Kế hoạch bài học lớp 5 - Trường Tiểu học “A” Đào Hữu Cảnh - Tuần 7

Kế hoạch bài học lớp 5 - Trường Tiểu học “A” Đào Hữu Cảnh - Tuần 7

A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )

- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết , ngắt nghỉ hơi đúng chỗ . Biết đọc diễn cảm được bài văn .

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Khen ngợi sự thông minh , tình cảm gắn bó của cá heo với con người . (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

- HS khá , giỏi thực hiện được tình cảm thân ái , trìu mến , tin tưởng.

 B .CHUẨN BỊ :

- Thầy:Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê để học sinh luyện đọc.

 

doc 41 trang Người đăng huong21 Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 - Trường Tiểu học “A” Đào Hữu Cảnh - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày  tháng  năm 20 
Tập đọc – tiết 13
- Tên bài dạy : NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
 	( chuẩn KTKN : 14 ; SGK: 64 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết , ngắt nghỉ hơi đúng chỗ . Biết đọc diễn cảm được bài văn .
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Khen ngợi sự thông minh , tình cảm gắn bó của cá heo với con người . (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
- HS khá , giỏi thực hiện được tình cảm thân ái , trìu mến , tin tưởng.
	 B .CHUẨN BỊ :
- 	Thầy:Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê để học sinh luyện đọc. 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra bài: 
HS đọc bài (htl) và trả lời câu hỏi bài “Tác phẩm của Si-lê và tên phát-xít”
2. Bài mới: 	
-Giới thiệu bài: Những người bạn tốt
 a. Luyện đọc:
- Gọi 1 HS khá giỏi đọc cả bài.
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và nêu nội dung tranh.
- 1 HS đọc, lớp dò theo
- Quan sát và nêu nội dung tranh.
-GV kết luận: Bài có 3 đoạn: 
Đ 1: “  đất liền”
Đ 2: “  ông lại”
Đ 3: “  A-ri- ơn”
Đ 4: (còn lại)
- Đánh dấu trong SGK
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn , kết hợp luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ.
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp đọc từng đoạn ( lượt 1 HS TB, yếu.Đọc xong kết hợp luyện đọc từ khó; lượt 2 HS khá giỏi, đọc xong kết hợp giải nghĩa từ)
Từ khó: A-ri-on, Xi-xin, boong tàu, dong buồm, hành trình, sửng sốt
- GV đọc mẫu
b.Tìm hiểu bài
-Vì sao nghẹ sĩ A-ri-on lại nhảy xuống biển?
-Vì những thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông.
-Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giả biệt cuộc đời?
-Khi a-ri- ôn cất tiếng hát biết cuộc đời, đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-on khi ông nhảy xuống biển và đưa ông trở về đát liền
-Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?
-đáng yêu, đáng quý vì biết thưởng thức tiếng hát của nghẹ sỉ, biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. Cá heo là người bạn tốt của con người
c. đoc diễn cảm
- Giáo viên đọc diễn cảm bài và hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc đúng. 
-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3.(nhóm 4)
- Theo dõi.
- Luyện đọc diễn cảm trong nhóm .
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 3.
-GV nhận xét tuyên dương.
* Đối với HS yếu: khuyến khích các em đọc trơn được một đoạn của bài.
- Đại diện 3 nhóm thi đọc diễn cảm.
-Học sinh nhận xét 
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- NỘI DUNG: Khen ngợi sự thông minh , tình cảm gắn bó của cá heo với con người . (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
-Về nhà luyện đọc tiếp
-Chuẩn bị bài: Những người bạn tốt.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Tập đọc - Tiết: 14
- Tên bài dạy : TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
 	( chuẩn KTKN : 15 ; SGK: 69 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài , ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do .
-Hiểu nội dung và ý nghĩa : Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thủy điện sông Đà cùng với tiếng đàn Ba-la-lai-ca trong ánh trăng và mơ ước về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc lòng 2 khô thơ ) 
- HS khá , giỏi thuộc cả bài thơ và nêu được ý nghĩa của bài
B .CHUẨN BỊ :
.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra bài: 
HS đọc bài (htl) và trả lời câu hỏi bài “Những người bạn tốt”
2. Bài mới: 	
-Giới thiệu bài: Tiếng đàn Ba-la-lay-ca trên sông Đà
 a) Hướng dẫn luyện đọc :
- Goi 1 HS đọc cả bài.
-1 Học sinh đọc cả bài,lớp theo dõi.
 - Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ, kết hợp luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ.
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp đọc từng đoạn ( lượt 1 HS TB, yếu.Đọc xong kết hợp luyện đọc từ khó; lượt 2 HS khá giỏi, đọc xong kết hợp giải nghĩa từ)
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV nhận xét.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1,2 cặp đọc trước lớp.
- Theo dõi
b.Tìm hiểu bài
+ Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch, vừa sinh động ?
+ Cả công trường đang say ngủ cạnh dòng sông,những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ, những xe ủi,xe ben sóng vai nhau nằm nghĩ
+ Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà.
 + Chỉ có tiếng đàn ngân nga, với một dòng trăng lấp loáng sông Đà..
+ Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá ?
+ Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông, sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả
c. đoc diễn cảm
- Y/c HS đọc nối tiếp lại từng khổ thơ, GV hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc đúng. (HS khá giỏi).
- GV đọc diễn cảm khổ cuối rồi hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ thơ này.
- HS đọc diễn cảm nối tiếp.
- Nghe và luyện đọc diễn cảm bài thơ
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
-GV nhận xét tuyên dương.
-Y/c HS nhẫm HTL 2 khổ thơ mình thích. Khuyến khích HS khá giỏi học thuộc cả bài.
- Nhận xét, tuyên dương
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
-Học sinh nhận xét 
- Nhẫm HTL khổ thơ mình thích. 
- Xung phong đọc thuộc lòng 
- Nhận xét.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- NỘI DUNG : Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thủy điện sông Đà cùng với tiếng đàn Ba-la-lai-ca trong ánh trăng và mơ ước về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.
- Về nhà luyện đọc tiếp
-Về chuẩn bị bài “Kì diệu rừng xanh”
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày..... tháng ..... năm 20....
Chính tả - Tiết 7
- Tên bài dạy : Nghe – viết: DÒNG KINH QUÊ EM
 	( chuẩn KTKN : 14 ; SGK: 65 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Nghe – viết đúng bài CT ; không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
- Tìm được vần thích hợp để điến vào cả 3 chỗ trống trong đạn thơ (BT2) ; thực hiện được 2 trong 3 ý (a,b,c) của BT3 .
	- HS khá giỏi làm được đầy đủ BT3 .
B .CHUẨN BỊ :
- 	Bảng phụ ghi bài 3, 4 .
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. KT:
Viết: lưa, thưa, mưa, tưởng, tươi, 
 2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài : (Nghe- viết) Dòng kinh quê hương
b) Hướng dẫn:
- Giáo viên đọc một lần ( bài viết chính tả)
- HS nghe đọc + đọc thầm trong sách giáo khoa
- HS nhận xét: 
-từ khó: quen thuộc, giọng hò, không gian, mái xuồng, giã bàng, .. 
-HS luyện từ khó
c)Viết chính tả:
-GV đọc mẫu 1lần đoạn viết
- HS nghe đọc
- GV đọc từng đoạn cho HS viết (2-3 lần) và nhắc nhở trình bày vở, 
- HS nghe GV đọc và viết chính tả
- Đọc 1 lược toàn bài chính tả
- HS soát bài
d) Chấm – chữa bài:
- GV hướng dẫn HS tìm lỗi chính tả
- HS tìm lỗi chính tả
- GV thu 1/3 vở và chấm
- HS mỡ sách chữa lỗi chính tả
3. Bài tập: 
Bài tập 2:
Giải
 Chăn trâu đốt lửa trêm đồng
Rơm ra thì ít, gió giông thì nhiều
 Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng cả buổi chiều thành tro
Bài 3: 
a) đông như kiến
b) gan như cóc tía
c) ngọt như mía lùi
hs đọc thuộc lòng các thành ngữ trên
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
	-Nhận xét tiết học; 
-về viết lại những từ viết sai 
-Chuẩn bị bài: Kì diệu rừng xanh (nghe-viết)
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày..... tháng ..... năm 20....
Luyện từ và câu - Tiết 13
- Tên bài dạy : TỪ NHIỀU NGHĨA
 	( chuẩn KTKN : 15 ; SGK: 66 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa .(ND Ghi nhớ)
- Nhận biết được từ mang nghĩa gốc , từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa (BT1 , mục III) ; tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật (BT2).
	- HS khá , giỏi làm được toàn bộ BT2 (mục III)
B .CHUẨN BỊ :
-Bảng nhóm
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới: 
 Từ nhiều nghĩa
a) Nhận xét;
Bài 1: 
Nhần xét dí dụ
Kết luận:
Tai -à nghĩa a)
Răng ànghĩa b)
Mũi à nghĩa c)
Bài 2: 
Kết luận: 
Răng: của chiếc cào khong dùng để nhai
Mũi của chiếc thuyền không dùng để ngữi
Tai của cái ấm không dùng để nghe
Bài 3:
HS so sánh sự khác nhau và giống nhau 
b)ghi nhớ:
Hs đọc
 2. luyện tập
Bài 1:
Nghĩa gốc
Nghĩa chuyển
a) đôi mắt của bé mở to
Quả na mỡ mắt
b) bá đau chân
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân 
c) khi viết em thường ngoẹo đầu
Nước suối đầu nguồn rất trong
Bài 2:
Hs làm theo nhóm
Ví dụ:
Lưỡi: lưỡi kiếm, lưỡi hái, lữi dau,  
Miệng: miệng bát, miệng hũ, 
Cổ: cổ chai, cổ lọ, 
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
	-Nhận xét tiết học
- Về làm tiếp bài 5 
-Chuẩn bị bài: Luyện tập từ đồng nghĩa
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : Thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Luyện từ và câu-Tiết 14
 - Tên bài dạy : LUYỆN TẬP TỪ NHIỀU NGHĨA
 	( chuẩn KTKN : 15 ; SGK: 73 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
	- Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy (BT1 , BT2) ; hiue63 nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu ớ BT3 .
- Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ (BT4) .
	- HS khá , giỏi đặt câu để phân biệt cả 2 từ ở BT3 .
B .CHUẨN BỊ :
- Bảng nhóm cho học sinh làm bài tập
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1 )Bài cũ :
+ Thế nào gọi là từ nhiều nghĩa ?	
+ Là từ có một nghĩa gốc và một hay nhiều nghĩa chuyển.
2) Bài mới :
a) Bài tập 1 : 	
- Giáo viên hướng dẫn cách ghép cột A
 với cột B.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
- Học sinh đọc lại yêu cầu của đề bài.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Cá nhân làm miệng.
. Bé chạy lon ton (sự di chuyển nhnh bằng chân )
. Tàu chạy băng băng trên đường ray (sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông )
. Đồng hồ chạy đúng giờ ( Hoạt động của máy móc )
. Dân làng khẩn trương chạy lũ ( khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến )
- Lớp nhận xét và bổ sung.
b) Bài tập 2 :	
+ Dòng nào nêu đúng nghĩa từ chạy ?
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
- Học sinh đọc lại đề bài.
- Cá nhân thảo luận trong thời gian là 2 phút.
- Cá nhân trình bày miệng.
+ Vận động nhanh.	
- Lớp nhận xét và bổ sung.
c) Bài tập 3 :	
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
- Học sinh đọc lại đề bài.
- Cá nhân nêu ý nghĩ của mình.
+ Từ “ăn” trong câu c được dùng với nghĩa gốc.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
d) Bài tập 4 :	
- Giáo viên chỉnh sửa lại cho hoàn chỉnh
 và cho điểm.
- Học sinh đọc lại đề bài.
- Cá nhân lên bảng đặt câu.
* Đi :. Nghĩa 1: Bé thơ tập đi.
 . Nghĩa 2 :Nam thích đi giày.
*Đứng : . Chú bộ đội đứng gác.
 . Trời đứng gió.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
+ Thế nào là từ nhiều nghĩa ? + Là từ có một nghĩa gốc và một hay nhiều nghĩa chuyển.
- Về nhà xem lại bài và ch ... Lết luận: chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể phù hợp với khả năng. Như: a),c),d),đ) 
Hoạt động 3: 
MT: HS tự đánh giá bản tân
Hs kể những việc đã làm để thể hiện lọng biết ơn tổ tiên và những việc làm chưa được
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
-HS đọc ghi nhớ 	
-Về làm bài 3 và chuẩn bị tiết sau thực hành
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Khoa học - Tiết 13
 - Tên bài dạy : PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
 	( chuẩn KTKN : 88 ; SGK: 28 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
	- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
*GD kĩ năng sống:
-Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin về tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
-Kĩ năng tự bảo vệ và đãm nhận trách nhiệm giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
B .CHUẨN BỊ :
- Nội dung bài, tranh ảnh SGK.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1 Kiểm tra: 
Bài “phòng bệnh sốt rét”
2. Bài mới:
Phòng bệnh sốt xuất huyết
Hoạt động 1: (cá nhân)
Lớp làm bài tập
Kết quả:
1-b ; 2-b; 3-a; 4-b; 5-b 
Sốt xuất huyết ngy hiểm không? tại sao?
Hs thảo luận 
trình bày kết quả thapr luận
Kết quả: sốt xuất huyết có diễn biến ngắn, bệnh nặng có thể gây chết người nhanh chóng trong vòng 3-5 ngày. Hiện chưa có thuốc chữa
Hoạt động 2:
Giải thích tác dụng từng hình trang 29
H2: bể nước có nắp đậy, bạn nữ đang quét sân, nam khơi thông cống rãnh
H3: ngủ có màng kể cả ngày
H4: chum nước có nắp đây
KẾT LUẬN: Phòng bênh sốt xuất huyêt tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, có thói quen ngủ màng, kể cả ban ngày
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
	- Giáo viên tóm ý bài học 
- Học sinh đọc ghi nhớ, nội dung bài- Nhận xét tiết học 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày .... tháng ..... năm 20 ...
Khoa học - Tiết 14
- Tên bài dạy : PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO
 	( chuẩn KTKN : 88 ; SGK: 30 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
	- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não.
B .CHUẨN BỊ :
-- Nội dung bài, tranh ảnh SGK.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1)Bài cũ: Phòng bệnh sốt xuất huyết
2) Bài mới: Phòng bệnh viên não
a)Hoạt động 1: Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”
* Cách tiến hành :
- Giáo viên hướng dẫn cách thực hiện.
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
- Học sinh đọc bài trong sgk trang 30.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi trong thời gian 2 phút
- Cá nhân trình bày miệng ý mình chọn.
. 1b; 2d; 3c; .4a
- Lớp nhận xét và bổ sung.
b) Hoạt động 2 : Quan sát và thảo luận.
* Cách tiến hành :
- Giáo viên giao việc cho các nhóm và hướng dẫn.
- Giáo viên qui định thời gian và theo dõi.
+ Nêu nội dung của từng tranh.
+ Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm não.	. 
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương nhóm hoàn thành tốt.
- Học sinh quan sát các hình trong sgk
- Nhóm trưởng nêu nhiệm vụ của nhóm mình
- Các nhóm thảo luận.
Hình 1 : Em bé ngủ có màn,kể cả ban ngày.
. Hình 2 :Em bé đang được tiêm thuốc để phòng bệnh viêm não.
. Hình 3 :Chuồng gia súc được làm cách xa nhà ở.
. Hình 4 :Mọi người đang làm vệ sinh môi trường.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận ở bảng lớp.
- Thành viên nhóm bổ sung.
- Nhóm khác nhận xét.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- HSđọc lại mục bạn cần biết ở sgk.
+ Chúng ta có thể làm gì để phòng bệnh viêm não ?	+ Giữ vệ sinh nhà ở ,chuồng trại và môi trường xung quanh
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài:Phòng bệnh viêm gan 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ . ngày....... tháng ..... năm 20....
Địa lí - Tiết 7
- Tên bài dạy : ÔN TẬP
 	( chuẩn KTKN : 113 ; SGK: 82 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Xác định và mô tả được vị trí nươc ta trên bản đồ.
- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
B .CHUẨN BỊ :
- 	Phiếu học tập in hình lược đồ khung Việt Nam - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
kiểm tra: bài 
 + Nêu vai trò của rừng ?	
+ Rừng có vai trò to lớn đối vời đời sống và sản xuất.
II.Bài mới: Ôn tập
a) Hoạt động 1:Hoạt động cả lớp.
- Giáo viên treo tranh :Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Giáo viên chốt lại
- Học sinh lên xác định vị trí, giới hạn của nước ta trên bản đồ như: phần đất liền,đảo quần đảo,dãy núi,sông..
- Lớp nhận xét và bổ sung
b) Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm.
- Giáo viên chia lớp ra thành 5 nhóm nhiều trình độ.
- Giáo viên phát phiếu học tập và hướng dẫn cách thực hiện.
- Giáo viên qui định thời gian và theo 
dõi
- Một nhóm trưởng đọc lại câu hỏi thảo luận.
- Các nhóm thảo luận và ghi vào phiếu học tập.
- Giáo viên chốt lại.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận ở bảng lớp.
 Các yếu tố tự nhiên
 Đặc điểm chính
 Địa hình
3/4 diện tích phần đất liền là đồi núi, ¼ diện tích đất liền là đồng bằng.
 Khí hậu
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
 Sông ngòi
Có mạng lưới sông ngời dày đặc nhưng ít sông lớn.
 Đất
Có 2 nhóm đất chính: đất pheralits và đất phù sa.
 Rừng
Có nhiều loại rừng với sự đa dạng, phong phú của thực vật và động vật.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
-Về nhà xem lại bài; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Giáo viên nhận xét tiết 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Kĩ thuật - Tiết 7, 8
- Tên bài dạy : NẤU CƠM
 	( chuẩn KTKN : 88 ; SGK: 28 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Biết cách nấu cơm.
-Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình.
	 (Chú ý: Không yêu cầu HS thực hành nấu cơm ở lớp)
*GD sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm:
-Khi nấu cơm, luộc rau bằng bếp củi cần đun lửa vừa phải ở mức độ cần thiết để tiết kiệm củi, ga.
Sử dụng bếp đun đúng cách để tránh lãng phí chất đốt.
B .CHUẨN BỊ :
- Một số dụng cụ nấu ăn. Bảng phụ viết sẵn nội dung hoạt động 3.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Giới thiệu bài: Mấu cơm 
Tiết 1:
Hoạt đông 1: Tìm hiểu các cách nấu cơm trong gia đình
Trong gia đình có những cách nấu cơm nào?
HS đọc trả lời heo hiểu biết:
Nấu cơm bằng sông, nồi trên bếp và nấu cơm bằng nồi điện
Hoạt động 2: tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn
Nêu cách nấu cơm bằng bếp đun và quan sát hình 1,2,3 (sgk) và liên hệ thực té trong gia đình
Chia nhóm thảo luận (thời gian 15 phút)
Đại diên từng nhóm trình bày kết quả
Tiết 2:
Hoạt đông 3: Tìm hiểu các cách nấu cơm bằng nội cơm điện
HS đọc mục 2 và quan sát hình 4 (sgk)
-So sánh nguyên liệu khi nấu cơm bằng nồi cơm điện và nấu cơm bằng bếp đun.
+giống nhau: cùng phải chuẩn bị gạo, nước sạch, rá và chậu để vo gạo.
+Khác nhau: dụng cụ nấu và nguồn cung cấp nhiệt khi nấu cơm.
- Nêu cách nấu bằng nồi cơm điện?
Cho gạo đã vo sạch vào nồi 
Cho nước vào nồi nấu cơm theo một trong hai cách sau:
Đổ nước theo các khấc vạch phía trong nồi: Cứ một cóc gạo ứng với một khấc vạch nước trong nồi.
Dùng cóc đong nước: cứ một cóc gạo thì cho 1,5 cóc nước (H4a)
-Trong gia đình em thường nấu cơm bằng cách nào? Em hãy nêu cách nấu cơm đó.
HS nêu 
Lớp nhận xét
GV tóm ý
Hoạt động 4: đánh giá kết quả học tập
Có mấy cách nấu cơm? Đó là nững cách nào?
Có hai cách: nấu cơm bằng bếp đun và nấu cơm bằng nồi cơm diện
-Khi nấu cơm bằng bếp củi, ta sử dụng như thế nào cho hiệu quả?
- Khi nấu cơm, luộc rau bằng bếp củi cần đun lửa vừa phải ở mức độ cần thiết để tiết kiệm củi, ga.
- Sử dụng bếp đun đúng cách để tránh lãng phí chất đốt.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học, sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ, kết quả thực hành của hoc sinh
-Chuẩn bị tiết sau 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Mĩ thuật - Tiết 7
- Tên bài dạy : VẼ TRANH
ĐỀ TÀI: AN TOAN GIAO THÔNG
 	( chuẩn KTKN : 136 ; SGK: 21 )
A . MỤC TIÊU: 
- Hiểu nội dung đề tài an toàn giao thông.
- Biết cách vẽ tranh đề tài An toàn giao thông.
-Vẽ được tranh đề tài An toàn giao thông.
- Có ý thức chấp hành luật giao thông.
* HS khá giỏi :sắp xếp hình ảnh cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
B . CHUẨN BỊ: 
- 	Tranh ảnh về an toàn giao thông, giấy + dụng cụ vẽ.
- Bài vẽ của HS năm trước.
C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
- Kiểm tra dụng cụ học tập, và sản phẩm của HS chưa hoàn thành trong tiết trước..
* Nhận xét, đánh giá.
- HS trình bày dụng cụ học tập.
2 . Bài mới:
 a . GTB: Vẽ tranh: Đề tàiAn toàn giao thông.
- Nghe giới thiệu
 b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1:Tìm hiểu nội dung đề tài.
+ Cho HS xem tranh và hỏi.
- Đề tài an toàn giao thông có những nội dung nào?
-Quang cảnh trường em gồm có những gì?.
-Gắn với đề tài an toàn giao thông có những hình ảnh nào là đặt trư ng?
- Khung cảnh chung còn có những gì nữa?
- Gợi ý cho HS nhận xét hình ảnh đúng sai về giao thông?
+ Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Chấp hành tốt (không chấp hành tốt) luật giao thông, hình ảnh tuyên truyền giao thông, .
- người đi bộ, xe đâp, xe ô tô, biển báo, đèn tín hiệu..
- Nhiều hoạt động ( dạy và học trên lớp; giờ ra chơi, các buổi sinh hoạt đội.) diễn ra vui tươi và nhộn nhịp.
 -Nhà cửa, cây cối, đường phố..
- HS nêu.
* Hoạt động 2:cách vẽ tranh
 + Tranh vẽ như thế nào?
+ Vẽ hình ảnh nào trước hình ảnh nào sau?
+ Tiếp theo ta làm gì?
* Hoạt động 3: thực hành
- Cho HS xem bài vẽ của HS lớp trước để nhận ra cái hay và cái chưa đúng.
- GV chốt lại và nhác nhỡ lại cách vẽ cho HS.
- Yêu cầu HS thực hành trên giấy vẽ hoặc VTV
- Theo dõi giúp đỡ HS.
Lưu ý : HS nên chú ý bố cục cân đối và màu sắc hài hoà. Không nên vẽ quá nhiều chi tiết sẽ làm mất thời gian.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Yêu cầu trình bày sản phẩm.
- GV nhận xét chung, đánh giá.
- Đọc nội dung và quan sát hình 22- 23 trả lời câu hỏi.
+ Có hình ảnh người, nội dung và phương tiện rõ ràng.
+ Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.
- Điều chỉnh hình vẽ và vẽ màu.
- HS quan sát, nêu ý kiến..
- Vài HS nêu lại cách vẽ.
- HS thực hành vẽ
- HS vẽ xong treo bài lên bảng.
- Nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhắc lại cách vẽ tranh.
- GS HS chấp hành tốt luật giao thông.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Dặn HS chuẩn bị dụng cụ cho bài sau: “VTM: Mẫu vẽ có dạng hình trụ và hìh cầu”
- Nhận xét tiết học
- Nghe.
- HS nhắc lại.
- Nhận xét
Contents

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan lop 5 tuan 7.doc