Kế hoạch bài học môn Tập đọc 4

Kế hoạch bài học môn Tập đọc 4

 I - Mục đích – Yêu cầu :

 - Đọc rành mạch, trôi chảy, bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn)

 - Hiểu nội dung (ND) bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp _ bênh vực người yếu.

 - Phát hiện được những lời nói cử chỉcho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. (trả lời được các câu hỏi (CH) trong SGK)

II - Chuẩn bị :

GV : -Tranh minh họa trong SGK ; Tranh ảnh Dế Mèn , Nhà Trò .

 -Truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

 - Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc .

HS : - SGK

 

doc 102 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1125Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học môn Tập đọc 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUÂN 1 Ngày dạy: 17/8/2009
Bài: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
 Theo Tô Hoài
 I - Mục đích – Yêu cầu :
 - Đọc rành mạch, trôi chảy, bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn)
 - Hiểu nội dung (ND) bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp _ bênh vực người yếu.
 - Phát hiện được những lời nói cử chỉcho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. (trả lời được các câu hỏi (CH) trong SGK)
II - Chuẩn bị :
GV : -Tranh minh họa trong SGK ; Tranh ảnh Dế Mèn , Nhà Trò .
 -Truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
 - Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc .
HS : - SGK
III - Các hoạt động dạy học :
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
2phút
2phút
2phút
6phút
12phút
8phút
4phút
1 – Khởi động
- Giới thiệu 5 chủ điểm của SGK.
2 - Dạy bài mới
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới
- Giới thiệu tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí (Ghi chép những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn)
- Truyện được nhà văn Tô Hoài viết năm 1941, đượ tái bản nhiều lần và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
b – Hoạt động 2 : Luyện đọc 
- Giải nghĩa từ khó : ngắn chùn chùn (ngắn đến mức quá đáng , trôn khó coi), thui thủi (cô đơn, một mình lặng lẽ, không có ai bầu bạn )
- GV đọc diễn càm toàn bài – giọng chậm rãi , chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện , với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật .
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài
Đoạn 1 : Hai dòng đầu 
- Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào ?
=> Ý đoạn 1 : Vào câu chuyện 
Đoạn 2 : Năm dòng tiếp theo
- Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ? 
=> Ý đoạn2 : Hình dáng Nhà Trò
Đoạn 3 : Năm dòng tiếp theo 
- Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
=> Ý đoạn 3 : Lời Nhà Trò
Đoạn 4: Đoạn còn lại. 
- Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
=> Ý đoạn 4 : Hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn .
- Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích , cho bi vì sao em thích hình ảnh đó ?
c – Hoạt động 4 : Luyện đọc
 - Luyện đọc diễn cảm. Lưu ý nhấn giọng các từ .
4- Củng cố – Dặn dò
- Nêu ý chính của bài ?
- Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ?
- Nhận xét hoạt động của HS trong giờ học.
- Tim đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
 - Chuẩn bị : Mẹ ốm.
- Lắng nghe
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn, cả bài.
- Đọc phần chú giải
- Luyện đọc theo cặp .
- Đọc đoạn 1
- Dế Men đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê , lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá cuội .
- Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh chị mỏng , ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở; vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng.
- HS đọc đoạn 3
- Trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của nhà Nhện . Sau đấy chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận . Lần này chúng chăng tơ chận đường, đe bắt chị ăn thịt.
- Đọc đoạn 4
- Lời của Dế Mèn : “Em đừng kẻ yếu” ; Lời nói dứt khoát , mạnh mẽ làm Nhà Trò yên tâm .
- Cử chỉ và hành động của Dế Mèn : phản ứng mạnh mẽ xoè cả hai càng ra; hành động bảo vệ, che chở: dắt Nhà Trò đi.
+ Nhà trò ngồi gục đầu  người bự những phấn  -> vì hình ảnh này tả rất đúng về Nhà trò như một cô gái đáng thương , yếu đuối.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài .
- Đọc diễn cảm 
HS nêu
Rút kinh nghiệm:............................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................Tuần 1 Ngày dạy: 19.8.2009 
 MẸ ỐM 
 Trần Đăng khoa	
I - Mục đich – Yêu cầu
- Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ND bài : Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 ; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài)
II - Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2phút
6phút
2phút
6phút
12phút
8phút
4phút
1 – Khởi động :
2 - Kiểm tra bài cũ : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 
- HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi
3 - Dạy bài mới
 a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Đây là một bài thơ thể hiện tình cảm của làng xóm đối với một người bị ốm , nhưng đậm đà sâu nặng hơn vẫn là tình cảm vủa người con với mẹ .
 b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc :
- Đọc diễn cảm cả bài.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm , cách đọc.
- Hướng dẫn đọc câu dài .
- Giải nghĩa thêm : Truyện Kiều (Truyện thơ nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du , kể về thân phận của một người con gái tài sắc vẹn toàn tên là Thuý Kiều )
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài :
Đoạn 1 : Hai khổ thơ đầu 
- Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì ?
 Lá trầu khô giữa cơi trầu 
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Đoạn 2 : Khổ thơ 3
- Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ?
- Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ?
d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
 - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm cả bài và HTL bài thơ. 
4 - Củng cố – Dặn dò : 
- Nêu ý nghĩa của bài thơ ?
- Chuẩn bị : Dế Mèn phiêu lưu kí (Tiếp theo )
- HS nêu , nhận xét
- Đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- Đọc thầm phần chú giải.
- Chia đoạn
- HS đọc 
- cho biết mẹ bạn nhỏ ốm : lá trầu nằm khô giữa cơi trầu vì mẹ không ăn được , Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc được , ruộng vườn sớm trưa vắng bóng mẹ vì mẹ ốm không làm lụng được.
- Cô bác xóm giềng đến thăm – Người cho trứng , người cho cam - anh y sĩ đã mang thuốc vào . 
- Bạn nhỏ xót thương mẹ : 
+ Nắng mưa từ  chưa tan.
+ Cả đời  tập đi .
+ Vì con  nếp nhăn.
- Bạn nhỏ mong mẹ chóng khoẻ : Con mong mẹ khoẻ dần dần 
- Bạn nhỏ không quản ngại , làm việc để mẹ vui : Mẹ vui , con có quản gì / Ngâm thơ, kể chuyện , rồi thì múa ca
+ Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình : Mẹ là đất nước tháng ngày của con . 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. 
- HTL bài thơ . 
- Thi học thuộc lòng từng khổ , cả bài . 
- Tình cảm yêu thương sâu sắc , sự hiếu thảo , lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm .
Rút kinh nghiệm:
TUẦN 2 Ngày dạy: 24.8.2009 
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU 
( tiếp theo) 
 Tô Hoài
I - Mục đích- Yêu cầu
 - Đọc rành mạch, trôi chảy, giọng đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
 - Hiểu ND bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn.(trả lời được các CH trong SGK)
II - Chuẩn bị
 - GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học.
 Giấy khổ to viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III - Các hoạt động dạy – học:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2phút
6phút
2phút
6phút
12phút
8phút
4phút
 1 - Khởi động :
2 - Kiểm tra bài cũ : Mẹ ốm
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét .
 3- Dạy bài mới
a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Trong bài đọc lần trước , các em đã biết cuộc gặp gỡ giữa Dế Mèn và Nhà Trò . Nhà Trò đã kể cho Dế Mèn nghe về sự áp bức của bọn nhện và tình cảnh khốn khó của mình . Dế Mèn hứa sẽ bảo vệ Nhà Trò . Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta thấy cách Dế Mèn hành động để trấn áo bọn nhện , giúp Nhà Trò.
b - Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc :
- Đọc diễn cảm cả bài.
- Hướng dẫn đọc kết hợp sửa lỗi phát âm, nhắc nhở nghỉ hơi đúng sau các cụm từ , đọc đúng các câu hỏi , câu cảm.
c- Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài :
* Đoạn 1 : 4 dòng đầu
- Trận địa mai phục của bọn Nhện đáng sợ như thế nào? 
=> Ý đoạn 1 : Trận địa mai phục của bọn nhện .
* Đoạn 2 : sáu dòng tiếp theo
 - Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ?
=> Ý đoạn 2 : Dế Mèn ra oai với bọn nhện .
* Đoạn 3 : Phần còn lại
- Dế mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ?
- Bọn nhện sau đó hành động như thế nào ?
- GV : Các danh hiệu trên đều có thể đặt cho Dế Mèn nhưng thích hợp nhất là danh hiệu hiệp sĩ, bởi vì Dế Mèn đã hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức, bất công; che chở, bênh vực, giúp đỡ người yếu. 
d - Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm :
- Đọc diễn cảm cả bài. Giọng đọc thể hiện sự khác biệt giữa các câu văn miêu tả với những câu văn thuật lại lời nói của Dế Mèn , chú ý những từ gợi tả , gợi cảm .
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1 , 2 đoạn tiêu biểu .
4 - Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Truyện cổ nước mình
- Đọc và trả lời câu hỏi .
- Đọc nối tiếp từng đoạn.
- Đọc thầm phần chú giải.
- Chia đoạn
- Bọn Nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà Nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ . 
- Đầu tiên Dế Mèn chủ động hỏi , lời lẽ rất oai , giọng thách thức của một kẻ mạnh : muốn nói chuyện với tên nhện chóp bu , dúng các từ xưng hô : ai , bọn này , ta.
- Thấy Nhện cái xuất hiện vẻ đanh ác , nặc nô , Dế Mèn ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh
“quay phắt lưng ,phóng càng đạp phanh phách “
* HS đọc 
- Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện thấy chúng hành động hèn hạ , không quân tử , rất đáng xấu hổ, đồng thời đe doạ chúng : 
Phân tích : 
Bọn nhện giàu có , béo múp >< Món nợ của mẹ Nhà Trò bé tẹo, đã mấy đời .
Bọn Nhện béo tốt , kéo bè , kéo cánh >< Đánh đập một cô gái yếu ớt .
Kết luận : ( Đe doạ ) 
Thật đáng xấu hổ ! Có phá hết các vòng vây hay không ?
- Chúng sợ hãi , cùng dạ ran , cuống cuồng chạy dọc , ngang , phá hết các dây tơ chăng lối .
* HS đọc câu hỏi 4 . HS trao đổi chọn danh hiệu thích hợp cho Dế Mèn
- Nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài .
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp
- Thi đua đọc diễn cảm .
Rút kinh nghiệm: 
Tuần 2 Ngày dạy: 27.8.2009
 TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH 
 Lâm Thị Mỹ Dạ
I - Mục đích- Yêu cầu
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm.
 - Hiểu ND : Ca ngợi truyện cổ nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối)
II Chuẩn bị
 - GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học.
 - Tranh minh hoạ các truyện cổ : Tấm Cám , Thạch Sanh , Cây khế 
 - Bảng phụ viết câu , đoạn thơ cần hướng dẫn đọc.
III - Các hoạt ... y truyện li kì của Bu-ra-ti-nô .
+ Bảng phụ viết sẵn những câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. 
III - Các hoạt động dạy – học
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2 phút
6 phút
2 phút
6 phút
12phút
8 phút
4 phút
 1 – Khởi động
2 - Kiểm tra bài cũ : Kéo co
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK.
 3 - Dạy bài mới
a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Các em đã đọc truyện Chiếc chìa khoá vàng hay truyện li kì của Bu-ra-ti-nô chưa ? Đây là một truyện rất nổi tiếng kể về một chú bé bằng gỗ, có chiếc mũi rất nhọn và dài mà trẻ em thế giới yêu thích . Hôm nay, các em sẽ đọc một trích đoạn vui của truyện đó để thấy phần nào tính cách thông minh của chú bé gỗ Bu-ra-ti-nô.
b - Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc 
- Chia đoạn, giải nghĩa thêm từ khó . 
- Hướng dẫn HS nhận biết các nhân vật trong tranh , đọc tên riêng tiếng nước ngoài.
- Đọc diễn cảm cả bài.
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
- Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba ?
+ Đoạn 1 : . . trong nhà bác Các-lô ạ. 
- Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật ? 
+ Đoạn 2 : Phần còn lại 
-Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào ?
- Tìm những hình ảnh , chi tiết trong truyện em cho là ngộ nghĩnh , lí thú ?
d - Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn. Chú ý :
+ Lời Bu-ra-ti-nô : lời thét, giọng đọc doạ nạt, gây tâm lí khiếp sợ.
+ Ba-ra-ba trả lời ấp úng vì khiếp đảm, không nói nên lời. 
+ Lời cáo : chậm rãi , ranh mãnh.
+ Lời người dẫn truyện : chuyển giọng linh hoạt. Vào chuyện : đọc giọng chậm rãi. Kết chuyện : đọc nhanh hơn, với giọng bất ngờ, li kì .
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1 đoạn .
4 - Củng cố – Dặn dò 
- Nêu ý nghĩa của truyện ?
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị :Rất nhiều mặt trăng.
- HS đọc, trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS xem tranh minh hoạ
- Đọc phần giới thiệu bài.
- HS đọc từng đoạn và cả bài.
- Đọc thầm phần chú giải.
- Đọc phần giới thiệu truyện.
- Bu-ra-ti-nô cần biết kho báu ở đâu.
* HS đọc thành tiếng - cả lớp đọc thầm
- Chú chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn , ngồi im, đợi Ba-ra-ba uống rượu say, từ trong bình hét lên : Kho báu ở đâu, nói ngay, khiến hai tên độc ác sợ xanh mặt tưởng là lời ma quỷ nên đã nói ra bí mật. 
- Cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất , đã báo với Ba-ra-ba để kiếm tiền . Ba-ra-ba ném bình xuống sàn vỡ tan. Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình. Thừa dịp bọn ác đang há hốc mồm ngạc nhiên, chú lao ra ngoài.
+ Bu-ra-ti-nô chui vào một chiếc bình đất, ngồi im thin thít.
+ Ba-ra-ba sau khi uống rượu say , ngồi hơ bộ râu dài. 
+ Ba-ra-ba và Đu-rê-ma sợ tái xanh mặt khi nghe tiếng hét không rõ từ đâu.
+ Cáo A-li-xa bủn xỉn , đếm đi đếm lại mười đồng tiền vàng, rồi thở dài đưa cho mèo một nửa .
+ Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa đống bình vỡ. 
+ Bu-ra-ti-nô lao ra ngoài giữa lúc mọi người đang há hốc mồm ngơ ngác , . . . 
- Luyện đọc diễn cảm : đọc cá nhân, đọc phân vai.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Thi đọc diễn cảm một đoạn .
- HS nêu.
Rút kinh nghiệm:
TUẦN 17 Ngày dạy: 14/12/2009
 RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG 
I - Mục đích- Yêu cầu
Kiến thức : 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
-Hiểu ND : Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ, đáng yêu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
Kĩ năng :
- Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn – giọng nhẹ nhàng , chậm rãi , đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật : cghú bé , nàng công chúa nhỏ.
Giáo dục :
- HS yêu thích những câu truyện cổ, yêu sự ngây rhơ của trẻ em . 
II - Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ nội dung bài học.
+ Bảng phụ viết sẵn những câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. 
III - Các hoạt động dạy – học
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2 phút
6 phút
2 phút
6 phút
12phút
8 phút
4 phút
 1 – Khởi động
2 - Kiểm tra bài cũ : Trong quán ăn “ Ba cá bống “
- Yêu cầu HS đọc theo cách phân vai và trả lời câu hỏi trong SGK.
 3 - Dạy bài mới
a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Rất nhiều mặt trăng là câu chuyện cho các em thấy cách hiểu về thế giới của trẻ em khác với người lớn như thế nào .
b - Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc 
- Chia đoạn, giải nghĩa thêm từ khó , ngắt nghỉ hơi đúng. 
- Giới thiệu tranh minh hoạ truyện .
- Đọc diễn cảm cả bài.
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
* Đoạn 1 : Tám dòng đầu 
- Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì ? 
- Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì ? 
- Các vị đại thần và các nhà khoahọc nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa ?
- Tại sao họ cho rắng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được ? 
=> Ý đoạn 1 : Cả triều đình không biết làm cách nào tìm được mặt trang cho công chúa .
* Đoạn 2 :  Tất nhiên là bằng vàng rồi.
- Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học ?
- Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn ?
+ Chú hề hiểu về trẻ em nên đã cảm nhận đùng : nàng công chúa bé nhỏ nghĩ về mặt trăng hoàn toàn khác với cách nghĩ về mặt trăng của người lớn , của các quan đại thần và các nhà khoa học .
=> Ý đoạn 2 : Chú hề hỏi công chúa nghĩ về mặt trang như thế nào ?
* Đoạn 3 : Phần còn lại 
- Sau khi biết rõ công chúa muốn có một “ mặt trăng “ thao ý nàng , chú hề đã làm gì ? 
- Thái độ của công chúa thế nào khi nhận món quà ? 
=> Ý đoạn 3 : Chú hề đã mang đến cho công chúa nhỏ “ một mặt trăng “ đúng như cô bé mong muốn.
d - Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn. 
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1 đoạn .
4 - Củng cố – Dặn dò 
- Câu truyện giúp em hiểu ra điều gì?
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị: Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo )
- HS đọc, trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS đọc từng đoạn và cả bài.
- Đọc thầm phần chú giải.
- Công chúa nhỏ muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có mặt trăng .
- Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.
- Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện đó .
- Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua . 
+ Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng thế nào đã.
+ Chú hề cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn .
- Mặt trăng chỉ to hơn móng tay của công chúa. – Vì khi công chúa đặt ngón tay lên trước mặt trăng thì móng tay che gần khuất mặt trăng. 
- Mặt trăng treo ngang ngọn cây – Vì đôi khi nó đi ngang qua ngọn cây trước cửa sổ .
- Mặt trăng được làm bằng vàng – Tất nhiên là mặt trăng bằng vàng .
- Chú tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào một dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ.
- Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn .
- Luyện đọc diễn cảm : đọc cá nhân, đọc phân vai.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Thi đọc diễn cảm một đoạn 
- Công chúa nhỏ rất đáng yêu, ngây thơ .
- Các vị đại thần và các nhà khoa học không hiểu trẻ em.
- Chú hề rất thông minh .
- Trẻ em suy nghĩ rất khác người lớn.
Rút kinh nghiệm:
Tuần 17 Ngày dạy: 16/12/2009
 RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG 
( tiếp theo)
I - Mục đích- Yêu cầu
Kiến thức : 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
 - Hiểu ND : Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
Kĩ năng :
 - Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể linh hoạt ( căng thẳng ở đoạn đầu , nhẹ nhàng ở đoạn sau ) . Đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời các nhân vật : chú bé , nàng công chúa nhỏ.
Giáo dục :
- HS yêu thích những câu truyện cổ, yêu sự thông minh , ngây thơ của trẻ em .
II - Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ nội dung bài học. 
+ Bảng phụ viết sẵn những câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. 
III - Các hoạt động dạy – học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2 phút
6 phút
2 phút
6 phút
12phút
8 phút
4 phút
 1 – Khởi động
2 - Kiểm tra bài cũ : Rất nhiều mặt trăng
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK.
 3 - Dạy bài mới
a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Ở tiết tập đọc trước, các em đã bi phần đầu truyện Rất nhiếu mặt trăng. Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo của truyện.
b - Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc 
- Chia đoạn, giải nghĩa thêm từ khó. Hướng dẫn đọc câu hỏi, ngắt nghỉ hơi ở câu dài.
- Đọc diễn cảm cả bài.
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
* Đoạn 1 : Sáu dòng đầu
- Nhà vua lo lắng về điều gì ?
- Nhà vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì ?
- Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua ?
=> Vì vẫn nghĩ theo cách của người lớn nên các vị đại thần và các nhà khoa học một lần nữa lại không giúp được nhà vua.
* Đoạn 2 : Phần còn lại 
- Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì ?
- Công chúa trả lời thế nào ?
- Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì? Chọn câu trả lời hợp với ý của em nh ất: ý a hay b, c?
d - Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn. 
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1 đoạn.
4 - Củng cố – Dặn dò 
- Nêu ý nghĩa của truyện ?
- Nhận xét tiết học. 
- Khuyến khích HS về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe .
- Chuẩn bị : Ôn tập (Tiết 1).
- HS đọc, trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS đọc từng đoạn và cả bài.
- Đọc thầm phần chú giải.
- Nhà vua lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại.
- Để nghĩ cách làm cho công chúa không thấy mặt trăng .
+ Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, toả sáng rất rộng nên không có cách nào làm cho công chúa không thấy được .
+ Vì các vị đại thần và các nhà khoa học điều nghĩ về cách che giấu mặt trăng theo kiểu nghĩ của người lớn.
- Chú hề muốn dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời, một mặt trăng đang nằm trên cổ công chúa. 
- Khi ta mất  mọc lên, Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy .
- Cách nìn cảu trẻ em xung quanh thường rất khác người lớn.
- Luyện đọc diễn cảm: đọc cá nhân, đọc phân vai.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Thi đọc diễn cảm một đoạn.
- HS nêu.
Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC L.4 t1-18.doc