giàu mạnh

 

doc 175 trang Người đăng hang30 Lượt xem 467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tập đọc lớp 5 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy môn tập đọc lớp 5
 Ngày soạn: Ngày dạy: 
 Tuần 1: 	thư gửi các học sinh
 I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: tựu trường, sung sướng, siêng năng, nô lệ, non sông...
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện lời nhắn nhủ, niềm hi vọng của Bác Hồ đối với học sinh Việt Nam
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung
 2. Đọc - hiểu
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, 80 năm trời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, cường quốc, năm châu ...
- Hiểu nội dung bài : Qua bức thư BH khuyên các em HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS các thế hệ sẽ kế tục xứng đáng các sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước non Việt Nam cường thịnh, sánh vai với các nước giàu mạnh
 3. Học thuộc lòng đoạn thư:" Sau 80 năm....của các em"
 II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trang 4 SGK 
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A ổn định tổ chức
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: Treo tranh minh hoạ bài tập đọc 
 H: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV nêu: BH rất quan tâm đến các cháu thiếu niên nhi đồng. Ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bác đã viết thư cho tất cả các cháu thiếu nhi. Bức thư đó thể hiện mong muốn gì của Bác và có ý nghĩa như thế nào? các em cùng tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay ( ghi bảng)
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 4 
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài 
GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS 
- GV yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ khó phần chú giải
- H: Đặt câu với các từ: cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết
- GV nhận xét câu vừa đặt
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- H: Em hãy nêu ý chính của từng doạn trong bức thư?
- GV ghi nhanh từng ý lên bảng
- GV đọc toàn bài
b) Tìm hiểu bài
- GV chia nhóm phát phiếu học tập 
N1: đọc thầm đoạn 1 và cho biết ngày khai trường tháng 9- 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
-N2: Hãy giải thích về câu của BH " các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào các em"
- N3: Theo em BH muốn nhắc nhở HS điều gì khi đặt câu hỏi : " Vậy các em nghĩ sao?"
- N4: Sau các mạng tháng tám , nhiệm vụ của toàn dân là gì?
- N5: HS có trách nhịêm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
- GV nhận xét 
CH: Trong bức thư BH khuyên và mong dợi chúng ta điiêù gì?
c) Luyên đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng 
H: chúng ta nên đọc bài như thế nào cho phù hợp với nội dung?
 GV: Chúng ta cùng luyện đọc diễn cảm đoạn 2, hãy theo dõi cô đọc và tìm các từ cần nhấn giọng.
- GV yêu cầu HS nêu các từ cần nhấn giọng, các chỗ cần chú ý nghỉ hơi, sau đó sửa chữa
- GV yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp 
- 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn thư
- Yêu cầu HS tự đọc thuộc lòng
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng trước lớp
- Tuyên dương HS đọc tốt
- HS quan sát
- Bức tranh vẽ cảnh BH đang ngồi viết thư cho các cháu thiếu nhi.
- HS đọc theo thứ tự:
- HS1: các em HS .... nghĩ sao?
- HS2: Trong măm học ... HCM.
- 3 cạp hS luyện đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp, cả lớp theo dõi và đọc thầm
- 1 HS đọc chú giải 
- Nhân dân ta ra sức bảo vệ cơ đồ mà tổ tiên ta để lại
- cơn bão chan- chu đã làm chấn động toàn thế giới.
- Mọi người đều ra sức kiến thiết đất nước.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm 
- HS nêu ý chính.
Đ1: nét khác biệt của ngày khai giảng tháng 9- 1945 với các ngày khai giảng trước đó
Đ2: Nhiệm vụ của toàn dân tộc và HS trong công cuộc kiến thiết đất nước
- HS thảo luận theo nhóm 
- Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước VN DCCH, ngày khai trường đầu tiên khi nước ta giành được độc sau 80 năm bị thực dân pháp đô hộ. Từ ngày khai trường này các em HS được hưởng 1 nền giáo dục hoàn toàn VN.
- Từ tháng 9- 1945 các em HS được hưởng một nền GD hoàn toàn VN. Để có được điều đó dân tộc VN phải đấu tranh kiên cường hi sinh mất mát trong suốt 80 năm chống thực dân pháp đô hộ.
- Bác nhắc các em HS cần nhớ tới sự hi sinh xương máu của đồng bào để các em có ngày hôm nay. Các em phải xác định được nhiệm vụ học tập của mình.
- Sau CM tháng tám, toàn dân ta phải XD lại cơ đồ mà tổ tiên để lại làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. 
- HS phải cố gắng siêng năng học tập , ngoan ngoãn nghe thầy yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước làm cho dân tộc VN bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu 
- Đại diện các nhóm báo cáo, các bạn khác bổ xung 
- BH khuyên HS chăm học, nghe thầy yêu bạn. Bác tin tưởng rằng HS VN sẽ kế tục sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước VN đàng hoàng to đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu.
- Đ1: đọc với giọng nhẹ nhàng thân ái
- Đ2: đọc với giọng xúc động, thể hiện niềm tin.
- HS theo dõi giáo viên đọc mẫu dùng bút chì gạch chân các từ cần nhấn giọng, gạch chéo vào chỗ cân chú ý ngắt giọng
- HS thực hiện:
+ nhấn giọng ở các từ ngữ: xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, hay không, sánh vai, phần lớn.
+ nghỉ hơi: ngày nay/ chúng ta cần phải/ nước nhà trông mong/ chờ đợi ở các em rất nhiều.
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 3 HS thi đọc 
Cả lớp theo dõi và bình chọn
- HS tự đọc thuộc lòng đoạn thư: " Sau 80 năm .... công học tập của các em"
- Lớp theo dõi nhận xét
 3. Củng cố dặn dò
 - GV tổng kết tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Bài 2: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
 I. Mục tiêu
 1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc đễ lẫn: sương sa, vàng xuộm lại, lắc lư,. treo lơ lửng, lạ lùng..
- đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi, dịu dàng
2. Đọc hiểu
- hiểu các từ ngữ khó trong bài: lui, kéo đá
- Hiểu các từ ngữ chỉ màu vàng của cảnh vật, phân biệt được sắc thái nghĩa của các từ chỉ màu vàng
- Hiểu nội dung bài: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương 
 II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ trang 10 SGK
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc
- Tranh ảnh làng quê ngày mùa
 III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng đoạn thư 
H: Vì sao ngày khai trường tháng 9- 1945 được coi là ngày khai trường đặc biệt?
 H: Sau CM tháng 8 nhiệm vụ của toàn dân là gì?
 H: chi tiết nào cho thấy BH đặt niềm tin rất nhiều vào các em HS?
- GV nhận xét cho điểm
 B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- Treo trnh minh hoạ bài tập đọc
H: Em có nhận xét gì về bức tranh?
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS quan sát
- Bức trnh vẽ cảnh làng quê vào ngày mùa, những thửa ruộng chín vàng, bà con nông dân đang thu hoạch lúa . Bao trùm lên bức tranh là một màu vàng
 GV: Làng quê VN vẫn luôn là đề tài bất tận cho thơ ca. Mỗi nhà văn có một cách quan sát, cảm nhận về làng quê khác nhau, nhà văn Tô Hoài đã vẽ lên một bức tranh quê vào ngày mùa thật đặc sắc. chúng ta cùng tìm hiểu vẻ đẹp đặc sắc đó trong bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa ( ghi bàilên bảng)
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Yêu cầu HS mở SGK 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn 
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng
- Yêu cầu đọc 2 lượt
- Yêu cầu đọc chú giải
* Yêu cầu luyên đọc theo cặp
 H: Em hãy nêu ý chính của từng đôảntng bài văn
- Nhận xét ghi nhanh ý chính lên bảng
- GV đọc mẫu
 b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài
- Gọi HS nêu 
GV: Mọi vật đều được tác goả quan sát rất tỉ mỉ và tinh tế. Bao trùm lên cảnh làng quê vào ngày mùa là màu vàng. Những màu vàng rất khác nhau. Sự khác nhau của sắc vàng cho ta cảm nhận riêng về đặc điểm của từng cảnh vật
H: Mỗi từ chỉ màu vàng gợi cho em cảm giác gì?
 Yêu cầu HS đọc thầm cuối bài và cho biết:
+ Thời tiết ngày mùa được miêu tả như thế nào?
+ Hình ảnh con người hiện lên trong bức tranh như thế nào?
+ Những chi tiết về thời tiết và con người gợi chota cảm nhận điếu gì về làng quê ngày mùa?
 + bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
- HS đọc
HS1: Mùa đông.... rất khác nhau
HS2: Có lẽ bắt đầu.....bồ đề treo lơ lửng
HS3: Từng chiếc lá....quả ớt đỏ chói
HS4: Ttất cả... là ra đồng ngay.
- ! HS đọc phần chú giải
- 2 HS luyên đọc theo cặp 
- Đ1: Màu sắc bao trùm lên làng quê vào ngày mùa là màu vàng
- Đ2,3: Những màu vàng cụ thể của cảnh vật trong bức tranh làng quê
- Đ4: Thời tiết và con người cho bức tranh làng quê thêm đẹp.
- HS theo dõi
- HS đọc thầm dùng bút chì gạch chân những từ chỉ màu vàng
- HS nêu: 
+ Lúa: vàng xuộm Nắng: vàng hoe
Quả xoan: vàng lịm Lá mít: vàng ối
Tàu đu đủ, lá sắn héo: vàng tươi
Quả chuối: chín vàng 
Bụi mía: vàng xọng rơm thóc: vàng giòn
Con gà con chó: vàng mượt
mái nhà rơm: vàng mới
Tất cả: màu vàng trù phú, đầm ấm
- Màu vàng xuộm : vàng đậm trên diện rộng lúa vàng xuộm là lúa đã chín vàng
- Vàng hoe: Màu vàng nhạt , màu tươi, ánh lên . Nắng vàng hoe giữa mùa đông là nắng đẹp, không gay gắt, không gợi cảm giác oi bức 
- vàng lịm: màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt
- vàng ối; vàng rất đậm, trải đều khắp mặt lá
- Vàng tươi: màu vàng của lá, vàng sáng, mát mắt
- chín vàng: màu vàng tự nhiên của quả 
- vàng xọng: màu vàng gợi cảm giác mọng nước 
- vàng giòn: màu vàng của vật được phơi nắng, tạo cảm giác khô giòn
- Thời tiết ngày mùa rất đẹp, không có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa
- Không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.
- Thời tiết và con người ở đây gợi cho bức tranh về làng quê thêm đẹp và sinh động. con người cần cù lao động.
- Tác giả rất yêu làng quê VN..
 GV: Bằng nghệ thuật quan sát rất tinh tế, cách dùng từ rất gợi cảm, giàu hình ảnh. Nhà văn Tô Hoài đã vẽ lên trước mắt người đọc một bức tranh làng quê vào ngày mùa với những màu vàng rất khác nhau, với những màu vàng khác nhau, với những vẻ đẹp đặc sắc và sống động. Bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương.
 c) đọc diễn cảm
 H: giọng đọc bài này n ...  sĩ Tô Ngọc Vân lên để học sinh quan sát và giới thiệu về bức ảnh (GV có thể đưa cho HS quan sát thêm một số tranh, ảnh về phụ nữ khác.)
HĐ2: HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn: 4 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn).
- Cho HS chia đoạn.
- Luyện đọc từ ngữ khó: kín đáo, mỡ gà, buộc thắt vào nhau...
HĐ3: HS đọc trong nhóm
- GV chia nhóm 4
- Cho HS đọc cả bài.
HĐ4: GV đọc diễn cảm bài văn
 Giọng nhẹ nhàng, cảm xúc từ hào về chiếc áo dài Việt Nam. Nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm: tế nhị, kín đáo, thẫm màu, lấp ló...
• Đoạn 1+2
- 1-2 HS khá giỏi nối tiếp nhau đọc bài văn.
- HS quan sát + nghe lời giới thiệu của GV.
- HS đọc nối tiếp. Mỗi HS đọc 1 đoạn ( 2 lần).
- HS đọc từ ngữ theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc theo nhóm 4.
- Mỗi HS đọc một đoạn.
- 1 - 2 HS đọc cả bài.
- 2 HS đọc chú giải.
- 3 HS giải nghĩa từ
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe.
3
Tìm hiểu bài
10’-11’
H: Chiếc áo dài đóng vai trò thế nào trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam?
- Phụ nữ Việt Nam xưa nay mặc áo dài thẫm màu bên ngoài. Bên trong là những lứo áo cánh nhiều màu. Chiếc áo dài làm cho người phụ nữ tế nhị, kín đáo.
H: Chiếc ái dài tân thời có gì khác chiếc ái dài truyền thống?
• Đoạn 3+4
H: Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
H: Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của phụ nữ khi họ mặc áo dài?
- áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải...áo năm thân như áo tứ thân, nhưng vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải nên rộng gấp đôi vạt phải
- áo dài tân thời là chiếc áo cổ truyền được cải tiến. áo tân thời vừa giữ được phong cách tế nhị, kín đáo, vừa mang phong cách hiện đại phương Tây.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS có thể trả lời.
 • Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo của người phụ nữ Việt Nam.
 • Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài.
- HS có thể phát biểu.
 • Người phụ nữ trở nên duyên dáng, dịu dàng hơn.
 • Chiếc áo dài làm cho người phụ nữ đẹp hơn.
4
Đọc diễn cảm
5’-6’
- Cho HS đọc diễn cảm bài văn.
- GV đưa bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn cần luyện lên và hướng dẫn HS đọc.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen những HS đọc tốt
- 4 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm bài văn.
- HS đọc đoạn văn theo hướng dẫn của GV.
- Một số HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
5
Củng cố, dặn dò
2’
H: Bài văn nói về điều gì?
- GV nhận xét tiết học
- Bài văn viết về sự hình thành chiếc áo dài Việt Nam, vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây.
Tuần 31
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
 Công việc đầu tiên
i mục tiêu, yêu cầu
1- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.
2- Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến câu chuyện.
Hiểu nội dung bài. Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK + bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2 HS.
H: Chiếc áo dài đóng vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
H: Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của phụ nữ khi họ mặc áo dài?
- GV nhận xét + cho điểm.
- HS1 đọc đoạn 1+2 bài Tà áo dài Việt Nam và trả lời câu hỏi.
- Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.
- HS2 đọc phần còn lại.
- HS có thể phát biểu.
• Khi mặc áo dài, phụ nữ trở nên duyên dáng, dịu dàng hơn.
• Chiếc áo dài làm cho phụ nữ Việt Nam trong tha thướt, duyên dáng
Bài mới
1
Giới thiệu bài mới
 Bà Nguyễn Thị Định là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em hiểu về những ngày đầu tiên bà tham gia tuyên truyền cách mạng.
- HS lắng nghe.
2
Luyện đọc
11’-12’
HĐ1: HS đọc bài viết
- GV đưa tranh minh hoạ lên giới thiệu về tranh.
HĐ2: HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn:
 • Đoạn 1: từ đầu đến “...không biết giấy gì?”
 • Đoạn 2: tiếp theo đến “...chạy rầm rầm”
 • Đoạn 3: phần còn lại
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc các từ ngữ khó: Ba Chẩn, truyền đơn, dặn dò, quảng cáo, thấp thỏm, hớt hải.
HĐ3: HS đọc đoạn nhóm
- Cho HS đọc cả bài.
HĐ4: GV đọc diễn cảm bài một lượt.
 Giọng đọc diễn tả đúng tâm trạng hồi hộp, bất ngờ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho cách mạng.
 • Lời anh Ba khi nhắc nhở út: ân cần; khi khen út: mừng rỡ.
 • Lời út: mừng rỡ khi lần đầu được giao việc
- 1HS giỏi đọc bài văn.
- Lớp đọc thầm theo.
- HS quan sát tranh + nghe lời giới thiệu.
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- HS đọc theo nhóm 3 (mỗi em đọc mỗi đoạn) (2 đoạn).
- 1 – 2 HS đọc cả bài
- 1 HS đọc chú giải
- 3 HS giải nghĩa từ.
3
• Đoạn 1+2
H: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì?
H: Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?
H: Chị út đã nghĩ ra cách gì để rải truyền đơn?
• Đoạn 3
H: Vì sao chị muốn thoát li?
 GV chốt lại: Bài văn là đoạn hồi tưởng – kể lại công việc đầu tiên bà Nguyễn Thị Định tham gia cách mạng. Bài văn cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm, muốn đóng góp công sức cho cách mạng.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi trong SGK.
- Rải truyền đơn.
- Chị út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đên dậy nghĩ cách giấu truyền đơn.
- Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quân. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi trong SGK.
- Vì chị út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.
4
Đọc diễn cảm
5’-6’
- Cho HS đọc diễn cảm toàn bài văn:
- GV đưa bảng đã ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc lên và hướng dẫn cách đọc.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen những HS đọc hay
- 3 HS đọc, mỗi HS đọc một đoạn.
- HS đọc đoạn văn theo hướng dẫn của GV.
- Một số HS lên thi đọc.
- Lớp nhận xét
5
Củng cố, dặn dò
3’
H: Bài văn nói gì?
- GV nhận xét tiết học
Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
Bầm ơi
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng cảm động, trầm lắng, thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ rất sâu lặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân.
2- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu lặng giữa người chiến sĩ ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nới quê nhà
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2 HS.
H: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì?
H: Vì sao chị út muốn được thoát li?
- GV nhận xét + cho điểm
- HS1 đọc đoạn 1 + đoạn 2 bài Công việc đầu tiên.
 - Đó là việc giải truyền đơn
- HS2 đọc phần còn lại
- Chị muốn làm việc thật nhiều cho cách mạng...
1
Giới thiệu bài
1’
 Tỗ Hữu là một nhà thơ lớn của nước ta. Thơ ông viết về cách mạng, về Bác Hồ, về anh bộ đội Cụ Hồ, về những người dân công...hình ảnh người mẹ hiện lên trong thơ ông rất đẹp. Bài tập đọc Bầm ơi hôm nay sẽ cho các em thấy tình cảm của người mẹ Việt Nam đối với anh bồ đội và tình cảm của anh bồ đội với người mẹ kính yêu.
- HS lắng nghe
2
Luyện đọc
11’-12’
HĐ1: HS đọc toàn bài
HĐ2: HS đọc nối tiếp
- Luyện đọc từ ngữ: mơ phùn, tuyền tuyến...
- Cho HS đọc toàn bài một lượt.
HĐ3: HS đọc trong nhóm
HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài
Giọng trầm lắng, thiết tha, phù hợp với việc diễn tả cảm xúc nhớ thương của người con với mẹ...
- 1 HS đọc toàn bộ bài thơ, lớp theo dõi trong SGK.
- 4 HS đọc nối tiếp ( 2 lần).
- HS đọc theo nhóm 2 (1 em đọc hai khổ đầu, một em đọc 2 khổ còn lại).
- 1 HS đọc cả bài.
- Một HS đọc chủ giải + giải nghĩa từ đon.
3
Tìm hiểu bài
10’-11’
– Khổ 1 + 2
H: Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
- GV đưa tranh minh hoạ lên và giới thiệu tranh.
GV: Các em biết không, mùa đông ở miền Bắc nước ta là mùa của mưa phùn, gió bấc, làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà, anh thương mẹ phải lội bùn lúc gió mưa.
H: Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu lặng.
GV: Những hình ảnh so sánh ấy thể hiện tình cảm của mẹ con thắm thiết, sâu lặng: mẹ thương con, con thương mẹ.
– Khổ 3 + 4
H: Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ?
GV: Cách nói của anh chiến sĩ đã làm yên lòng mẹ: mẹ ơi, mẹ đừng lo nhiều cho con. Những việc con đang làm không thể so sánh với những vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà.
H: Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
H: Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh?
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run gvì rét.
Hình ảnh so sánh là:
- Tình cảm của mẹ đối với con: “ Mà non Bầm cấy mấy đon
Ruột gan Bầm lại thương con mấy lần.”
- Tình cảm của con với mẹ 
“ Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương Bầm bấy nhiêu!”
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi trong SGK
- Anh chiến sĩ đã dùng cách nói so sánh:
Con đi trăm núi ngàn khe
...
Chưa bằng khó nhọc đời Bàm sáu mươi.
- Người mẹ của anh chiến sĩ là một người phụ nữ chịu thương, chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con...
- HS có thể phát biểu:
– Anh chiến sĩ là người con hiếu thảo, giàu tình thương mẹ.
– Anh là người yêu thương mẹ, yêu quê hương, đất nước...
4
Đọc diễn cảm
5’-6’
- Cho HS đọc diễn cảm bài thơ.
- GV đưa hai khổ thơ đầu đã chép sẵn trên bảng phụ lên và hướng dẫn cho HS đọc.
- Cho HS đọc thuộc lòng
- Cho HS thi đọc
- GV nhận xét + khen những Hs đọc thuộc, đọc hay.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài thơ.
- HS nhầm thuộc lòng đoạn, cả bài
- HS thi đọc.
- Lớp nhận xét
5
Củng cố, dặn dò
3’
H: Bài thơ nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu Hs về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ
- Bài thơ ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu lặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tap doc 5 ca nam.doc