Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 10 - Trần Thị Thu Hoài

Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 10 - Trần Thị Thu Hoài

I. Mục tiêu:

 - Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.

 - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông

 - Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè thực hiện một số việc nên làm để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh SGK phóng to

 - Một số biển báo giao thông thường gặp

 - Một số thông tin về an toàn giao thông

 - Sưu tầm một số hình ảnh về an toàn, không an toàn trong khi tham gia giao thông

 

doc 10 trang Người đăng huong21 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 10 - Trần Thị Thu Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Ngày soạn: 26/10/2012
Ngày dạy: từ 29/10/2012 đến 02/11/2012
Lớp dạy: 5A, 5B, 5C
KHOA HỌC
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 
I. Mục tiêu: 	
 - Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
 - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông
 - Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè thực hiện một số việc nên làm để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.
II. Đồ dùng dạy học:	 
 - Tranh SGK phóng to
 - Một số biển báo giao thông thường gặp
 - Một số thông tin về an toàn giao thông
 - Sưu tầm một số hình ảnh về an toàn, không an toàn trong khi tham gia giao thông
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định: 
 2. Bài cũ: 
H. Muốn phòng tránh bị xâm hại, chúng ta cần chú ý những điểm nào ?
- Lớp nhận xét bổ sung
 3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến những tai nạn giao thông.
- Yêu cầu HS nhận ra được những việc làm vi phạm luật giao thông của những ngưới tham gia giao thông và nêu ra được những hậu quả của những sai phạm đó.
- Gợi ý và giao việc :
+ Hãy quan sát và chỉ ra những việc làm vi phạm luật giao thông trong hình 1; 2; 3 ;4 /40
H. Những việc làm ấy có thể dẫn đến hậu quả gì ?
H. Theo em vì sao lại có những hiện tượng vi phạm luật giao thông như vậy ? 
- Theo dõi giúp đỡ những nhóm còn yếu, chậm. 
- GV nhận xét chốt lại.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về các biện pháp an toàn giao thông
-Yêu cầu HS nắm được một số biện pháp tích cực và cần thiết để áp dụng khi tham gia giao thông
- Gợi ý và giao việc :
 + Hãy quan sát các hình 5 ; 6 ; 7 và cho biết nội dung các hình thể hiện những công việc gì ? 
 H. Nội dung các hình 5; 6; 7 thể hiện được điều gì?
 H. Muốn an toàn khi tham gia giao thông ta cần phải làm gì?
 H. Theo em trong điều kiện thực tế của chúng ta, các em làm gì để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông ?
- Nhận xét chốt lại vấn đề 
- Cho HS giới thiệu một số biển báo các em thường gặp trên đường giao thông. 
- HS thảo luận nhóm bàn.
- Dựa vào tranh ảnh và câu hỏi gợi ý thảo luận. 
- Các nhóm làm việc 
- Đại diện nhóm trình bày 
- Lớp góp ý bổ sung
- 2 HS nhắc lại kết luận 
- Theo dõi gợi ý 
- Dựa vào câu hỏi gợi ý; trao đổi cặp đôi và rút ra vấn đề 
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp góp ý, bổ sung
- HS giới thiệu một số biển báo thường gặp.
- Lớp trao đổi nhận xét
 4. Củng cố - Dặn dò: 
 - Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông ta cần phải làm những gì ?
 - Muốn thực hiện đi bộ đúng luật , em phải đi thế nào ?
 - Nx tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
******************************
ĐỊA LÍ
NÔNG NGHIỆP 
I. Mục tiêu: 
 - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triền nông nghiệp ở nước ta:
 - Trồng trọt là ngành chính của nông nghiệp.
 - Biết nước ta trồng nhiều loại cây trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.
 - Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận biết về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp: lúa gạo ở đồng bằng, cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên; trâu bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV : Lược đồ nông nghiệp Việt Nam. Tranh minh hoạ ( SGK), Phiếu học tập của HS.
 - HS : Tự tìm hiểu nghiên cứu trước bài, Sưu tầm một số tranh ảnh phục vụ bài học.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Ổn định : 
2. Bài cũ : Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất và tập trung sống ở đâu?
- Các dân tộc ít người thường tập trung sống ở đâu? Nêu một vài dân tộc ít người mà em biết?
3. Bài mới : * Giới thiệu. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của ngành trồng trọt 
 a) Vai trò của ngành trồng trọt ở nước ta. 
- Hãy quan sát lược đồ nông nghiệp Việt Nam và dựa vào các kí hiệu cây trồng, con vật và cho biết số cây trồng nhiều hơn hay số con vật nhiều hơn?
- Cho biết vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp ?
* Kết luận : Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nền nông nghiệp nước ta. Trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi; chăn nuôi đang được chú ý phát triển.
 b) Các loại cây và đặc điểm chính của cây trồng ở Việt Nam.
- Hãy quan sát lước đồ và nghiên cứu SGK thảo luận hoàn thành phiếu học tập. 
- Phát phiếu học tập cho các nhóm. 
* Nhận xét chữa phiếu học tập. 
c) Giá trị của lúa gạo và các cây công nghiệp lâu năm.
 - Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng ?
 - Em biết gì về tình hình xuất khẩu lúa gạo của nước ta ?
 - Vì sao nước ta trồng nhiều cây lúa gạo nhất và trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới ?
* N/xét câu trả lời và chốt lại kết hợp hình thành sơ đồ :
 + Loại cây nào được trồng nhiều ở vùng núi và cao nguyên ?
 + Em biết gì về giá trị của những loại cây này?
 + Với những loại câycó thế mạnh như thế, ngành trồng trọt giữ vai trò thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta ?
* chốt :- ở vùng núi và cao nguyên được trồng nhiều các cây công nghiệp như chè , cà phê, cao su. . .
- Các loại cây này có giá trị xuất khẩu cao; cà phê, chè, cao su . . của Việt Nam đã nổi tiếng trên thế giới .
- Ngành trồng trọt đóng góp tới 3/4giá trị s/x
nông nghiệp.
d) Sự phân bố cây trồng ở nứơc ta. 
 - Hãy quan sát lược đồ phân bố nông nghiệp và trình bày về sự phân bố cây trồng của Việt Nam.
 (nêu tên cây trồng và các vùng được trồng nhiều loại cây này trên bản đồ) 
 * Nhận xét kết luận :
Cây lúa được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng, nhất là đồng bằng Nam bộ 
Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng núi và cao nguyên.
Cây ăn quả được trồng nhiều ở đồng bằng Nam bộ, đồng bằng Bắc bộ , miền núi phía Bắc. 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về ngành chăn nuôi.
- Hãy kể tên một số vật nuôi ở nước ta ?
- Trâu, bò, lợn được nuôi chủ yếu ở vùng nào?
- Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định ?
* Nhận xét kết luận bằng sơ đồ :
+ Theo dõi và thực hiện theo yêu cầu của Giáo viên. 
+ Trả lời câu hỏi của GV.
+ Lớp theo dõi và bổ sung. 
+ Thảo luận : nhóm 2 bàn nghiên cứu SGK và lược đồ cùng nhau hoàn thành phiếu học tập. 
+ Nhóm trình bày vào giấy khổ lớn. Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Lớp nhận xét bổ sung.
+ Theo dõi câu hỏi của GV. 
+ Trao đổi cặp đôi. 
+ Nêu ý kiến .
+ Lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Trao đổi liên hệ thực tế trả lời các câu hỏi. 
+ Lớp góp ý bổ sung 
+ Trao đổi cặp đôi và tập trình bày; các cặp theo dõi và bổ sung cho nhau.
+ 3 HS lần lượt trình bày. 
+ Lớp theo dõi bổ sung.
+ Trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm trình bày. 
+ Lớp góp ý bổ sung. 
4.Củng cố - dặn dò : 
 - Nhắc lại ghi nhớ. 
 - Nhận xét tiết học.Nhắc HS về nhà học bài ; chuẩn bị bài tiếp.
******************************
LỊCH SỬ
BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS nêu được:
 - Ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba đình(Hà nội, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập).
 - Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh ra nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà.
 - Ngày 2-9 trở thành ngày quốc khánh của dân tộc ta. 
 - Giáo dục cho HS biết trân trọng ngày Quốc khánh của đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập 
- Phiếu học tập của HS
III. Các hoạt động dạy học: 
 1. Ổn định 
 2. Bài cũ : 
H. Mùa thu năm 1945 có sự việc gì diễn ra ? 
H. Thắng lợi của cách mạng tháng tám có ý nghĩa thế nào với dân tộc ta ? 
 3.Bài mới : Giới thiệu bài – ghi đầu bài. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày lịch sử : Bác Hồ đọc tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình 
- Yêu cầu HS : nắm được quang cảnh và những sự việc diễn ra trong ngày 2 - 9 - 1945
- Gợi ý và giao việc : 
 + Hãy đọc SGK và dùng tranh ảnh SGK (hoặc sưu tầm được) để miêu tả quang cảnh của Hà Nội vào ngày 2-9-1945. 
 + Nhận xét tuyên dương những bạn tả hay
- Kết luận.
Hoạt động 2 ; Tìm hiểu diễn biến buổi lễ Tuyên bố độc lập, nội dung bản Tuyên ngôn Độc lập và ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2 - 9 -1945.
- Yêu cầu HS nắm được những diễn biến của buổi lễ tuyên bố độc lập của dân tộc ta, nội dung bản Tuyên ngôn Độc lập và ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2 - 9 -1945.
 a) Tìm hiểu diễn biến buổi lễ
- Gợi ý và giao việc 
 + Buổi lễ diễn ra tại đâu ? Vào thời gian nào ?
 +Buổi lễ diễn ra gồm có những ai? 
 + Trong buổi lễ diễn ra các sự việc chính nào?
 + Buổi lễ kết thúc ra sao?
- Nhận xét kết luận.
H. Khi đang đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ dừng lại làm gì ? 
 + Việc làm ấy thể hiện điều gì ? 
Nội dung bản Tuyên ngôn Độc lập. 
- Gọi 2 HS đọc đoạn trích bản Tuyên ngôn Độc lập 
- Cho biết nội dung chính của hai đoạn trích là gì ?
- Nhận xét chốt lại ý kiến :
 Bản Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định :
 * Quyền độc lập tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
 * Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do ấy. 
 c) ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2 – 9 -1945ứ.
H. Sự kiện lịch sử ngày 2 - 9 - 1945 đã khẳng định điều gì về nền độc lập của dân tộc ta?
- Nhận xét chốt lại :
Sự kiện lịch sử ngày 2 – 9 – 1945 đã khẳng định :
Quyền độc lập của dân tộc ta. 
Khai sinh chế độ mới.
 Ngoài ra sự kiện lịch sử ngày 2 – 9 -1945ứ còn một lần nữa khẳng định tinh thần bất khuất trong đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập của dân tộc ta.
- HS hoạt động theo nhóm bàn nghiên cứu, trình bày và sửa chữa cho nhau.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Lớp theo dõi nhận xét; bình chọn bạn tả hay, hấp dẫn nhất lớp
+ Thảo luận : Nhóm 4 HS cùng nghiên cứu SGK thảo luận để xây dựng diễn biến 
+ Đại diện các nhóm trình bày phần thảo luận 
+ Lớp nhận xét bổ sung 
- Cá nhân tự suy nghĩ trả lởi câu hỏi 
- Lớp góp ý bổ sung
- 2 HS đọc đoạn trích bản Tuyên ngôn độc lập
- Đọc thầm và trao đổi cặp đôi 
- Đại diện nhóm trình bày 
- Lớp theo dõi bổ sung 
- Trao đổi cặp đôi và nêu ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2-9-1945
- Trình bày 
- Lớp trao đổi góp ý 
 4. Củng cố - dặn dò: 
 - 2HS đọc lại ghi nhớ 
 - Nhắc hs về học bài, chuẩn bị bài sau.
******************************
ĐẠO ĐỨC
TÌNH BẠN (Tiết 2) 
I. Mục tiêu: 
Học xong bài này HS biết:
 - Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè. 
 - Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
 - Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bài hát Lớp chúng ta, nhạc và lời: Mộng Lân. 
 - Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện Đôi bạn trong SGK
III. Các hoạt động dạy học: 
Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài mới:
Hoạt động 1: Đóng vai(bài tập 1, SGK).
Mục tiêu: Giúp HS biết ứng xử trong tình huống bạn mình làm điều sai.
Cách tiến hành:
- Cả lớp hát.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, các nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống bài tập. 
- GV cho các nhóm đóng vai
- GV tổ chức cho lớp thảo luận: 
 + Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi khuyên ngăn bạn không?
 + Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận và trách bạn không?
- GV kết luận: cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là bạn tốt.
- HS làm việc theo nhóm, cùng thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai, lớp theo dõi nhận xét.
- Cả lớp thảo luận. 
Hoạt động 2: Tự liên hệ. 
Mục tiêu: giúp HS biết tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tự liên hệ, làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu vài HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn.
- HS tự liên hệ cá nhân và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.
- 3 HS trả lời
Hoạt động 3: Bài tập 3, SGK. 
Mục tiêu: giúp HS củng cố bài.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hát, kể chuyện, đọc thơ, ca dao, tục ngữ về chủ đề Tình bạn.
- 3 HS trình bày. 
2. Củng cố –dặn dò:
- GV dặn HS về nhà học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới.
*****************************
KĨ THUẬT
BÀY DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu: 
 - Biết cách bày dọn bữa ăn ở gia đình.
 - Biết cách trình bày bữa ăn.
 - Có ý thức giúp gia đình, dọn trước và sau bữa ăn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Tranh, ảnh một số kiểu bày món ăn.
 Phiếu đánh giá học tập.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Khởi động (Ổn định tổ chức)
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Em hãy trình bày cách rán đậu phụ ở gia đình em?
 - Muốn đậu rán đạt yêu cầu cần chú ý điều gì?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a- Giới thiệu bài
b- Giảng bài
Hoạt động1: Làm việc cả lớp.
Mục tiêu: Tìm hiểu cách trình bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Cách tiến hành: Gv yêu cầu học sinh quan sát hình 1 Sgk?
- Em hãy nêu mục đích của việc bày món ăn?
- Dựa vào hình Sgk, em hãy nêu tả cáh trình bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn ở gia đình?
- Ở gđình em thường hay bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn như thế nào?
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Mục tiêu: Học sinh hiểu được cách thu dọn sau bữa ăn.
Cách tiến hành: 
- Gv nói: thu dọn sau khi rán đậu phụ là công việc nhiều học sinh đã tham gia.
- Trình bày cách thu dọn sau bữa ăn của gia đình em?
- Em hãy so sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình em với cách thu dọn sau bữa ăn ở Sgk?
- Gv bổ sung thêm và hướng dẫn các emvề nhà giúp đỡ gia đình bày dọn thức ăn?
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
Mục tiêu: Học sinh nắm được bài qua phiếu học tập.
Cách tiến hành: Gv phát phiếu học tập cho học sinh.
Gv ghi bài lên bảng, sau đó học sinh làm xong và sửa bài.
4. Củng cố - dặn dò:
Chuẩn bị: Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
- Làm cho bữa ăn phải hợp lý, hấp dẫn thuận tiện hợp vệ sinh.
- Sắp đủ dụng cụ ăn như bát ăn cơm, đũa, thìa.
- Dùng khăn sạch lâu khô.
- Sắp xếp món ăn ở mâm bàn sao cho đẹp tiện cho mọi người khi ăn.
- Học sinh trình bày
- Lớp nhận xét.
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng
Thu dọn sau bữa ăn được thực hiện:
- Mọi người trong gia đình đã ăn xong £
- Trong lúc mọi người đang ăn £
- Khi bữa ăn đã kết thúc £
- Học sinh lên sửa bài.
- Lớp nhận xét
******************************
KHOA HỌC
ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (Tiết 1) 
I. Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về: 
 - Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
 - Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/AISD
 - Giáo dục HS biết bảo vệ sức khỏe của mình
II. Đồ dùng dạy học:
 - Các sơ đồ trang 42, 43 / SGK. Bảng nhóm, bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1. Bài cũ: 
- Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ 
® Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
 a) Gtb:Ôn tập: Con người và sức khỏe.
 b) Dạy bài mới:
v	Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm. 
-Giáo viên yêu cầu quan học sinh làm việc theo nhóm theo yêu cầu bài tập 1, 2 , 3 trang 42/ SGK.
 - Giáo viên chốt.
 v Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng “
 * GV Tổ chức hướng dẫn học sinh tham khảo sơ đồ cách phòng bệng viêm gan A ở trang 43/ SGK. Các nhóm bốc thăm các bệnh 
- Phân công các nhóm: chọn một bệnh để vẽ sơ đồ về cách phòng tránh bệnh đó.
® Giáo viên chốt + chọn sơ đồ hay nhất.
3.Củng cố, dặn dò 
- Nêu giai đoạn tuổi dậy thì và đặc điểm tuổi dậy thì?
- Nêu cách phòng chống các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A phòng nhiễm HIV/ AIDS?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
 - Học sinh tự đặt câu hỏi và trả lời.
 - Học sinh nêu ghi nhớ.
Vẽ lại sơ đồ và đánh dấu giai đoạn dậy thì ở con gái và con trai, nêu đặc điểm giai đoạn đó.
	 20tuổi
Mới sinh	 trưởng thành
 -Cá nhân trình bày với các bạn trong nhóm sơ đồ của mình, nêu đặc điểm giai đoạn đó.
Các bạn bổ sung.
-Mỗi nhóm cử một bạn đem sơ đồ dán lên bảng và trình bày trước lớp.
Ví dụ:	 20 tuổi
Mới sinh 10t dậy thì 15t trưởng thành
 Sơ đồ đối với nữ.
Nhóm 1: Bệnh sốt rét.
Nhóm 2: Bệnh sốt xuất huyết.
Nhóm 3: Bệnh viêm não.
 Nhóm 4: Cách phòng tránh HIV/ AIDS
- Nhóm nào xong trước và đúng là thắng cuộc .
-Các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng?
(viết hoặc vẽ dưới dạng sơ đồ).
 - Các nhóm treo sản phẩm của mình.
- Các nhóm khác nhận xét góp ý và có thể nếu ý tưởng mới.
 - Học sinh trả lời.
 - Học sinh trả lời cá nhân nối tiếp.
Ngày soạn: 26/10/2012
Ngày dạy: từ 29/10/2012 đến 02/11/2012
Lớp dạy: 1A, 1B, 1C, 1D, 1E
Tiếng Việt
 ÔN BÀI 39: au - âu
I. Mục tiêu:
 -Củng cố cho các em nắm được chắc chắc các tiếng đã học trong bài 39
 -Rèn kỹ năng đọc viết thàng thạo cho h/s 
 - Giáo dục h/s ý thức học bài
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ
III. Các hoạt đông dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- G/v yêu cầu h/s nêu tên bài đã học
- G/v viết sẵn các tiếng , từ : quả dâu, câu cá, trái sấu, rau má.
- Yêu cầu h/s đọc cá nhân , đọc đồng thanh cả lớp
2 Hoạt động 2 : Luyện viết 
 -Yêu cầu h/s viết bảng con các tiêng vừa đọc
- G/v nhận xét bảng con
- Cho h/s viết vào vở bài tập
- Giúp đỡ h/s yếu 
- G/v thu bài , chấm 
- Nhận xét chữ viết 
 3 Hoạt động 3 : Làm bài tập (40)
4. Củng cố dặn dò: - G/v nêu nội dung bài
- Nhận xét giờ học
 - học sinh nêu tên bài học : bài 39: au - âu
-học sinh đọc cá nhân , đọc cả lớp- học sinh viết bảng con : lau sậy, châu chấu
- học sinh viết vở ( mỗi từ viết 1 dòng )
B1: Nối: - củ ấu, quả bầu, bó rau, lá trầu
B2 : quả dâu, câu cá, trái sấu, rau má.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an khoa su dia lop 5 tuan 10.doc