Kế hoạch dạy học Buổi 1 Tuần 28

Kế hoạch dạy học Buổi 1 Tuần 28

Tiếng Việt

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II: TIẾT 1

I/ MỤC TIÊU:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 115 tiếng / phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 - 5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Nắm được cấu tạo các kiểu câu để điền đúng bảng tổng kết.(BT2)

- HS Khá giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu học tập photo bài tập 1, bài tập 2 (tài liệu). Phiếu bốc thăm kiểm tra tập đọc.

 

doc 21 trang Người đăng nkhien Lượt xem 987Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học Buổi 1 Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ hai ngày 14 thỏng 3 năm 2011
Tiếng Việt
ôn tập giữa học kì ii: tiết 1
I/ mục tiêu:	
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 115 tiếng / phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 - 5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. 
- Nắm được cấu tạo các kiểu câu để điền đúng bảng tổng kết.(BT2)
- HS Khá giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu học tập photo bài tập 1, bài tập 2 (tài liệu). Phiếu bốc thăm kiểm tra tập đọc.
III/ các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động dạy	
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc bài “ Đất nước”
- GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới:
 2.1 Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
 2.2 Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 5HS )
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài. 
- GV yêu cầu HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc cho HS trả lời.
 2.3 Bài tập 2:
- GV cho một HS đọc yêu cầu của bài.
- GV dán lên bảng lớp tờ giấy đã viết bảng tổng kết; GV hướng dẫn: BT yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh họa cho từng kiểu câu (câu đơn và câu ghép). 
Cụ thể :
 + Câu đơn: 1 VD.
 + Câu ghép: Câu ghép không dùng từ nối: 1 VD / Câu ghép dùng từ nối: Câu ghép dùng QHT (1VD) - Câu ghép dùng cặp từ hô ứng (1VD).
- GV phát giấy, bút dạ cho 4 – 5 HS.
- GV cho HS tiếp nối nhau nêu ví dụ minh họa lần lượt cho từng kiểu câu (câu đơn g câu ghép không dùng từ nối g câu ghép dùng QHT g câu ghép dùng cặp từ hô ứng). - GV nhận xét nhanh.
- GV yêu cầu những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày. 
- GV nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc; HTL
hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp
tục luyện đọc.
- 2HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS bốc thăm và thực hiện theo y/c. 
- HS trả lời.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS nhìn lên bảng, lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS tiếp nối nhau nêu ví dụ minh họa:
Các kiểu cấu tạo câu.
+ Câu đơn: 
- Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.
- Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã rất thích ngắm tranh làng Hồ.
+ Câu ghép không dùng từ nối:
- Lòng sông rộng, nước xanh trong.
- Mây bay, gió thổi.
+ Câu ghép dùng QHT:
- Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát.
- Vì trời nắng to, lại không mưa đã lâu nên cỏ cây héo rũ.
+ Câu ghép dùng cặp từ hô ứng:
- Nắng vừa nhạt, sương đã buông xuống mặt biển.
- Trời chưa hừng sáng, nông dân đã ra đồng.
- HS trình bày bài làm. Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe và thực hiện theo y/c.
_____________________________________
Toỏn
Tiết 136 : Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:	
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Biết đổi đơn vị đo thời gian.
- HS làm BT 1, 2
II/Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ, bảng học nhóm.
III/ các hoạt động dạy - học:
	Hoạt động dạy	
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng làm bài tập 3/143.
- Gọi HS nêu cách tính v, s, t.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
 2.1 Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
 2.2 Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- GV cho HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài toán. 
+ Đề bài yêu cầu gì ?
- GV hướng dẫn HS: Thực chất bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ô tô và xe máy.
- GV cho HS tự làm bài. Sau đó, GV chữa bài.
- Gọi HS nhận xét bài và nêu kết quả bài làm của mình.
- GV nhận xét đánh giá : Trên cùng 1 quãng đường thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. 
 Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
+ Bài toán thuộc dạng nào ? 
+ Đơn vị vận tốc cần tìm là gì ?
- GV hướng dẫn HS tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là m/phút. 
- Cho HS làm bài cá nhân.
- Y/c HS chữa bài và nêu nhận xét.
+ Vận tốc của xe máy là 37,5km/giờ cho ta biết điều gì ?
Bài 3: ( HS KG)
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài toán. 
- GV hướng dẫn HS đổi đơn vị.
- GV cho HS thi đua giải bài toán, sau đó GV chữa bài.
Bài 4: ( HS KG)
- Yêu cầu HS đọc đề bài. 
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Nêu lại cách tính và công thức tính s, v, t.
- Làm bài 3,4/144 làm vào giờ tự học.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
 - - Nhận xét tiết học.
 - 2 HS lên bảng làm bài 3/143.
 - HS lần lượt nêu cách tìm v , s , t.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc
+ Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy bao nhiêu km?
- HS làm bài vào vở. 1 HS làm trên bảng lớp.
- 1 HS đọc
+Tính vận tốc. 
+ km/giờ
- HS ở lớp làm vở, 1 HS làm bảng.
- HS nhận xét, chữa bài.
+ 1 giờ xe máy đi được 37,5km
- 1 HS đọc và nêu y/c.
- HS làm bài
- 1 HS đọc và nêu y/c.
- HS gạch 1 gạch dưới yếu tố đã biết, 2 gạch dưới yếu tố cần tìm.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng 
- HS nhận xét
- 3 HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện theo y/c.
_____________________________________
Tiếng Việt
ôn tập giữa học kì ii: tiết 2
I/Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 115 tiếng / phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 - 5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. 
- Tạo lập đựơc câu ghép theo yêu cầu ở bài tập 2.
II/Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu bốc thăm KT tập đọc (như tiết 1). Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy - học:
	Hoạt động dạy	
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
 2.2. Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 5HS)
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài. 
- GV yêu cầu HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc; cho điểm.
 2.3. Bài tập 2:
- GV cho một HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS đọc lần lượt từng câu văn, làm bài vào vở. GV phát riêng bút dạ và giấy để viết nội dung bài cho 3 – 4 HS.
- GV cho HS tiếp nối nhau đọc câu văn của mình. GV nhận xét nhanh.
- GV yêu cầu những HS làm bài trên bảng trình bài. 
- GV nhận xét, sửa chữa, kết luận những HS làm bài đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xt tiết học. 
- Dặn HS đọc trước bài để chuẩn bị ôn tập tiết 3.
- HS lắng nghe.
- HS bốc thăm và thực hiện theo yêu cầu. 
- HS trả lời.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài cá nhân.
- HS tiếp nối nhau đọc:
a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy./ chúng rất quan trọng. / 
b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng. / sẽ chạy không chính xác. / sẽ không hoạt động. /
c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người.”
- HS lắng nghe và thực hiện theo y/c.
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 15 thỏng 3 năm 2011
Toỏn
Tiết 137 : Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:	
- Biết tính quãng đường, vận tốc, thời gian.
- Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
- HS làm BT 1,2 
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3,4/144
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
 2.2 .Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 
- GV gọi một HS đọc bài tập. 
a) Bài toán:
 + HS gạch 1 gạch dưới đề bài cho biết gì? 
 2 gạch dưới đề bài yêu cầu gì?
+ HS quan sát trên bảng phụ (GV treo) và thảo luận nhóm cách giải.
+ Có mấy chuyển động đồng thời cùng xe máy ?
+ Hướng chuyển động của ô tô và xe máy như thế nào ?
+ Khi ô tô và xe máy gặp nhau tại điểm C thì tổng quãng đường ô tô và xe máy đi được là bao nhiêu km ?
+ Sau mỗi giờ, cả ô tô và xe máy đi được quãng đường bao nhiêu ?
- GV nhận xét: Như vậy sau mỗi giờ khoảng cách giữa ô tô và xe máy giảm đi 90km.
- Cho HS làm bài cá nhân.
- Y/c HS chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
b) Tương tự như bài 1a.
- Yêu cầu HS trình bày giải bằng cách tính gộp.
- Lưu ý: 2 chuyển động phải khởi hành cùng một lúc mới được tính cách này.
 Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- 1 HS nêu cách làm
- HS ở lớp làm vở, 1 HS làm bảng
- HS nhận xét, chữa bài
+ Hãy giải thích cách tính thời gian đi của ca- nô?
+ Bài toán thuộc dạng nào? Dùng công thức nào để tính?
3. củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS làm các BT còn lại .
 - 2 HS chữa bài 3, 4/144.
 - Lần lượt nêu bài làm của mình và nêu tên công thức tính. - Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS thao tác
- Thảo luận nhóm
+ 2 chuyển động: ô tô, xe máy.
+ Ngược chiều nhau.
+ 180km hay cả quãng đường AB
+ 54 + 36 = 90 (km)
+ 1 HS làm bảng, lớp làm vở .
+ HS nhận xét
- 1 HS đọc đề bài.
- HS nêu.
- HS làm bài.
- HS chữa bài và nêu kết quả đúng.
- 2 HS nêu.
+ Tìm s, biết v & t
- HS thực hiện theo y/c.
_____________________________________
Tiếng Việt
ôn tập giữa học kì ii: tiết 3
I/Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 115 tiếng / phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 - 5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. 
- Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn.(BT2)
* HS khá giỏi hiểu tác dụng của những từ ngữ lặp lại, từ được thay thế.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu viết tên các bài tập đọc (như tiết 1). 
- Bảng phụ.
III/Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
 2.2. Kiểm tra tập đọc và HTL( Khoảng 5 HS) 
- Gọi HS lên bảng bốc thăm và thực hiện theo yêu cầu. 
- GV nêu câu hỏi cho HS trả lời.
 2.3. Hướng dẫn HS làm BT2
- Gọi 2 HS đọc: HS1 đọc bài Tình quê hương và chú giải từ ngữ khó (con da, chợ phiên, bánh rợm, lẩy Kiều); HS2 đọc các câu hỏi.
- Gọi HS trình bàybài làm của mình.
- Gọi HS nhắc lại cách liên kết câu trong bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Từng HS lên bôc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài 1-2 phút)
- HS đọc bài trong SGK(hoặc đọc TL) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- Lớp theo dõi và nhận xét..
- 2 HS  ... bài trên bảng.
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét và củng cố thêm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà làm BT và chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- HS bốc thăm và thực hiện theo y/c. 
- HS trả lời.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm và làm bài tập.
- HS lần lượt chữa bài.
- HS lắng nghe và thực hiện theo y/c.
_____________________________________
Tiếng Việt
ôn tập giữa học kì ii: tiết 7
( kiểm tra đọc)
I .Mục tiêu:
 - Kiểm tra đánh giá mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc hiểu của HS qua bài đọc.
 - Kiểm tra kiến thức về luyện từ và câu.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV in sẵn bài kiểm tra cho HS .
III. Bài mới:
 1. ổn định tổ chức.
 2. GV phát đề KT cho HS làm.
A-Đọc thầm:
	Đọc thầm đoạn văn sau:
	Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng đến những tán lốn xoè ra, trên đậu khít nhau muôn ngàn con bướm thắm.
	Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ; dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao ! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm :mùa hoa phượng bắt đầu ! Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông : hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy ?
	Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa , lại càng tươi dịu . Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng.
	B-Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu trả lời dưới đây:
1) Tác giả so sánh hoa phượng với gì?
Góc trời đỏ rực.
Muôn ngàn con bướm thắm.
Góc trời đỏ rực, xã hội thắm tươi, muôn ngàn con bướm thắm.
2) Mùa xuân, cây phượng xanh tốt như thế nào?
Xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.
Xanh um, trên cành đã điểm những bông đỏ thắm.
Khẳng khiu, bắt đầu ra lộc non.
3) Cụm từ “những cành cây báo ra một tin thắm” ý nói gì ?
Một tin vui làm cho cậu học trò cảm thấy bất ngờ.
Trên cành cây phượng xanh um bỗng xuất hiện một đoá hoa thắm đầu mùa. c. Một tin báo bằng màu đỏ, một tin vui làm cho cậu học trò cảm thấy bất ngờ.
4) Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
Hoa phượng phát ra thành tiếng “ Kêu vang: hè đến rồi!” làm cho ai nấy đều phải chú ý, đều nghe. Người học trò đột ngột thấy mùa thi, mùa chia tay, mùa vui chơi đã đến.
Vì hoa phượng gắn với tuổi học trò.
Vì hoa phượng được trồng ở các trường học.
5) Hoa phượng có đặc điểm gì?
Màu đỏ rực, nở thành chùm, trông như những chú bướm thắm.
Màu đỏ, nở từng bông trông giống như hoa hồng.
Màu hồng, nở thành chùm.
6) Sự ra hoa bất ngờ của hoa phượng được nói lên qua câu “ Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy!”.Đó là kiểu câu nào?
Câu hỏi.
Câu khiến.
Câu cảm.
7) Câu nào dưới đây không phải là câu ghép?
Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.
Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng quên màu lá phượng.
Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần.
8) Các vế câu trong câu ghép “Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu"
Nối trực tiếp (không dùng từ nối)
Nối bằng từ “lại”
Nối bằng từ “nếu”
3. GV thu bài và gọi HS lần lượt lên bảng bốc thăm đọc bài và TLCH nội dung bài đọc.
 * Biểu điểm chấm bài KT:
- Đọc hiểu: 5 điểm.
 *Khoanh đúng mỗi câu sau được: 0,5 điểm
 1 - c 5 – a 
 2 - a 6 – c 
 3 – b 7 – b 
 *Khoanh đúng mỗi câu sau được: 1 điểm
 4 – a 8 – c 
 - Đọc thành tiếng: 5 điểm.
 + Đọc đúng tiếng, đúng từ :1 đ
 ( Đọc sai 2 – 4 tiếng : 0,5 đ , sai 5 tiếng trở lên : 0 đ )
 + Ngắt nghỉ hơi đúng :1 đ
 + Giọng đọc bước đầu có biểu cảm :1 đ
 + Tốc độ đọc đạt yêu cầu :1 đ
 + Trả lời đúng câu hỏi GV nêu :1 đ
 ( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 đ
 Trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 đ )
Điểm bài KT là tổng điểm của 2 phần đọc hiểu, đọc thành tiếng và được làm tròn.
_________________________________
Toỏn
Tiết 139: Ôn tập về số tự nhiên
I/mục tiêu:	
- Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
II/ chuẩn bị: 
 Baỷng phuù, ...
III/ Các hoạt động dạy - học:
	Hoạt động dạy	
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3/146.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
2.2. Hướng dẫn HS làm bài:
Bài 1: 
a)Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Gọi HS yêú đọc lần lượt các số.
+ Hãy nêu cách đọc số tự nhiên.
- GV nhận xét 
b) 
- Gọi HS trả lời miệng.
+ Nêu cách xác định giá trị của chữ số trong cách viết?
* GV chốt kiến thức :
 Số tự nhiên có hàng và lớp. Để đọc đúng ta tách lớp từ phải sang trái , mỗi lớp có 3 hàng; đọc ừ trái sang phải, hết mỗi lớp kèm theo tên lớp. Để xác định giá trị của mỗi chữ số cần xác định hàng mà nó đứng trong cách ghi số.
 Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Cho HS ở lớp làm vở, HS yếu làm bảng.
- GV nêu câu hỏi:
+ Hai số tự nhiên liên tiếp có đặc điểm gì?
+ Hai số lẻ liên tiếp có đặc điểm gì?
+ Hai số chẵn liên tiếp có đặc điểm gì?
+ HS nhận xét, chữa bài
- GV đánh giá 
 Bài 3( cột 1): 
- GV cho HS tự giải bài toán. 
- Gọi HS chữa bài.
- GV chữa bài. 
Bài 5: 
- GV cho HS tự giải bài toán. Sau đó, GV chữa bài. 
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
 - - Về nhà làm các BT và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Lần lượt nêu cách tính v; s; t..
 - Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 HS
- HS đọc, lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 HS nêu.
- HS lần lượt trả lời miệng.
- HS nêu.
- 1 HS đọc và nêu y/c.
- HS làm bài
- HS lần lượt trả lời.
- HS làm bài.
- HS đọc kết quả bài làm của mình.
- HS giải thích cách làm.
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc kết quả bài làm.
- HS nhận xét.
- HS thực hiện theo y/c.
____________________________________________________________________
Thứ sỏu ngày 18 thỏng 3 năm 2011
Toỏn
Tiết 140: ôn tập về phân số
I/ mục tiêu:	
- Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
- HS làm BT1, 2, 3( a,b) và BT 4
II/ Đồ dùng dạy học: 
 Baỷng phuù.
III/Các hoạt động dạy - học:
	Hoạt động dạy	
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng làm bài tập 3 cột 2; bài 4/147.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV treo tranh vẽ, yêu cầu HS viết rồi đọc phân số hoặc hỗn số chỉ phần đã tô màu.
+ Phân số gồm mấy phần
+ Trong các phân số viết được thì mẫu số cho biết gì? Tử số cho biết gì?
+ Hỗn số gồm mấy phần là những phần nào?
+ Phân số kèm theo trong hỗn số cần thoả mãn điều kiện gì? Nêu cách đọc
- GV nhận xét đánh giá 
 Bài 2: 
- GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
+ Rút gọn phân số là làm gì?
+ Sử dụng tính chất nào để rút gọn phân số?
- Y/c HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài và nêu cách làm.
+ Hãy chỉ ra phân số tối giản
+ Phân số tối giản có đặc điểm gì?
 Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài. 
+ Quy đồng mẫu số 2 phân số là làm gì?
+ Nêu các bước quy đồng mẫu số.
- GV đánh giá.
 Bài 4: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Để điền đúng dấu ta phải làm gì?
+ Có mấy quy tắc để so sánh phân số
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng 
- Gọi HS nhận xét. GV chữa.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
 - Dặn làm các BT còn lại và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài.
Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu miệng.
- HS thực hiện
+ 2 phần: tử số và mẫu số. Tử số viết trên vạch ngang, mẫu số khác 0 viết dưới gạch ngang.
+ Mẫu số cho biết số phần bằng nhau mà cái đơn vị chia ra.
- Tử số cho biết số phần bằng nhau mà cái đơn vị đó đã tô màu
+ Phần nguyên và phần phân số
+ Bao giờ cũng nhỏ hơn đơn vị 
- 1 HS
+ Tìm phân số mới bằng phân số đã cho có rử, mẫu bé hơn
+ Khi chia cả tử và mẫu cho 1 số tự nhiên khac 0 ta được phân số bằng phân số đã cho.
- HS làm bài. 2 HS làm trên bảng.
- HS chữa bài và giải thích cách làm.
- 1 HS nêu.
+ Tử và mẫu không chia cho cùng 1 số tự nhiên nào khác 1.
- 1 HS
- Làm cho 2 phân số có mẫu số giống nhau mà giá trị của chúng không đổi.
- 2 HS nêu
- HS làm bài vào vở. 2 HS làm trên bảng.
- HS chữa bài.
- 1 HS
+ So sánh các phân số đã cho
+ So sánh 2 phân số cùng mẫu số và so sánh 2 phân số khác mẫu.
- HS làm bài
- HS chữa bài và nêu cách làm.
HS thực hiện theo y/c.
Tiếng Việt
ôn tập giữa học kì ii: tiết 8
( kiểm tra viết)
I. Mục tiêu: 
- Nghe- viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 95 chữ/ 15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức bài chính tả).
- Viết được bài văn tả người theo nội dung đề bài yêu cầu.
II. Đồ dùng dạy học:
 - HS chuẩn bị giấy kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài:
 2. GV phát đề KT cho HS:
 a) Chính tả: 
- GV đọc cho HS viết bài chính tả : Tranh làng Hồ  trong thời gian khoảng 15 phút ( Kĩ thuật tranh làng Hồ........ dân tộc trong hội họa )
- Đọc cho HS soát lỗi.
 b) Tập làm văn: Hãy tả một loài hoa hoặc cây bóng mát em yêu thích.
- HS tự đọc đề bài và làm bài.
 3. GV thu bài, tổng kết tiết học.
 * Biểu điểm chấm bài KT:
 1) Chính tả: 5 điểm
 Bài không mắc lỗi, chữ rõ ràng, trình bày đúng, đẹp : 5 điểm.
 - Mỗi lỗi chính tả trong bài ( sai hoặc lẫn phụ âm đầu, vần hoặc thanh; không viết hoa theo quy định ) trừ 0,5 điểm.
 - Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, trình bày bẩntoàn bài trừ 1 điểm.
 2) Tập làm văn: 5 điểm 
 - Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm :
 - Viết được bài văn miêu tả đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. Độ dài bài viết từ 15 câu trở lên . Trình tự miêu tả phải hợp lí .
 - Viết được câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
 - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
 ( Tuỳ theo mức độ sai sót có thể cho các mức điểm dưới 5 như: 4,5 ; 4 ; 3,5;.)
_____________________________________________________________________
Ban giỏm hiệu ký duyệt Tuần 28
Ngày 14 tháng 3 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Buoi 1Tuan 28Lop 5.doc