Kế hoạch dạy học các môn khối 5 - Trường tiểu học Phú Thanh - Tuần 11

Kế hoạch dạy học các môn khối 5 - Trường tiểu học Phú Thanh - Tuần 11

I. MỤC TIÊU :

 Đọc diễn cảm được bài văn vớiỉ giọng hồn nhiên ( bé Thu) giọng hiền từ ( người ông )

 Hiểu nội dung:. Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu .(Trả lời được các câu hỏi trong SGK.)

II. CHUẨN BỊ :Giáo viên : Tranh vẽ phóng to. Học sinh : Xem trước bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 44 trang Người đăng huong21 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn khối 5 - Trường tiểu học Phú Thanh - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 Thứ ngày tháng năm 2013
 TẬP ĐỌC CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ 
I. MỤC TIÊU :
Đọc diễn cảm được bài văn vớiỉ giọng hồn nhiên ( bé Thu) giọng hiền từ ( người ông )
Hiểu nội dung:. Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu .(Trả lời được các câu hỏi trong SGK.) 	
II. CHUẨN BỊ :Giáo viên : Tranh vẽ phóng to. Học sinh : Xem trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1ph
5ph
9ph
8ph
6ph
4ph
* Họat động 1: Khởi động
- Ổn định : 
- Kiểm tra kiến thức cũ: miễn.
- Bài mới: 
* Họat động 2: Cung cấp kiến thức mới.
ND 1: Luyện đọc.
Mời 1 HS khá giỏi (hoặc HS tiếp nối nhau) đọc toàn bài.
Chia đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu không phải là vườn.
Đoạn 2: còn lại.
Đọc lần 1: Chữa phát âm: khoái, rủ rỉ, cây quỳnh, ngọ nguậy, nhọn hoắt, săm soi, rỉa cánh, líu ríu.
Đọc lần 2: Giải nghĩa từ.
Đọc nhóm.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
ND 2: Tìm hiểu bài.
 Đoạn 1:
Hỏi: Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
Yêu cầu học sinh nêu ý 1.
Đoạn 2:
Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
Em hiểu: “Đất lành chim đậu là như thế nào”?
Yêu cầu học sinh nêu ý 2.
ND 3: HD đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
Mời vài HS đọc diễn cảm một đoạn.
GV nhận xét và đọc diễn cảm một đoạn làm mẫu.
Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
Gọi vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
Cho HS nhẩm thuộc câu, đoạn HTL & tổ chức thi.
* Họat động 3 : Củng cố: 
Hỏi nội dung bài.
Nhận xét – Tuyên dương. 
Dặn dò nhắc nhở
- Hát.
- 1 HS K,G (hoặc HS tiếp nối nhau) đọc toàn bài.
- Tham gia chia đoạn.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS nhận xét và chữa phát âm.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS đọc thầm phần chú giải SGK và giải nghỉa các từ ngữ đó (đặt câu với từ để hiểu rõ hơn).
- HS đọc theo cặp (mỗi HS đều được đọc cả bài).- 1 HS đọc cả bài.
- HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Cây quỳnh: lá dày, giữ được nước. Cây hoa ti-gôn: thò râu theo gió nguậy như vòi voi. Cây hoa giấy: bị vòi ti-gôn quấn nhiều vòng. Cây đa Ấn Độ: bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xòe những lá nâu rõ to
+ Đặc điểm các loài cây trên ban công nhà bé Thu.
- HS đọc đoạn 2 và TLCH:
+ Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
+ Nơi tốt đẹp, thanh bình, có điều kiện thuận lợi, dễ làm ăn sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến làm ăn, gây dựng cơ đồ, sự nghiệp.
+ Ban công nhà bé Thu là một khu vườn nhỏ.
- Vài HS đọc diễn cảm một đoạn thích.
Đoạn 1: Nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả: khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, bé xíu, đỏ hồng, nhọn hoắt,
Đoạn 2: Luyện đọc giọng đối thoại giữa ông và bé Thu ở cuối bài.
Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS nhẩm thuộc& thi đọc thuộc lòng, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS nêu đại ý bài: Vẻ đẹp của cây cối trong khu vườn nhỏ và tình yêu thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu.
 TOÁN LUYỆN TẬP 	
MỤC TIÊU: Biết:
Tính tổng nhiều số thập phân,tính bằng cách thuận tiện nhất.
So sánh các số thập phân. Giải bài toán có phép cộng nhiều số thập phân.
II. CHUẨN BỊ:- GV: Bảng phụ. Phiếu bài tập. - HS: Làm bài tập, xem trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
tg
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1ph
5ph
24ph
5ph
* Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định: 
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
+ Nêu cách cộng nhiều số thập phân?.
+ Nhận xét ghi điểm.
- Bài mới: 
* Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành 
Bài 1:Th hiện phép cộng với nhiều số thập phân
+ Yêu cầu HS đọc đề bài 
+ Yêu cầu HS thực hiện YC bài CN ở bảng con.
+ Nhận xét, chốt lại kết quả đúng và ghi điểm.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất (a,b)
+ Gọi HS sửa bài.Nhận xét, chốt lại kết quả đúng:
a) 4,68 + 6,03 + 3,97 b) 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2
= 4,68 + (6,03 + 3,97) = (6,9 + 3,1) + (8,4 + 0,2)
= 4,68 + 10 	 = 10 + 8,6 
= 14,68 	 = 18,6 
Bài 3: Điền dấu > < = vào chỗ chấm (cột 1)
+ Gọi HS sửa bài. Nhận xét, ghi điểm
3,6 + 5,8 > 8,9 (vì 3,6 + 5,8 = 9,4 mà 9,4 > 8,9)
7,56 < 4,2 + 3,4 (vì 4,2 + 3,4 = 7,6 mà 7,56 < 7,6)
5,7 + 8,9 > 14,5 (vì 5,7 + 8,9 = 14,6 mà 14,6 > 14,5
Bài 4: 28,4m
HS đọc đề. Tóm tắt. Nêu cách giải
Ngày đầu: 	2,2m
? m
Ngày thứ hai:	 
	 ? m 1,5m 
? m
Ngày thứ ba:	
+ Gợi ý giải: 
+ Nhận xét, ghi điểm
* Hoạt động 3: Củng cố: Chọn KQ đúng
+ Tổng của 28,7 và 79,56 là:
+ Tổng của 11,5 + 24,6 + 35 là:
Hát
+ HS nêu theo yêu cầu GV- Nhận xét
+ Sửa bài tập trên bảng – Nhận xét
+ HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài.
+ Thực hiện. HS nêu: a) 65,45b) 47,66
+ Lắng nghe. 
+ HS đọc yêu cầu đề bài
c) 3,49 + 5,7 + 1,51 = 3,49 + 1,51 + 5,7
 = 5 + 5,7 = 10,7
d) 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8
 = (4,2 + 6,8) + (3,5 +4,5) = 11 + 8 = 19
+ HS đọc đề, nêu cách làm, làm vào vở.4 HS sửa bài. Cả lớp nhận xét.
0,5 > 0,08 + 0,4 (vì 0,08 + 0,4 = 0,48 mà 0,48 < 0,5)
+ HS đọc đề. Làm bài vào vở.
Bài giải
Ngày thứ hai dệt được số mét vải là:
28,4 + 2,2 = 30,6 (m)
Ngày thứ ba dệt được số mét vải là:
30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Cả 3 ngày đệt được số mét vải là:
28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m)
Đáp số: 91,1m
+ Chữa bài, nhận xét
+ Cả lớp tham gia (Dùng thẻ A, B, C, D) 
A. 107,26	B. 8243	C. 10,826	D. 108,26
A. 80,4	B. 71,2	C. 71,1	D. 84,2
* Tổng kết đánh giá tiết học : Nhận xét tiết học. + Chuẩn bị tiết sau: Làm BT trong VBT. Xem trước bài Trừ hai số thập phân
 ĐẠO ĐỨC THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HỌC KỲ I
I- MỤC TIÊU :
Hệ thống lại kiến thức đã học về quan hệ với bản thân (Em là học sinh lớp 5, Có trách nhiệm về việc làm của mình, Có chí thì nên), quan hệ với gia đình (Nhớ ơn tổ tiên), quan hệ với nhà trường (Tình bạn)
Biết nhận xét, đánh giá các hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học, biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống, giao tiếp hàng ngày
II- CHUẨN BỊ:GV: Các tình huống, bài tập, ca dao tục ngữ, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài HS: Ôn lại các bài đã học, sưu tầm tranh ảnh, truyện kể
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1ph
5ph
9ph
8ph
* Hoạt động 1: Khởi động 
- Ổn định:
- Kiểm tra kiến thức cũ: Kể 1 câu chuyện, nêu 1 tấm gương hoặc câu ca dao, tục ngữ, bài thơ nói về tình bạn đẹp Nhận xét tuyên dương
- Bài mới: 
* Hoạt động 2: Hệ thống các kiến thức đã học
ND 1: Hs nêu kiến thức đã học từ tuần 1 đến tuần 10 
v Gợi ý để học sinh nắm lại kiến thức đã học:
Học sinh lớp 5 có gì khác so với HS khối khác
Theo em cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5? 
Vì sao chúng ta phải biết ơn tổ tiên?
ND 2: Vận dụng, thực hành
v Nhận xét, chọn ứng xử phù hợp, thực hiện 
Quan sát giúp đỡ các nhóm
Giáo viên nhận xét kết luận hoạt động của từng nhóm 
ND 3: Hs biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè
Nhóm 1: Hãy ghi những việc HS lớp 5 nên làm và không nên làm
Nhóm 2: Sắm vai: Nhóm em được phân công trang trí báo tường, nhưng đến ngày phải nộp mới nhớ ra, nhóm bàn ra sao? 
Nhóm 3: Hãy kể lại cho các bạn nghe về tấm gương: “Có chí thì nên”
Nhóm 4: Hãy nêu nhg tr thống tốt đẹp của g đình. Em cần làm gì để g gìn và ph huy tr thống tốt đẹp đó.
* Hoạt động 4: Củng cố: Trò chơi: Tiếp sức ( 2 đội, 5 học sinh/ đội)Nhận xét tuyên dương
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu
- Nhận xét 
- Em là học sinh lớp 5
- Có trách nhiệm về việc làm của mình
- Có chí thì nên 
- Nhớ ơn tổ tiên
- Tình bạn
- Trao đổi nhóm đôi về ND từng bài học
- Trình bày trước lớp
- Các nhóm nhận xét, bổ sung
- Nhóm 6 (mỗi nhóm thực hành các nội dung của 1 bài học)
- Từng nhóm trình bày nội dung được phân công. Các nhóm khác quan sát, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có)
- Bắt thăm (1 trong 5 chủ đề đã học) đọc thơ, ca dao, tục ngữ hoặc bài hát, câu chuyện có nội dung liên quan 
- Nhận xét 
(5ph)Tổng kết, đánh giá tiết học. Nhận xét – Tuyên dương. Dặn dò: Thực hiện tốt các hành vi, chuẩn mực đạo đức đã được học. Chuẩn bị: “Kính già, yêu trẻ”. 
 : CHÍNH TẢ NGHE-VIẾT: LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
I. MỤC TIÊU :
Học sinh nghe viết đúng chính tả bài “Luật bảo vệ môi trường” đúng hình thức VB luật. 
Hiểu và nắm được cách trình bày một điều cụ thể trong bộ luật nhà nước. Luyện viết đúng những từ ngữ có âm đầu âm cuối n / ng (BT2b, BT3b) .
Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. CHUẨN BỊ : GV: Giấy khổ to thì tìm nhanh theo YC bài 3. HS: Bảng con, BS từ khó.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1ph 
5ph
6ph
15ph
9ph
* Hoạt động 1: Khởi động- Ổn định : Kiểm tra kiến thức cũ : miễn.
- Bài mới : 
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
ND 1: Hướng dẫn HS viết chính tả :
Giáo viên đọc lần 1 đoạn văn viết CT.
Hỏi: Điều 3 khoản 3 trong Luật BVMT có nội dung gì ?
Yêu cầu học sinh nêu một số từ khó viết.
Nhắc nhở HS cách trình bày bài viết.
Giáo viên đọc cho học sinh viết.
Hướng dẫn HS chữa bài chính tả: đọc từng câu lưu ý HS những chữ dễ viết sai.
Chấm một số bài.
Nhận xét chung bài viết của HS.
ND 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2 :Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2.
Giáo viên tổ chức trò chơi theo bài tập b
Thi viết nhanh các từ ngữ có cặp tiếng ghi trên phiếu. 
VD: trăn – trăng : con trăn – vầng trăng
GV chốt lại, khen nhóm đạt yêu cầu.
Bài 3 : Yêu cầu HS đọc bài tập 3.
Yêu cầu HS làm bài 3b.
Giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 3 : Củng cố: 
Trò chơi : Tìm nhanh các từ láy gợi tả âm thanh có âm ng ở cuối.
Nhận xét – Tuyên dương. 
- Hát.
- 1, 2 HS đọc bài chính tả.
- Nói về hoạt động bảo vệ môi trường, giải thích thế nào là hoạt động BVMT.
- Nêu
- HS nêu cách trình bày (chú ý chỗ xuống dòng).
- HS viết bài.
- HS soát lại lỗi (đổi tập).
- Nộp vở.
- Lắng nghe để rút kinh nghiệm và sửa bài.
- 1 học sinh đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.
- Nghe hướng dẫn cách chơi
- Học sinh lần lượt “bốc thăm” mở phiếu và đọc to cho cả lớp nghe cặp tiếng ghi trên phiếu và tìm thật nhanh từ.
- Đọc. Chọn bài cần làm.
- Cả lớp làm vào nháp, nhận xét các từ đã ghi trên bảng.- Chửa bài.
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài.
- Các nhóm tìm nhanh và nhiều, đúng từ láy.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét-tuyên dương. Dặn dò: Làm BT3 vào vở. CB: “Mùa thảo quả”.
: 
KHOA HỌC ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (TT)
I. MỤC TIÊU: Ôn tập kiến thức về:
Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì. 
 Cách phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/AIDS.
II. CHUẨN BỊ:Giáo viên: Các sơ đồ trang 42, 43 SGK. Giấy khổ to, bút dạ, màu vẽ. Dụng cụ để thực hiện trò chơi: Ô chữ diệu kì. Phiếu học tập cá nhân.
Học sinh: Ôn tập lại kiến thức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:	
tg
GI ... A, B, C, D chọn KQ đúng)
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học. 
Dặn dò: Làm bài 55 VBT toán. 
Chuẩn bị bài Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 . .
 SHCT&HĐNGLL SHCT VÀ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
I. MỤC TIÊU :
HS thấy, nêu được ưu khuyết điểm của cá nhân, tổ, lớp về các mặt hoạt động trong tuần qua
Rèn tính dạn dĩ, tự tin, trung thực .
Giáo dục tính tự giác, đoàn kết, yêu thương bạn bè, nói lưu loát.
II. CHUẨN BỊ: - GV: Các hoạt động lớp trong tuần qua, phương hướng hoạt động tuần tới.
 - HS: Cá nhân, tổ nắm lại các hoạt động, chuẩn bị ý kiến.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định:Hát“Những bông hoa, những bài ca” 
- Trò chơi “Chạy nhanh theo số”.	
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
ND1: Nắm được ưu khuyết điểm tuần.
+ Từng tổ thảo luận, nêu được những việc làm được, chưa làm được trong các mặt hoạt động lớp ở tuần qua. Trong từng hoạt động nêu bật được từng cá nhân hoặc nhóm tiêu biểu để nêu gương, tuyên dương trước lớp. GV quan sát, khuyến khích HS tham gia ý kiến. 
ND2: Từng tổ báo cáo trước lớp.
+ Đại diện tổ báo cáo trước lớp và nêu nhận xét đã thống nhất ở tổ.
+ GV nhận xét, kết luận các hoạt động.
² Học tập: 
² Chuyên cần: .
+ Tuyên dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu: Tổ .
* ND 3: Các nhiệm vụ tuần tới. 
+ Tiếp tục thực hiện chủ điểm: “Truyền thống nhà trường”.
+ Tiếp tục chuẩn bị bài ở nhà và đồ dùng học tập chu đáo. Tích cực phát biểu ý kiến, tham gia hoạt động nhóm, xây dựng bài và vận dụng kiến thức tìm được vào thực hành và ứng dụng ở lớp, ở nhà. Tiếp tục KSKT tuần
+ Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Đôi bạn học tập, Nhóm học tập, Giúp bạn vượt khó và Vượt khó học tốt.
+ Đi học đúng giờ, đều, nghỉ học có lý do chính đáng và có xin phép của PHHS.
* Hoạt động 4: Củng cố: Sinh hoạt V/N vui chơi
- Cả lớp.
+ Cán bộ lớp điều khiển tập hợp vòng tròn ( nếu ra sân sinh hoạt )
+ HS lắng nghe để thực hiện đúng.
² Giúp bạn vượt khó.
² Vệ sinh lớp, cá nhân.
² Các hoạt động khác.
+ Các tổ thực hiện theo yêu cầu phổ biến (tổ trưởng điều khiển, gợi ý để các bạn tham gia đóng góp ý kiến).
² Nề nếp học tập.
² Chuyên cần.
+ Đại diện tổ báo cáo trước lớp .
+ Các bạn trong tổ bổ sung (nếu có).
+ Các tổ bạn nhận xét, bổ sung (nếu có).
+ Lớp trưởng nhận xét, bổ sung (nếu có).
² Vệ sinh lớp, cá nhân: ...................................
.............................................................................
² TD buổi sáng và chính khoá: ......................
............................................................................
............................................................................
² Các hoạt động khác: Tham gia tốt.
+ Dựa vào đề xuất của các tổ, bổ sung (nếu có).
+ HS lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
* ND 4: Hoạt động NGLL. 
+ Tiếp tục tìm hiểu ngày Bác Hồ gửi thư lần cuối cùng cho Ngành Giáo dục (15/10/1968).
+ Tiếp tục tìm hiểu ngày thành lập Hội Phụ nữ (20/10).
+ Kể chuyện: Gương học sinh nghèo vượt khó.
+ Đọc thơ về bạn bè.
+ Trò chơi: Trao bóng.
+ Cán bộ lớp điều khiển. Cá nhân, nhóm, cả lớp tham gia văn nghệ.
* Tổng kết đánh giá tiết học : + Phát huy những thành tích trong tuần qua. Thực hiện tốt kế hoạch đã nêu trong tuần tới.
KĨ THUẬT 	 RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG 
I. MỤC TIÊU: HS cần phải:
Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
Có ý thức giúp gia đình rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Một số bát, đũa và dụng cụ, nước rửa chén. Tranh ảnh minh hoạ SGK. Phiếu học tập.
Học sinh: Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định: Hát.
- Kiểm tra kiến thức cũ: - Bài mới:
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Mục đích 1: Tìm hiểu mục đích tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm.
- Nội dung: 
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
 — Nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng ?
 — Nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau khi ăn ? (Nếu như dụng cụ nấu, bát, đũa không được rữa sạch sau bữa ăn thì sẽ như thế nào ?)
Nhận xét, chốt ý 1. 
- Mục đích 2: Tìm hiểu cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
- Hình thức tổ chức: Nhóm.
- Nội dung: 
Nêu cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ở gia đình em thường thấy hoặc thường làm ?
Quan sát hình và đọc nội dung mục 2 (SGK), so sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa được trình bày trong SGK.
Quan sát, giúp đỡ các nhóm làm việc.
Nhận xét, tóm tắt những ý HS vừa trình bày và hướng dẫn cách rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau khi ăn theo nội dung SGK.
- Mục đích 3: Thực hành rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
- Hình thức tổ chức: Nhóm.
- Nội dung: 
GV thực hiện các thao tác minh hoạ để HS hiểu rõ hơn cách thực hiện.
Cho 2 nhóm HS thực hành, nhận xét.
Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ ở SGK.
* Hoạt động 3: Củng cố: 
Nhắc HS về nhà giúp đỡ gia đình rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau khi ăn.
Nhận xét – Tuyên dương. 
- Cả lớp . 
+ Đọc nội dung 1 (SGK), trao đổi nhóm đôi và trả lời câu hỏi. 
— Bát, đũa, thìa, đĩa sau khi được sử dụng để ăn uống nhất thiết phải được cọ rửa sạch sẽ, không để lưu cữu qua bữa sau hoặc qua đêm. Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống không những làm cho các dụng cụ đó sạch sẽ, khô ráo, ngăn chặn được vi trùng gây bệnh mà còn có tác dụng bảo quản, giữ cho dụng cụ không bị hoen rỉ.
+ Thảo luận nhóm 4, trình bày, nhận xét, bổ sung.
— Trước khi rửa bát cần dồn hết thức ăn, cơm còn lại trên bát, đĩa vào một chỗ. Sau đó tráng qua một lượt bằng nước sạch tất cả dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
— Không rửa cốc (li) uống nước cùng với bát, đĩa, thìa, đũa,  để tránh làm cốc có mùi mỡ hoặc mùi thức ăn.
— Nên dùng nước rửa chén để rửa sạch mỡ và mùi thức ăn trên bát, đĩa. Về mùa đông, nên hoà nước rửa chén vào nước ấm để rửa cho sạch mỡ. Có thể dùng nước vo gạo để rửa bát cũng rất sạch.
— Dụng cụ nấu ăn và ăn uống phải được rửa hai lần bằng nước sạch. Có thể rửa bát vào chậu, cũng có thể rửa trực tiếp dưới vòi nước. Dùng miếng rửa bát hoặc xơ mướp khô, búi rửa bát cọ sạch cả mặt trong và mặt ngoài của dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
— Úp từng dụng cụ đã rửa sạch vào rổ cho ráo nước rồi mới úp vào chạn. Nếu trời nắng, nên phơi rổ úp bát đã rửa sạch dưới nắng cho khô ráo.
- Quan sát, thực hành, nhận xét.
 * Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Chuẩn bị bài sau: Rán đậu phụ
:
 TẬP ĐỌC TIẾNG VỌNG
I. MỤC TIÊU:
Bi ết đọc diễn cảm bài thơ , biết ngắt nhịp thơ hợp lí theo thể tự 
Hi ểu ý nghĩa: Đừng v ô tình trước nhhuwngx sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta
Cảm nhận được tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả: vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ. Hiểu được điều tác giả muốn nói (ND): Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta. Trả lời được các câu hỏi 1, 3, 4 trong SGK. t.
II. CHUẨN BỊ:
GV :Tranh ảnh minh họa trong SGK . Bảng phụ ghi sẵn các câu thơ cần luyện đọc.
HS :Tìm hiểu trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1ph
5ph
10ph
12ph
5ph
* Hoạt động 1 : Khởi động
- Ổn định : Cho HS hát
- Kiểm tra kiến thức cũ : 
Cho HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
Nhận xét – Ghi điểm. 
- Bài mới :
* Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới 
ND 1 : Đọc đúng, diễn cảm, hiểu nội dung bài 
a) Hướng dẫn luyện đọc
Cho một HS giỏi đọc toàn bài .
Hướng dẫn chia 2 đoạn.
Cho HS đọc nối tiếp l từng đoạn, sửa lỗi phát âm (giữ chặt, lạnh ngắt, chợp mắt, trong vắt ,...).
Cho HS đọc nối tiếp lượt 2: giải nghĩa từ khó (bão, vơi, chiều gió hú, trong vắt, ngàn ,....)
Cho HS đọc nhóm đôi .
Gọi vài em đọc toàn bài. Nhận xét – Tuyên dương. 
Đọc mẫu giọng tả nhẹ nhàng cảm xúc ngưỡng mộ.
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài
Cho HS đọc thầm các khổ thơ, trả lời câu hỏi ở SGK:
Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào?.
Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ?
Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả?
Điều tác giả muốn nói với em là gì?
Nhận xét – Tuyên dương sau mỗi câu hỏi. 
ND 2 : Luyện đọc diễn cảm 
Gọi 3 HS đọc cả bài thơ.
Hướng dẫn đọc diễn cảm từng đoạn :đoạn 1 đọc khoan thai, đoạn 2 đọc nhanh , đoạn 3 đọc thong thả.
Đọc mẫu 1 đoạn tiêu biểu .
Cho HS đọc diễn cảm ở nhóm đôi .
Cho HS thi đọc diễn cảm. 
Thi đọc thuộc lòng.
* Hoạt động 3 : Củng cố 
Cho HS nêu nội dung chính của bài thơ.
Nhận xét – Tuyên dương. 
- 
- Đọc, trả lời câu hỏi.
- Một HS đọc. 
Đ1: Hai khổ thơ đầu. 
Đ2: Phần còn lại.
- Đọc nối tiếp từng đoạn.
- Đọc nối tiếp lượt 2 .
- Đọc nhóm đôi.
- Ba HS đọc. 
- Lắng nghe.
- Đọc thầm trả lời câu hỏi.
+ Chết trong cơn bão lúc gần sáng,  nhưng không ai mở. Xác chim bị mèo tha. Để lại trong tổ những quả trứng không bao giờ nở.
+ Vì trong đên mưa bão, tác giả nghe cánh chim đập cửa. Nằm trong chăn ấm, tác giả  chim sẻ tránh mưa. Vì thế, chim sẻ đã chết một cách đau lòng.
+ Tác giả tưởng tượng như cánh cửa rung lên tiếng chim đập cánh ; những quả trứng  với tiếng động lớn “như đá lở trên ngàn”.
+ Hãy yêu thương muôn loài.
- Thực hiện.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, nhận xét.
- Luyện đọc nhóm đôi .
- Thi đọc diễn cảm. 
- Thi đọc thuộc lòng 8 dòng thơ đầu.
Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương. 
Dặn dò: Luyện đọc lại bài. 
CB bài: Mùa thảo quả
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM BỔ SUNG
1) Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ ?
a) Không muốn mở cửa cho sẻ tránh mưa.	
b) Vì tác giả đang nằm trong chăn ấm.
c) Vì tính ích kỉ của tác giả.	
d) Cả a, b, c đều đúng.
2) Hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả ?
a) Con chim sẻ nhỏ chết trong cơn dông.
b) Tiếng cánh chim đập cửa.
c) Những quả trứng không có mẹ ấp ủ nên mãi mãi chẳng ra đời.
d) Con mèo tha xác chết của chim.
3) Khi viết bài thơ “Tiếng vọng”, tác giả thể hiện tâm trạng gì ? Vì sao tác giả có tâm trạng đó ?
a) Tác giả buồn vì không cứu được sẻ nhỏ.
b) Tác giả ân hận vì ra chậm nên không cứu được sẻ nhỏ.
c) Tác giả ân hận vì sự vô tình, thờ ơ của mình đã gây nên cái chết của sẻ nhỏ.
4) Tác giả muốn nhắn nhủ điều gì với người đọc ?
a) Hãy yêu thiên nhiên quanh ta.
b) Hãy bảo vệ môi trường.
c) Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA5(7).doc