Kế hoạch dạy học các môn khối 5 - Tuần 1

Kế hoạch dạy học các môn khối 5 - Tuần 1

I. MỤC TIÊU.

Giúp HS biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 + Các tấm bìa ( giấy) cắt vẽ hình như phần bài học SGK để thể hiện các phân số.

 

doc 259 trang Người đăng huong21 Lượt xem 782Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn khối 5 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ ngày tháng năm
TIẾT 1: ÔN TẬP : KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ ( TRANG 3 )
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	+ Các tấm bìa ( giấy) cắt vẽ hình như phần bài học SGK để thể hiện các phân số.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
GV kiểm tra sách vở của HS.
B. DẠY HỌC BÀI MỚI.
1. Hướng dẫn ôn tập khái niệm ban đầu về phân số.
- GV treo miếng bìa thứ nhất ( biểu diễn phân số ) và hỏi: Đã tô màu mấy phần băng giấy?
- GV yêu cầu HS giải thích.
- GV mời 1 HS lên bảng đọc và viết phân số thể hiện phần đã được tô màu của băng giấy. Yêu cầu HS dưới lớp viết vào giấy nháp.
- GV tiến hành tương tự với các hình còn lại.
- GV viết lên bảng cả bốn phân số.
 ; ; ; .
Sau đó yêu cầu HS đọc.
2. Hướng dẫn ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
a. Viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số.
- GV viết lên bảng các phép chia sau:
 1 : 3, 4 : 10 , 9 : 2.
- GV nêu yêu cầu: em hãy viết thương của các phép chia trên dưới dạng phân số.
- GV cho HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV kết luận
 có thể coi là thương của phép chia nào?
- GV hỏi tương tự với hai phép chia còn lại.
- GV yêu cầu HS mở SGK và đọc
b. Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
- HS viết lên bảng các số tự nhiên 5, 12, 2001 và nêu yêu cầu: Hãy viết mỗi số tự nhiên trên thành phân số có mẫu số là 1.
- GV nhận xét bài làm của HS, sau đó hỏi: khi muốn viết một số tự nhiên thành phân số có mẫu số là 1 ta làm như thế nào?
- GV kết luận: mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
- GV nêu vấn đề: Hãy tìm cách viết 1 thành phân số.
- 1 có thể viết thành phân số như thế nào?
Phân số có tử số và mẫu số bằng nhau. Giải thích bằng ví dụ.
- Hãy tìm cách viết 0 thành các phân số.
- 0 có thể viết thành phân số như thế nào?
3. Luyện tập – thực hành.
Bài 1.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đề bài tập.
- GV hỏi: bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
Bài 2.
- GV gọi HS đọc và nêu rõ yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó cho điểm HS.
Bài 3.
- GV tổ chức cho HS làm bài 3 tương tự như cách tổ chức làm bài 2.
Bài 4.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu 2 HS vừa lên bảng giải thích cách điền số của mình.
- HS quan sát và trả lời: Đã tô màu băng giấy.
- HS nêu: băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, đã tô màu 2 phần như thế. Vậy đã tô màu băng giấy.
- HS viết và đọc.
 đọc là hai phần ba.
- HS quan sát các hình, tìm phân số thể hiện phần được tô màu của mỗi hình, sau đó đọc và viết các phân số đó.
- HS đọc lại các phân số trên.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp làm vào giấy nháp.
 1 : 3 = ; 4 : 10 = ; 9 : 2 = .
- HS đọc và nhận xét bài làm của bạn.
phân số có thể coi là thương của phép chia 1 : 3.
- HS lần lượt nêu:
 là thương của phép chia 4 : 10
 là thương của phép chia 9 : 2.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK
- Một số HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào giấy nháp.
5 = ; 12 = ; 2001 = .
Ta thấy tử số chính là số tự nhiên đó và mẫu số là 1.
- Một số HS lên bảng viết phân số của mình
ví dụ: 1 = ; 1 = ; 1 = ..
 - 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau.
Ta có = 3 : 3 = 1. vậy 1 = 
- Một số HS lên bảng viết phân số của mình, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
Ví dụ 0 = ; 0 = ; 0 = .
- 0 có thể viết thành phân số có tử số bằng 0 và mẫu số khác 0
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- Bài tập yêu cầu chúng ta đọc và chỉ rõ tử số, mẫu số của các phân số .
- HS nối tiếp nhau làm bài trước lớp. Mỗi HS đọc và nêu rõ tử số, mẫu số của 1 phân số trong bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta viết các thương dưới dạng phân số
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 3 : 5 = ; 75 : 100 = ; 9 : 17 = 
- HS làm bài;
32 = ; 105 = ; 1000 = 
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 ý, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
a. 1 = b. 0 = 
- HS nhận xét 
- HS lần lượt nêu chú ý 3, 4 của phần bài học để giải thích
C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm bài tập còn lại trong SGK và chuẩn bị bài sau.
Thứ ngày tháng năm
TIẾT 2 : ÔN TẬP: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ 
 ( TRANG 5 )
I. MỤC TIÊU.
 Giúp HS biết tính chất cơ bản của phân số, vận dụng để rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số (trường hợp đơn giản).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
A. KIỂM TRA BÀI CŨ.
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết học trước.
B. DẠY HỌC BÀI MỚI.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn ôn tập tính chất cơ bản của phân số.
Ví dụ.
- GV viết bài tập sau lên bảng:
 Viết số thích hợp.
sau đó yêu cầu HS tìm số thích hợp để điền vào dấu ?
- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng, sau đó gọi một số HS dưới lớp đọc bài của mình.
- Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác 0 ta được gì?
ví dụ 2.
- GV viết bài tập sau lên bảng:
Viết số thích hợp vào ô trống
Sau đó, yêu cầu HS tìm số thích hợp để điền vào ô trống.
- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng, sau đó gọi một số HS dưới lớp đọc bài của mình.
- Khi chia cả tử vào mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 ta được gì?
3. ứng dụng tính chất cơ bản của phân số.
a. Rút gọn phân số. 
- GV hỏi: Thế nào là rút gọn phân số?
- GV viết phân số lên bảng và yêu cầu HS cả lớp rút gọn phân số trên.
- Khi rút gọn phân số ta phải chú ý điều gì?
b. ví dụ 2.
- Thế nào là quy đồng mẫu số các phân số?
- GV viết các phân số và lên bảng yêu cầu HS quy đồng mẫu số hai phân số trên.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài bạn làn trên lớp.
- GV yêu cầu HS nêu lại cách quy đồng mẫu số các phân số.
- GV viết tiếp các phân số và lên bảng, yêu cầu HS quy đồng mẫu số hai phân số trên.
- Cách quy đồng mẫu số ở hai ví dụ trên có gì khác nhau?
Bài 1
- GV yêu cầu HS dọc đề bài và hỏi:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS chữa bài bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểmHS.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. ví dụ.
Lưu ý. Hai ô trống ở phải điền cùng một số.
- Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với số tự nhiên khác 0 ta được một phân số bằng phân số đã cho.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. ví dụ:
Lưu ý: hai ô trống ở phải điền cùng một số.
- Khi chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 ta được một phân số bằng phân số đã cho.
- Rút gọn phân số là tìm một phân số bằng phân số đã cho nhưng có tử số và mẫu số bé hơn.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
Ví dụ về bài làm:
hoặc 
- Ta phải rút gọn đến khi được phân số tối giản
- Là làm cho các phân số đã cho có cùng mẫu số nhưng vẫn bằng các phân số ban đầu.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- Chọn mẫu số chung ( MSC) là 5 x 7 = 35, ta có: 
- HS nhận xét.
- 1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
vì 10 : 2 = 5. ta chọn MSC là 10, ta có.
; giữ nguyên 
- Ví dụ thứ nhất, MSC là tích mẫu số của hai phân số, ví dụ thứ hai MSC chính là mẫu số của một trong hai phân số.
- Bài tập yêu cầu chúng ta rút gọn phân số.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS chữa bài cho bạn.
Bài 2
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách tổ chức bài tập 13
- HS làm bài, sau đó chữa bài cho nhau.
 + và . chọn 3 x 8 = 24 là MSC ta có
 + và . Ta thấy 12 : 3 = 3. chọn 12 là MSC ta có:
 . Giữ nguyên 
 + và . Ta nhận thấy 24 : 6 = 4; 24 : 8 = 3. Chọn 24 là MSC ta có.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
+ GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập số 3 SGK và chuẩn bị bài sau.
Thứ ngày tháng năm
TIẾT 3 : ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ ( TRANG 6 )
I. MỤC TIÊU
 Giúp HS biết so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số. Biết cách sắp xếp ba phân số theo thứ tự .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
	Hoạt động dạy
Hoạt động học.
A. KIỂM TRA BÀI CŨ.
- GV gọi 1 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 3 của tiết trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B. DẠY HỌC BÀI MỚI.
1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài: Trong tiết học toán này các em sẽ ôn lại cách so sánh hai phân số.
2. Hướng dẫn ôn tập cách so sánh hai phân số.
a. So sánh hai phân só cùng mẫu số.
- GV viết lên bảng hai phân số sau:
 và , sau đó yêu cầu HS so sánh hai phân số trên.
- GV hỏi: Khi so sánh các phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào?
b. So sánh các phân số khác mẫu số.
- GV viết lên bảng hai phân số và , sau đó yêu cầu HS so sánh hai phân số.
- GV nhận xét bài làm của HS và hỏi: Muốn so sánh các phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
3. Luyện tập, thực hành.
Bài 1.
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp.
Bài 2.
- GV hỏi: bài tập yêu cầu các em làm gì?
- GV hỏi: Muốn xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn, trước hết chúng ta phải làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS so sánh và nêu.
- Khi so sánh các phân số cùng mẫu số, ta so sánh tử số của các phân số đó. Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân só đó lớn hơn, phân số nào có tử số bé hơn thì số đó bé hơn.
- HS thực hiện quy đồng mẫu số hai phân số rồi so sánh.
Quy đồng mẫu số hai phân số ta có.
vì 21 > 20 nên 
- Muốn so sánh các phân số khác mẫu số ta quy đồng mẫu số các phân số đó, sau đó so sánh như với phân số cùng mẫu số.
- HS làm bài, sau đó theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
- Bài tập yêu cầu chúng ta xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Chúng ta cần so sánh các phân số với nhau
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần.
a. Quy đồng mẫu số các phân số ta được: 
Giữ nguyên ; ta có . Vậy 
b. Quy đồng mẫu số các phân số ta được.
. Giữ nguyên 
Vì 4 < 5 < 6 nên vậy 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm bài tập trong SGK và chuẩn bị bài sau.
Thứ ngày tháng năm
TIẾT 4 : ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ ( TIẾP THEO)
( TRANG 7 )
I. MỤC TIÊU.
 Giúp HS biết so sánh phân số với đơn vị, so sánh hai phân  ... vào các góc của hình tam giác, người ta chia các hình tam giác làm 3 dạng hình khác nhau đó là:
+ Hình tam giác có 3 góc nhọn.
+ Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn.
+ Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn ( gọi là hình tam giác vuông)
- GV vẽ lên bảng một số hình tam giác có đủ 3 dạng trên và yêu cầu HS nhận dạng của từng hình.
4. Giới thiệu đáy và đường cao của hình tam giác.
- GV vẽ lên bảng hình tam giác ABC có đường cao AH như SGK.
 A
 B H C
- GV giới thiệu: Trong hình tam giác ABC có:
+ BC là đáy:
+ AH là đường cao tương ứng với đáy BC.
+ Độ dài AH là chiều cao.
- GV yêu cầu: Hãy quan sát hình và mô tả đặc điểm của đường cao AH.
- GV giới thiệu: Trong hình tam giác, đoạn thẳng đi từ đỉnh và vuông góc với đáy tương ứng gọi là đường cao của hình tam giác, độ dài của đoạn thẳng này gọi là chiều cao của hình tam giác.
- GV vẽ 3 hình tam giác ABC theo 3 dạng khác nhau lên bảng, vẽ đường cao của từng tam giác, sau đó yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra để thấy đường cao luôn vuông góc với đáy.
5. Thực hành.
Bài 1.
- GV gọi HS đọc đề bài toán và tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 2.
- GV yêu cầu HS quan sát hình, dùng ê ke kiểm tra và nêu đường cao, đáy tương ứng của từng hình tam giác.
- GV nhận xét và cho điểm.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS lên bảng vừa chỉ vào hình vừa nêu, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Hình tam giác ABC có ba cạnh là: cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC.
+ Hình tam giác ABC có ba đỉnh là đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C.
+ Hình tam giác ABC có ba góc là:
+/ Góc đỉnh A, Cạnh AB và AC ( góc A)
+/ Góc đỉnh B, cạnh BA và BC ( góc B)
+/ Góc đỉnh C, Cạnh CA và CB ( góc C)
- HS quan sát các hình tam giác và nêu:
+ Hình tam giác ABC có ba góc A, B, C đều là góc nhọn.
+ Hình tam giác EKG có góc E là góc tù và hai góc K, G là hai góc nhọn.
+ Hình tam giác MNP có góc M là góc vuông và hai góc N, P là 2 góc nhọn.
- HS nghe GV giới thiệu và nhắc lại.
- HS thực hành nhận biết 3 dạng hình tam giác ( theo góc)
- HS quan sát hình tam giác.
- HS cùng quan sát, trao đổi và rút ra kết luận: đường cao AH của hình tam giác ABC đi qua đỉnh A và vuông góc với đáy BC.
- 1 HS làm trên bảng, HS dưới lớp kiểm tra các hình của SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS lên bảng làm bài vừa chỉ hình vừa giới thiệu với cả lớp 3 góc và 3 cạnh của từng hình tam giác.
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, sau đó HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
+ Hình tam giác ABC có đường cao CH tương ứng với đáy AB.
+ Hình tam giác DEG có đường cao ĐK tương ứng với đáy EG
+ Hình tam giác MPQ có đường cao MN tương ứng với đáy PQ
C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
- GV tổng kết tiết học, dặn HS về nhà làm bài tập 3 trong SGK và chuẩn bị bài sau.
TUẦN 18
Thứ ngày tháng năm
TIẾT 86 : DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC ( TRANG 87 )
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS biết tính diện tích hình tam giác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	+ GV chuẩn bị 2 hình tam giác to, bằng nhau ( có thể dính trên bảng)
	+ HS chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau, kéo cắt giấy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ.
- GV gọi 1 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 3 của tiết trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B. DẠY HỌC BÀI MỚI.
1. Giới thiệu bài.
2. Cắt, ghép hình tam giác.
- GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác cắt ghép hình như SGK.
+ Lấy 1 trong 2 hình tam giác bằng nhau.
+ Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó.
+ Dùng kéo cắt hình tam giác thành hai phần theo đường cao của hình ( đánh số 1,2 cho từng phần)
+ Ghép hai mảnh 1,2 vào hình tam giác còn lại để thành một hình chữ nhật ABCD.
+ Vẽ đường cao EH.
3. So sánh đối chiếu các yêu tố hình học trong hình vừa ghép.
- GV yêu cầu HS so sánh.
+ Em hãy so sánh chiều dài DC của hình chữ nhật và độ dài đáy DC của hình tam giác 
+ Em hãy so sánh chiều rộng AD của hình chữ nhật và chiều cao EH của hình tam giác.
+ Em hãy so sánh diện tích của hình chữ nhật ABCD và diện tích tam giác EDC
4. Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình chữ nhật.
- GV yêu cầu HS nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật ABCD.
- GV nêu: Phần trước chúng ta đã biết AD = EH, thay EH cho AD thì ta có diện tích hình chữ nhật ABCD là:
DC x EH
- Diện tích của tam giác EDC bằng một nửa diện tích của hình chữ nhật nêu ta có diện tích của hình tam giác EDC là:
( DC x EH) : 2 ( hay )
- GV hướng dẫn để HS rút ra quy tắc tính diện tích của hình tam giác.
+ DC là gì của hình tam giác EDC
+ EH là gì của hình tam giác EEDC
+ Như vậy để tính diện tích của hình tam giác EDC chúng ta đã làm như thế nào?
- GV nêu: đó chính là quy tắc tính diện tích của hình tam giác. Muốn tính diện tích của hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao ( cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
- GV giới thiệu công thức.
+ Gọi S là diện tích.
+ Gọi a là độ dài cạnh đáy của hình tam giác.
+ Gọi h là chiều cao của hình tam giác
+ Ta có công thức tính diện tích của hình tam giác là: 
S = 
5. Luyện tập- thực hành.
Bài 1.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV cho 1 HS chữa bài trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS thao tác theo hướng dẫn của GV.
 A E B
1 
 2
 D H C
+ Chiều dài hình chữ nhật bằng độ dài đáy của tam giác.
+ Chiều rộng của hình chữ nhật bằng chiều cao của hình tam giác.
+ Diện tích của hình chữ nhật gấp 2 lần diện tích của hình tam giác ( vì hình chữ nhật bằng 2 hình tam giác ghép lại)
- Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 
DC x AD
+ DC là đáy của hình tam giác EDC.
+ EH là đường cao tương ứng với đáy DC.
+ Chúng ta đã lấy độ dài đáy DC nhân với chiều cao EH rồi chia cho 2.
- HS nghe giảng, sau đó nêu lại quy tắc, công thức tính diện tích của hình tam giác và học thuộc ngay tại lớp.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- 2 HS lên bảng thực hiện tính diện tích của hình tam giác có độ dài đáy và chiều cao cho trước, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a. Diện tích của hình tam giác là:
8 x 6 : 2 = 24 (cm2)
b. Diện tích của hình tam giác là:
2,3 x 1,2 : 2 = 1,38 ( dm2)
C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
- GV tổng kết tiết học, dặn HS về nhà làm bài tập 2 trong SGK và chuẩn bị bài sau.
Thứ ngày tháng năm
Tiết 87 : luyện tập ( trang 88 )
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS biết:
 +Tính diện tích của hình tam giác.
	+ Tính diện tích hình tam giác vuông biết độ dài hai cạnh góc vuông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	+ Các hình tam giác như SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ.
- GV gọi 1 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 2 trong của tiết trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B. DẠY HỌC BÀI MỚI.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1
- GV cho HS đọc đề bài, nêu lại quy tắc tính diện tích hình tam giác, sau đó làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV vẽ hình lên bảng, sau đó chỉ vào hình tam giác ABC và nêu: Coi AC là đáy, em hãy tìm đường cao tương ứng với đáy AC của hình tam giác ABC.
- GV yêu cầu HS tìm đường cao tương ứng với đáy BA của hình tam giác ABC.
- GV yêu cầu HS tìm các đường cao tương ứng với các đáy của hình tam giác DEG 
- Hình tam giác ABC và DEG trong bài là hình tam giác gì?
- GV nêu: Như vậy trong hình tam giác vuông hai cạnh góc vuông chính là đường cao của tam giác.
 Bài 3.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a. S = 30,5 x 12 : 2 = 138 ( dm2)
b. 16 dm = 1,6m
S = 1,6 x 5,3 : 2 = 4,24 ( m2)
- HS đọc đề bài trong SGK.
- HS trao đổi với nhau và nêu: Đường cao tương ứng với đáy AC của hình tam giác ABC chính là BA vì đi qua B và vuông góc với AC.
- Đường cao tương ứng với đáy BA của hình tam giác ABC chính là CA.
- HS quan sát hình và nêu:
Đường cao tương ứng với đáy ED là GD.
Đường cao tương ứng với đáy GD là ED
- HS: là các hình tam giác vuông
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải.
a. Diện tích của hình tam giác vuông ABC là:
3 x 4 : 2 = 6 (cm2)
b. Diện tích của hình tam giác vuông DEG là:
5 x 3 : 2 = 7,5 ( cm2)
Đáp số: a. 6 cm2 ; b. 7,5 cm2
- Như vậy để tính diện tích hình tam giác vuông chúng ta có thể làm như thế nào?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- Để tính diện tích của hình tam giác vuông ta lấy tích số đo hai cạnh góc vuông rồi chia cho 2.
C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
- GV tổng kết tiết học, dặn HS về nhà làm bài tập 4 trong SGK và chuẩn bị bài sau.
Thứ ngày tháng năm
Tiết 88 : luyện tập chung ( trang 89 )
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS biết:
	+ Giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.
	+ Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
	+ Làm các phép tính với số thập phân.
	+ Viết số đo độ đại lượng dưới dạng số thập phân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	+ Phiếu bài tập có nội dung như SGK, phô tô cho mỗi HS 1 bản.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. GIỚI THIỆU BÀI.
- GV giới thiệu bài: trong tiết học toán này chúng ta cùng tự làm một bài ôn luyện để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kì I.
B. DẠY – HỌC BÀI MỚI.
1. Tổ chức cho HS tự làm bài.
- GV phát phiếu bài tập cho HS, yêu cầu HS tự làm bài.
2. Hướng dẫn chữa bài.
Phần I. ( 3 điểm, mỗi lần khoanh đúng được 1 điểm).
- GV cho 1 HS đọc các đáp án mình chọn của từng câu.
Phần II.
- GV yêu cầu HS cả lớp nhìn lên bảng và nhận xét bạn làm trên bảng.
- HS nhận phiếu và làm bài.
- 4 HS lên bảng làm bài 1, 2, 3, 4 của phần 2 trên bảng.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét.
1. Khoanh vào B.
2. Khoanh vào C.
3. Khoanh vào C.
- 2 HS nhận xét bài làm của 4 bạn HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến ( nếu cần).
Đáp án.
Bài 1 ( 4 điểm, mỗi câu tính đúng được 1 điểm)
Kết quả tính đúng là:
a. 39,72 + 46,18 = 85,9 b. 95,64 – 27,35 = 68,29
c. 31,95 x 2,6 = 80,73 d. 77,5 : 2,5 = 31
Bài 2. ( 1 điểm, mỗi số điền đúng được 0,5 điểm)
a. 8m5dm = 8,5m b. 8m25dm2 = 8,05m2
3. Hướng dẫn tự đánh giá.
GV có thể hướng dẫn cho HS tự chấm điểm theo biểu điểm ở trên rồi cho HS báo cáo điểm của mình.
C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
- GV tổng kết tiết học, dặn HS về nhà tự ôn tập để kiểm tra cuối học kì I.
Thứ ngày tháng năm
Tiết 89 : Kiểm tra cuối học kì I
 ( ĐỀ CỦA TRƯỜNG RA)

Tài liệu đính kèm:

  • docGA5(9).doc