Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 6 - Trần Thị Thu Hoài

Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 6 - Trần Thị Thu Hoài

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 - Hiểu được chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết.

 - Nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và mua thuốc.

 - Nêu được tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng.

 - Có ý thức sử dụng thuốc an toàn.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Những vỉ thuốc thường gặp: Amoxilin, Cephalexin,.

 - Giấy khổ to, bút dạ.

 - HS sưu tầm các vỏ hộp, lọ thuốc.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc 12 trang Người đăng huong21 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 6 - Trần Thị Thu Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Ngày soạn: 28/09/2012
Ngày dạy: từ 01/10/2012 đến 05/10/2012
Lớp dạy: 5A, 5B, 5C
Khoa học
DÙNG THUỐC AN TOÀN
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Hiểu được chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết.
 - Nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và mua thuốc.
 - Nêu được tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng.
 - Có ý thức sử dụng thuốc an toàn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Những vỉ thuốc thường gặp: Amoxilin, Cephalexin,... 
 - Giấy khổ to, bút dạ.
 - HS sưu tầm các vỏ hộp, lọ thuốc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu tác hại của thuốc lá.
+ Nêu tác hại của rượu, bia.
+ Nêu tác hại của ma túy.
+ Khi bị người khác lôi kéo, rủ rê sử dụng chất gây nghiện, em sẽ xử lí như thế nào?
- 4 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ Nhận xét, cho điểm HS.
- Giới thiệu bài: Thuốc là sản phẩm rất cần thiết cho con người khi bị bệnh. Tuy nhiên chúng ta cần phải sử dụng đúng cách để khỏi bị nguy hiểm đến tính mạng. Bài học hôm nay giúp ta hiểu rõ điều đó.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1
SƯU TẦM VÀ GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI THUỐC
- Kiểm tra việc sưu tầm vỏ hộp, lọ thuốc của HS.
- Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên.
- GV nêu yêu cầu: Hằng ngày, các em có thể đã sử dụng thuốc trong một số trường hợp. Hãy giới thiệu cho các bạn biết về loại thuốc mà em đã mang đến lớp: Tên thuốc là gì? Thuốc có tác dụng gì? Thuốc được sử dụng trong trường hợp nào?
- 5 đến 7 HS đứng tại chỗ giới thiệu.
- Hỏi: Em đã sử dụng những loại thuốc nào? Em dùng thuốc đó trong trường hợp nào?
- Một số HS nêu ý kiến trước lớp:
+ Em sử dụng thuốc cảm khi bị cảm, sốt, đau họng.
+ Em sử dụng thuốc ho bổ phế khi bị ho.
+ Em sử dụng thuốc Becberin khi bị đau bụng, có dấu hiệu đi ngoài.
Hoạt động 2
SỬ DỤNG THUỐC AN TOÀN
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp để cùng giải quyết vấn đề sau
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, tìm câu trả lời tương ứng với câu hỏi. Dùng bút chì nối vào SGK.
+ Đọc kĩ các câu hỏi và câu trả lời trang 24.
+ Tìm câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi.
- 1 HS lên bảng ghi câu trả lời phù hợp với từng câu hỏi.
Đáp án: 1.d	2.c	 3.a	 4.b.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu cần).
- Kết luận lời giải đúng.
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Hỏi: Theo em, thế nào là sử dụng thuốc an toàn?
+ Sử dụng thuốc an toàn là dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cán bộ y tế.
- Nhận xết câu trả lời của HS.
+ Sử dụng thuốc an toàn là phải biết xuất xứ của thuốc, hạn sử dụng, tác dụng phụ của thuốc.
Hoạt động 3
TRÒ CHƠI: “AI NHANH, AI ĐÚNG ?”
- GV tổ chức cho HS thực hiện trò chơi như sau:
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS, phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm.
+ Hoạt động trong nhóm.
+ Yêu cầu HS đọc kĩ từng câu hỏi trong SGK, sau đó sắp xếp các thẻ chữ ở câu 2 theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 3. 
+ Yêu cầu nhóm nhanh nhất dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Phiếu đúng:
1. Để cung cấp vitamin cho cơ thể cần:
1c. Ăn thức ăn chứa nhiều vitamin.
2a. Uống vitamin.
3b. Tiêm vitamin.
VD: + Tại sao bạn lại cho rằng ăn thức ăn chứa nhiều vitamin là cách tốt nhất để cung cấp vitamin cho cơ thể?
+ Tại sao bạn lại cho rằng uống vitamin thì tốt hơn tiêm?
2. Để phòng bệnh còi xương cho trẻ cần:
1c. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn có chứa canxi và vitaminD.
2b. Uống canxi và vitaminD.
3a. Tiêm canxi.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp, tích cực học tập.
- Dặn HS về nhà học thuộc và ghi lại mục Bạn cần biết vào vở, tìm hiểu về bệnh sốt rét.
******************************
Địa lí
ĐẤT VÀ RỪNG
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:
- Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố của đất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- Nêu được một số đặc điểm của đất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- Nêu được vai trò của đất, vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người.
- Nhận biết được sự quan tâm cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam; Lược đồ phân bố rừng ở Việt Nam.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- Kiểm tra bài cũ: 
+ Vùng biển nước ta có đặc điểm gì?
+ Nêu vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất của con người?
+ Kể tên các bãi tắm ở địa phương em?
- Giới thiệu bài: 
Trong bài học địa lí hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về đất và rừng ở nước ta.
Hoạt động 1:
CÁC LOẠI ĐẨT CHÍNH Ở NƯỚC TA
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân với yêu cầu như sau:
Đọc SGK và hoàn thành sơ đồ về các loại đất chính ở nước ta.
- HS nhận nhiệm vụ sau đó:
+ Đọc SGK.
+ Kẻ sơ đồ theo mẫu vào vở.
+ Dựa vào nội dung SGK để hoàn thành sơ đồ.
CÁC LOẠI ĐẤT CHÍNH Ở VIỆT NAM
Đất phù sa
Đất phe-ra-lit
Đặc điểm:
- Màu đỏ hoặc vàng
- Thường nghèo mùn
Nếu hình thành trên đá ba dan thì tơi, xốp và phì nhiêu
Vùng phân bố: đồng bằng
Đặc điểm:
- Do sông ngòi bồi đắp
- Màu mỡ
Vùng phân bố: đồi núi
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- 1 HS lên bảng hoàn thành sơ đồ GV đã vẽ.
- GV yêu cầu HS cả lớp đọc và nhận xét sơ đồ bạn đã làm.
- HS nêu ý kiến bổ sung.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- HS cả lớp theo dõi và tự sửa lại sơ đồ của mình trong vở (nếu sai).
Hoạt động 2
CÁC LOẠI RỪNG Ở NƯỚC TA
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân: Quan sát các hình 1, 2, 3 của bài, đọc SGK và hoàn thành sơ đồ về các loại rừng chính ở nước ta.
- HS nhận nhiệm vụ sau đó:
+ Đọc SGK.
+ Kẻ sơ đồ theo mẫu vào vở.
+ Dựa vào nội dung SGK để hoàn thành sơ đồ.
- GV cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Đại diện 1 nhóm HS báo cáo, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV nêu kết luận: Nước ta có nhiều loại rừng, nhưng chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. Rừng rậm nhiệt đới tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi, rừng ngập mặn thường thấy ở ven biển.
Hoạt động 3
VAI TRÒ CỦA RỪNG
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau:
- HS làm việc theo nhóm 4
+ Hãy nêu các vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người?
+ Các vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất:
Rừng cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ.
Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu.
Rừng giữ cho đất không bị xói mòn.
Rừng đầu nguồn giúp hạn chế lũ lụt
Rừng ven biển chống bão biển, bão cát, bảo vệ đời sống và các vùng ven biển
+ Tại sao chúng ta phải sử dụng và khai thác rừng hợp lí?
+ Tài nguyên rừng là có hạn, không được sử dụng, khai thác bừa bãi sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này.
Việc khai thác rừng bừa bãi ảnh hưởng xấu đến môi trường, tăng lũ lụt, bão,...
+ Em biết gì về thực trạng của rừng nước ta hiện nay?
Những vùng rừng bị phá nhiều và nguyên nhân gây ra.
Những vùng rừng được trồng mới.
Những khu rừng nguyên sinh của nước ta,...
+ Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dân cần làm gì?
+ HS trình bày theo suy nghĩ của mình:
Nhà nước ban hành luật bảo vệ rừng, có chính sách phát triển kinh tế cho nhân dân vùng núi, tuyên truyền và hỗ trợ nhân dân trồng rừng,...
Nhân dân tự giác bảo vệ rừng, từ bỏ các biện pháp canh tác lạc hậu như phá rừng làm nương rẫy...
- GV cho các nhóm trình bày.
- Các nhóm trình bày.
- Lớp bổ sung.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS, nhóm HS tích cực hoạt động, sưu tầm được nhiều thông tin để xây dựng bài.
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị tiết ôn tập.
******************************
Lịch sử
QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC.
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS nắm được
 - Sơ lược về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
 - Những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài.
 - Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước, thương dân, mong muốn tìm con đường cứu nước mới.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Chân dung Nguyễn Tất Thành.
 - Truyện Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng.
 - HS tìm hiểu về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 -GV gọi 2 HS lên bảng
 - Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
 . GV giới thiệu bài
*Hđộng 1: Quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành
-GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để giải quyết yêu cầu:
+Chia sẻ với các bạn trong nhóm thông tin, tư liệu em tìm hiểu được về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
+Cả nhóm cùng thảo luận.
-GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả tìm hiểu trước lớp.
-GV nhận xét, sau đó nêu một số nét chính về quê hương và thời niên thiếu của NgTất Thành.
*Hđộng 2: Mục đích ra nước ngoài của NT Thành
-GV yêu cầu HS đọc SGK từ “NgTất Thành khâm phụcquyết định phải tìm con đường mới để cứu nước cứu dân” và trả lời các câu hỏi sau:
+Mục đích đi ra nước ngoài của NTThành là gì?
+Nguyễn Tất Thành đường đi về hướng nào? Vì sao ông không đi theo các bậc tiền bối yêu nước như Phan Bội Châu,Phan Châu Trinh?
-GV lần lượt nêu từng câu hỏi trên và gọi HS trả lời.
*Hđộng 3: Ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của NTT
-Gv yêu cầu Hs làm việc theo nhóm cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+NTT đã lường trước được những khó khăn nào khi ở nước ngoài?
+Người đã định hướng giải quyết các khó khăn ntn?
+NTT ra đi từ đâu, trên con tầu nào, vào ngày nào?
-GV tổ chức cho Hs báo cáo kết qủa thảo luận trước lớp
+Gv cử 1 hs làm chủ toạ, yêu cầu điều khiển các bạn báo cáo kết quả thảo luận
+Gv theo dõi và làm trọng tài cho Hs khi cần thiết.
-Gv nhận xét kết quả làm việc của Hs
-Gv kết luận
*Củng cố, dặn dò:
GV yêu cầu Hs sử dụng các ảnh tư liệu trong SGK và kể lại sự kiện NTT ra đi tìm đường cứu nước.
-Gv nhận xét tiết học, dặn dò Hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lần lượt lên bảng trả lời câu hỏi sau:
+Nêu những điều em biết về Phan Bội Châu.
-HS làm việc theo nhóm.
+Lần lượt từng HS trình bày thông tin của mình trước nhóm, cả nhóm cùng theo dõi.
+Các thành viên trong nhóm cùng thảo luận.
-Đại diện 1 nhóm HS trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
-HS làm việc cá nhân, đọc thầm thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi.
-2 HS trả lời trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu cần)
-HS làm việc theo nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 Hs, cùng đọc SGK và tìm câu trả lời cho câu hỏi.
-Ngày 5/6/1991 NTT với cái tên mới Văn Ba đã ra đi tìm đường cứu nước trên tầu đô đốc La-Tu-sơ-Tờ -rê –vin
-1 Hs làm chủ toạ
-Hs cả lớp lần lượt báo cáo theo nội dung các câu hỏi trên dưới sự chủ trì của chủ toạ.
-2 HS lần lượt trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
******************************
Đạo đức
 CÓ CHÍ THÌ NÊN (tiết 2)
- HS biết trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy thì có thể vượt qua được những khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
 - Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân
 - Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội.
II. Phương tiện và tư liệu:
- Bảng phụ 
- Phiếu tự điều tra bản thân (HĐ2 – tiết 2)
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Tiết 2: THỰC HÀNH
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Làm BT 3__SGK
Mục tiêu: Mỗi nhóm nêu được 1 tấm gương tiêu biểu để kể cho cả lớp cùng nghe
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ 5 - 6 em; yêu cầu HS kể 1 số tấm gương vượt khó trong cuộc sống và học tập ở xung quanh hoặc HS biết qua báo chí, đài truyền hình .
- GV hỏi: khi gặp khó khăn trong học tập, các bạn đó làm gì?
- Thế nào là vượt khó trong học tập?
- GV kết luận: Qua câu chuyện, cô mong rằng đó là những tấm gương sáng để các em noi theo
- HS kể (2 - 3 em) cho các bạn trong lớp cùng nghe
 - HS trả lời
- HS lắng nghe kết luận của cô
Hoạt động 2: Làm BT4
Mục tiêu: HS tự liên hệ bản thân, nêu được những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập và đề ra được cách vượt qua khó khăn
- GV cho HS phân tích những khó khăn của bản thân theo mẫu
TT
Khó khăn
Biện pháp khắc phục
- HS hoạt động theo nhóm, trao đổi những khó khăn của mình vớI nhóm.
- Mỗi nhóm chọn 1 em có nhiều khó khăn hơn trình bày trước lớp.
- Cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ bạn có nhiều khó khăn
 - GV kết luận: Lớp ta có vài bạn có nhiều khó khăn. ,bản thân các bạn cần phảI nỗ lực để vượt khó nhưng sự giúp đỡ đọng viên của bạn bè tập thể cũng rất cần thiết để giúp bạn vượt khó khăn 
Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết: 
- Cho HS đọc phần ghi nhớ. Nhận xét giờ học , tuyên dương các bạn tích cực xây dựng bài 
******************************
Kĩ thuật
CHUẨN BỊ NẤU ĂN
I. Mục tiêu: HS cần phải :
-Nêu được tên những công việc chuẩn bị nấu ăn.
-Biết cách thực hiện 1 số công việc nấu ăn. Có thể sơ chế được 1 số thực phẩm đơn giản, thông thường phù hợp với gia đình.
-Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở nhà.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh 1 số loại thực phẩm thông thường : rau xanh, củ, quả, thịt, trứng, cá,...
-Một số loại rau xanh, củ, quả còn tươi.
-Dao thái, dao gọt.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Giới thiệu bài :
2/ HĐ 1: Xác định 1 số công việc chuẩn bị nấu ăn.
-Y/c :
-Các nguyên liệu được sử dụng trong nấu ăn được gọi là thực phẩm. Trước khi nấu cần chọn thực phẩm, sơ chế thực phẩm, ...
3/ HĐ 2 : Tìm hiểu cách thực hiện 1 số công việc chuẩn bị nấu ăn.
-Y/c :
-Trước khi chế biến 1 món ăn, ta cần loại bỏ những phần không ăn được và làm sạch.Ngoài ra ta còn ướp gia vị cho thực phẩm,...Những công việc đó được gọi là sơ chế thực phẩm.
. Nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm?
4/ HĐ 3 : Đánh giá kquả học tập 
. Em hãy nêu các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn ?
. Khi giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn, em đã làm những công việc gì, và làm ntn ? 
5/ Củng cố, dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
-Đọc nd SGK nêu tên các công việc cấn thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn.
-Đọc nd mục 1 và qs hình 1(SGK) nêu cách chọn thực phẩm.
-Đọc nd mục 2 (SGK) nêu những công việc thường làm trước khi nấu 1 món ăn nào đó.
-Làm sạch thực phẩm trước khi chế biến thành các món ăn.
-HS suy nghĩ, trả lời.
******************************
Khoa học
PHÒNG BỆNH SỐT RÉT
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết được những việc nên làm để phòng bệnh sốt rét.
 - Nêu được dấu hiệu và tác hại của bệnh sốt rét.
 - Nêu được tác nhân gây bệnh, đường lây truyền và cách phòng bệnh sốt rét.
 - Có ý thức bảo vệ mình và những người trong gia đình phòng bệnh sốt rét. Tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện ngăn chặn và tiêu diệt muỗi để phòng tránh sốt rét.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh minh họa trang 26, 27 SGK 
 - Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- Kiểm tra bài cũ: 
+ Em chỉ nên dùng thuốc khi nào?
+ Để phòng bệnh còi xương cho trẻ, chúng ta cần làm gì?
+ Khi mua thuốc, ta cần lưu ý điều gì?
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ Nhận xét, cho điểm HS.
- Giới thiệu bài: Các em đã bao giờ nhìn thấy người bị sốt rét chưa? Bệnh sốt rét thường xuất hiện ở vùng nào? Bệnh sốt rét có những dấu hiệu như thế nào? Chúng ta phải làm gì để phòng tránh bệnh sốt rét? Các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1
MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BỆNH SỐT RÉT
- Thảo luận nhóm 4.
- HS làm việc theo nhóm, dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung SGK để trả lời các câu hỏi, sau đó ghi câu trả lời ra giấy.
Câu trả lời tốt là:
1. Nêu các dấu hiệu của bệnh sốt rét? (Khi bị mắc bệnh sốt rét, người bệnh thường có biểu hiện như thế nào?)
1. Khi bị mắc bệnh sốt rét, người bệnh có các biểu hiện như: Cứ 2, 3 ngày lại sốt một cơn; Lúc đầu rét run, đắp nhiều chăn vẫn thấy rét; sau đó là sốt cao kéo dài hàng giờ, cuối cùng là toát mồ hôi và hạ sốt.
2. Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì?
2. Đó là một loại kí sinh trùng sống trong máu người bệnh.
3. Bệnh sốt rét có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng đường nào?
3. Muỗi a-nô-phen là thủ phạm làm lây lan bệnh sốt rét. Muỗi đốt người bệnh, hút máu có kí sinh trùng sốt rét của người bệnh rồi truyền sang cho người lành.
4. Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
4. Bệnh sốt rét gây thiếu máu. Người mắc bệnh nặng có thể tử vong vì hồng cầu bị phá hủy hàng loạt sau mỗi cơn sốt rét.
Hoạt động 2
CÁCH ĐỀ PHÒNG BỆNH SỐT RÉT
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
+ Yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh họa trang 27 SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Đại diện các nhóm trình bày. Mỗi nhóm chỉ trả lời về 1 hình. Các nhóm có ý kiến khác bổ sung.
1. Mọi người trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng gì?
1. Hình 3: Một người đang phun thuốc trừ muỗi, phun thuốc trừ muỗi để tiêu diệt muỗi, phòng bệnh sốt rét.
- Hình 4: Mọi người đang quét vệ sinh, khơi thông cống rãnh. Đây là những nơi muỗi thường ẩn nấp, sinh sản. Không có chỗ ẩn nấp, muỗi sẽ chết.
- Hình 5: Mọi người đang tẩm màn bằng chất phòng muỗi. làm như vậy để muỗi không chui được vào màn để đốt người, tránh muỗi mang kí sinh trùng từ người bệnh sang người lành.
2. Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét cho mình và cho người thân cũng như mọi người xung quanh?
2. Để phòng bệnh sốt rét, chúng ta cần:
- Mắc màn khi đi ngủ.
- Phun thuốc diệt muỗi.
- Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh.
- Chôn kín rác thải.
- Dọn sạch những nơi có nước đọng, vũng lầy.
- Thả cá cờ vào chum, vại, bể nước.
- Mặc quần áo dài tay vào buổi tối.
- Uống thuốc phòng bệnh.
- Cho HS quan sát hình vẽ muỗi a-nô-phen và hỏi:
+ Nêu những đặc điểm của muỗi a-nô-phen?
+ Muỗi a-nô-phen to, vòi dài, chân dài, khi đốt đầu chúc xuống còn bụng chổng ngược lên.
+ Muỗi a-nô-phen sống ở đâu?
+ Muỗi a-nô-phen sống ở nơi tối tăm, ẩm thấp, bụi rậm. Muỗi a-nô-phen thường đẻ trứng ở cống rãnh, những nơi nước đọng, ao tù hay ngay trong mảnh bát, chum vại,... có chứa nước.
+ Vì sao chúng ta phải diệt muỗi?
+ Muỗi là con vật trung gian truyền bệnh sốt rét. Nó hút máu có kí sinh trùng sốt rét của người bệnh rồi truyền sang cho người lành. Muỗi sinh sản rất nhanh.
Hoạt động 3
CUỘC THI: TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT RÉT
- GV tổ chức cho 3 đến 4 HS đóng vai tuyên truyền viên để tuyên truyền về bệnh sốt rét và cách phòng, tránh bệnh.
- 4 HS lần lượt tuyên truyền trước lớp. (Gợi ý: Nói theo 4 nội dung thảo luận ở hoạt động 1 và cách phòng bệnh ở hoạt động 2).
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS, nhóm HS tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài.
- Dặn dò HS về nhà học kỹ mục Bạn cần biết . Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết.
Ngày soạn: 28/09/2012
Ngày dạy: từ 01/10/2012 đến 05/10/2012
Lớp dạy: 1A, 1B, 1C, 1D, 1E
TiÕng ViÖt
¤n: Bµi 22+ 23: ph – nh, g -gh
I. Môc tiªu:
- HS ®äc , viÕt ®ù¬c: ph, nh, g, gh vµ c¸c tiÕng ,tõ, c©u øng dông trong 2 bµi
- RÌn kÜ n¨ng ®äc tr¬n râ rµng, viÕt ®óng, ®Ñp ®¶m b¶o tèc ®é.
- HS cã ý thøc häc tËp tèt.
II. §å dïng d¹y häc:
- B¶ng phô viÕt s½n c¸c ch÷ HS luyÖn ®äc
- Bé ch÷ häc vÇn thùc hµnh
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc
Ho¹t ®éng cña GV
Ho¹t ®éng cña HS
1. æn ®Þnh tæ chøc: Líp h¸t
2. KiÓm tra bµi cò: Kh«ng
3. Bµi míi:
- Giíi thiÖu bµi : Trùc tiÕp
* Ho¹t ®éng 1: LuyÖn ®äc
- GV ®­a b¶ng phô chÐp s½n néi dung luyÖn ®äc cña bµi 22, 23
- GV chØ vµo tõng ch÷ yªu cÇu häc sinh ®äc kÕt hîp ph©n tÝch.
- GV ®äc
- GV theo dâi söa
* Ho¹t ®éng 2: LuyÖn viÕt
- GV ®äc tõng ch÷ yªu cÇu viÕt vµo vë: p ph, nh, g ,gh, phè x¸, phë bß, nho kh«, nhæ cá , gå ghÒ ,gµ g«, ghi nhí, ghÕ gç.
- GV theo dâi, uèn n¾n
- Thu chÊm
* Ho¹t ®éng 3: Trß ch¬i
- Cho häc sinh thi ®ua ghÐp c¸c tõ ®· häc
- GV theo dâi, ®éng viªn
- HS ®äc c¸ nh©n
- Nhãm ®äc- c¶ líp ®äc
- HS nghe vµ lªn chØ vµo ch÷ GV ®äc
- HS nghe – viÕt vµo vë
- HS thi ®ua ghÐp tõ
4. Cñng cè- dÆn dß:
- 1 HS ®äc l¹i bµi
- NhËn xÐt giê häc- tuyªn d­¬ng
- VÒ ®äc, viÕt l¹i bµi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an khoa su dia lop 5 tuan 6.doc