Kế hoạch dạy học các môn lớp 5

Kế hoạch dạy học các môn lớp 5

I. Mục tiêu:

 - Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

 - Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 )

II. Chuẩn bị: Bảng phụ. Tranh về rừng.

III. Hoạt động dạy học:

1. Khởi động: Ht

 Bài cũ : Tiếng đàn ba- la-lai- ca trên sông Đà.

 - HS đọc thuộc lòng bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà và nêu đại ý của bài.

 - HS nhận xét.

 - GV nhận xét, ghi điểm.

 - GV nhận xét chung

 

doc 34 trang Người đăng huong21 Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 :
Thứ
T
Môn 
Nội dung bài học
ĐDDH
Ghi
chú
có
Làm 
Thứ 2
17/10
Sáng
8
15
36
7
CC
TĐ
T
ĐĐ
Sinh hoạt dưới cờ tuần 8
Kì diệu rừng xanh
Số thập phân bằng nhau
Nhớ ơn tổ tiên ( tt)
x
x
x
Chiều
22
15
23
OLT
KH
OLT
Ôn luyện
/
Ôn luyện
Thứ 3
18/10
Sáng
37
15
24
22
T
TLV
OLT
OLTV
So sánh hai số thập phân bằng.
Luyện tập tả cảnh .
Ôn luyện
Ôn luyện
x
x
Chiều
8
15
15
CT
TD
LTVC
Nghe – viết : Kì diệu rừng xanh.
/
MRVT: Thiên nhiên
x
Thứ 4
19/10
Sáng
8
15
15
8
LS
AV
MT
KT
/
/
/
/	
Chiều
16
15
38
KH
AN
T 
/
/
Luyện tập
x
Thứ 5
20/10
Sáng
39
16
8
16
T
LTVC
ĐL
TĐ
Luyện tập chung
Luyện tập về từ nhiều nghĩa
/
Trước cổng trời
x
x
x
Ko làm bài 4 a
Ko làm bài 2
Chiều
23
16
16
OLTV
KC
TD
Ôn luyện.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
/
Thứ 6
21/10
Sáng
16
7
40
16
AV
AN
Toán
MT
/
/
Viết các số đo độ dài dưới dạng.
/
x
Chiều
16
24
8
TLV
OLTV
SHLL
Luyện tập tả cảnh ..
Ôn luyện.
Sinh hoạt lớp tuần 8
x
Chủ đề: 	Uống nước nhớ nguồn
Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011
Tập đọc ( Tiết 15 )
 Kì diệu rừng xanh
I. Mục tiêu: 
	- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
	- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 )
II. Chuẩn bị: Bảng phụ. Tranh về rừng. 
III. Hoạt động dạy học: 
1. Khởi động: Hát
	Bài cũ : Tiếng đàn ba- la-lai- ca trên sông Đà.
	- HS đọc thuộc lòng bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà và nêu đại ý của bài.
	- HS nhận xét.
	- GV nhận xét, ghi điểm.
	- GV nhận xét chung
2. Bài mới: Kì diệu rừng xanh.
	- Các em có bao giờ được đi chơi rừng hoặc ngắm nhìn vẻ đẹp của rừng chưa?
	Các em biết không, vẻ đẹp của rừng xanh từ bao đời nay luôn có sức hấp dẫn kì diệu đối với con người. Quan sát rừng xanh, tận mắt ngắm nhìn những công trình thiên nhiên tạo nên từ hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn năm nay, con người sẽ có những cảm xúc kỳ lạ, ngưỡng mộ, thán phục trước vẻ đẹp thần bí. Bài đọc “Kì diệu rừng xanh” của nhà văn Nguyễn Phan Hách hôm nay sẽ mang đến cho các em những cảm xúc đúng là như vậy về vẻ đẹp của rừng xanh ® Giáo viên ghi bảng tựa bài
Hoạt động 1: Luyện đọc .
	 * Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng, hiểu nghĩa 1 số từ
	 * Cách tiến hành:
	- 1HS khá giỏi đọc toàn bài
 	- HS quan sát tranh và chia đoạn:
	- Bài văn được chia thành mấy đoạn?
	* Đoạn 1: “Từ đầudưới chân”
	* Đoạn 2: Từ “Nắng trưa” ... “đưa mắt nhìn theo”
* Đoạn 3: Còn lại
	- HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc: Lúp xúp, sặc sở, tân kì, trong xanh, rào rào chuyển động, gọn ghẽ..
	- HS đọc lần 2 kết hợp giải nghĩa từ trong SGK và từ “ vàng rợi: là màu vàng ngời sáng, rực rỡ, đều khắp, rất đẹp mắt.
	- HS đọc theo nhóm , GV kiểm tra.
	] GV đọc với giọng nhẹ nhàng để cảm nhận được vẽ đẹp kỳ thú của rừng xanh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
	* Mục tiêu: Giúp HS hiểu: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
	* Cách tiến hành:
+ GV : Tác giả đã miêu tả những sự vật nào của rừng? (Nấm rừng, cây rừng, nắng trong rừng, muông thú, màu sắc và âm thanh của rừng).
+ Câu hỏi 1: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? (Như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm  tân kỳ; tác giả có cảm giác như mình là một người khổng lồ đi lạc vào  lúp xúp dưới chân).
	=> HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời, nhận xét, bổ sung.
+ Những liên tưởng về cây nấm của tác giả làm cho rừng đẹp hơn như thế nào? (Cảnh rừng thêm sinh động, lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích).
	+ Nhờ những liên tưởng ấy ma cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
=> HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- HS nêu ý đoạn 1.
	=> Đoạn 1: Vẻ đẹp kì bí lãng mạn của vương quốc nấm.
	=> Giáo viên chốt và chuyển ý: Những liên tưởng ấy làm con người tưởng như đang sống trong thế giới xa xưa của những câu chuyện cổ tích, thần thoại, thế giới có những ông vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, tiên, bụt và những phép thần thông, biến hóa...Thế trong thế giới ấy, muông thú trong rừng hiện lên và được tác giả miêu tả ra sao?
	+ Câu hỏi 2: Những muông thú trong rừng được miêu tả thế nào? (Con vượn  tia chớp. những con chồn sóc  nhìn theo. Những con mang  thảm lá vàng).
+ Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng? (Sống động, đầy những điều bất ngờ).
	- 1 HS đọc to đoạn 2, 3, lớp đọc thầm.
	=> HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
	- HS nêu ý chính đoạn 2.
	=> Đoạn 2: Sự sống động đầy bất ngờ của muông thú.
	=> Giáo viên chốt + chuyển ý: Muông thú trong rừng được miêu tả sống động, đầy sức hấp dẫn. Thế tại sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”?
	 ï HSKG: Vì sao rừng khốp được gọi là “ giang sơn vàng rợi”? (Vì có rất nhiều màu vàng: lá vàng, con mang vàng, nắng vàng, ).
	- HS suy nghĩ thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi. 
	=> Giáo viên chốt và chuyển ý: Rừng khộp hiện lên trong sự miêu tả của tác giả thật đẹp. Đây cũng là loại rừng đặc trưng của nước ta. Thế sau khi tìm hiểu xong toàn bài, các em có suy nghĩ gì?
	+ Câu hỏi 4: Hãy nói suy nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên? (Cảnh rừng rất đẹp, muốn đi tham quan rừng/ tác giả thật khéo léo khi miêu tả vẻ đẹp của rừng/ Tác giả là người yêu rừng đến kỳ lạ thì mới có thể quan sát, miêu tả được như vậy).
	=> HS trả lời, nhận xét.
	- HS nêu ý đoạn 3.
	=> Đoạn 3: Giới thiệu rừng khộp, vẻ đẹp của khu rừng và tình cảm của tác giả với khu rừng.
	ï Em cần làm gì để bảo vệ rừng ?
 	+ Nội dung chính của bài nói lên điều gì?
 Ý chính: Bài văn cho ta thấy tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẽ đẹp của khu rừng.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm .
* Mục tiêu: giúp HS đọc diễn cảm được đoạn văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
	* Cách tiến hành:
	- HS đọc bài.
	ï HSKG nêu được giọng đọc của bài.
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3 trên bảng phụ: giọng đọc thong thả ở những câu cuối miêu tả vẻ thơ mộng của cánh rừng trong sắc vàng mênh mông.
- HSKG đọc lại.
	ï HSKG: Đọc diễn cảm được toàn bài. Cảm nhận được cái hay của bài tập đọc.
	- HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm đôi. 
	- HS thi đọc diễm cảm giữa 3 tổ trước lớp. 
3. Củng cố – Dặn dò: 
	- Nêu lại đại ý của bài?
	- GDHS: Yêu vẽ đẹp của thiên nhiên và biết bảo vệ thiên nhiên.
	- Xem bài: Trước cổng trời
	- GV nhận xét giờ học. 
Rút kinh nghiệm:	
*******************************
Toán ( Tiết 36 )
Số thập phân bằng nhau.
I.Mục tiêu: Giúp HS nhận biết:
 Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ. Bảng con
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Hát
Bài cũ : Luyện tập
- Lớp làm bảng con: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
	 8m 34cm =   cm	b). 5m 9dm =   cm
 12m 90cm =   dm	 6m 33cm =   cm
	- GV nhận xét chung.
2. Bài mới: Số thập phân bằng nhau.
 	- GV giới thiệu bài: Khi học về phân số chúng ta tìm được các phân số bằng nhau. Còn với số thập phân thì sao? Những số thập phân như thế nào thì gọi là số thập phân bằng nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.
	- GV ghi bảng.
Hoạt động1: Đặc điểm của số thập phân.
* Mục tiêu: HDHS nhận biết: viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải số thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải số thập phân thì giá trị của số thập phân vẫn không thay đổi.
	* Cách tiến hành:
	a) Ví dụ:
	- Giáo viên đưa ví dụ. HS đọc.
* VD: 9 dm = ..cm 
 	 90 cm =  m .
 	 9dm =  m 
- HS thực hiên phép đổi vào bảng con.
- GV kết luận:
9dm = 90cm ; 9dm = m = 0,9m ; 
90cm = m = 0,90m 
0,9m = 0,90m .
- GV nêu: biết 0,9m = 0,90m, em hãy so sánh 0,9 và 0,90
=> Kết luận: 0,9 = 0,90.
b) Nhận xét:
+ HS nêu cách để viết 0,9 thành 0,90?
- HS trả lời.
 	- GV: qua VD trên các em thấy 0,9 = 0,90. Vậy khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của 0,9 thi ta được 1 số mới như thế nào so với số đã cho?
	- HS trả lời.
0,9 = 0,900 = 0,9000 
8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000
12 = 12,0 = 12,000
- 0,90 có bằng 0, 900 không? Vì sao?
	- Em có nhận xét gì khi thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của 1 số thập phân?
	- HS lấy ví dụ.
	+ Số tự nhiên có phải là số thập phân không? LấyVD?
- Số tự nhiên cũng là số thập phân đặc biệt. Có phần thập phân bằng 0.
] Khi thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân ta được số thập phân bằng nó
HS nêu cách viết 0,90 thành 0,9.
HS thực hiện 
0,9000 = .0,900... = .0,90.......
8,750000 = .8,75000 = .8,7500.....
12,500 = ....12,50 = ...12,5.....
- HS rút ra nhận xét khi xóa chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của 1 số thập phân thì ta được số như thế nào ?
]Khi bớt chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân ta được số thập phân bằng nó
Hoạt động 2: Thực hành luyện tập.
* Mục tiêu: HS làm được các bài toán về thêm bớt chữ số 0 ở bên phải phần thập phân.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Rèn kỹ năng bớt chữ số 0 ở bên phải phần thập phân.
	- HS đọc và xác định yêu cầu ... i của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Hiểu nội dung ý nghĩa của câu chuyện.
* Cách tiến hành:
	- HS kể chuyện trong nhóm bàn, trao đổi với nhau về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
	ï HSKG kể đượi câu chuyện ngoài SGK ; nêu được trách nhiệm giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.
	- Thi kể chuyện trước lớp:
	- Mỗi nhóm kể xong trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện 
	+ Chi tiết nào trong câu chuyện bạn thích nhất? 
	+ Qua câu chuyện bạn hiểu được điều gì ? 
	+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào đối với quan hệ giữa con người với thiên nhiên? 
	- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
 3. Củng cố – dặn dò:
- Tập kể chuyện cho người thân nghe. 
- Chuẩn bị bài : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác.
	- GV nhận xét tiết học, 
Rút kinh nghiệm:	
Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2011
Toán ( Tiết 40 )
Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
I. Mục tiêu: 
	- Biết viết số đo dộ dài dưới dạng số thập phân ( Trường hợp đơn giản )
II. Chuẩn bị: Bảng con, bảng phụ.
III.Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Hát
- HS làm bài trên bảng lớp: 
+ Sếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 6,12 ; 5,23 ; 7,13 ; 6,67 ; 8,12.
- HS làm bảng con: Viết các số thập phân sau:
	a. Bốn đơn vị, ba phần trăm
	b. Bảy chục, hai đơn vị, năm phần mười, sáu phần nghìn.
	c. Bốn mươi ba đơn vị, tám phần mười.
- Lớp nhận xét, GV ghi điểm.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
	- GV giới thiệu bài. GV ghi bảng.
Hoạt động 1: Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài.
	* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại bảng đơn vị đo độ dài, mỗi quan hệ giữa các đơn vị.
* Cách tiến hành:
- Tiết học hôm nay, việc đầu tiên thầy và trò chúng ta cùng nhau hệ thống lại bảng đơn vị đo độ dài.
a) Hệ thống bảng đơn vị đo độ dài.
- HS nêu lại các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé:
+ Các đơn vị lớn hơn m.
+ Các đơn vị nhỏ hơn m.
- HS trình bày, HS nhắc lại.
b) Mỗi quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền kề.
- GV hỏi: Em hãy nêu mỗi quan hệ giữa mét và đề – xi – mét, giữa mét và đề – ca – mét.
+ Hai đơn vị đo độ dài đứng liền nhau thì gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần?
] Mỗi đơn vị đo độ dài gấp (kém ) nhau 10 lần, bằng ( 0,1) đơn vị liền sau (liền trước) nó.
Hoạt động 2: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
	* Mục tiêu: Giúp HS chuyển đổi các số đo độ dài thành các số thập phân.
* Cách tiến hành:
	VD1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 8m 9dm = m. 
- HS thảo luận theo nhóm bàn để điền số thập phân vào chố trống.
	- Đại diện nhóm trình bày cách làm. Các nhóm khác nhận xét. 
	8m 9dm = 8m = 8 , 9 m	
- GV chốt hướng dẫn HS đưa về hỗn số trước rồi ra số thập phân sau, hoặc đọc từ phải qua trái mỗi đơn vị ứng 1 chữ số đến đơn vị” m” đánh dấu phẩy.
	VD2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm : 5m 2cm = .m
- HS làm bài vào bảng con. HS trình bày cách làm.
+ Để viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân ta làm như thế nào?
 VD 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 538mm = .dm.
	- HS làm bảng con, nêu cách làm.
Hoạt động 3: Thực hành luyện tập.
* Mục tiêu: Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị khác nhau.
 * Cách tiến hành:
Bài 1: Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
	- HS đọc đề bài
	- Làm bảng con.
	- HS nêu cách làm.
	a. 8m 6 dm = 8,6 m	b. 2dm 2cm = 2,2dm
	c. 3m 7cm = 3,07m	d. 23m 13cm = 23,13m
Bài 2 : Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
	- HS đọc yêu cầu của bài.
- Một HS làm câu a, một HS làm câu b vào bảng phụ. Lớp làm vào vở.
- GV chấm 5 vở nhanh nhất.
- HS trình bày bài làm. Lớp nhận xét bài làm trên bảng phụ.
- Lớp sửa bài.
a. 3m 4dm = 3,4 m	2m 5cm = 2,05 m	21m 36cm = 21,36 m
b. 8dm 7cm = 8,7 dm	4dm 32mm = 4,32 dm	73mm = 0,73 mm
Bài 3: HS đoc và xác định yêu cầu bài.
	- HS làm bài vào SGK. GV tổ chức cho HS sửa bài bằng trò chơi ” bắn tên”.
	a. 5km 302m = 5,302 km	b. 5km 75m = 5,075 km
	c. 302 m = 0,302 km
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Rút kinh nghiệm:	
*******************************
Chiều : 	Tập làm văn ( Tiết 16 )
Luyện tập tả cảnh ( Dựng đoạn mở bài, kết bài )
I. Mục tiêu :
	- Nhận biết và nêu được cách viết hai kiển mở bài : mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp ( BT1)
	- Phân biệt được hai cách kết bài : kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng ( BT2) ; viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
II. Chuẩn bị : -GV:bảng phụ . HS :VBTTV.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : HS hát.
 	- 2 HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
	- Lớp nhận xét.
 	- GV nhận xét, ghi điểm .
	- GV nhận xét chung.
2. Bài mới : Luyện tập tả cảnh ( Dựng đoạn mở bài, kết bài )
	-GV giới thiệu bài : Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết viết mở bài theo hai kiểu : mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp và biết cách kết bài theo kiểu mở rộng và kết bài không mở rộng.
	- GV ghi bảng.
 Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, kết bài.
	* Mục tiêu : Nhận biết và nêu được cách viết hai kiển mở bài : mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp. Phân biệt được 2 cách kết bài : kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.
	* Cách tiến hành :
 	Bài1: Củng cố về mở đoạn trong văn tả cảnh.
 	- HS đọc yêu cầu bài. Lớp đọc thầm.
	+ Thế nào là mở bài trực tiếp ?
	+ Thế nào là mở bài gián tiếp ?
	- HS đọc thầm câu a, b và thảo luận theo nhóm đôi.
	- Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	- Các nhóm giải thích vì sao là mở bài trực tiếp , mở bài gián tiếp.
	=> Kết luận : 	a : Mở bài trực tiếp	b : Mở bài gián tiếp.
	=> Trực tiếp kể ngay vào việc, giới thiệu ngay đối tượng được miêu tả.
	=> Gián tiếp nói chuyện khác để dẫn vào chuyện sẽ kể hoặc cảnh sẽ tả.
 	Bài2: Củng cố về kết đoạn trong văn tả cảnh.
 	- HS đọc nội dung bài tập.
	+ Có mấy kiểu kết bài ?
	+ Thế nào là kết bài mở rộng ? Kết bài không mở rộng?
	- HS thảo luận theo nhóm bàn : Cho biết điểm rống nhau và khác nhau giữa đoạn kết bài không mở rộng (a) và đoạn kết bài mở rộng (b).
	-Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	=> Không mở rộng cho biết kết cục luôn, không bình luận thêm.
	=> Mở rộng sau khi cho biết kết cục có lời bình luận thêm.
 Hoạt động 2: HS viết mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh.
	* Mục tiêu: HS viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phưỡng em.
	* Cách tiến hành:
 	 - 1 HS nêu yêu cầu bài.
	 - GV gợi ý cho HS: mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng:
	 + Từ nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng giới thiệu cảnh đẹp địa phương.
	 + Từ một đặc điểm đặc sắc nhất để giới thiệu cảnh đẹp sẽ tả.
	 + Từ cảm xúc về kĩ niệm giới thiệu cảnh sẽ tả kết bài theo dạng mở rộng.
	- HS kể tên các cảnh đẹp ở địa phương. HS nêu cảnh đẹp sẽ tả.
	- HS làm bài vào VBT. 2 HS làm vào bảng phụ.
	- HS trình bày mở bài, thân bài.
	- Lớp nhận xét. HS sửa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
 	- GV nhận xét tiết học. 
	- Dặn HS về nhà hoàn thành bài viết.
	- Chuẩn bị bài: Luyện tập thuyết trình tranh luận.
Rút kinh nghiệm:	
*******************************
Ôn luyện Tiếng việt ( Tiết 24 )
I. Mục tiêu:
	- Rèn kĩ năng đọc cho HS.
	- Rèn kĩ năng viết văn tả cảnh.
II. Bài tập:
	1. Tập đọc: Rèn kĩ năng đọc cho HS.
	- HS đọc 2 bài tập đọc đã học trong tuần: Kì diệu rừng xanh, trước cổng trời và trả lời các câu hỏi.
	- HS đọc cá nhân trước lớp. HS luyện đọc trong nhóm. 
	- Cá nhân trả lời lại các câu hỏi trong bài.
	2. Tập làm văn: Rèn cho HS kĩ năng viết đoạn văn tả cảnh.
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn tả cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.
	- HS đọc đề, xác định yêu cầu đề.
	- GV gạch chân những từ quan trong:
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn tả cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.
- GV : chỉ viết một đoạn văn tả cảnh ngôi trường trong giờ ra chơi. Đây là một đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả cảnh sân trường.
- Một đoạn văn gồm mấy phần ?
- HS làm bài vào nháp. 1 HS làm bảng phụ.
- HS trình bày bài làm. Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS sửa bài.
III. Củng cố – dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
	- Những HS chưa hoàn thành đoạn văn hoặc đoạn văn viết chưa đạt về nhà viết lại. Những HS viết bài tương đối thì về nhà viết vào vở.
Rút kinh nghiệm:	
*******************************
SINH HOẠT LỚP TUẦN 8
I. Mục tiêu: Đánh giá công tác tuần 8
II. Nội dung: 
	Lớp trưởng nhắc lại phương hướng tuần, báo cáo công việc đã làm trong tuần như: 	
+ Chuyên cần, đi học trễ:
	Tổ 1:	
	Tổ 2: 	
	Tổ 3: 	
+ Vệ sinh lớp + cá nhân:
Tổ 1:	
	Tổ 2: 	
	Tổ 3: 	
+ Học bài và làm bài:
Tổ 1:	
	Tổ 2: 	
	Tổ 3: 	 
+ Mất trật tự trong giờ học:
Tổ 1:	
	Tổ 2: 	
	Tổ 3: 	
+ Nói tục chửi thề:
Tổ 1:	
Tổ 2:	
Tổ 3:	
+ Trang phục, đầu tóc chưa gọn gàng đúng quy định:
Tổ 1:	
Tổ 2:	
Tổ 3:	
+ Tuyên dương:
Tổ 1:	
	Tổ 2: 	
	Tổ 3: 	
+ Phê bình:
Tổ 1:	
	Tổ 2: 	
	Tổ 3: 	
+ Đề nghị: Phát huy những mặt tốt, khắc phục những vi phạm.
III. Phương hướng: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5(1).doc