Kế hoạch bài học lớp 5 - Trường Tiểu học “A” Đào Hữu Cảnh - Tuần 5

Kế hoạch bài học lớp 5 - Trường Tiểu học “A” Đào Hữu Cảnh - Tuần 5

A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )

- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn , tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn .

- Hiểu nội dung bức thư : Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

 

doc 41 trang Người đăng huong21 Lượt xem 714Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 - Trường Tiểu học “A” Đào Hữu Cảnh - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày  tháng  năm 20 
Tập đọc – tiết 9
- Tên bài dạy : 	MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
 ( chuẩn KTKN : 12; SGK: 45 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn , tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn .
- Hiểu nội dung bức thư : Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3) 
B .CHUẨN BỊ :
-:Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc diễn cảm. 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra bài: 
HS đọc bài (htl) và trả lời câu hỏi bài “Bài ca về trái đất”
2. Bài mới:
 * .Giới thiệu bài mới: Một chuyên gia máy xúc.
- Nghe giới thiệu.
 a.Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, nhận xét
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK
- Quan sát tranh, nhận xét
- Chia đoạn: gồm 4 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn , kết hợp luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
-GV đọc diễn cảm cả bài
b.Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài để trả lời câu hỏi trong SGK.
-Đánh dấu trong SGK.
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp đọc từng đoạn ( lượt 1 HS TB, yếu.Đọc xong kết hợp luyện đọc từ khó; lượt 2 HS khá giỏi, đọc xong kết hợp giải nghĩa từ)
- Luyện đọc theo cặp
-1,2 cặp đọc trước lớp 
- Nghe.
- Đọc thầm lại bài và trả lời câu hỏi
- Lần lượt từng câu hỏi GV gọi 1 HS đọc rồi mời 1 HS khác trả lời.Riêng câu 4 HS thảo luận nhóm trả lời.
- Nhận xét chung, chốt lại
- Lần lượt đọc và trả lời từng câu hỏi trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung
 + Câu1: Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
+ Câu 2: Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý ?
- Công trường, tình bạn giữa những người lao động.
- Dáng người cao lớn, mái tóc vàng ửng lên như một mảng nắng.
+ Câu 3: Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
-Yêu cầu HS nêu nội dung chính củabài.
- Nhận xét, chốt lại
- Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp (VN và Liên Xô trước đây) diễn ra rất thân mật.
-Lần lượt 4 học sinh đứng lên và nêu (thi đua ® tìm ý đúng).
- Nhận xét
- Đọc lại
 c. Đọc diễn cảm 
- Hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc đúng, rồi gọi 4 em nối tiếp đọc diễn cảm bài. 
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 4.
- 4 HS đọc diễn cảm bài theo hướng dẫn của GV.
- Nghe.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm
- Luyện đọc diễn cảm trong nhóm .
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 4
-GV nhận xét tuyên dương.
- Đại diện 3 nhóm thi đọc diễn cảm.
-Học sinh nhận xét 
IV. Củng cố: 
-Yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của mình qua bài tập đọc.
 -Y/c HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tuyên dương.
- HS nêu
- HS nhắc lại
- Chuẩn bị: “Ê- mi- li, con” 
- Nhận xét tiết học 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Tập đọc - Tiết: 10
- Tên bài dạy : Ê-MI-LI, CON 
 ( chuẩn KTKN : 12; SGK: 49 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Đọc đúng tên nước ngoài trong bài ; đọc diễn cảm bài thơ .
-Hiểu nội dung : Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam .(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 ; thuộc 1 khổ thơ trong bài).
- HS khá , giỏi đọc diễn cảm được khổ thơ 3 và 4 ; biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động , trầm lắng .. 
B .CHUẨN BỊ :
- 	Thầy: Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc diễn cảm
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra bài: 
HS đọc bài (htl) và trả lời câu hỏi bài “Một chuyên gia máy xúc”
2. Bài mới: 	
-Giới thiệu bài: E-mi-li con 
 a.Luyện đọc 
- Goi 1 HS đọc cả bài.
-1Học sinh đọc cả bài,lớp theo dõi.
 - Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ. Kết hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc các từ khó phát âm
- Giáo viên nhận xét cách đọc 
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp từng khổ. Kết hợp giải nghĩa từ.( Đọc thầm phần chú giải)
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV nhận xét.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1,2 cặp đọc trước lớp.
- Theo dõi
 b.Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài để trả lời câu hỏi trong SGK.
- Lần lượt từng câu hỏi GV gọi 1 HS đọc rồi mời 1 HS khác trả lời.
- Nhận xét, chốt lại.
- Đọc thầm lại bài và trả lời câu hỏi
- Lần lượt đọc và trả lời từng câu hỏi trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung
+ Câu1: Yêu cầu HS nêu được giọng của chú Mo- ri- xơn, của Ê-mi-li.
- Giọng chú Mo-ri-xơn trang nghiêm, nén xúc động; giọng của Ê-mi-li hồn nhiên, ngây thơ
- Câu 2: Qua lời của chú Mo-ri-xơn, em hãy cho biết vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ?
-Vì hành động của đế quốc Mỹ tàn ác, vô nhân đạo, máy bay B52 - ném bom napan - hơi độc - giết hại - đốt phá - tàn phá.
+ Câu 3:Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt ?
- Chú nói trời sắp tối, không bế Ê-mi-li về được . Chú dặn con : ..
+ Bảo vệ môi trường 
+ Đoàn kết các dân tộc
Câu 4: Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
- yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- Cảm phục và xúc động trước hành động cao cả đó . (HS có thể nêu ý khác)
- HS nêu.
- Nhận xét,bổ sung.
- Nhận xét, chốt lại.
 c. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng: 
- Đọc lại
- Y/c HS đọc nối tiếp lại từng khổ thơ, GV hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc đúng. (HS khá giỏi).
- GV đọc diễn cảm khổ 3 rồi hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ thơ này.
- HS đọc diễn cảm nối tiếp.
- Nghe và luyện đọc diễn cảm bài thơ
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn.
-GV nhận xét tuyên dương.
-Y/c HS nhẫm HTL 1 khổ thơ 3 hoặc 4 Khuyến khích HS khá giỏi học thuộc cả 2khổ.
- Nhận xét, tuyên dương
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
-Học sinh nhận xét 
- Nhẫm HTL khổ thơ mình thích. 
- Xung phong đọc thuộc lòng 
- Nhận xét.
D. CỦNG CỐ: 
-Y/c HS nhắc lại nội dung bài.
- Hỏi HS học được điều gì ở chú Mo-ri-xơn
-Nhận xét tuyên dương.
- Dặn HS HTL bài thơ, chuẩn bị bài: “Sự sụp đỗ của chế độ A-pác-thai”
- HS nhắc lại
- Dũng cảm dám đúng lên đấu tranh vì chính nghĩa.
.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày..... tháng ..... năm 20....
Chính tả - Tiết 5
- Tên bài dạy : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC 
 ( chuẩn KTKN : 12; SGK: 46 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
	- Nghe – viết đúng bài CT ; không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình báy đúng đoạn văn .
- Tìm được các tiếng có chứa uô , ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh trong các tiếng có chứa uô , ua (BT2) ; tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3 .
- HS khá – giỏi làm được đầy đủ BT3 .
B .CHUẨN BỊ :
- 	Mô hình cấu tạo tiếng. 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. KT:
Viết nháp: chúng –tôi – mong – thế- giới – này- mãi- mãi- hòa –bình
Vào mô hình cấu tạo vần
 2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài : Một chuyên gia máy xúc
b) Hướng dẫn:
- Giáo viên đọc một lần ( bài viết chính tả)
- HS nghe đọc + đọc thầm trong sách giáo khoa
- HS nhận xét: 
-từ khó: khung cửa, buồng máy, tham quan, ngoại quốc, chất phát 
-HS luyện từ khó
c)Viết chính tả:
-GV đọc mẫu 1lần đoạn viết
- HS nghe đọc
- GV đọc từng đoạn cho HS viết (2-3 lần) và nhắc nhở trình bày vở, 
- HS nghe GV đọc và viết chính tả
- Đọc 1 lược toàn bài chính tả
- HS soát bài
d)chấm – chữa bài:
- GV hướng dẫn HS tìm lỗi chính tả
- HS tìm lỗi chính tả
- GV thu 1/3 vở và chấm
- HS mỡ sách chữa lỗi chính tả
3. Bài tập 2: 
Viết vào những tiếng chứa ua, uô
Các tiếng chứa ua: của, múa
Các tiếng chứa uô: cuốn, cuộn, buôn, muôn
-HS sửa bài
-HS rút ra quy tắc viết dấu thanh trong tiếng (chứa ua/uô)
Bài 3: 
 Bài làm:
Muôn người như một
Chậm như rùa
Ngang như cua
Cày sâu cuốc bẫm
Y nói đoàn kết một lòng
Quá chậm chạp
Tính tình gàng dở, khó nói chuyện, khó thống nhất ý kiến.
Chăm chỉ làm việc trên đồng ruộng
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
- Cho HS thi điền dấu thanh vào các tiếng đũa, muộn, chùa, chuồn.
Ÿ GV nhận xét - Tuyên dương
- Mỗi dãy cử 3 bạn lên tiếp sức điền dấu.
- Lớp nhận xét.
- Chuẩn bị : “Ê – mi – li, con” (nhớ-viết).
- Nhận xét tiết học
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày..... tháng ..... năm 20....
Luyện từ và câu - Tiết 9
 - Tên bài dạy : MRVT: HÒA BÌNH
 ( chuẩn KTKN : 12; SGK: 47 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Hiểu nghĩa của từ Hòa bình (BT1) ; tìm được từ đồng nghĩa với từ Hòa bình (BT2) .
- Viết được đoạn văn miêu tả cành thanh bình của một miền quê hoặc thành phố (BT3) .
B .CHUẨN BỊ :
- 	Bảng nhóm. 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra: 
Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ, thành ngữ ở tiết trước
2. Bài mới:Mỡ rộng vốn từ: Hòa bình
 Bài 1: HS làm bài
b) đúng trang thái không có chiến tranh.
Các ý không đúng :
Trạng thái bình thản: không biểu lộ xúc động – chỉ trạng thái con người
Trạng thái hiền hòa, yên ả: trạng thái cảnh vật, tính nết con người.
 Bài 2: 
- thanh thản ? 
Là chỉ tâm trạng nhẹ nhàng, thoải mái, không có điều gì áy náy, lo nghĩ
-thái bình ? 
Là yên ổn, không có chiến tranh, loạn lạc
- các từ đồng nghĩa với hòa bình: bình yên, thanh bình, thái bình.
 Bài 3: 
Học sinh đọc bài tập, yêu cầu bài tập
Học sinh viết đoạn văn 5- 7 câu, không cần phải viets dài hơn
Học sinh có thể viết cảnh: cảnh thanh bình của địa phương 
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
- Cho HS nêu từ ngữ thuộc chủ điểm hòa bình.
- Học sinh thi tìm thêm từ ngữ thuộc Chủ điểm.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Chuẩn bị: “Luyện tập từ đồng nghĩa” 
- Lớp vỗ tay nếu đúng, lắc đầu nếu sai. 
- Nhận xét tiết học 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : Thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Luyện từ và câu-Tiết 10
- Tên bài dạy : TỪ ĐỒNG ÂM
 ( chuẩn KTKN : 13; SGK: 51 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Hiểu thế nào là từ Đồng âm (ND ghi nhớ)
- Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm(BT1 , mục III) ; đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ BT2) ; bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẫu chuyện vui và câu đố .
- HS khá , giỏi làm được đầy đủ BT3 , nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3 , BT4 . 
B .CHUẨN BỊ :
- Các mẫu chuyện vui sử dụng từ đông âm. 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. KT: 
Đọc đoạn văn mieu tả cảnh thanh bình
2. Bại mới:
Tư đồng âm
* Nhận xét:
Giải:
Câu (cá): bắt cá, tôm,  bằng móc sắt hỏ (thường có mồi) 
Câu (văn) : đơn vị lời nói, diễn đạt 1 ý trọn vẹn
_GV chốt lại : Hai từ câu ở hai câu văn trên phát âm hòan tòan giống nhau(đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế gọi là những từ đồng âm
Ghi nhớ:
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa.
3.  ... nh: Nói “Không” đối với các chất gây nghiện (tt)
- Nghe giới thiệu
 2. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm” 
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- Sử dụng ghế của giáo viên chơi trò chơi này.
- Chuẩn bị thêm 1 khăn phủ lên ghế để chiếc ghế trở nên đặc biệt hơn
- Nêu luật chơi.
- Học sinh nắm luật chơi: “Đây là một chiếc ghế nguy hiểm vì nó đã bị nhiễm điện cao thế, ai chạm vào sẽ bị chết”. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị điện giật chết.
+ Bước 2:
- Giáo viên yêu cầu cả lớp đi ra ngoài hành lang
- Học sinh thực hành chơi
- Giáo viên để ghế ngay giữa cửa ra vào và yêu cầu cả lớp đi vào.
+ Có em cố gắng không chạm vào ghế
+ Có em cố ý đẩy bạn ngã vào ghế
+ Có em cảnh giác, né tránh bạn đã bị chạm vào ghế ...
+ Bước 3: Thảo luận cả lớp
- Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận
+ Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế?
- Rất lo sợ
+ Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế?
- Vì sợ bị điện giật chết
+ Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế?
- Chỉ vì tò mò xem nó nguy hiểm đến mức nào.
+ Tại sao khi bị xô đẩy có bạn cố gắng tránh né để không ngã vào ghế?
- Vì biết nó nguy hiểm cho bản thân.
Ÿ Giáo viên chốt: 
- Nghe.
* Hoạt động 2: Đóng vai
- Hoạt động nhóm, lớp 
+ Bước 1: Thảo luận
- Học sinh thảo luận, trả lời. 
- Giáo viên nêu vấn đề: Khi chúng ta từ chối ai đó một đều gì, các em sẽ nói những gì?
+ Hãy nói rõ rằng mình không muốn làm việc đó.
+ Giải thích lí do khiến bạn quyết định như vậy 
+ Nếu vẫn cố tình lôi kéo, tìm cách bỏ đi khỏi nơi đó 
+ Bước 2: Tổ chức, hướng dẫn, thảo luận
- GV chia lớp thành 3 nhóm hoặc 6 nhóm.
- Các nhóm nhận tình huống, HS nhận vai
+ Tình huống 1: Lân cố rủ Hùng hút thuốc ® nếu là Hùng bạn sẽ ứng sử như thế nào?
- Các vai hội ý về cách thể hiện, các bạn khác cũng có thể đóng góp ý kiến 
+ Tình huống 2: Trong sinh nhật, một số anh lớn hơn ép Minh uống bia ® nếu là Minh, bạn sẽ ứng sử như thế nào?
+ Tình huống 3: Tư bị một nhóm thanh niên dụ dỗ và ép hút thử hê-rô-in. Nếu là Tư, bạn sẽ ứng sử như thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Các nhóm đóng vai theo tình huống nêu trên.
- Nhận xét.
Ÿ Giáo viên kết luận: 
IV. Củng cố - dặn dò: 
- Xem lại bài + học ghi nhớ 
- Chuẩn bị:”Dùng thuốc an toàn “
- Nhận xét tiết học 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ . ngày....... tháng ..... năm 20....
Địa lí - Tiết 5
- Tên bài dạy : VÙNG BIỂN NƯỚC TA
 ( chuẩn KTKN : 112; SGK: 77 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
	- Nêu được một số đăc điểm và vai trò của vùng biển nước ta: 
+ Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông.
+ Ở vùng biển Việt Nam, nươc không bao giờ đóng băng.
+ Biển có vai trò điều hòa khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn.
- Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu,  trên bản đồ (lược đồ)
- Hs khá, giỏi: Biết những điểm thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển. Thuận lợi: khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế; khó khăn: thiên tai  
*Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
- Biển cho ta nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên. (BP)
- Ảnh hưởng của việc khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên đối với môi trường không khí, nước. (LH)
- Sử dụng xăng và gas tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. (LH)
B .CHUẨN BỊ :
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I. kiểm tra: bài Sông ngòi
II.Bài mới: Vùng biển nước ta
1. Vùng biển nước ta
* Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
_GV vừa chỉ vùng biển nước ta(trên Bản đồ VN trong khu vực ĐNA hoặc H 1 ) vừa nói vùng biển nước ta rộng và thuộc Biển Đông 
- Theo dõi 
- Dựa vào hình 1, hãy cho biết vùng biển nước ta giáp với các vùng biển của những nước nào?
- Trung Quốc, Phi-li-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Cam-pu-chia, Thái Lan
® Kết luận : Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông .
2. Đặc điểm của vùng biển nước ta
* Hoạt động 2: (làm việc cá nhân)
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng sau:
- Học sinh đọc SGK và làm vào phiếu 
Đặc điểm của biển nước ta
Ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất (tích cực, tiêu cực)
Nước không bao giờ đóng băng
Miền Bắc và miền Trung hay có bão
Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống 
+ Sửa chữa và hoàn thiện câu trả lời.
- Học sinh trình bày trước lớp
+ Mở rộng: Chế độ thuỷ triều ven biển nước ta khá đặc biệt và có sự khác nhau giữa các vùng. Có vùng nhật triều, có vùng bán nhật triều và có vùng có cả 2 chế độ thuỷ triều trên.
- Biển cho ta nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên.
3. Vai trò của biển
* Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm)
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta
- Ảnh hưởng của việc khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên đối với môi trường không khí, nước.
- Học sinh dựa vaò vốn hiểu biết và SGK, thảo luận và trình bày 
- Học sinh khác bổ sung
-HS tìm hiểu, trả lời
- Giáo viên chốt ý : Biển điều hòa khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát .
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- GV tóm ý bài học
- Sử dụng xăng và gas tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
-Nhận xét tiết học
- Về chuẩn bị tiết sau
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Kĩ thuật - Tiết 5
- Tên bài dạy : MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
( chuẩn KTKN : 144; SGK: 28 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình.
-Biết giữ vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ nấu ăn, ăn uống.
*Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
- Chọn loại bếp nấu ăn tiết kiệm năng lượng. 
- Nấu ăn như thế nào để tiết kiệm năng lượng.
- Có thể dùng năng lượng mặt trời, khí bioga để nấu ăn tiết kiệm năng lượng.
B .CHUẨN BỊ :
- Một số dụng cụ nấu ăn 
- ................................................................................................................
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt đông 1: Xác định các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thông thường trong gia đình
Nêu tên các dụng cụ đun nấu thường dùng trong gia đình
-Nhận xét và nhắc lại tên các dụng cụ 
-Nêu yêu cầu việc chọn bếp nấu.
- Chọn loại bếp nấu ăn tiết kiệm năng lượng.
Hoạt động 2:Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu,..:
Nội dung thảo luận:
-Nêu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình
GV phát phiếu học tập
HS thành lập nhóm và thảo luận
HS trình bày kết quả Thảo luận
Kết quả:
Bếp đun có tác dụng
Cung cấp nhiệt làm chín lương thực và thực phẩm
Dụng cụ nấu dùng để
Nấu chín và chế biến thực phẩm
Dụng cụ dùng để bày thức ăn và ăn uống có tác dụng
Giúp cho việc ăn uống thuận lợi, hop[ự vệ sinh
Dụng cụ cắt, thái thực phẩm có tác dụng chủ yếu là
Làm sạch, làm nhỏ và tạo hình thực phẩm trước khi chế biến
GV: - Nấu ăn như thế nào để tiết kiệm năng lượng?
-Ta có thể sử dụng năng lượng nào nhằm tiết kiệm và hiệu quả?
-HS trả lời
- Có thể dùng năng lượng mặt trời, khí bioga để nấu ăn tiết kiệm năng lượng.
c) Hoạt động 3:Đánh giá kết quả học tập
- Treo bảng phụ đã chuẩn bị
- Yêu cầu HS thực hiện: Nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho đúng tác dụng mỗi loại dụng cụ.
- Nhận xét cung, tuyên dương HS làm nhanh và đúng bài tập.
A.
Bếp đun có tác dụng
Dụng cụ nấu ăn dùng để
Dụng cụ dùng để bảy thức ăn và ăn uống có tác dụng
Dụng cụ cắt thái thực phẩm có tác dụng chủ yếu là
- Quan sát.
- HS lần lượ thực hiện.
- Nhận xét, bổ sung.
 B
Làm sạch, làm nhỏ và tạo hình thực phẩm trước khi chế biến
Giúp cho việc ăn uống thuận lợi, hợp vệ sinh
Cung cấp nhiệt làm chính lương thực, thực phẩm
Nấu chín và chế biến thực phẩm
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: “ Chuẩn bị nấu ăn”
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Mĩ thuật - Tiết 5
Tên bài dạy: TẬP NẶN TẠO DÁNG: NẶN CON VẬT QUÊN THUỘC
( chuẩn KTKN : 135; SGK: 15 )
A . MỤC TIÊU: 
- Hiểu đặc điểm, hình dáng của con vật trong các hoạt động.
- Biết cách nặn con vật.
-Nặn được con vật quen thuộc theo ý thích..
* HS khá giỏi :hình tạo dáng cân đối, gần giống con vật mẫu.
B . CHUẨN BỊ: 
- Tranh ảnh về các con vật quen thuộc. + Đất nặn
C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 . Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra dụng cụ học tập. Bài vẽ của những HS chưa hoàn thành ở tiết trước.
* Nhận xét, đánh giá.
- Trình bày dụng cụ học tập và sản phẩm của mình.
2 . Bài mới:
 a . GTB: TNTD: Nặn con vật quen thuộc.
- Nghe giới thiệu
 b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét.
- Treo tranh các con vật và hỏi
+ Trong tranh có những con vật nào?
+ Con vật có những bộ phận nào?
+ Hình ảnh của chúng khi đi, đứng, chạy nhảy ra sao?
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ HS liệt kê. 
+ Đầu, mình, chân, đuôi
+ HS tự trả lời..
 +So dánhsự giống và khác nhau giữa các con vật.
- Ngoài những con vật trong tranh em còn biết những con vật nào nữa? Em thích con vật nào nhất.
- Yêu cầu HS miêu tả lại hình dáng, màu sắc của con vật mà các em định nặn.
 +Giống: đều có đầu, mình, chân đuôi 
 +Khác:về hình dáng, màu sắc, cách di chuyển...
- HS tự trả lời.
- 2,3 HS miêu tả lại.
* Hoạt động 2:cách nặn
- Nhớ lại hình dáng, màu sắc, đặc điểm con vật sẽ nặn.
- Chọn đất, nhào đất cho mềm dẽo trước khi nặn.
- Có mấy cách nặn ?
- Khuyến khích HS nặn từ một thỏi đất vuốt kéo thành hình dáng con vật.
 * Hoạt động 3: thực hành
- Cho HS thực hành theo nhóm.
- Theo dõi giúp đỡ, gợi ý thêm cho các nhóm.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Yêu cầu trình bày sản phẩm.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của nhau.
- GV nhận xét chung, đánh giá.
- Theo dõi.
- Có 2 cách: Nặn từng chi tiết 1 rồi kết dính lại hoặc nặn từ một thỏi đất vuốt kéo tạo thành hình dáng con vật.
 - Chia lớp thành 5 nhóm ( những HS nặn con vật giống nhau ngồi vào 1 nhóm). Mỗi HS nặn 1 con vật theo ý thích của mình.
-Trình bày sản phẩm theo nhóm.
- Nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách con vật.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Dặn HS chuẩn bị dụng cụ cho bài sau:VTT “Trang trí họa tiết đối xứng qua trục”
- Nhận xét tiết học
- Nghe.
- HS nhắc lại.
- Nhận xét
Contents

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan lop 5 tuan 5.doc