Kế hoạch dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt Khối 5

Kế hoạch dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt Khối 5

I. KẾ HOẠCH CHUNG

- Làm quen với lớp để nắm được tình hình học tập của lớp.

- GV và HS xây dựng quy chế bộ môn, quy chế lớp học, xây dựng thời gian biểu.

- Thành lập nhóm, phát động phong trào thi đua của lớp theo tuần, tháng.

- Sau mỗi chủ đề, mỗi phong trào thi đua Nhóm trưởng, lớp trưởng có báo cáo nhận xét trước lớp. GV nhận xét chung và chỉ ra nguyên nhân đạt được và chưa đạt được.

- Sau 2 tuần học có một bài kiểm tra tổng hợp (Bài làm ở nhà). GV chấm điểm để biết được khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh nhằm lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học phù hợp.

- Tăng cường phối kết hợp với phụ huynh, nhà trường và các tổ chức khác nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS.

- Nội dung và chương trình bồi dưỡng bám theo chương trình sách giáo khoa và đan xen, lồng ghép hệ thống hoá lại những kiến thức đã học.

- Bồi dưỡng theo chuyên đề.

 

doc 13 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 697Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt Khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy bồi dưỡng học sinh giỏi khối 5
năm học 2009 - 2010
Phân môn Tiếng Việt 5
I. Kế hoạch chung
- Làm quen với lớp để nắm được tình hình học tập của lớp.
- GV và HS xây dựng quy chế bộ môn, quy chế lớp học, xây dựng thời gian biểu.
- Thành lập nhóm, phát động phong trào thi đua của lớp theo tuần, tháng.
- Sau mỗi chủ đề, mỗi phong trào thi đua Nhóm trưởng, lớp trưởng có báo cáo nhận xét trước lớp. GV nhận xét chung và chỉ ra nguyên nhân đạt được và chưa đạt được.
- Sau 2 tuần học có một bài kiểm tra tổng hợp (Bài làm ở nhà). GV chấm điểm để biết được khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh nhằm lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học phù hợp.
- Tăng cường phối kết hợp với phụ huynh, nhà trường và các tổ chức khác nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS.
- Nội dung và chương trình bồi dưỡng bám theo chương trình sách giáo khoa và đan xen, lồng ghép hệ thống hoá lại những kiến thức đã học.
- bồi dưỡng theo chuyên đề.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK Tiếng Việt 5,vở bài tập Tiếng Việt 5.
- Sách Giáo Viên, sách Thiết Kế Tiếng Việt 5.
- Vở bài tập nâng cao Luyện Từ và Câu 5.(Lê Phương Nga – Lê Hữu Thỉnh).
- Vở bài tập nâng cao Tiếng Việt 5. (Lê Phương Liên).
- Cảm thụ văn bậc tiểu học.
- 40 đề ôn luyện tiếng việt cuối cấp tiểu học.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng việt ở tiểu học.
- Các dạng đề ôn tập và kiểm tra Trắc Nghiệm và Tự Luận khác ...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Tiết1. Một số bài tập củng cố kiến thức Từ đồng nghĩa.
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau.
1. Điền tiếp vào chỗ trống để có câu đúng:
a. Từ đồng nghĩa là những từ ..........................................................................................
Ví dụ: .........................................................................................................................
b. Từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ đồng nghĩa có thể ......................................
.............................. Ví dụ : ........................................................................................
2. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Em bé mới ......... ra đã cân được ba cân bảy.
b. Anh Kim Đồng ........... ra và lớn lên trong một gia đình lao động nghèo khổ.
c. Ngày ông tôi ................, cả xã đều thương tiếc và tiễn đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng.
d. Tên giặc trúng đạn ........... ngay không kịp kêu lên một tiếng.
( sinh, đẻ, chết, qua đời).
=> Bài tập này cần giúp HS hiểu được mức độ diễn đạt về sắc thái của từ .
3. a) Hãy xếp các từ dưới đây thành nhóm đồng nghĩa và cho biết nghĩa chung của từng nhóm:
Bao la, vắng vẻ, mênh mông, lạnh ngắt, hiu quạnh, bát ngát, vắng teo, lạnh lẽo, thênh thang, cóng, vắng ngắt, lạnh buốt, thùng thình.
Nhóm 1: ..........................................................................................................................
đều có nghĩa chung là......................................................................................................
Nhóm 2: ..........................................................................................................................
đều có nghĩa chung là .....................................................................................................
Nhóm 3: ..........................................................................................................................
đều có nghĩa chung là .....................................................................................................
a. thênh thang
b. mênh mông
c. thùng thình
d. bao la
b) Nối câu ở ô bên trái với từ thích hợp ở ô bên phải.
1. Cánh đồng rộng
2. Bầu trời rộng
3. Con đường rộng
4. Quần áo rộng
4. Tìm từ đồng nghĩa với:
a. Nhỏ ..............................................................................................................................
b. Vui ..............................................................................................................................
c. Hiền .............................................................................................................................
5.Tìm những từ láy tả :
a. Tiếng mưa rơi: tí tách, .................................................................................................
b. Tiếng chim : ................................................................................................................
c. Tiếng gió thổi: ............................................................................................................
d. Tiếng súng:.................................................................................................................
e. Tiếng sáo: ....................................................................................................................
5. Thay từ được đóng khung bằng một từ khác để các câu văn có hình ảnh hơn.
Nằm .................
a. Những giọt sương đêm trên những ngọn cỏ.
Lắm ...................
b. Đêm ấy trăng sáng
Trông .................
c. Dưới trăng, dòng sông như dát bạc.
=> Bài tập 3,4,5 GV cho HS làm bài cá nhân, chấm và chữa bài. Cần chú ý khả năng sử dụng từ đồng nghĩa của HS.
Tiêt 2. Hướng dẫn HS luyện tập về từ đồng nghĩa.
Bài 1. Xếp các từ dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa và chỉ ra nghĩa chung của mỗi nhóm từ :
đi , xấu, nhảy, trẻ em, tồi tệ, trẻ con, chạy, trẻ thơ, xấu xa
N1: ...................................... có nghĩa chung là ..............................................................
N2: ...................................... có nghĩa chung là ..............................................................
N3: ...................................... có nghĩa chung là ..............................................................
Bài 2. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong từng dãy sau :
chăm chỉ, siêng, chăm, siêng năng, chăm sóc, hay lam hay làm.
b. đoàn kết, chung sức, hợp lực, gắn bó, chung lòng, ngoan ngoãn, muôn người như một.
c. anh dũng , gan dạ, anh hào, dũng cảm, dũng mạnh.
=>Bài 1,2 GV cho HS làm bài cá nhân và trình bày trước lớp.
Bài 3. Tìm những từ láy tả: “GV tổ chức trò chơi” .
a. Mưa kéo dài: ......................................................................................................
b. Tiếng người cười: ...............................................................................................
c. Tiếng bước chân người chạy: .............................................................................
Bài 4. Tìm từ đồng nghĩa với : “GV tổ chức trò chơi” .
cho ; ..................................................................................................................
ném ; .................................................................................................................
giúp đỡ; .............................................................................................................
kết quả; ..............................................................................................................
Bài 5. Chọn từ đồng nghĩa trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp.
- Bác Hồ ........... để lại niềm tiếc thương vô hạn cho đồng bào ta.
- Anh Kim Đồng đã .......... trong khio làm nhiệm vụ.
- Trận lũ vừa qua đã làm 15 người .....................
- Mẹ của Tí .......... lúc Tí hãy còn rất bé.
- Đứa em của Tí thì ................. vì bệnh đậu mùa.
( chết, hi sinh, mất, thiệt mạng, ra đi )
Bài 6. Bạn Linh chép theo trí nhớ một đoạn văn tả cảnh đánh cá nhưng có vài chỗ không nhớ rõ nhà văn dùng từ nào, đành để trong ngoặc. Em hãy giúp bạn chọn từ đúng và ghi vào chỗ trống.
ở một cái đầm rộng ngay sát bên đường xe lửa đang có một ......... (tụi, đám, bọn ) kéo lưới. Cái lưới uốn thành một vòng cánh cung rộng, ............... ( bồng bềnh, dập dềnh, gập ghềnh ) trên mặt nước, hai đầu đã ........ ( chạy, vắt, vướng) đến con đường bờ đầm. Hai chiếc đò nan ở hai đầu lưới ....... ( kề, áp, chạm ) vào bờ, mỗi bên bốn người đàn ông ....... ( đi, nhảy, trèo) lên mặt đất vừa ................. ( thủng thẳng, thong thả, từ tốn) kéo lưới, vừa tiến lại ....... ( sát, gần, kề ) nhau. Khoảng mặt nước bị ........... ( quây vòng, bao vây, bủa vây ) khẽ động lên từ lúc nào. Rồi một con cá ........... ( trắng muốt, trắng xóa, trắng nõn ) nhảy ........ ( tót, vọt, tít ) lên cao tới hơn một thước và quẫy đuôi vượt ra ngoài vòng lưới, rơi xuống đánh ........ ( tòm, tõm, tùm).
=> Bài 5,6 HS làm bài cá nhân, GV chấm và chữa bài. Cần nhấn mạnh sắc thái nghĩa cử các từ đồng nghĩa hoàn toàn.
Tiết 3. Mở rộng vốn từ : Tổ Quốc
Bài 1. Gạch bỏ từ không cùng nghĩa với các từ còn lại trong dãy từ sau:
Tổ quốc, đất nước, giang sơn, dân tộc, sông núi, nước nhà, non sông, nước non.
Quê hương, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, nơi chôn rau cắt rốn, quê hương xứ sở.
=> Cho học sinh giải nghĩa từ để thấy được sự khác biệt đó.
Bài 2. Chọn (ở bài tập 1) từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau :
............. ta giàu đẹp, như cha ông ta thường nói chúng ta có .............. gấm vóc. Lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Vì thế, mỗi người dân Việt Nam dù có đi tận chân trời xa ................ vẫn luôn hướng về .............. thân yêu với một niềm tự hào sâu sắc. ( đất nước, giang sơn, quê hương xứ sở, tổ quốc)
=> HS làm bài cá nhân, GV chấm và nhận xét. Cần giúp HS hiểu các từ đồng nghĩa đó có mức độ biểu cảm tăng dần.
Bài 3. Điền vào chỗ trống để giải nghĩa các từ có tiếng “quốc” sau:
- Quốc ca là ................................................................................................................
- Quốc kì là ................................................................................................................
- Quốc ngữ là .............................................................................................................
- Quốc sách là ............................................................................................................
- Quốc lộ là ................................................................................................................
Bài 4. a) Ghi lại ba câu thành ngữ nói về vẻ đẹp của đất nước :
....................................................................................................................................
b) Đặt 2 câu, mỗi câu có sử dụng m ... ầu HS thảo luận, phát hiện lỗi, tìm cách chữa lỗi.
Trả bài cho học sinh.
Hướng dẫn chữa lỗi.
Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt.
Dạy cảm thụ văn
Dạy cảm thụ văn học thông qua một số bài tập đọc, bài thơ, đoạn thơ đã học nhăm giúp
học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp trong các tác phẩm mà các em đã được học. Đồng thời cũng rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày, diễn đạt trong nói và viết.
Một số bài tập cụ thể.
1. Trong bài Bài ca về trái đất, nhà thơ Định Hải có viết:
Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, cánh chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Cùng bay nào, cho trái đất quay !
Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được những điều gì về trái đất thân yêu ?
Gợi ý cảm nhận về trái đất thân yêu:
- Để làm được bài tập trên HS phải hiểu được nội dung của đoạn thơ, nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật, nhận biết được hình ảnh đẹp, câu thơ hay, từ đó mới hiểu được tình cảm của tác giả muốn gửi gắm vào đó và từ đó học sinh cũng vận dụng vào cho bản thân, .
+ Trái đất là tài sản vô giá của tất cả mọi người.
+ Trái đất được so sánh với hình ảnh quả bóng xanh bay gữa trời xanh cho thấy vẻ đẹp của sự bình yên, của niềm vui trong sáng, hồn nhiên.
+ Trái đất hoà bình luôn ấm áp tiếng chim gù ( hình ảnh chim bồ câu ).
+ Trái đất đẹp và nên thơ với hình ảnh chim hải âu bay chập chờn trên sóng biển.
- Khi viết một đoạn văn cảm thụ chúng ta cần lưu ý:
+ Câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc và có sự liên kết.
+ Cần nắm rõ yêu cầu của đề bài để khai thác hết ý và làm toát lên được nội dung.
+ Không cần viết dài, viết ngắn nhưng nội dung cô đọng.
* Khi học sinh trình bày bài viết cần cho học sinh thảo luận để nhận xét, bổ sung và học tập lẫn nhau.
2. Trong bài văn Việt Nam thân yêu nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lả dập dờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Nêu những cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên.
=> Gợi ý:
- Hình ảnh “biển lúa” gợi cho em điều gì?
- Hình ảnh “cánh cò” gợi cho em điều gì?
- Hình ảnh “mây mờ che đỉnh Trường Sơn” gợi lên vẻ đẹp gì củ đất nước?
- Thông qua cả ba hình ảnh trên em cảm nhận được điều gì về tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước?
* Một số đề bài tự luyện:
1. Bóng mây
Hôm nay trời nắng như nung,
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày.
Ước gì em hoá đám mây,
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
Thanh Hào
Đọc bài thơ trên, em thấy được những net gì đẹp về tình cảm của người con đối với mẹ ?
2. Trong bài “Bè xuôi sông La” nhà thơ Vũ Duy Thông có viết:
Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi.
Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông La như thế nào?
3.Đọc bài thơ sau:
Quê em
Bên này là núi uy nghiêm
Bên kia là cánh đồng liền chân mây
Xóm làng xanh mát bóng cây
Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời 
Trần Đăng Khoa
Em hình dung được cảnh quê hương của nhà thơ Trần Đăng Khoa như thế nào?
4. Trong bài Mùa thu mới, nhà thơ Tố Hữu viết:
Yêu biết mấy, những dòng sông bát ngát
Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non
Yêu biết mấy, những con đường ca hát
Qua công trường mới dựng mái nhà son !
Theo em,khổ thơ trên đã bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những vẻ đẹp gì trên đất nước chúng ta?
5. Trong bài Tiếng đàn Ba-la lai-ca trên sông Đà, nhà thơ Quang Huy đã miêu tả một đêm trăng vừ tĩnh mịch vừ sinh động trên công trường sông Đà như sau:
Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
Khổ thơ trên có hình ảnh nào đẹp nhất? Hình ảnh đó cho ta thấy ý nghĩa gì sâu sắc?
ôn tập về từ, câu và các bộ phận của câu
Từ đơn và từ phức (từ ghép).
- Giúp học sinh ôn lại kiến thức từ đơn và từ phức.
Từ đơn ( là từ một tiếng có nghĩa tạo thành).
=> Từ là phải có nghĩa:
Từ ghép
Từ phức	Hai tiếng trở
lên có nghĩa
Từ láy	tạo thành
* Từ ghép có nghĩa phân loại ( từ ghép phân nghĩa). Từ ghép phân nghĩa thường có hai tiếng, trong đó có một tiếng chỉ loại lớn và một tiếng có tác dụng chia loại lớn thành loại nhỏ hơn.
Ví dụ: Xe đạp, xe máy, xe hơi là các từ ghép phân loại thì tiếng xe có nghĩa chỉ loại lớn, các tiếng đạp, máy, hơi chỉ loại xe thành các loại nhỏ cụ thể.
* Từ ghép có nghĩa tổng hợp ( Còn gọi là từ ghép hợp nghĩa). Từ ghép có nghĩa tổng hợp mà từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, khái quát hơn nghĩa của các tiếng gộp lại.
Ví dụ: sách vở, quần áo, chăn màn, đi đứng, ăn mặc, 
* Chú ý:
- Các tiếng trong từ ghép có nghĩa tổng hợp phải cùng thuộc một loại nghĩa: ( nghĩa là: hoặc cùng chỉ một sự vật, ví dụ sách vở, quần áo, hoặc cùng chỉ hoạt động, ví dụ đi đứng, ăn nói, hoặc cùng chỉ tính chất ví dụ trăng đen, phải trái, ).
- Nghĩa của từ ghép tổng hợp chỉ loại lớn hơn, rộng hơn, bao trùm hơn so với các tiếng trong từ cộng lại.
Ví dụ: Sách vở, sách và vở; là tài liệu học tập, nghiên cứu (nói khái quát)
- Đối với các từ như: bồ kết, xà phòng, chèo bẻo, bù nhìn, 
* Có thể là từ ghép nếu căn cứ vào định nghĩa.
* Có thể là từ đơn vì gộp hai tiếng lại mới có nghĩa. ( từ đơn đa âm tiết)
* Đối với học sinh tiểu học thì coi đây là từ ghép cho thống nhất với định nghĩa. (Gọi là từ ghép đặc biệt)
Từ láy
* Từ láy là từ gồm hai hoặc ba, bốn tiếng láy lại nhau ( nghĩa là cả tiếng hay một bộ phận của tiếng được lặp lại).
Ví dụ: xanh xanh ( lặp lại cả tiếng)
đẹp đẽ ( lặp lại âm đầu đ)
Bối rối ( lặp lại vần ôi)
* Các kiểu láy: Căn cứ vào các bộ phận được lặp lại, người ta chia từ láy thành bốn loại: láy tiéng, láy âm, láy vần, láy cả âm và vần.
a) Từ láy tiếng (còn gọi là láy toàn bộ) là từ láy có các tiéng lặp lại nguyên vẹn)
Ví dụ: xanh xanh, xa xa, xinh xinh.
b) Từ láy âm (còn gọi là láy bộ phận) là từ láy trong đó bộ phận phụ âm đầu được lặp lại.
Ví dụ: gọn gàng, đẹp đẽ, xinh xắn,
c) Từ láy vần (thuộc từ láy bộ phận) là trong đó bộ phận vần được lặp lại.
Ví dụ: bối rối, lúng túng, lỏng chỏng, 
d) Từ láy âm đầu và vần là từ láy trong đó bộ phận phụ âm đầu và bộ phận vần được lặp lại. Ví dụ : ngoan ngoãn, dửng dưng, 
* Các dạng từ láy.
- Láy đôi, láy ba, láy tư.
Ví dụ: dễ dãi, tập tành, lanh chanh, 
Sạch sành sanh, dửng dừng dưng, toé toè toe, 
Khập khà khập khểnh, nhâm nham nhở nhở, hùng hùng hổ hổ, trùng trùng điệp điệp, 
* Nghĩa của từ láy.
Giảm nhẹ hoặc tăng dần của tính chất hoặc diễn tả sự lặp đi lặp lại các động tác, khiến cho từ láy có giá trị gợi hình cụ thể.
Bài tập tự luyện
1. Tìm các từ đơn, từ ghép có trong đoạn thơ sau:
Ơi quyển vở mới tinh
Em viết cho sạch, đẹp
 Chữ đẹp là tính nết
 Của những người trò ngoan
 Quang Huy
2. Gạch một gạch dưới từ đơn, gạch hai gạch dưới từ phức trong các câu sau.
ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bạn bè thân thiết như anh em. Em rất yêu mái trường của em.
3. Cho các kết hợp hai tiếng sau:
Xe đạp, xe hoả, xe cộ, xe đẩy, xe kéo, đạp xe, đẩy xe, kéo xe, khoai nướng, khoai luộc, luộc khoai, bánh kẹo, bánh dẻo, bánh nướng, bánh rán, rán bánh, nướng bánh.
Hãy chỉ ra:
Những kết hợp nào là từ ghép?
Những kết hợp nào gồm hai từ đơn?
4. Cho các từ ghép sau:
Bánh dày, bánh mật, bánh gai, bánh cốm, bánh nếp, bánh tẻ, bánh dẻo, bánh nướng, bánh cuốn, bánh ngọt, bánh mặn.
Các từ ghép trên thuộc kiểu từ ghép nào? Tại sao em biết?
Tìm căn cứ để có thể chia các từ ghép đó thành ba nhóm.
Gợi ý: Câu a) Căn cứ vào định nghĩa để phân loại từ ghép.
Câu b) Dựa vào tiếng đi sau tiếng bánh để xếp các từ đó vào ba nhóm danh từ, động từ, tính từ (căn cứ vào từ loại).
5. Cho các cặp từ sau;
Hoa cúc / hoa quả tàu hoả / tàu xe
áo phông / áo quần nhà gác / nhà cửa
Em hãy cho biết hai từ ghép trong từng cặp trên khác nhau như thế nào về nghĩa ? Mỗi từ thuộc kiểu từ ghép nào?
6. Hãy tìm:
- 5 từ ghép tổng hợp thuộc loại danh từ, ví dụ: quần áo, ...
- 5 từ ghép tổng hợp thuộc loại động từ, ví dụ: ăn uống,
- 5 từ ghép tổng hợp thuộc loại tính từ, ví dụ: tốt xấu,...
7. Tại sao có thể nói: một con thuyền, một quyển sách mà không thể nói một con thuyền bè, một quyển sách vở ?
8. Cho đoạn văn sau:
“Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gàg rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te”.
( Hoàng Hữu Bội)
Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên và xếp chúng theo các loại: láy âm, láy tiếng, láy cả âm và vần.
9. Từ mỗi tiếng dưới đây, hãy tìm tiếng thích hợp thêm vào để tạo thành:
a) Các từ ghép b) Các từ láy
- mong . – mong .
- lo  - lo 
- vui  - vui .
ôn tập các thành phần cấu tạo câu.
 - Chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần chính của câu. Chủ ngữ nêu sự vật làm chủ sự việc nói đến trong câu ; vị ngữ chỉ hoạt động hoặc trạng thái, tính chất ,vị trí, để miêu tả hoặc nhận xét về người, sự vật được nêu ở chủ ngữ.
 - Ngoài hai thành phần chính, câu còn có một thành phần phụ thường đứng ở đầu câu, bổ sung thêm nghĩa về tình huống câu, gọi là trạng ngữ. Trạng ngữ có thể chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân,
 - Các danh từ, động từ, tính từ trong câu cũng có thể có thành phần phụ. Những từ ngữ nêu chi tiết, ý cụ thể thêm chọ sự vật được nêu ở danh từ trong câu, gọi là định ngữ.
Danh từ có thể có định ngữ ở trước và sau. Còn những từ ngữ nêu chi tiết, ý cụ thể nêu cho hành động, trạng thái, tính chất của động từ và tính từ trong câu gọi là bổ ngữ. Có những bổ ngữ chỉ đứng trước động từ, tính từ. Có những bổ ngữ chỉ đứng sau động từ, tính từ.
 - ở lớp 5, các em còn tìm hiểu một số thành phần phụ khác của câu là hô ngữ. Đó là những từ ngữ dùng để làm hô gọi, gây chú ý ở người nghe hoặc biểu lộ cảm xúc. Hô ngữ thường ở đầu hoặc cuối câu.
 - Ngoài ra, trong câu có thể có những thành phần đồng loại cùng giữ chức vụ giống nhau, ví dụ cùng là chủ ngữ, cùng là vị ngữ, cùng trạng ngữ, cùng là hô ngữ, cùng là định ngữ, gọi là bộ phận song song.
 Có thể hình dung các thành phần câu trong sơ đồ sau: 
Câu
	Các bộ phận chính trong câu (nòng cốt câu)
Các bộ phận phụ trong câu
Chủ ngữ
Vị ngữ
Bộ phận phụ của câu
Bộ phận phụ từ trong câu
Trạng ngữ
Hô ngữ
Định ngữ
Bổ ngữ
Các bộ phận song song của câu
Chủ ngữ
Vị ngữ
Trạng ngữ
Hô ngữ
Định ngữ
Bổ ngữ

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_tieng_viet_khoi_5.doc