Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Chu Đình Thường - Tuần 1

Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Chu Đình Thường - Tuần 1

I. Mục tiêu

 - Học sinh có khả năng: Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ mình.

 - Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.

 - Giáo dục học sinh có ý thức về truyền thống gia đình

II. Đồ dùng dạy học

 - GV: Bộ phiếu dùng cho trò chơi "Bé là con ai?”, Hình trang 4,5 SGK

 - Hs: bảng phụ ,phiếu học tập .

 

doc 216 trang Người đăng huong21 Lượt xem 752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Chu Đình Thường - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 23/8/2013
Ngày giảng: Thứ hai ngày 26 tháng 8 năm 2013
Âm nhạc
Giáo viên dạy chuyên bộ môn soạn giảng
-------------------------------------------------
Khoa học
SỰ SINH SẢN
I. Mục tiêu
	- Học sinh có khả năng: Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ mình.
	- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.
	- Giáo dục học sinh có ý thức về truyền thống gia đình
II. Đồ dùng dạy học
	- GV: Bộ phiếu dùng cho trò chơi "Bé là con ai?”, Hình trang 4,5 SGK
	- Hs: bảng phụ ,phiếu học tập .
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ(2’)
GV giới thiệu tổng quát chương trình môn Khoa học lớp 5. 
B. Bài mới
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Trò chơi "Bé là con ai?"(15’)
* Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ mình.
* Chuẩn bị: Mỗi học sinh vẽ một em bé và một người mẹ hoặc bố của em bé đó ( có những đặc điểm giống nhau).
GV thu các bức tranh của HS.
- GV phổ biến cách chơi
Mỗi học sinh sẽ được phát một phiếu, nếu ai nhận được phiếu có hình em bé phải đi tìm bố hoặc mẹ của em bé đó hoặc ngược lại. Ai tìm được trước là thắng ai tìm được sau là thua.
- Cho HS chơi trò chơi.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé?
+ Qua trò chơi các em rút ra được điều gì? GV chốt ý: Mọi trẻ em đều có bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.
HĐ2: ý nghĩa của sự sinh sản (15’)
- Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ.
- Điều gì có thể sẩy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
- GV chốt ý: Nhờ có sinh sản mà các gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
C. Củng cố, dặn dò: (2’). 
GV hệ thống bài: HS đọc mục “Bạn cần biết”. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS chú ý lắng nghe.
* Chuẩn bị: Mỗi học sinh vẽ một em bé và một người mẹ hoặc bố của em bé đó ( có những đặc điểm giống nhau).
- HS chơi như hướng dẫn trên.
- HS trả lời, 
HS thảo luận tìm ra ý nghĩa của sự sinh sản .
- HS trình bày
2 hs đọc to
Hs lắng nghe
Thể dục
TỔ CHỨC LỚP - ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
TRÒ CHƠI: “KẾT BẠN.”
I. Mục tiêu
	- Biết được những nội dung cơ bản của chương trình và một số quy định, yêu cầu trong các giờ học thể dục. Ôn đội hình đội ngũ: cách chào, báo cáo, cách xin phép ra vào lớp. Nắm được cách chơi, nội quy chơi, hứng thú trong khi chơi.
	- Biên chế tổ, chọn cán bộ lớp.
	- Giáo dục học sinh ý thức kỉ luật
II. Địa điểm, phương tiện
	- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
	- Phương tiện: còi 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
 Tg
SL
Đội hình
1/ Phần mở đầu.
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
2/ Phần cơ bản.
a) Giới thiệu tóm tắt chương trình Thể dục lớp 5.
- GV giới thiệu chuẩn bị tinh thần học tập và tính kỉ luật cho từng học sinh.
b) Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện.
- Quần áo gọn gàng, không đi dép lê.
- Ra vào lớp phải xin phép.
c) Biên chế tổ tập luyện.
- GV thực hiện chia tổ và cho hs bầu ban cán sự lớp.
d) Ôn đội hình đội ngũ.
- GV làm mẫu các động tác sau đó cho cán sự hướng dẫn cả lớp tập luyện.
e) Trò chơi “ Kết bạn ’’.
- Nêu tên trò chơi, HD cách chơi.
- Cho hs chơi thử
- Cho hs tiến hành chơi
- Động viên nhắc nhở các em.
3/ Phần kết thúc.
- Gv cùng hs hệ thống bài
- Cho hs nêu lại một số nội quy, quy định trong giờ thể dục.
-Nhận xét, đánh giá và giao bài về nhà.
6
5’
5’
4’
5’
7’
3’
1
1
1
5
2
1
x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
- Học sinh khởi động các khớp
x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
- Học sinh năm chắc nội quy, yêu cầu tập luyện, trang phục khi tập luyện.
 x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x x x
- Học sinh nêu lại cách chơi
- Học sinh chơi trò chơi
x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
Ngày soạn: 24/8/2013
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 27 tháng 8 năm 2013
Lịch sử
 “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH
I.Mục tiêu
	- Học sinh nắm được Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu ở của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Nam Kì. Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược.	
	- Học sinh nêu được một số hoạt động của Trương Định và phong trào đấu tranh do ông khởi sướng
	- Giáo dục HS tự hào và học tập tinh thần yêu nước ở Trương Định.
II. Đồ dùng dạy - học
- GV: Hình trong SGK phóng to. Bản đồ hành chính. Phiếu học tập của HS.
- HS: đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (2’)
Kiểm tra sự chuẩn bị cho môn học của học sinh.
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài: (5’)
- GV giới thiệu bài và chỉ trên bản đồ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm Trương Định băn khoăn suy nghĩ?
+ Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (17’)
- GV chia nhóm yêu cầu HS làm việc với phiếu học tập, mỗi nhóm giải quyết một nhiệm vụ trên.
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời theo gợi ý SGV.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp (10’)
- GV đặt câu hỏi:
+ Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân theo lệnh triều đình, quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống Pháp? Em biết gì thêm về Trương Định ? Em có biết đường phố nào mang tên Trương Định?
C. Củng cố - dặn dò: (3’)
- Chuẩn bị bài sau.
- Học sinh nêu sự chuẩn bị đồ dùng sách vở
- HS chú ý lắng nghe..
- HS thảo luận nhóm thảo câu hỏi.
 Đại diện HS trình bày
- Khi nhận được lệnh của triều đình Trương Định băn khoăn suy nghĩ rất nhiều : Làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch ; nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng một dạ tiếp tục kháng chiên
- Trước những băn khoăn đó nghĩa quân và dân chúng đã suy tôn Trương Định làm chủ soái
- Trương Định đã ở lại cùng nhân dân chống giặc 
- HS trả lời câu hỏi và rút ra kết luận bài.
Học sinh nêu suy nghĩ của mình, giới thiệu về đường phố, trường học,  mang tên Trương Định.
- HS nhắc lại bài học.
- HS thực hiện.
Tiếng Việt*
 ÔN TẬP QUY TẮC VIẾT NG/NGH ; G/GH ; C/Q/K – CẤU TẠO VẦN
I. Mục tiêu
	- Điền đúng vào chỗ trống các chữ ghi âm : cờ, gờ, ngờ cho hoàn chỉnh đoạn thơ. Điền đúng phần vần thích hợp để tạo thành từ đúng cho mỗi trường hợp viết bắt đầu bằng k, c; g, gh. Tách đúng các tiếng trong một đoạn văn và phân tích đúng bộ phận vần của một số tiếng.
	- Học sinh nắm được quy tắc chính tả viết ng/ngh; g/gh; c/q/k
	- Học sinh có ý thức viết đúng chính tả.
II. Đồ dùng dạy - học
	- GV : Ghi sẵn bảng các tiếng có âm đầu cần điền ; phấn màu
	- HS : bảng con.
III. Hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra : ( 3’)
- YC HS nêu cách viết các âm cờ, gờ, ngờ khi đứng trước e,ê,i và các âm còn lại
B. Dạy bài mới :(30’)
1. Giới thiệu bài: GV nêu MT
2. HD HS làm bài tập
Bài 1 
- YC HS làm cá nhân và lên bảng điền
+ Đọc lại đoạn thơ hoàn chỉnh
- GV kết luận.
Bài 2 
- HD HS làm nh bài 1
Bài 3 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức”
Bài 4 
- YC HS dùng gạch dọc ngăn cách từng tiếng trong khổ thơ và gạch chân bộ phận vần của từng tiếng đó.
Bài 5 
- YC HS ghi cấu tạo vần của các tiếng: tươi, uống ,nước, thêm, khoẻ
C. Củng cố – dặn dò ( 2’)
- YC HS nêu nội dung bài
- GV nhận xét tiết học.
- HS nêu theo yc, nhận xét và bổ sung.
- HS làm theo yêu cầu và trình bày 
+ ghét, gầy, nghêu ngao, gây, ghé, nghiêng ngả, nghịch, ngại
- Nêu lại cách viết ngh/ gh; tìm thêm ví dụ cho từng trường hợp bằng bảng con.
- HS làm theo yc:
+ cần cẩu, có cái cổ, kéo, cẩu, coi , kẹo, cả, con, cần
+ 
- HS làm cá nhân và cử ra 4 bạn thi với tổ bạn. 
+ kín đáo, kì diệu, cần cẩu, cơn giận; ngấp nghé, ngập ngừng, gấp rút, ghi nhớ
- HS nêu thêm các trường hợp bằng
ngh/ ng; g/gh
- HS làm theo yc:
Này/ chiếc/ mầm/ tơi
 Uống/ no /nước/ nhé
 Thêm/ một/ tuổi /đời
 Lớn/ lớn /cho /khoẻ.
- HS làm theo YC:
Tiếng
- HS nêu theo yêu cầu
- Nghe GV nhận xét.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
CHUẨN BỊ CHO KHAI GIẢNG
I. Mục tiêu
	- Tổ chức cho học sinh lao động, vệ sinh lớp học, sân trường và khu vực xung quanh trường, để chuẩn bị cho khai giảng.
	- Rèn kĩ năng vệ sinh lao động 
	- Giáo dục ý thức tự giác lao động, ý thức chuẩn bị cho ngày khai giảng.
II. Đồ dùng dạy- học
	- Giáo viên: Nội dung buổi lao động.
	- Học sinh: chổi, mo hót rác.
III. Các hoạt động dạy- học
1/ GV chia tổ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ.
	+ Tổ 1: Quét mạng nhện xung quanh lớp và trong phòng học.
	+ Tổ 2: Lau chùi các biểu bảng, tủ, bàn ghế, ...
	+ Tổ 3: Vệ sinh khu vực bồn hoa của lớp.
2/ GV hướng dẫn các tổ trưởng chỉ huy các thành viên trong tổ của mình.
3/ Cho các tổ tiến hành vệ sinh xung quanh lớp học và sân trường.
	- Các tổ trưởng cho các thành viên trong tổ của mình thực hiện công việc đã được phân công.
4/ Kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu công việc.
	- GV và lớp trưởng kiểm tra thành quả của các tổ.
	- Tuyên dương các thành viên có ý thức, trách nhiệm tốt trong quá trình thực hiện.
6/ Phân công các tổ chuẩn bị tốt cho ngày khai giảng ( Cờ; hoa; trang phục,)
7/ Củng cố, dặn dò: 
	- Cho hs nhắc lại công tác chuẩn bị cho ngày khai giảng.
	- Nhắc nhở, rút kinh nghiệm lần sau.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 25/8/2013
Ngày giảng: Thứ tư, ngày 28 tháng 8 năm 2013
Địa lí
VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
I. Mục tiêu: 
	- Nắm được vị trí, giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ (lược đồ) và trên quả địa cầu.
	- Mô tả được vị trí địa lí và hình dạng nước ta. Nhớ diện tích lãnh thổ Việt Nam; một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại.
	- Giáo dục học sinh yêu đất nước và bảo vệ đất nước.
II. Đồ dùng dạy - học
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Quả địa cầu.
III.  ... luận rồi ghi đáp án vào bảng
- HS làm việc theo nhóm
Học sinh nêu
Âm nhạc
Giáo viên dạy chuyên bộ môn soạn giảng
---------------------------------------------------------------
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
VỆ SINH TRƯỜNG LỚP
I. Mục tiêu.
- Tổ chức cho học sinh lao động, vệ sinh lớp học, sân trường và khu vực xung quanh trường. 
- Rèn kĩ năng lao động, vệ sinh lớp học, sân trường và khu vực xung quanh trường.
- Giáo dục ý thức tự giác, thói quen giữ vệ sinh chung.
II. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: nội dung bài.
- Học sinh: chổi, chổi cán dài, mo hót rác, xô chậu, giẻ lau.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1/ Chia tổ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ.
+ Tổ 1: Quét mạng nhện trần nhà; cửa sổ.
+ Tổ 2: Quét dọn nền nhà, hiên lớp.
+ Tổ 3: Lau chùi bàn ghế, biểu bảng, kê bàn ghế ngay ngắn.
2/ Hướng dẫn các tổ trưởng chỉ huy các thành viên trong tổ của mình.
3/ Cho các tổ tiến hành vệ sinh lớp.
4/ GV kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu công việc.
5/ Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét, tuyên dương một số em có tinh thần trách nhiệm trong công việc.
- Nhắc nhở, rút kinh nghiệm lần sau.
-------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:23/12/2012
Ngày giảng: Thứ tư, ngày 26 tháng 12 năm 2012
Tiếng Việt*
LUYỆN ĐỌC CÁC BÀI TẬP ĐỌC, HỌC THUỘC LÒNG.
I. Mục tiêu.
	- Đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ ở chỗ có dấu câu, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
	- Thực hành làm được các bài tập trong vở bài tập trắc nghiệm trang 81và viết được 1 đoạn văn tả tính tình một người mà em yêu quý.
	- Giáo dục ý thức tự giác học tập, phát huy tính tích cực trong quá trình thực hành.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: phiếu câu hỏi; bài kiểm tra...
 - Học sinh: sách, vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ.(5’)
- Cho hs nêu các chủ điểm đã học. nêu tên bài đọc trong các chủ điểm đó.
- Gọi hs nhận xét.
- GV nhận xét và bổ sung.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu:(1’)
- GV giới thiệu nội dung học tập tuần 18.
2) Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
a) Cách kiểm tra:(8’)
- Cho hs lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu ghi trong bài đã gắp thăm được và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi hs nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và cho điểm
b) Luyện tập.(18’)
- GV cho hs thực hành làm bài tập trong vở bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt trang 81.
- Cho hs đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu hs tự làm bài.
- GV hướng dẫn và gợi ý cho hs làm.
- Gọi hs trình bày kết quả của mình và giải thích vì sao lại chọn đáp án đó.
- Gọi hs nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
Bài 11: Gv gọi hs đọc bài làm của mình.
- Gọi hs nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét và sửa cách dùng từ đặt câu của hs.
C. Củng cố - dặn dò.(3’)
- GV nhận xét nội dung bài học.
- HD học sinh chuẩn bị bài sau.
- 3 hs thực hiện.
- Lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung.
- Bốc thăm và đọc bài, trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
- Lớp theo dõi và nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung.
- Lớp quan sát vở bài tập.
- 1 hs đọc yêu cầu bài.
- Lớp tự làm bài.
- Một số hs nêu kết quả bài làm của mình.
- Lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung.
Kết quả:
Câu 1: Khoanh vào đáp án A
Câu 2: Khoanh vào đáp án B
Câu 3: Khoanh vào đáp án C
Câu 4: Khoanh vào đáp án C
Câu 5: Khoanh vào đáp án A
Câu 6: Khoanh vào đáp án B
Câu 7: ướt đầm; ướt sũng
Câu 8: Khoanh vào đáp án A
Câu 9: Khoanh vào đáp án D
Câu 10: Khoanh vào đáp án C
- Một số hs đọc bài của mình, 2 hs trình bày bảng phụ.
- Lớp nhận xét bài làm của bạn.
- HS cùng sửa với GV.
- Học sinh chuẩn bị bài sau.
Toán*
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI ĐỂ GIẢI TOÁN TỈ SỐ PHẦN TRĂM.
I Mục tiêu.
	- Ôn tập các bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm, kết hợp rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi.
	- Vận dụng vào giải bài toán về tỉ số phần trăm .
	- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: máy tính.
 - Học sinh: sách, vở, máy tính...
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ.(5’)
- GV đọc cho hs thực hiện một số phép tính về giải toán phần trăm.
- Gọi hs nêu cách thực hiện từng dạng toán.
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới.
a)Giới thiệu bài.(1’)
- GV nêu mục tiêu bài học.
b)Nội dung luyện tập.(26’)
- GV cho hs thực hành các bài trong vở bài tập trắc nghiệm toán.
Bài 3(63).
- Cho hs thực hiện và ghi vở.
- Gọi hs đọc kết quả.
- Gọi hs nhận xét.
- GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
Bài 4(63):
- Cho học sinh xác định được đây là bài toán tìm một số khi biết phần trăm của nó.
- Yêu cầu hs tự làm bài.
- Gọi hs trình bày bài.
- Gọi hs nhận xét.
- GV nhận xét và cho một số hs nhắc lại cách thực hiện dạng tìm một số khi biết phần trăm của nó.
C. Củng cố - dặn dò.(3’)
- Cho hs nêu lại cách thực hiện 3 dạng toán về tỉ số phần trăm.
- GV nhận xét giờ học.
- HD học sinh chuẩn bị bài sau.
- Lớp thực hiện trên máy tính.
- Một số hs trình bày, nhận xét.
- Lớp thực hiện trên máy và điền kết quả vào vở.
- Một số hs đọc kết quả, hs khác đối chiếu bài của mình và nhận xét.
- 3 hs đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Lớp làm bài vào vở, 2 hs thực hiện bảng phụ và trình bày bảng.
Bài giải:
 Số dân của xã đó là:
 150 : 9,375% = 1600 (người)
 Đáp số: 1600 người.
Vậy khoanh vào D.
- Một số hs nêu, nhận xét, bổ sung.
- Chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Kiểm tra định kì lần I
------------------------------------------------------
Ngày soạn: 25/12/2012
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 23 tháng 12 năm 2011
Tiếng Việt*
RÈN CHỮ
I. Mục tiêu:
	- HS hiểu nội dung bài viết và viết được đúng yêu cầu bài.
	- Rèn kỹ năng viết đúng mẫu chữ cỡ chữ.
	- Giáo dục ý thức rèn chữ cho hs.
II. Đồ dùng: 
	- GV: vở chữ mẫu.
 - HS: vở rèn chữ, bảng con
III. Các hoạt động dạy - học.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A. Kiểm tra:(5’)
- GV kiểm tra vở của hs
B. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:(1’)
- GV giới thiệu trực tiếp. 
b/ Nội dung bài:(26’)
+ GV cho hs quan sát bảng phụ viết mẫu của GV, sau cho hs tìm hiểu nội dung bài viết.
Hành trình của bầy ong
Với đôi cách đẫm nắng trời
 Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.
Không gian là nẻo đường xa
 Thời gian vô tận mở ra sắc màu...
Trải qua mưa nắng vơi đầy
 Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người.
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
+ Cho hs nêu cách viết , cỡ chữ , cách trình bày bài.
+ Một số em lên bảng viết một số chữ hoa (B; M; T; Ơ; C; N; K; V ) 
+ GV sửa từng nét cho hs
* HD hs viết bài:
 + HD tư thế ngồi viết.
 + Cách cầm bút.
*HS viết bài.
- Quan sát , hd một số em chữ xấu.
( có thể bắt tay một số em )
-GV thu bài chấm
-Nhận xét 
* Tổ chức trưng bày vở sạch đẹp của từng tổ.
- Chấm điểm và xếp loại từng cá nhân.
C. Củng cố:(3’)
- HD về rèn chữ theo mẫu chữ.
- Chuẩn bị bài sau
- HS chuẩn bị vở
- HS ghi bài.
- HS quan sát bảng phụ.
- Nêu nội dung bài viết.( hs đọc nội dung bài viết )
- HS nêu cách viết, cỡ chữ cách trình bày
- HS rèn viết một số chữ ra bảng con.
- 2 hs lên bảng viết.
- HS chuẩn bị viết bài 
-HS tiến hành viết bài.
- Thu vở chấm.
- Trưng bày vở theo tổ.
- HS nhận xét.
- HS chuẩn bị bài sau.
Toán*
ÔN LUYỆN VỀ DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC.
I. Mục tiêu.
 - Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
 - Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác.
 - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: bảng phụ, trực quan.
 - Học sinh: sách, vở, bảng con, Ê ke ...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ.(5’)
- Cho hs nêu đặc điểm của hình tam giác.
- Nêu công thức tính diện tích hình tam giác.
- Gọi hs nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới.
a) Giới thiệu bài.(1’)
- GV nêu mục tiêu bài học.
b) Nội dung luyện tập.(26’)
- GV cho hs làm bài tập trong vở bài tập trắc nghiệm toán.
Bài 9(65): 
- Cho hs nêu công thức tính diện tích hình tam giác.
- Yêu cầu hs tự làm bài.
- Gọi hs trình bày bảng.
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và cho hs nêu lại cách thực hiện.
Bài 20(68):
- Cho hs đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu hs tự làm bài.
- GV chấm bài và củng cố lại công thức tính diện tích hình chữ nhật và tính phần trăm.
C. Củng cố - dặn dò.(3’)
+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?
- GV nhận xét giờ học.
- HD chuẩn bị bài sau.
- Một số hs nêu.
- Nhận xét và bổ sung.
- Một số hs nêu, nhận xét.
- Lớp làm bài, đổi vở kiểm tra.
- Nhận xét và nêu lại cách thực hiện.
- 3 hs đọc nội dung bài. phân tích bài.
- Lớp làm vở, 1 hs làm bảng phụ.
Bài giải:
 Nửa chu vi vườn hoa là:
 49 : 2 = 24,5 (m)
 Chiều rộng của vườn hoa là:
 (24,5 – 7,5) : 2 = 8,5(m)
 Chiều dài của vườn hoa là:
 24,5 – 8,5 = 16(m)
 Diện tích của vườn hoa là:
 16 x 8,5 = 136(m2)
 Diện tích phần đất trồng hoa là:
 136 x 15,5 : 100 = 21,08(m2)
 Đáp số: 21,08m2
- Một số hs trình bày.
- Chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt tập thể
KIỂM ĐIỂM TUẦN 18
I.Mục tiêu :
- Nâng cao ý thức kỉ luật của học sinh ở mọi nơi mọi lúc.
- Rèn cho học sinh có ý thức trách nhiệm xây dựng tập thể vững mạnh, tổng kết đợt thi đua học tập chào mừng ngày Quốc phòng toàn dân 22/12.
- Tổ chức cho học sinh thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Biểu dương tinh thần học tập của một số bạn.
II. Nội dung Sinh hoạt 
+ Lớp trưởng báo cáo các hoạt động trong tuần. 
+ Các thành viên bổ sung ý kiến .
+ Cá nhân phát biểu. 
- GV nhận xét các hoạt động trong tuần qua.
+ Đạo đức: GV nhận xét về ý thức đạo đức của một số bạn.
+ Học tập: * Chữ viết:
 * Văn hoá: 
+ Vệ sinh: * Cá nhân: Trang phục sạch sẽ, gọn gàng...
 * Trường lớp: Đã có ý thức thường xuyên giữ vệ sinh chung. 
+ Các hoạt động khác: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ như :
 	* Thi nói lời hay,làm việc tốt.
* Tổ chức thi đấu một số môn thể thao ( cầu lông; đá cầu)
* Tham gia vào các hoạt động tập thể thực hiện tốt Luật An toàn Giao thông.
- Tuyên dương hs có thức tự giác học bài. 
- Nhắc nhở một số hs chưa có ý thức tự giác học. 
- Tiếp tục rèn chữ, Đôi bạn cùng tiến cần hoạt động có hiệu quả hơn.
III.Phương hướng hoạt động tuần tới:
- Duy trì nề nếp, vệ sinh sạch sẽ 
- Thực hiện tốt Luật an toàn giao thông.
- Thi đua “Nói lời hay, làm việc tốt”
- Thi đua học tập giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1.doc