Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 3, 4 năm 2009

Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 3, 4 năm 2009

I. Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc đúng một văn bản kịch:

+ Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc tương đối đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.

+ Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.

- Hiểu nội dung ý nghĩa phần I của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ.

- Giáo dục tình quân dân.

II.Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 66 trang Người đăng huong21 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 3, 4 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tuần 3
 Ngày soạn: 3-9-2009
 Ngày giảng: Thứ hai 7-9-2009
HĐTT:Tiết 5
Tập đọc:Tiết 5
Lòng dân (Phần I)
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc đúng một văn bản kịch:
+ Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc tương đối đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.
+ Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
- Hiểu nội dung ý nghĩa phần I của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ.
- Giáo dục tình quân dân.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
III.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ:(4’)
- Đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu.
- Vì sao bạn nhỏ yêu tất cả các màu sắc đó?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:(1’)
2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: (10’)
 GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch.
+ Phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật và lời chú thích về thái độ, hành động của nhân vật.
+ Thể hiện đúng tình cảm, thái độ của nhân vật và tình huống kịch:
. Giọng cai và lính: Hống hách, xấc xược.
. Giọng dì Năm và chú cán bộ: Đoạn đầu (Tự nhiên), đoạn sau (dì Năm khéo léo giả vờ than vãn, nghẹn ngào).
. Giọng An: Giọmg một đứa trẻ đang khóc.
- GV chia đoạn luyện đọc:
+ Đoạn 1: Từ đầu Chồng tui. Thằng này là con.
+ Đoạn 2: Tiếp theorục rịch tao bắn.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- GV sửa lỗi kết hợp giải nghĩa từ trong SGK.
G/nghĩa thêm: Tức thờiđồng nghĩa với vừa xong.
b) Tìm hiểu bài:(10’)
- Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
- Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
- Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?
- GV nêu ý kiến: Chi tiết kết thúc phần 1 của vở kịch là hấp dẫn nhất vì đẩy mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm – thắt nút.
- Vở kịch mang nội dung ý nghĩa gì?
c) Luyện đọc diễn cảm:(12’)
- GV treo bảng phụ viết đoạn 2. Đọc mẫu. Hướng dẫn đọc diễn cảm theo cách phân vai.
- GV nhận xét, đánh giá.
IV. Củng cố, dặn dò:(2’)
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu về nhà luyện đọc diễn cảm vở kịch. Chuẩn bị phần II của vở kịch Lòng dân.
- 2, 3 em đọc thuộc lòng & TLCH.
- 1 HS đọc lời mở đầu. Giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian - tình huống diễn ra vở kịch.
- Lắng nghe.
- Quan sát tranh minh hoạ.
- HS luyện đọc tiếp nối đoạn theo nhóm 3.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 HS đọc lại đoạn kịch.
- Lớp đọc thầm màn kịch & TLCH.
- Bị bọn giặc rượt đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm.
- Vội đưa áo cho chú thay..., ngồi chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì.
- Cá nhân lần lượt nêu ý kiến.
 Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ.
- Lắng nghe.
- HS đọc phân vai theo nhóm 5.
- HS nhắc lại ý nghĩa của vở kịch.
Chính tả (Nhớ – viết) : Tiết 3
Thư gửi các học sinh.
I. Mục tiêu:
- Nhớ lại và viết đúng chính tả những câu đã được chỉ định học thuộc lòng trong bài: “Thư gửi các học sinh”.
- Luyện tập về cấu tạo của vần; bước đầu làm quen với vần có âm cuối u. 
Nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
II. Đồ dùng dạy học:
- VBT TV lớp 5, tập I. Phấn màu. Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:(1’)
2. Hướng dẫn HS nhớ – viết:(23’)
- GV nhắc HS chú ý những chữ dễ viết sai, những chữ cần viết hoa, cách viết chữ số (80 năm).
- GV chấm 1/3 số vở của lớp.
- GV nhận xét, chữa lỗi chung.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập (12’)
* Bài 2:
- GV nhận xét, chữa.
*Bài 3:
- Khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt ở đâu?
IV. Củng cố, dặn dò:(2’)
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
.
- 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thư cần nhớ viết. Lớp lắng nghe & nhẩm lại.
- HS gấp SGK. Tự nhớ lại đoạn thư và viết bài.
- Lớp soát bài.
- Những HS còn lại đổi vở soát lỗi theo cặp.
- HS đọc yêu cầu.
- Cá nhân tiếp nối lên bảng điền vần và dấu thanh vào mô hình.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- Dấu huyền đặt ở âm chính, dấu nặng đặt ở bên dưới; các dấu khác đặt trên.
- 2, 3 em nhắc lại.
Toán :tiết11
Bài 11: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số.
- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số.
II.Đồ dùng dạy học:
- SGK ; VBT.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Thực hiện phép tính: 
- Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số?
- GV nhận xét, chữa.Ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:(1’)
2. Luyện tập: (31’)
* Bài 1:Chuyển các hỗn số sau thành phân số.
- GV nhận xét, chữa
- Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số?
* Bài 2: So sánh các hỗn số.
- GV nhận xét, chữa.
a.vì 
b. vì 
c. vì 
d. vì 
* Bài 3: Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện phép tính.
- GV nhận xét, chữa.
a. 
b. 
a c. 
d. 
IV. Củng cố, dặn dò:(2’)
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn ôn tập và chuẩn bị bài: Luyện tập chung
- 2 HS lên bảng tính.
- 1, 2 em dưới lớp trả lời miệng.
- HS nêu yêu cầu BT 1.
- Lớp làm vào vở. 4 em lên bảng 
- 1, 2 em nhắc lại.
- HS nêu yêu cầu BT 2.
- Lớp làm vào vở. 4 em lên bảng
.
- HS nêu yêu cầu BT 3.
- Lớp thảo luận nhóm vào PBT.
--Đại diện nhóm gắn lên bảng
Thể dục :Tiết5
Bài 5 : đội hình đội ngũ.
 Trò chơi : Bỏ khăn
I.Mục tiêu:
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác ĐHĐN: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số; đứng nghiêm – nghỉ; quay phải – trái – sau; dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu tập nhanh, đúng kĩ thuật, trật tự.
- Chơi trò chơi: Bỏ khăn. Yêu cầu tập trung chú ý , nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II. Địa điểm, phương tiện.
- Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
- 1 còi, 1 chiếc khăn tay.
III.Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu:
- GV tập hợp lớp. Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. Chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- Trò chơi: Diệt các con vật có hại.
- Đứng tại chỗ. vỗ tay và hát.
2.Phần cơ bản:
1. ĐHĐN :
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số. Đứng nghiêm – nghỉ. Quay phải – trái – sau. Dàn hàng, dồn hàng.
2. Trò chơi vận động: Bỏ khăn.
3. Phần kết thúc:
- Vừa đi vừa làm động tác thả lỏng.
- Hệ thống bài học.
- Nhận xét kết quả giờ học. Yêu cầu tập luyện ở nhà.
ĐH nhận lớp
ĐH trò chơi
Đạo đức:tiết3
Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS có khả năng:
- Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
II. Đồ dùng dạy học:
- 1, 2 mẩu chuyện về những người có trách nhiệm hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa.
- Bảng phụ chép sẵn BT 1. Thẻ màu.
III.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ:
B.Bài mới:
*Giới thiệu bài:(1’)
1.HĐ 1: Tìm hiểu truyện: Chuyện của bạn Đức. (5’)
* Mục tiêu: HS thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức; biết phân tích, đưa ra quyết định đúng.
* Cách tiến hành:
- Đức đã gây ra chuyện gì?
- Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào ?
- Theo em, Đức nên giải quyết việc này thế nào cho tốt ?
- GV nhận xét, kết luận.
- GV ghi ghi nhớ lên bảng.
2.HĐ 2 : Bài tập 1. (15’)
* Mục tiêu: HS xác định được những việc làm nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm.
* Cách tiến hành:
 GV nhận xét, kết luận: Những biểu hiện của người sống có trách nhiệm:
a. Trước khi làm gì cũng suy nghĩ...
b. Làm việc gì cũng làm đến nơi đến chốn.
d. Khi làm điều gì sai, sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi. 
g. Không làm theo những viẹc xấu.
3.HĐ 3: Bày tỏ thái độ (BT 2). (15’)
* Mục tiêu: HS biết tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý kiến sai.
* Cách tiến hành:
- GV nêu từng ý kiến ở BT 2.
Xanh: sai
Đỏ: đúng
- Yêu cầu HS giải thích tại sao tán thành hoặc tại sao phản đối ý kiến đó.
- GV nhận xét, kết luận.
+ Tán thành ý kiến a, đ.
+ Không tán thành ý kiến b, c, d.
IV. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài ở tiết 2. Chuẩn bị trò chơi phóng viên (BT 3)
- 1 HS đọc to chuyện. Lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc to 3 câu hỏi trong SGK.
- Lớp thảo luận nhóm 2(2’). Trả lời
.
- Vô ý đá quả bóng vào bà Doan.
- Đức cảm thấy có lỗi, ăn không ngon,.
.
- Các nhóm nêu hướng giải quyết.
- HS đọc tiếp nối ghi nhớ.
- Hs nêu yêu cầu BT 1.
- Thảo luận nhóm. Báo cáo kết quả.
 HS nêu yêu cầu BT 2.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu.
Tiếp nối nhau giảI thích
 Ngày soạn :3-9-2009
 Ngày giảng :8-9-2009
Luyện từ và câu:tiết5 
Mở rộng vốn từ:Nhân dân
I.Mục tiêu:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ Nhân dân, biết một số thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam.
- Tích cực hoá vốn từ cho học sinh (qua việc sử dụng từ đặt câu).
II. Đồ dùng dạy học :
- Bút dạ, giấy khổ to ; PBT1.
III.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của cô 
 Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ :(1’)
- KT VBT TV HS
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:(1’)
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:(35’)
Bài tập 1: Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp nêu dưới đây:
- Giải nghĩa : tiểu thương: người buôn bán nhỏ.
a, Công nhân: Thợ điện, thợ cơ khí.
b, Nông dân: thợ cấy, thợ cày.
c, Doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm.
d, Quân nhân: Đại uý, trung sỹ.
e, Trí thức: Giáo viên, bác sỹ, kĩ sư.
g, Học sinh: Học sinh tiểu học, học sinh trung học.
Bài 2: Các thành ngữ, TN dưới đâynói lên những phẩm chất gì của người Việt Nam ta.
- Lớp cùng giáo viên nhận xét, kết luận:
+ Chịu thương, chịu khó
Cần cù, chăm chỉ, không ngại khó, khổ.
+ Dám nghĩ, dám làm
- Mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến
+ Muôn người như một
- Đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động.
+ Trọng nghĩa khinh tài
- Coi trọng đạo lý và tình cảm, coi nhẹ tình cảm (tài là tiền của).
+ Uống nước nhớ nguồn
- Biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình.
Bài 3: đọc truyện sau và TLCH:
“Con Rồng cháu Tiên”
- Giải nghĩa từ: Tập quán
 Đồng bào
- Vì sao người Việt Nam gọi nhau là đồng bào?
- Tìm từ bắt đầu bằng tiếng “đồng” (có nghĩa là cùng)
- GV nhận xét, kết luận.
VD : Đồng hương, đồng môn, đồng chí, đồng thời, đồng bọn,...
- Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được?
- GV nhận xét, chữa.
IV ...  câu vừa đặt của HS
IV. Củng cố, dặn dò: (2’)
- - Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Hoà bình.
- HS đọc yêu cầu.
- Lớp làm vào vở bài tập.
- Cá nhân lên bảng gạch chân.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc nhẩm thuộc lòng các thành ngữ.
- HS đọc yêu cầu.
- Thảo luận nhóm 3 (2’) vào phiếu bài tập.
- Dán bảng phiếu bài tập.
- HS đọc bài tập đã hoàn chỉnh.
- HS đọc đề bài
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nêu ý kiến.
- Lớp nhận xét
- HS đọc nhẩm thuộc lòng 3 thành ngữ, tục ngữ
- HS đọc yêu cầu.
- Lớp làm bài cá nhân
- Nêu miệng kết quả.
Đọc yêu cầu
Đặt câu vào vở
Tiếp nối nhau đọc câu vừa đặt.
Tập làm văn :Tiết7.
Luyện tập tả cảnh.
I. Mục tiêu:
- Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình, HS lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả ngôi trường.
II.Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ: (1’)
- HS nêu kết quả quan sát (cảnh trường học) đã chuẩn bị ở nhà.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: Lập dàn ý bài văn miêu tả ngôi trường.
- GV cùng lớp nhận xét, bổ xung.
- GV: Yêu cầu HS sửa lại dàn ý của mình.
Bài 2: Chọn viết 1 đoạn văn theo dàn ý trên
- Lưu ý HS chọn viết 1 đoạn ở phần thân bài.
- GV chấm, chữa bài.
IV. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học.
Chuẩn bị cho tiết sau: Kiển tra bài tả cảnh.
- HS đọc yêu cầu nội dung bài tập 1.
- Lớp lập dàn ý chi tiết vào nháp, 2 HS trình bày vào giấy khổ lớn.
- HS trình bày miệng dàn ý.
- 2 HS dán bài lên bảng.
- Cá nhân nêu miệng đoạn sẽ chọn viết
- Lớp viết vào vở bài tập.
- 1-2 em có đoạ viết tốt đọc.
Toán :Tiết19.
Bài 19: Luyện tập.
I.Mục tiêu:
- Củng cố và rèn kỹ năng giải bài toán liên quan đến tỷ lệ.
II.Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập, Phiếu học tập bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra bài tập ở nhà của HS.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Luyện tập. (35’)
Bài 1 (Tr 21).
- GV hỏi phân tích đề và tóm tắt:
	3 000 đồng /1 quyển / : 25 quyển
	15 00 đồng /1 quyển / : ? quyển
Nhận xét, chữa bài.
 Bài giải
3 000 đồng gấp 1 500 số lần là:
	3 000 : 1 500 = 2 (lần)
Mua vở với giá 1 500 đồng 1 quyển hì mua được số quyển là:
	25 ´ 2 = 50 (quyển)
	Đáp số: 50 quyển.
Bài 2:
- GV hỏi phân tích đề và tính toán.
3 người : 800 000 đồng / 1 người
4 người : giảm đi đồng / 1 người
Nhận xét, chữa bài.
Đáp số: 200 000 đồng
Bài 3:
- Yêu cầu HS tự tìm hiểu đề, tóm tắt và giải vào vở.
 Bài giải:
30 người gấp 10 người số lần là:
	30 : 10 = 3 (lần)
30 người cùng đào 1 ngày được số m mương là:
	35 ´ 3 = 105 (m)
	Đáp số: 105 m
Bài 4:
Chia nhóm, phát phiếu cho HS
 Bài giải
Xe tải chở được số kg gạo là:
	50 ´ 300 = 15 000 (kg)
Xe tải chở được số bao gạo 75 kg là:
	15 000 : 75 = 200 (bao)
	Đáp số: 200 bao
IV. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
- HS đọc đề toán.
- Lớp làm vào vở, cá nhân lên bảng
- HS đọc bài tập.
- Lớp thảo luận vào phiếu học tập. 
Đại diện nhóm gắn lên bảng.
- HS đọc đề
1em lên bảng.
HS đọc bài tập
Thảo luận,làm bài trên phiếu.
Đại diện nhóm gắn lên bảng.
Mĩ thuật :Tiết 4
Vẽ theo mẫu: Khối hộp và khối cầu.
I. Mục tiêu:
- Bước đầu hiểu cấu trúc khối hộp và khối cầu, biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng chúng của mẫu, và hình dáng của từng vật mẫu.
- Biết cách vẽ và bước đầu vẽ được mẫu khối hộp, khối cầu.
- Quan tâm tìm hiểu các đồ vật có hình dạng khối hộp, khối cầu.
II.Đồ dùng dạy học:
- Mẫu khối hộp và khối cầu, Bài vẽ của HS năm trước.
III.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của cô
 Hoạt đọng của trò
A.Kiểm tra bài cũ: (1’)
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
B.Bài mới: 
- Giới thiệu bài: (1’)
1. Hoạt động1: Quan sát, nhận xét: (5’)
- GV đặt mẫu lên bàn.
- Các mặt của khối hộp khác hay giống nhau?
- Khối hộp có mấy mặt?
- Khối cầu có đặc điểm gì?
- So sánh độ đậm nhật của khối hộp và khối cầu?
- Nêu một vài đồ vật có hình dạng giống khối hộp và khối cầu?
- GV bổ xung, tóm tắt ý chính.
2. Hoạt động 2: Cách vẽ.
- GV gợi ý cách vẽ:
+ So sánh tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của vật mẫu để vẽ khung hình chung, phác hình chung của từng vật mẫu
( GV vẽ lên bảng khung hình riêng của từng khối để gợi ý).
+ So sánh 2 khối về vị trí, tỉ lệ và đặc điểm để chỉnh sửa hình vẽ.
Vẽ độ đậm nhạt = 3 độ chính: đậm, đậm vừa, nhạt.
+ Hoàn chỉnh bài vẽ.
- GV treo tranh các bức vẽ và hướng dẫn.
3. Thực hành (17’)
- GV theo dõi, nhắc nhở, gợi ý.
4. Nhận xét, đánh giá: (5’)
- GV nhận xét, đánh giá.
IV. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học.
- yêu cầu về nhà hoàn chỉnh bài thực hành. Quan sát các con vật. Chuẩn bị cho bài sau tập nặn.
- Quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng, kích thước, độ đậm - nhạt của vật mẫu.
Trả lời.
1 em trả lời.
- Vẽ hình khối hộp
- Vẽ hình khối cầu
- Quan sát.
- 1 số HS gắn bài lên bảng.
- Lớp nhận xét.
Khoa học :Tiết 8.
Vệ sinh ở tuổi dậy thì.
I. Mục tiêu:
- HS nêu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
- Xác định những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
II.Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập cho hoạt động 2.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Nêu đặc điểm chung của tuổi vị thành niên?
B.Bài mới: 
- Giới thiệu bài: (1’)
1. Hoạt động 1: Động não (5’)
* Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
* Cách tiến hành:
- GV giảng và nêu 1 số vấn đề sinh lí ở tuổi dậy thi.
- Vậy ở lứa tuổi này chúng ta nên giữ cho cơ thể luân sạch sẽ, thơm tho, tránh bị mụn trứng cá.
- GV ghi bảng ý kiến của HS.
- Nêu tác dụng của việc làm kể trên?
- GV kết luận về việc giữ gìn vệ sinh cơ thể nói chung và tầm quan trọng của về sinh cơ thể ở lứa tuổi dậy thì.
2. Hoạt động 2: Làm việc với phiếu bài tập: (15’)
- GV chi nhóm nam, nữ riêng.
- Phát phiếu học tập.
* Vệ sinh cơ quan sinh dục nam: hãy khoanh vào chữ cái trước câu đúng.
- Cần rửa cơ quan sinh dục:
a. Hai ngày 1 lần.
b. Hàng ngày.
- Khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý: a. Dùng nước rửa sạch
b. Dùng xà phòng tắm
c. Dùng xà phòng giặt
d. Kéo bao qui đầu về phía người, rửa sạch bao qui đầu và quy đầu
- Khi dùng quần lót cần chú ý:
a. Hai ngày thay 1 lần.
a. 1 ngày thay 1 lần.
c. Giặt và phơi trong bóng dâm.
d. Giặt và phơi ngoài nắng.
* Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ.
... ... ... ...
- GV chữa bài theo từng nhóm nam, nữ.
3. Hoạt động 3: Quan sát tranh và thảo luận (13’)
* Mục đích: HS xác định được những việc nên làm, việc không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
* Cách tiến hành: 
- Chỉ nói nội dung của từng hình?
- Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
- GV kết luận.
IV. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân.
- Chuẩn bị bài: Thực hành: Nói “không” với chất gây nghiện
- Lắng nghe.
- Cá nhân nêu ý kiến: rửa mặt, tắm, gội đâu, ...
- Cá nhân nêu ý kiến.
- Thảo luận nhóm.
- HS đọc đoạn đầu mục bạn cần biết (Tr 19).
- Quan sát hình 4, 5, 6, 7 (Tr 19)
- Cá nhân trả lời.
- Thảo luận nhóm.
- Nêu ý kiến.
Kĩ thuật :Tiết 4
Thêu dấu nhân (Tiếp)
I.Mục tiêu:
 -Biết cách thêu dấu nhân.
 -Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
 -Yêu thích,tự hàovới sản phẩm làm được.
II.Đồ dùng dạy học.
 -Mẫu thêu dấu nhân. Bộ đồ dùng khâu thêu.
III.Các hoạt động dạy học. 
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra đồ dùng chuẩn bị của HS
B.Bài mới.
1.Thêu dấu nhân.
2.Thực hành.
Gọi HS nhắc lại cách thêu dấu nhân
Nhận xét và hệ thống lại cách thêu dấu nhân
Cho HS thực hành cá nhân.
Quan sát, uốn cho HS còn lúng túng.
3.Đánh giá sản phẩm.
Cho HS trưng bày sản phẩm.
Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.Tuyên dương HS.
4.Củng cố dặn dò.
Nhận xét,kết quả thực hành thêu dấu nhân của HS.
Dặn Hschuẩn bị cho tiết học sau.
1em nhắc lại và thực hiện thao tác thêu 2 mũi thêudấu nhân.
Lắng nghe.
Thực hành thêu dấu nhân.
Trưng bày.
Đánh giá sản phẩm.
 Soạn:12-9-2009
 Giảng:Thứ sáu ngày 18-9-2009 
Toán :Tiết 20.
Bài 20: Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
- Luyện tập, củng cố cách giải bài toán “tìm 2 số biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó” và giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ
II.Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ: (1’)
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Luyện tập:
a. Bài 1 (Tr 22)
- GV hỏi phân tích bài toán, tóm tắt:
- Gợi ra cách giải bài tập: “Tìm 2 số biết tổng và tỉ số của 2 số đó”
Nhận xét,chữa bài.
 Đáp số: 20 HS nữ
	 8 HS nam
b. Bài 2:
- GV hỏi phân tích bài toán
Ta có sơ đồ
 Bài giải:
Theo sơ đồ, chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là:
	15 : (2 - 1) ´ 1 = 15 (m)
Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là:
	15 ´ 2 = 30 (m)
Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
	(30 + 15) ´ 2 = 90 (m)
	Đáp số: 90 m
c. Bài 3:
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải?
Nhận xét,chữa bài.
 Đáp số: 6 lít.
d. Bài 4:
Chia nhóm,phát phiếu cho các nhóm
Nhận xét,chữa bài.
 Bài giải
Cách 1: nếu 1 ngày làm 1 bộ bàn ghế thì phải làm trong thời gian là:
	30 ´ 12 = 360 (ngày)
Nếu 1 ngày làm 18 bộ bàn ghế thì phải làm trong thời gian là:
	360 : 18 = 20 (ngày)
IV. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu chuẩn bị bài: 
Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài.
- HS đọc bài tập.
1em lên bảng,lớp làm vào vở.
- HS đọc bài tập.
1em lên bảng,lớp làm vào vở.
HS đọc bài tập
1em lên bảng.
.
- HS đọc bài tập
Thảo luận ,làm bài trên phiếu
Đại diện nhóm gắn lên bảng.
Cách 2: Theo kế hoạch số bộ bàn ghế hoàn thành là:
	12 ´ 30 = 360 (bộ)
1 ngày làm được 18 bộ thì thời gian để làm xong 360 bộ là:
	360 : 18 = 20 (ngày)
	Đáp số: 20 ngày.
Tập làm văn :Tiết 8
Tả cảnh: (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
- Biết viết bài văn tả cảnh hoàn chỉnh
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết đề bài, cấu tạo bài văn tả cảnh
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (1’)
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Ra đề
- “Tả cảnh ngôi nhà của em”.
- Nhắc nhở HS
IV. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Thu bài kiểm tra, nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết: Luyện tập làm báo cáo thống kê.
- HS đọc đề.
- Dựa vào cấu tạo bài văn tả cảnh để viết bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3+4.doc