Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 2 - Trần Thị Thu Hoài

Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 2 - Trần Thị Thu Hoài

I - Mục tiêu:

HS cần phải :

 - Biết cách đính khuy 2 lỗ.

 - Đính được ít nhất 1 khuy 2 lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.

 - Rèn luyện tính cẩn thận.

II - Đồ dùng dạy - học:

-Mẫu đính khuy 2 lỗ.

-1 số khuy, 1 mảnh vải, chỉ, kim, phấn, thước.

III - Các hoạt động dạy - học:

 

doc 10 trang Người đăng huong21 Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 2 - Trần Thị Thu Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Ngày soạn: 01/09/2012
Ngày dạy: từ 03/09/2012 đến 07/09/2012
Lớp dạy: 5A, 5B, 5C
Kĩ thuật
ĐÍNH KHUY HAI LỖ (tiết 2)
I - Mục tiêu:
HS cần phải :
 - Biết cách đính khuy 2 lỗ. 
 - Đính được ít nhất 1 khuy 2 lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.
 - Rèn luyện tính cẩn thận.
II - Đồ dùng dạy - học:
-Mẫu đính khuy 2 lỗ.
-1 số khuy, 1 mảnh vải, chỉ, kim, phấn, thước. 
III - Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1/ Giới thiệu bài :
2/ HĐ 1 : HS thực hành
-Y/c :
-Nhận xét và nhắc lại 1 số điểm cần lưu ý khi đính khuy 2 lỗ.
-Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của HS
-Y/c :
-Trong khi HS thực hành GV quan sát, giúp đỡ thêm.
3/ HĐ 2 : Đánh giá sản phẩm
-Y/c :
-Đánh giá, nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị tiết sau Thêu dấu nhân.
-Nhắc lại cách đính khuy 2 lỗ.
-Mỗi HS đính 1 khuy
-Thực hành đính khuy 2 lỗ theo nhóm 4 em.
-Trưng bày sản phẩm đã làm xong.
-Nêu các y/c để đánh giá sản phẩm.
-Tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
****************************
Khoa học
BÀI 3: NAM HAY NỮ? (TT)
I - Mục tiêu:
Giúp HS:
 - Phân biệt được nam hay nữ dựa vào các đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội.
 - Hiểu được sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về nam và nữ.
 - Luôn có ý thức tôn trọng mọi người cùng giới hoặc khác giới. Đoàn kết, yêu thương giúp đỡ mọi người, bạn bè, không phân biệt nam hay nữ.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Các hình minh họa trang 6, 7 SGK, hình 3, 4 phóng to (nếu có điều kiện).
- Bảng phụ, bút dạ.
III - Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 3: Thảo luận một số quan niệm xã hội về nam và nữ
Ÿ Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận
Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không ? Hãy giải thích tại sao ?
Công việc nội trợ là của phụ nữ.
Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình 
Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật.
Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không và khác nhau như thế nào? Như vậy có hợp lí không ?
Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa HS nam và HS nữ không ? Như vậy có hợp lí không ?
Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ ?
- Hai nhóm 1 câu hỏi
Ÿ Bước 2: Làm việc cả lớp
-Từng nhóm báo cáo kết quả 
-GV kết luận : Quan niệm xã hội về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi HS đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình, trong lớp học của mình .
* Hoạt động 4: Quan niệm của em về nam và nữ
- GV phát cho mỗi bàn các tấm phiếu và hướng dẫn: Nêu các quan niệm của em về nam và nữ
- HS nhận phiếu, thực hiện
-GV chốt lại: Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ, giúp nhau cùng tiến bộ 
- Nhiều HS trình bày quan niệm của mình
-Lớp nhận xét, bổ sung
4. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: “Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ?”
- HS hoàn thành các bài tập trong Vở bài tập
****************************
Địa lí
ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I - Mục tiêu:
Sau bài học, HS có thể:
- Dựa vào bản đồ (lược đồ) nêu được một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta.
- Kể tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ (lược đồ).
- Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a-pa-tít, dầu mỏ.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Lược đồ địa hình Việt Nam; Lược đồ một số khoảng sản Việt Nam.
III - Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Chỉ vị trí địa lí của nước ta trên lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và trên quả địa cầu.
+ Phần đất liền của nước ta giáp với những nớc nào? Diện tích lãnh thổ là bao nhiêu ki - lô - mét vuông?
+ Chỉ và nêu tên một số đảo và quần đảo của nước ta
Hoạt động 1
ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát lược đồ địa hình Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Chỉ vùng núi và vùng đồng bằng của nước ta.
+ So sánh diện tích của vùng đồi núi với vùng đồng bằng của nước ta.
+ Nêu tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi của nước ta. Trong các dãy núi đó, những dãy núi nào có hướng tây bắc - đông nam, những dãy núi nào có hình cánh cung?
+ Nêu tên và chỉ trên lược đồ các đồng bằng và cao nguyên ở nước ta.
- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét.
- HS nhận nhiệm vụ và cúng nhau thực hiện.
Kết quả làm việc tốt là:
+ Dùng que chỉ khoanh vào từng vùng trên lược đồ.
+ Diện tích đồi núi lớn hơn đồng bằng nhiều lần (gấp khoảng 3 lần).
+ Nêu tên đến dãy núi nào thì chỉ vào vị trí của dãy núi đó trên lợc đồ:
 * Các dãy núi hình cánh cung là: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều (ngoài ra còn dãy Trường Sơn Nam).
 * Các dãy núi có hướng tây bắc - đông nam là: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc.
-4 HS trình bày.
Hoạt động 2
KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
- GV treo lược đồ một số khoáng sản Việt Nam và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy đọc tên lược đồ và cho biết lược đồ này dùng để làm gì?
+ Dựa vào lược đồ và kiến thức của em, hãy nêu tên một số loại khoáng sản ở nước ta. Loại khoáng sản nào có nhiều nhất?
+ Chỉ những nơi có mỏ than, sắt, a - pa - tít, bô - xít, dầu mỏ.
- GV gọi HS trình bày trước lớp về đặc điểm khoáng sản của nước ta.
- GV nhận xét, hoàn thiện phần trình bày của HS.
- HS quan sát lược đồ, xung phong trả lời câu hỏi. Mối HS chỉ trả lời 1 câu hỏi, các học sinh khác theo dõi và bổ xung cho bạn để có câu trả lời đúng nhất:
+ Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam giúp ta nhận xét về khoáng sản Việt Nam (có các loại khoáng sản nào? Nơi có loại khoáng sản đó?).
+ Nước ta có nhiều loại khoáng sản nh dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, thiếc, đồng, bô - xít, vàng, a - pa - tít, ... Than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất.
+ HS lên bảng chỉ trên lược đồ, chỉ đến vị trí nào thì nêu trên vị trí đó.
- HS làm việc theo cặp, lần lượt từng HS trình bày theo các câu hỏi trên, HS kia theo dõi và nhận xét, sửa chữa, bổ sung phần trình bày cho bạn.
- 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
Hoạt động 3
NHỮNG ÍCH LỢI DO ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN MANG LẠI CHO NƯỚCTA 
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập và yêu cầu các em cùng thảo luận để hoàn thành phiếu.
- HS chia tành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 em, nhận nhiệm vụ và triển khai thảo luận để hoàn thành phiếu sau:
- GV yêu cầu 2 nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS, tuyên dương các nhóm làm việc tốt.
3.Củng cố- dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau.
- 2 nhóm HS lên bảng và trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến .
******************************
Lịch sử
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
I - Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
 -Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ 
 -Nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của NTT như thế nào?
II - Đồ dùng dạy - học:
 - Chân dung Nguyễn Trường Tộ và thông tin tham khảo 
III - Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi
+ Em hãy nêu những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua?
+ Em hãy cho biết tình cảm của nhân dân ta đối với Trương Định.
- HS trả lời. HS nhận xét bạn và bổ sung.
- Nhận xét, cho điểm từng học sinh.
2. Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 (Hoạt động nhóm)
Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ
* Học sinh thảo luận
Học sinh làm việc nhóm
+ Từng học sinh trong nhóm đưa ra các thông tin về Nguyễn Trường Tộ.
- Năm sinh, năm mất của Nguyễn Trường Tộ.
(1830 - 1871)
- Quê quán của ông.
- Bùi Chu, Hưng Nguyên, Nghệ An
- Trong cuộc đời của mình ông đã được đi đâu và tìm hiểu những gì?
- HS trả lời theo hiểu biết
- Ông đã có suy nghĩ gì để cứu nước nhà khỏi tình trạng lúc bấy giờ?
- Thực hiện canh tân đất nước
* Các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Đại diện nhóm trình bày.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
Tình hình đất nước ta trước sự xâm lược 
của thực dân Pháp 
+ Hỏi: Theo em, tại sao thực dân Pháp có thể dễ dàng xâm lược nước ta?
HS nêu câu trả lời .VD( Triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ, đất nước nghèo nàn.
- Điều đó cho thấy tình hình đất nước ta lúc đó như thế nào?
- Đất nước không đủ sức để tự lập, tự cường.
- Nước ta cần đổi mới)
+ Theo em, tình hình đất nước như trên đã đặt ra yêu cầu gì để khỏi bị lạc hậu?
GV kết luận: 
Vào nửa cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ chúng, trong khi đó nước ta cũng rất nghèo nàn, lạc hậu. Yêu cầu tất yếu của nước ta lúc bấy giờ là phải đổi mới đất nước. Hiểu đợc điều đó, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên vua Tự Đức và triều đình bản điều trần đề nghị canh tân đất nước.
Hoạt động 3: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ
Thảo luận nhóm 2
Học sinh thảo luận và cử đại diện lên trình bày.
+ Nguyễn Trường Tộ đa ra những đề nghị gì để canh tân đất nước.
-VD( Mở rộng quan hệ ngoại giao, phát triển kinh tế, xây dựng quân đội, mở trường học .
+ Không thực hiện các đề nghị đó, vua Tự Đức bảo thủ.)
+ Nhà vua và triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào với những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ? Vì sao? 
+ Lấy ví dụ chứng minh sự lạc hậu của vua quan nhà Nguyễn.
- HS tự kể
Kết luận: 
Với mong muốn canh tân đất nước, Nguyễn Trường Tộ đã gửi đến nhà vua và triều đình bản điều trần đề nghị cải cách. Tuy nhiên không được vua Tự Đức và triều đình chấp nhận vì triều đình quá bảo thủ và lạc hậu. Chính điều đó đã góp phần làm cho đất nước ta thêm suy yếu, chịu sự đô hộ của thực dân Pháp.
3. Củng cố, dặn dò
+ Hỏi: Nhân dân ta đánh giá thế nào về con người và những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?
- Tỏ lòng kính trọng ông, coi ông là người có hiểu biết......
+ Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ.
- HS tự nêu
- Nhận xét tiết học: 
-Dặn dò:Học thuộc bài và xem trước bài sau.
***************************
Khoa học
BÀI 4: CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?
I - Mục tiêu: 
 - Hiểu được cơ thể mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố.
 - Mô tả khái quát quá trình thụ tinh.
 - Phân biệt được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
 - Biết ơn các đấng sinh thành.
II - Đồ dùng dạy - học:
 - Các hình ảnh trong SGK trang 10, 11 (phóng to nếu có điều kiện).
 - Các miếng giấy ghi từng chú thích của quá trình thụ tinh và các thẻ ghi:
8 tuần
5 tháng
5 tuần
Khoảng 9 tháng
III - Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1. Ổn định
- Hát 
2. Bài cũ: Nam hay nữ ? ( tt)
- Nêu những đặc điểm chỉ có ở nam, chỉ có ở nữ? 
- Nam: có râu, có tinh trùng 
- Nữ: mang thai, sinh con 
- Nêu những đặc điểm hoặc nghề nghiệp có ở cả nam và nữ? 
- Dịu dàng, kiên nhẫn, khéo tay, y tá, thư kí, bán hàng, GV, chăm sóc con, mạnh mẽ, quyết đoán, chơi bóng đá, hiếu động, trụ cột gia đình, giám đốc, bác sĩ, kĩ sư... 
- Con trai đi học về thì được chơi, con gái đi học về thì trông em, giúp mẹ nấu cơm, em có đồng ý không? Vì sao? 
- Không đồng ý, vì như vậy là phân biệt đối xử giữa bạn nam và bạn nữ... 
Ÿ GV cho điểm và nhận xét. 
- HS nhận xét. 
3. Giới thiệu bài mới
“Cuộc sống của chúng ta được hình thành như thế nào?” 
-Lắng nghe
1 . Sự sống của con người bắt đầu từ đâu?
* Hoạt động 1: (Giảng giải )
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, quan sát 
* Bước 1: Đặt câu hỏi cho cả lớp ôn lại bài trước: 
- HS lắng nghe và trả lời. 
- Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi con người? 
- Cơ quan sinh dục. 
-Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì ? 
- Tạo ra tinh trùng. 
- Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì ? 
- Tạo ra trứng. 
* Bước 2: Giảng 
- HS lắng nghe. 
- Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là thụ tinh. 
- Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử. 
- Hợp tử phát triển thành phôi rồi hình thành bào thai, sau khoảng 9 tháng trong bụng mẹ, em bé sinh ra 
2 . Sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi
* Hoạt động 2: (Làm việc với SGK)
- Hoạt động nhóm đôi, lớp 
* Bước 1: Hướng dẫn HS làm việc cá nhân
Yêu cầu HS quan sát các hình 1a, 1b, 1c, đọc kĩ phần chú thích, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào?
- HS làm việc cá nhân, lên trình bày: 
Hình1a: Các tinh trùng gặp trứng
Hình1b: Một tinh trùng đã chui vào trứng. 
Hình1c: Trứng và tinh trùng kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử. 
* Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát H .2 , 3, 4, 5 để tìm xem hình nào cho biết thai nhi được 6 tuần , 8 tuần , 3 tháng, khoảng 9 tháng 
- 2 bạn chỉ vào từng hình, nhận xét sự thay đổi của thai nhi ở các giai đoạn khác nhau. 
-Yêu cầu HS lên trình bày trước lớp. 
- Hình 2: Thai được khoảng 9 tháng, đã là một cơ thể người hoàn chỉnh.
- Hình 3: Thai 8 tuần, đã có hình dạng của đầu, mình, tay, chân nhưng chưa hoàn chỉnh. 
- Hình 4: Thai 3 tháng, đã có hình dạng của đầu, mình, tay, chân hoàn thiện hơn, đã hình thành đầy đủ các bộ phận của cơ thể .
Ÿ GV nhận xét. 
- Hình 5: Thai được 5 tuần, có đuôi, đã có hình thù của đầu, mình, tay, chân nhưng chưa rõ ràng 
* Hoạt động 3: Củng cố 	
- Thi đua: 
+ Sự thụ tinh là gì? Sự sống con người bắt đầu từ đâu? 
- Đại diện 2 dãy bốc thăm, trả lời
- Sự thụ tinh là hiện tượng trứng kết hợp với tinh trùng. Sự sống con người bắt đầu từ 1 tế bào trứng của mẹ kết hợp với 1 tinh trùng của bố. 
+ Giai đoạn nào đã nhìn thấy hình dạng của mắt, mũi, miệng, tay, chân? Giai đoạn nào đã nhìn thấy đầy đủ các bộ phận? 
- 3 tháng 
- 9 tháng 
4. Tổng kết - dặn dò
- Xem lại bài và học ghi nhớ 
-Lắng nghe
- Chuẩn bị: “Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe” 
- Nhận xét tiết học 
***************************
Đạo đức
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 ( tiết 2)
I - Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết:
 - Vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước.
 - Bước đầu có kĩ năng nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.
 - Vui và tự hào khi là học sinh lớp 5.
II - Tài liệu, phương tiện:
 - Bảng phụ
 - Truyện nói về HS lớp 5 gương mẫu, bài thơ, bài hát về chủ đề Trường em.
III - Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra:
-Theo em HS lớp 5 cần phải có những hành động, việc làm nào? 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Bài mới:
Hoạt động 1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu.
- Gv yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
- GV mời 1-3 HS trình bày trước lớp 
- GV nhận xét chung, kết luận:
- Để xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch.
Hoạt động 2: - Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
 - Gv gợi ý: Đó là HS trong lớp, trường hoặc sưu tầm qua đài, báo.
- Gv giới thiệu thêm một vài tấm gương khác .
 - Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ.
Hoạt động 3:Thi hát, đọc thơ,giới thiệu tranh về chủ đề Trường em.
- GV yêu cầu HS giới thiệu tranh vẽ của mình với cả lớp.
- HS thi hát, đọc thơ về chủ đề Trường em 
- GV nhận xét, kết luận
 Chúng ta rất vui và tự hào khi là HS lớp 5, chúng ta yêu quý, tự hào về trường lớp. Vậy chúng ta phải học tập rèn luyện thật tốt để xứng đáng là HS lớp 5, xây dựng lớp, trường ta trở thành trường tốt.
3.Củng cố, dăn dò:
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.
HS trình bày KH cá nhân của mình trong nhóm nhỏ.
- Nhóm trao đổi, góp ý kiến.
- HS trao đổi, nhận xét.
-1HS kể về các HS lớp 5 gương mẫu.
-HS thảo luận những điều có thể học từ các tấm gương đó.
- HS giới thiệu tranh.
- HS chia 2 nhóm, thi lần lượt, nếu nhóm nào không đa ra được bài hát hoặc thơ thì sẽ thua.
------------------------------------------------*&*--------------------------------------------------
Ngày soạn: 01/09/2012
Ngày dạy: từ 04/09/2012 đến 07/09/2012
Lớp dạy: 1A, 1B, 1C,1D,1E
TiÕng ViÖt
 ¤n tËp
I - Môc tiªu
- Cñng cè cho h/s n¾m ch¾c khiÕn thøc ®· häc trong tuÇn
- RÌn kü n¨ng ®äc viÕt cho h/s
- Gi¸o dôc ý thøc tù gi¸c häc bµi cho häc sinh
II - ChuÈn bÞ
- Bé ®å dïng tiÕng ViÖt
- B¶ng phô
III - C¸c ho¹t ®éng d¹y häc
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn
Ho¹t ®éng cña häc sinh
 1. Ho¹t ®éng 1 - Häc sinh nªu l¹i tªn c¸c bµi ®· häc 
 - H/s luyÖn ®äc c¸ nh©n 
- §äc 
- KÕt hîp nªu cÊu t¹o mét sè ch÷ , dÊu 
2. Ho¹t ®éng 2
- Gi¸o viªn yªu cÇu häc sinh viÕt b¶ng con : be , bÎ , bÑ , bÏ 
- G/v yªu cÇu h/s : - Ngåi ngay ng¾n
 - C¸ch viÕt b¶ng 
 - C¸ch gi¬ b¶ng con
3. Ho¹t ®éng 3: Thùc hµnh
- Gi¸o viªn cho häc sinh thùc hµnh l¹i ho¹t ®éng 2 
- ChÊm bµi , nhËn xÕt ch÷ viÕt 
 - DÆn dß: ChuÈn bÞ ®å dïng ®Èy ®ñ cho tiÕt sau
- H/s luyÖn ®äc c¸ nh©n 
häc sinh viÕt b¶ng con : be , bÎ , bÑ , bÏ 
h/s nªu : - Ngåi ngay ng¾n 
 - C¸ch viÕt b¶ng 
 - C¸ch gi¬ b¶ng con

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an khoa su dia lop 5 tuan 2.doc