Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 19 - Trần Thị Thu Hoài

Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 19 - Trần Thị Thu Hoài

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:

 - Cách tạo ra một dung dịch

 - Kể tên một số dung dịch

 - Nêu một số cách tách các chất trong dung dịch

 - GD hứng thú học tập, tìm tòi của HS.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Hình trang 76,77 SGK phóng to

 - Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, một cốc (li) thủy tinh, thìa

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc 11 trang Người đăng huong21 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 19 - Trần Thị Thu Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Ngày soạn: 28/12/2012
Ngày dạy: từ / / đến 04/01/2013
Lớp dạy: 5A, 5B, 5C
KHOA HỌC 
DUNG DỊCH
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
 - Cách tạo ra một dung dịch 
 - Kể tên một số dung dịch 
 - Nêu một số cách tách các chất trong dung dịch 
 - GD hứng thú học tập, tìm tòi của HS.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 - Hình trang 76,77 SGK phóng to
 - Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, một cốc (li) thủy tinh, thìa
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Kiểm tra : - Nêu cách tạo ra một hỗn hợp
- Nhận xét, ghi điểm
2, Bài mới 
a, Giới thiệu bài
b, Hoạt động 1: Thực hành "Tạo ra dung dịch"
* Mục tiêu :
- Biết cách tạo ra dung dịch
- Kể được tên một số dung dịch
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm :
- GV cho HS làm việc theo nhóm như hướng dẫn SGK 
- Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì ? 
- Dung dịch là gì?
- Kể tên một số dung dịch mà bạn biết ? 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Rút ra kết luận SGK 
c, Hoạt động 2: Thực hành
* Mục tiêu: HS nêu được cách tách các chất trong dung dịch 
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Qua thí nghiệm trên, theo các em, ta có thể làm thế nào để tách các chất trong dung dịch?
 * Kết luận:
 - Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất.
 - Trong thực tế, người ta sử dụng phương pháp chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho nghành y tế và một số nghành khác cần nước thật tinh khiết. 
3, Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau 
- 1HS trả lời
- HS khác nhận xét
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các nhiêm vụ
+ Tạo ra một dung dịch đường (hoặc dung dich muối)
- HS thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm nêu công thức pha dung dịch đường(hoặc dung dịch muối), nếm thử 
- Các nhóm nhận xét so sánh 
- HS nêu 
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình lần lượt làm các công việc:
- Đọc hướng dẫn thực hành trang 77 SGK và thảo luận, đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm theo câu hỏi trong SGK.
 - HS làm thí nghiệm: úp đĩa lên một cốc nước muối nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa ra.
 - Các thành viên trong nhóm đều nếm thử những giọt nước đọng trên đĩa rồi rút ra nhận xét. So sánh với kết quả ban đầu. 
 - HS trả lời.
- HS lắng nghe
*********************************
ĐỊA LÍ
CHÂU Á
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:
 - Nêu được tên các châu lục và các đại dương.
 - Dựa vào lược đồ (bản đồ) nêu được vị trí, giới hạn của châu Á.
 - Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên châu Á
 - Đọc được tên các dãy núi cao và các đồng bằng lớn của châu Á.
 - Nêu được tên một số cảnh thiên nhiên châu Á và nêu được chúng thuộc vùng nào của châu Á.
 - GD HS yêu thích tìm tòi, khám phá các châu lục, các đại dương trên thế giới.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Bản đồ tự nhiên châu Á.
 - Các hình minh hoạ trong SGK phóng to
 - Phiếu học tập của HS 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
GIỚI THIỆU BÀI
Hoạt động 1
CÁC CHÂU LỤC VÀ CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI
CHÂU Á LÀ MỘT TRONG 6 CHÂU LỤC CỦA THẾ GIỚI
- GV hỏi HS cả lớp:
+ Hãy kể tên các châu lục, các đại dương trên thế giới mà em biết.
- Khi HS trả lời, GV ghi nhanh lên bảng thành 2 cột, 1 cột ghi tên các châu lục, 1 cột ghi tên các đại dương.
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi, mỗi em chỉ cần nêu tên một châu lục hoặc một đai dương mà mình biết.
+ Các châu lục trên thế giới:
	1. Châu Mĩ.
	2. Châu Âu
	3. Châu Phi
	4. Châu Á
	5. Châu Đại Dương
	6. Châu Nam Cực
+ Các đại dương trên thế giới:
	1. Thái Bình Dương
	2. Đại Tây Dương
	3. Ấn Độ Dương
	4. Bắc Băng Dương
Hoạt động 2
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN CỦA CHÂU Á
- GV treo bảng phụ viết sẵn các câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu về vị trí địa lí châu Á (hoặc viết vào phiếu giao cho HS).
- GV tổ chức HS làm việc theo cặp:
+ Nêu yêu cầu: Hãy cùng quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi.
- GV mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS, sau đó nêu kết luận: Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, có 3 phía giáp biển và đại dương.
- Đọc thầm các câu hỏi.
- Làm việc theo cặp, cùng xem lược đồ, trao đổi, trả lời từng câu hỏi.
- HS báo cáo kết quả thảo luận 
Hoạt động 3
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CHÂU Á
- GV treo bảng số liệu về diện tích và dấn số các chấu lục, yêu cầu HS nêu tên và công dụng của bảng số liệu.
- GV yêu cầu HS đọc bảng số liệu và hỏi: Em hiểu chú ý 1 và 2 trong bảng số liệu như thế nào?
- GV kết luận: Trong 6 châu lục thì châu Á có diện tích lớn nhất.
- 1 HS nêu trước lớp: Bảng số liệu thống kê về diện tích và dân số của các châu lục, dựa vào bảng số liệu ta có thể so sánh diện tích và dân số của các châu lục với nhau.
- HS nêu theo ý hiểu của mình.
Hoạt động 4
CÁC KHU VỰC CỦA CHÂU Á VÀ
NÉT ĐẶC TRƯNG VỀ TỰ NHIÊN CỦA MỖI KHU VỰC
- GV treo lược đồ các khu vực châu Á, và hỏi HS: Hãy nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ thể hiện những nội dung gì?
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện phiếu học tập 
- GV mời 1 nhóm HS dán phiếu của nhóm mình lên bảng, trình bày, yêu cầu các nhóm khác theo dõi.
4. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau
- HS đọc lược đồ, đọc phần chú giải và nêu: Lược đồ các khu vực châu Á, lược đồ biểu diễn:
+ Địa dình châu Á.
+ Các khu vực và giới hạn từng khu vực của châu Á.
- Một nhóm HS trình bày trước lớp. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
*********************************
LỊCH SỬ
CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS nêu được:
 - Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ
 - Sơ lược diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
 - Ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
 - GD HS lòng yêu nước và tự hào về chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Bản đồ hành chính Việt Nam
 - Các tranh ảnh, tư liệu về chiến thắng lịch sử ĐBP 
 - Phiếu học tập của HS
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
A. kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
? Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì cho CMVN?
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới
 1. Giới thiệu: 
 2. Nội dung bài
* Hoạt động 1: Tập đoàn ĐBP và âm mưu của giặc pháp
- Yêu cầu HS đọc SGK 
- GV treo bản đồ hành chính VN yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của ĐBP
? Vì sao pháp lại xây dựng ĐBP thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương?
* Hoạt động 2: Chiến dịch ĐBP
- GV chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi
? Vì sao ta quyết định mở chiến dịch ĐBP?
?Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào?
? Ta mở chiến dịch ĐBP gồm mấy đợt tấn công? Thuật lại từng đợt tấn công đó?
? Vì sao ta giành được thắng lợi trong chiến dịch ĐBP ? Thắng lợi đó có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta ?
? Kể về một số gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch ĐBP?
- Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận
GV nhận xét kết quả làm việc theo nhóm của HS.
 3. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị tiết sau.
- 2 HS trả lời
- HS khác nhận xét
- HS đọc SGKvà đọc chú thích. 
- 1HS lên chỉ trên bản đồ, HS dưới lớp quan sát theo dõi
- HS nêu ý kiến trước lớp
- HS thảo luận nhóm
+ Mùa đông 1953 tại chiến khu VB Trung ương Đảng và BH đã họp và nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch ĐBP để kết thúc cuộc kháng chiến. 
+ Ta đã chuẩn bị cho chiến dịch với tinh thần cao nhất : Nửa triệu chiến sĩ từ các mặt trận hành quân về ĐBP . Hàng vạn tấn vũ khí được vận chuyển vào trận địa.
+ Trong chiến dịch ĐBP ta mở 3 đợt tấn công
- Đợt 1: mở vào ngày 13-3- 1954
- Đợt 2: vào ngày 30- 3- 1954
- Đợt 3: Bắt đầu vào ngày 1- 5- 1954 
+ Ta giành chiến thắng trong chiến dịch ĐBP vì: 
- Có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng
- Quân và dân ta có tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường
+ Một số gương chiến đấu tiêu biểu như Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo...
- HS lắng nghe
*********************************
ĐẠO ĐỨC
EM YÊU QUÊ HƯƠNG (tiết 1)
 I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
 - Mọi người cần phải yêu quê hương
 - Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình
 - Yêu quý, tôn trọng truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương.
 II. Tài liệu và phương tiện:
 - Giấy, bút màu
 - Các bài thơ, bài hát... nói về quê hương 
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động1: Tìm hiểu truyện: Cây đa làng em
1. Đọc truyện Cây đa làng em
 2. Thảo luận
? Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?
? Hà đã gắn bó với cây đa như thế nào?
? Bạn Hà đã góp tiền để làm gì?
? Những việc làm của bạn Hà thể hiện điều gì với quê hương?
? Qua câu chuyện của bạn Hà, em thấy đối với quê hương chúng ta phải làm gì?
* Hoạt động 2: Làm bài tập SGK
- HS thảo luận nhóm 2 bài tập 1
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
GV KL: trường hợp a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương
- Gọi HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
- HS trao đổi theo gợi ý của GV
? Bạn quê ở đâu? Bạn biết gì về quê hương mình?
? Bạn đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương ?
- GVKL và khen một số HS đã biết thể hiện tình yêu quê hương của mình bằng những việc làm cụ thể.
4. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị tiết sau.
- HS đọc 2 lần 
- HS thảo luận trả lời các câu hỏi
+ Vì cây đa là biểu tượng của quê hương ... cây đa đem lại nhiều lợi ích cho mọi người .
+ Mỗi lần về quê Hà đề cùng các bạn đến chơi dưới gốc cây đa 
+ Để chữa cho cây sau trận lụt
+ Bạn rất yêu quý quê hương.
+ Đối với quê hương, chúng ta phải gắn bó, yêu quý và bảo vệ quê hương.
- HS nêu yêu cầu nội dung bài tập 1
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày 
- HS đọc ghi nhớ
- HS trả lời theo ý của mình
- HS lắng nghe
*********************************
KĨ THUẬT
NUÔI DƯỠNG GÀ
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
 - Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà
 - Biết cách cho gà ăn, uống. Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn uống ở gia đình hoặc địa phương (nếu có)
 - Có ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc gà.
II. Đồ dùng dạy - học
 - Tranh ảnh minh hoạ cho bài học theo nội dung Sgk
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Bài mới:
 Hoạt động 1.Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà
-GV nêu khái niệm: công việc cho gà ăn, uống được gọi chung là nuôi dưỡng.
-GV nêu một số VD về công việc nuôi dưỡng trong thực tế giúp HS hiểu rõ khái niệm trên
-?Nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà. 
- GV tóm tắt ND chính của hoạt động 1.
- HS đọc mục 1 Sgk trang 62 để trả lời câu hỏi
 Hoạt động 2: Tìm hiểu cách cho gà ăn, uống.
a)Cách cho gà ăn
-?Nêu cách cho gà ăn ở từng thời kì sinh trưởng.So sánh cách cho gà ăn ở gia đình hoặc địa phương với cách cho gà ăn trong Sgk.
-?Vì sao gà giò cần được ăn nhiều thức ăn cung cấp chất bột đường và chất đạm.
-Theo em, cần cho gà đẻ ăn những thức ăn nào để cung cấp nhiều chất đạm, chất khoáng, vi-ta-min ?.
- GV tóm tắt cách cho gà ăn theo ND Sgk
- HS đọc ND mục 2a Sgk tr63 để trả lời câu hỏi
 b)Cách cho gà uống.
-?Nêu vai trò của nước đối với đời sống động vật.
- GV NX và giải thích Sgv tr69
-? Nêu sự cần thiết phải thường xuyên cung cấp đủ nước sạch cho gà.
-?Nêu cách cho gà uống.
-GV NX và tóm tắt cách cho gà uống nước
Hoạt động3: Đánh giá kết quả học tập.
- ?Vì sao phải cho gà ăn, uống đầy đủ, đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh.
IV/Nhận xét-dặn dò:
- Nhận xét tiêt học.
- Chuẩn bị tiêt sau.
-HS nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 4 để trả lời câu hỏi
-HS đọc mục 2b Sgk để trả lời câu hỏi
- HS trả lời 
- HS lắng nghe
*********************************
KHOA HỌC 
SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC
I. Mục tiêu: Sau giờ học, HS biết: 
 - Nêu được khái niệm về sự biến đổi hoá học 
 - Phân biệt được sự biến đổi hoá học và sự biến đổi vật lý 
 - Yêu thích khám phá bằng cách làm thí nghiệm 
II. Đồ dùng dạy - học: 
 - Giấy trắng, đèn cồn, giấm (chanh), que tính, ống nghiệm hoặc lon sữa bò 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ 
- Hãy cho biết hiện tượng sau là sự biến đổi hoá học hay lí học: bột mì hoà với nước rồi cho vào chảo rán lên để được bánh rán ? 
- HS trả lời : Đây là hiện tượng biến đổi hoá học vì dưới tác dụng của nhiệt độ , bột mì đã chuyển thành chất khác 
II. Bài mới 
1. Giới thiệu 
HS lắng nghe 
2. Bài mới 
Hoạt động 1 : Trò chơi " bức thư mật"
HS mở SGK tr.80 
- Nêu yêu cầu : Các em sẽ viết một bức thư gửi cho bạn sao cho đảm bảo chỉ có bạn mình mới đọc được . Giấy gửi thư đi rồi chỉ có màu trắng thôi . Làm thế nào bây giờ ? Các em hãy đọc hướng dẫn tr.80 và làm theo chỉ dẫn 
- Chia nhóm 5 - 6 
HS lắng nghe GV hướng dẫn nêu thắc mắc 
- Tổ chức - GV phát giấy tắng và bộ đồ dùng thí nghiệm cho các nhóm 
- Đại diện các nhón lên nhận giấy, đèn cồn, que thuỷ tinh 
- GV phát thư như bưu điện rồi phát ngẫu nhiên cho các nhóm để các nhóm tìm cách đọc thư 
- HS tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn 
- Trình bày : 
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày cách làm
- HS lần lượt nêu cách thực hiện
+ Nếu không hơ qua ngọn lửa , tức là không có nhiệt thì để nguyên chúng ta có đọc được chữ không ? 
- Không 
+ Nhờ đâu chúng ta có thể đọc được những dòng chữ tưởng như là không có trên giấy 
- Nhờ tác dụng của nhiệt mà nước chanh (giấm, a xít...) đã bị biến đổi hoá học thành một chất khác có màu nên ta đọc được. 
4. GV kết luận và ghi bảng 
Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt 
- HS thu dọn thí nhiệm và ghi bài 
Hoạt động 2 : Thực hành xử lý thông tin 
1. Nêu nhiệm vụ 
Các em đọc thông tin , quan sát hình minh hoạ và thảo luận về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học 
- HS thảo luận nhóm cách giải thích hiện tượng cho đúng 
2. Tổ chức 
GV treo tranh ảnh minh hoạ 
3. GV yêu cầu HS đại diện nhóm lên trình bày lại hiện tượng và giải thích 
Hiện tượng 1 : 
Khi phơi tấm vải đó ra ngoài thì dưới tác dụng của ánh sáng, phẩm màu nhuộm bị biến đổi hoá học thành ra nhạt màu hẳn so với những chỗ bị che khuất . 
Hiện tượng 2 
GV giải thích HS lắng nghe 
4. Kết luận ghi bảng : 
4. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau.
- HS lắng nghe
Ngày soạn: 28/12/2012
Ngày dạy: từ / / đến 04/01/2013
Lớp dạy: 1A, 1B, 1C, 1D, 1E
TIẾNG VIỆT (ôn)
ÔN VẦN: UC - ƯC
I. Mục tiêu: 
 - Giúp HS nắm chắc vần uc, ưc, đọc, viết được các tiếng, từ có vần uc, ưc.
 - Làm đúng các bài tập trong vở bài tập.
 - GD HS lòng yêu thích tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 - Vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn tập: uc, ưc
- GV ghi bảng: uc, ưc, cần trục, máy xúc, cúc vạn thọ, lực sĩ, lọ mực, ...
Con gì mào đỏ
Lông mượt như tơ...
- GV nhận xét.
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
a. Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS tự làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS.
b. Bài 2:
- Cho HS xem tranh vẽ.
- Gọi 3 HS làm bài trên bảng.
- GV nhận xét.
c. Bài 3:
- Lưu ý HS viết đúng theo chữ mẫu đầu dòng.
- GV quan sát, nhắc HS viết đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn: luyện đọc, viết bài
- HS luyện đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- 1 HS nêu: nối chữ.
- HS nêu miệng kết quả ® nhận xét.
- HS xem tranh BT.
- 1 HS làm bài → chữa bài → nhận xét.
- HS viết bài: cần trục ( 1 dòng)
 nóng nực ( 1 dòng)
- HS nghe và ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an khoa su dia lop 5 tuan 19.doc