Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Chu Đình Thường - Tuần 4

Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Chu Đình Thường - Tuần 4

I/ Mục tiêu.

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.

- Đọc đúng một số từ ngữ, tên người, tên địa lí nước ngoài, thể hiện tình cảm qua bài đọc.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Nội dung, ý nghĩa: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới.

- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập, biết chia xẻ, cảm thông với những con người bị ảnh hưởng của chiến tranh.

II/ Đồ dùng dạy học.

 - Giáo viên: Một số hình ảnh nhiễm chất độc da cam, bảng phụ.

 - Học sinh: sách, vở.

 

doc 11 trang Người đăng huong21 Lượt xem 653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Chu Đình Thường - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4. Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2009.
TIẾNG VIỆT (ôn)
Luyện đọc: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY.
I/ Mục tiêu.
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng một số từ ngữ, tên người, tên địa lí nước ngoài, thể hiện tình cảm qua bài đọc. 
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Nội dung, ý nghĩa: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập, biết chia xẻ, cảm thông với những con người bị ảnh hưởng của chiến tranh.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: Một số hình ảnh nhiễm chất độc da cam, bảng phụ...
 - Học sinh: sách, vở.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ.(5’)
- Cho hs đọc nối tiếp cả bài: Những con sếu bằng giấy.
- Nêu nội dung bài.
- Nhận xét, cho điểm.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu bài.(1’)
2) Tìm hiểu bài.(10’)
- GV tổ chức cho hs trao đổi thảo luận
- Cho hs trả lời lần lượt từng câu hỏi sgk rút ra nội dung chính của bài.
- Gọi hs nêu nội dung chính.
- GV ghi bảng
- Mời hs đọc nội dung nhiều lần.
- Nhận xét kết quả làm việc của hs.
c) Đọc diễn cảm.(18’)
- Gọi 4 hs nối tiếp đọc đoạn bài.
- Yêu cầu lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc, cách ngắt nghỉ của 4 bạn
- Cho hs nêu cách đọc cho phù hợp.
- GV treo bảng phụ nội dung đoạn luyện đọc: “ Khi Hi- rô- si- ma bị ném bom, .......
.....khi em mới gấp được 644 con.”
- HD hs luyện đọc
- GV đọc mẫu.
- Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp
- Tổ chức cho hs thi đọc
- Nhận xét cho điểm.
3) Củng cố - dặn dò.(1’)
+ Nêu nội dung bài.
- GV tóm tắt nội dung bài.
- HD chuẩn bị giờ sau.
- Một số hs đọc.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lớp đọc thầm, trao đổi thảo luận.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung,
+ Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống , khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
- HS đọc nhiều lần.
- Đọc nối tiếp bài.
- HS nghe, nhận xét.
Đ1: đọc to, rõ ràng.
Đ2: giọng trầm buồn.
Đ3: giọng thương cảm, chậm rãi, xúc động
Đ4: giọng trầm, chậm rãi.
- HS nêu, nhận xét.
- HS nghe.
- HS luyện đọc theo cặp
- 2-3 em thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc tôt nhất.
+ Nhận xét.
- Một số hs nêu.
- Chuẩn bị bài sau.
KĨ THUẬT
§4: THÊU DẤU NHÂN ( tiết 2)
I/ Mục tiêu:
- Học sinh biết cách thêu dấu nhân
- Rèn kĩ năng thêu được mũi thêu dấu nhân, các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. đường thêu có thể bị dúm.
- Giáo dục hoc sinh rèn đôi tay khéo léo, ứng dụng các mũi thêu vào trang trí sản phẩm đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:(5’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:(1’)
- GV giới thiệu trực tiếp.
b/ Nội dung bài:
HĐ1: Học sinh thực hành.(18’)
- Gọi hs nhắc lại cách thêu dấu nhân
- Yêu cầu hs thực hiện thao tác thêu 2 mũi thêu dấu nhân.
- GV nhận xét và hệ thống lại cách thêu dấu nhân.
* Lưu ý cho hs khi thêu trang trí trên sản phẩm cần thêu mũi thêu nhỏ phù hợp với vị trí cần trang trí.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs, nêu các yêu cầu của sản phẩm và thời gian thực hành.
- Cho hs tiến hành thêu dấu nhân theo nhóm
- GV quan sát uốn nắn cho hs còn lúng túng.
HĐ2: Đánh giá sản phẩm:(8’)
- GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm
- GV nêu yêu cầu đánh giá.
- Gọi 2 hs đánh giá sản phẩm.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của hs theo 3 mức như những tiết trước.
3. Củng cố dặn dò:(1’)
+ Nêu các bước thêu dấu nhân.
- GV nhận xét giờ học.
- Gợi ý cho hs ứng dụng thêu dấu nhân trên quần áo, khăn tay của mình hoặc cho người thân trong gia đình.
- HD chuẩn bị bài sau.
- HS để lên bàn đồ dùng, vật liệu chuẩn bị cho giờ học.
- Một số hs nhắc lại.
- 2 hs lên thực hiện.
- HS nghe.
- Một số hs nhắc lại yêu cầu của sản phẩm và thời gian thực hành.
- HS tiến hành thêu theo nhóm đẻ học hỏi lẫn nhau
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Một số hs nhắc lại yêu cầu đánh giá của những tiết học trước.
- 2 hs đánh giá sản phẩm của các nhóm.
- HS nghe sự đánh giá sản phẩm của GV.
- Một số hs nêu lại các bước thêu dấu nhân.
- Nhận xét.
- Chuẩn bị bài sau.
TOÁN (ôn)
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN.
I/ Mục tiêu.
- Học sinh biết một dạng quan hệ về tỉ lệ ( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tươg ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần.)
- Biết giải toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “ Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”
- Giáo dục học sinh ham tìm tòi, phát triển tính tư duy sáng tạo trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: sách, vở, bảng con...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ.(5’)
+ Nêu mối quan hệ giữa hai đại lượng của dạng toán tỉ lệ.
- Nhận xét.
2/ Bài mới.
a) Giới thiệu bài.(1’)
b) Luyện tập thực hành.(28’)
Bài 1: GV ghi đầu bài lên bảng, yêu cầu hs đọc và tóm tắt bài toán.
“ May 15 bộ quần áo như nhau hết 45 mét vải. Hỏi may 25 bộ quần áo cùng loại cần bao nhiêu mét vải ? ”
- Yêu cầu hs giải bài toán.
- GV quan sát hướng dẫn một số em còn lúng túng trong dạng toán này.
- Gọi 2 hs trình bày bảng
- Gọi hs nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 2: GV ghi nội dung bài toán lên bảng
- Yêu cầu hs đọc bài và tự giải bài toán bằng 2 cách.
“ Mua 4 hộp sữa hết 14 000 đồng. Hỏi mua hai chục hộp sữa như thế hết bao nhiêu tiền?”
- GV chấm bài
- Nhận xét bài của hs. 
c) Củng cố - dặn dò.(1’)
- Tóm tắt nội dung bài.
- HD chuẩn bị giờ sau.
- Một số hs nêu, nhận xét.
- HS đọc bài toán, phân tích và nhận dạng bài toán.
- 2 hs làm bảng phụ, lớp làm vở.
- 2 hs lên bảng trình bày bài giải của mình.
Bài giải
Số mét vải may 1 bộ quần áo là:
 45 : 15 = 3 (m)
 Số mét vải may 25 bộ quần áo là:
 3 x 25 = 75 (m)
 Đáp số: 75 m.
- HS đọc bài toán.
- Lớp làm vở bài tập.
Bài giải
Cách 1: (Rút về đơn vị)
Số tiền mua một hộp sữa là:
 14 000 : 4 = 3 500 (đồng)
 Số tiền mua hai chục hộp sữa là:
 3 500 x 20 = 70 000 (đồng)
 Đáp số: 70 000 đồng
Cách 2: ( Tìm tỉ số)
 20 hộp sữa gấp 4 hộp sữa số lần là:
 20 : 4 = 5 (lần)
 Số tiền mua hai chục hộp sữa là:
 14 000 x 5 = 70 000 (đồng)
 Đáp số : 70 000 đồng
- HS chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2009
KỂ CHUYỆN.
§4: TIẾNG VĨ CẦM Ở MĨ LAI.
I.Mục đích yêu cầu:
- Học sinh dựa vào lời kể của giáo viên, hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện.
- Hiểu được ý nghĩa: Ca ngợi người Mĩ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- HS học tập tấm gương dũng cảm chống chiến tranh, yêu hoà bình.
II.Đồ dùng dạy học : 
 GV: Bảng phụ, tranh SGK.
 HS: Truyện tranh.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Cho HS kể lại việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước của một người mà em biết.
- GV nhận xét, cho điểm.
B.Dạy bài mới: 
1.Giới thệu bài : (1’)
- GV giới thiệu trực tiếp .
2.Hướng dẫn kể chuyện.(8’)
- GV kể lần 1, kết hợp chỉ các dòng chữ ghi ngày tháng, têncủa những người lính Mĩ. 
- GV kể giọng thong thả rõ ràng.
Đ1: giọng chậm rãi, trầm lắng.
Đ2: Giọng căm hờn...
Đ3: Giọng hồi hộp...
Đ4: Giọng trầm nhỏ..
Đ5: Trầm lắng xúc động.
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh.
- Yêu cầu hs giải thích lời thuyết minh cho từng tranh.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.(18’)
- Yêu cầu hs kể trong nhóm và tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
- GV gợi ý cho hs một số câu hỏi trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
+ Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì ? 
+Bạn suy nghĩ gì về chiến tranh ?
+ Hành động của những người lính Mĩ có lương tâm giúp hiểu thêm điều gì ?
- Tổ chức thi kể chuyện
- Gọi hs nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
4.Củng cố dặn dò: (1’)
- Cho HS nêu ý nghĩa câu chuyện .
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà chuẩn bị cho giờ sau.
- 2HS lên bảng kể 
- Hs nhận xét đánh giá
- Lắng nghe 
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh sgk
- Gọi 1 hs đọc lời thuyết minh cho sáu tranh.
- HS kể nối tiếp từng đoạn và trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện.
- 2 hs thi kể trước lớp và nêu ý nghĩa chuyện. nhận xét.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- 1 hs nêu, nhận xét.
- Chuẩn bị bài sau.
ĐẠO ĐỨC 
§4: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (tiết2).
I/ Mục tiêu.
- Học sinh biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm gì sai biết nhận và sửa chữa
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
- Giáo dục các em có hành vi đạo đức tốt.có trách nhiệm về việc làm của mình.
II/ Đồ dùng dạy-học.
 GV: - Tư liệu
 HS: - Thẻ màu
III/ Các hoạt động dạy-học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ :(5’)
- Cho hs nêu nội dung bài.
- GV nhận xét cho điểm. 
B. Bài mới. 
1. Giới thiệu bài.(1’)
2. Nội dung.(28’) 
Hoạt động 1 : Xử lí tình huống BT 3 SGK
* Mục tiêu : Học sinh biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống.
* Cách tiến hành.
- GV chia 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm xử lí một tình huống trong bài tập 3
- Cho HS thảo luận trong nhóm. 
- Mời các nhóm lên trình bày kết quả ( sắm vai )
- Cho cả lớp trao đổi bổ sung.
- GV kết luận:
 Mỗi tình huống đều có cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh.
Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân
* Mục tiêu: Mỗi học sinh có thể tự liên hệ, kể một việc làm của mình ( dù rất nhỏ) và tự rút ra bài học.
* Cách tiến hành.
- Gợi ý HS nhớ lại việc làm mình đã có trách nhiệm, hoặc thiếu trách nhiệm để rút ra bài học.
 + Chuyện xảy ra thế nào lúc đó em làm gì ?
 + Bây giờ em nghĩ lại thấy thế nào?
- Trao đổi với bạn bên cạnh về câu chuỵện của mình.
- GV cho một số HS trình bày trước lớp.
- Sau phần trình bày của mỗi HS, GV gợi ý cho các em tự rút ra bài học.
- GV kết luận: Khi giải quyết công việc, hay xử lí tình huống một cách có trách nhiệm chúng ta cảm thấy vui và thanh thản . Ngược lại , khi làm một việc thiếu trách nhiệm, dù không ai biết ,tự chúng ta cảm tháy áy náy trong lòng.
Người có trách nhiệm khi làm việc gì cũng rất cẩn thận ; khi làm hỏng việc hoặc có lỗi họ dám nhận và làm lại cho tốt.
3.Củng cố dặn dò. (1’)
- Yêu cầu hs đọc lại phần ghi nhớ.
- HD học sinh về chuẩn bị bài sau.
- 2 hs trình bày 
- HS nhận xét đánh giá 
- Chia 5 nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
- Trình bày bằng hình thức đóng vai.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
- HD đọc lại kết luận.
- HS nhớ lại chuyện kể lại cho lớp nghe và rút ra bài học cho bản thân mình và cả lớp.
- Cả lớp cùng trao đổi về câu chuyện bạn kể.
- Một số em khác trình bày câu chuyện của mình.
- HS tự rút ra bài học.
- 2 HS đọc lại ghi nhớ trong SGK
	TIẾNG VIỆT (ôn)
LTVC: ÔN LUYỆN TỪ TRÁI NGHĨA.
I/ Mục tiêu.
- Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa..
- Vận dụng những hiểu biết đã có, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với từ trái nghĩa.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập của từng học sinh, làm tốt các bài tập có liên quan.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: bảng phụ.
 - Học sinh: sách, vở, bút màu...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ.(5’)
+ Thế nào là từ trái nghĩa?
- Nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu bài.(1’)
- Nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2) Luyện tập.(28’)
GV gắn bảng nội dung và yêu cầu bài tập.
- Cho hs tự làm bài
- Mời hs lên trình bày bài, nhận xét, chữa bài.
 Bài tập 1. Điền những từ còn thiếu trong các cặp trái nghĩa sau:
a/ dài/...; rộng/...; nông/...; dày/...; gầy/...
b/ trên/...; sau/...; .../ngoài; .../phải.
c/ ồn ào/...; .../thong thả; .../ hỗn loạn.
d/ ngoan/...; lễ phép/...; bất lịch sự/...
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống các từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh các câu tục ngữ sau, biết rằng mỗi câu sử dụng một cặp từ trái nghĩa:
a/ .......con săn sắt,....con cá rô.
b/ Một miếng khi ...bằng một gói khi...
c/ Việc nhà thì...., việc chú bác thì....
d/ Chuột chù chê khỉ rằng ....
Khỉ mới trả lời: cả họ mày ....
Bài tập 3: Gạch dưới cặp từ trái nghĩa trong bài thơ sau:
Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
 Vườn sau nổi gió nghe như mưa rào.
- GV chấm một số bài.
- Nhận xét.
3) Củng cố - dặn dò.(1’)
+ Thế nào là từ trái nghĩa? ví dụ?
- Tóm tắt nội dung bài.
- HD chuẩn bị giờ sau.
- Một số hs trả lời.
- Nhận xét.
- HS đọc nội dung và yêu cầu bài sau đó tự làm bài vào vở
- Một số hs trình bày bảng phụ.
- Nhận xét bài.
a/ ngắn; hẹp; sâu; mỏng; béo.
b/ dưới; trước; trong; trái.
c/ lặng lẽ; vội vàng; trật tự.
d/ hư; vô lễ; lịch sự.
a/ thả/ bắt b/ đói/ no 
c/ nhác/ siêng d/ hôi/ thơm.
Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
 Vườn sau nổi gió nghe như mưa rào.
Thứ sáu ngày18 tháng 9 năm 2009
	TOÁN.
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN (tiếp theo).
I/ Mục tiêu.
- Qua ví dụ cụ thể, làm quen với một dạng quan hệ tỉ lệ và biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó.
- Rèn kĩ năng giải toán về quan hệ tỉ lệ.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập, vận dụng vào giải các bài tập có liên quan.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - GV: nội dung bài, trực quan.
 - HS: sách, vở, bảng con...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ.(5’)
- GV cho hs làm bài tập:
“ Mua 3m vải hết 75 000đồng. Hỏi mua 5m vải như thế hết bao nhiêu tiền?”
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới.
a) Giới thiệu bài.(1’)
b) Luyện tập.(28’) GV chép bảng bài tập
- Cho hs tự giải vào vở bài tập.
- Gọi hs lên bảng trình bày
- GV chấm một số bài.
- Nhận xét.
Bài 1: 12 người làm xong một công việc trong 4 ngày. Hỏi 16 người làm xong công việc đó trong bao nhiêu ngày? ( mức làm như nhau)
Bài 2: Một bếp ăn dự trữ gạo đủ cho 120 người ăn trong 18 ngày. Nay có 80 người được chuyển đi nơi khác .Hỏi số gạo đó đủ cho những người còn lại ăn trong bao nhiêu ngày? ( mức ăn như nhau)
c) Củng cố - dặn dò.(1’)
- Tóm tắt nội dung bài.
- HD chuẩn bị giờ sau.
- HS đọc và giải bài tập vào nháp.
- 1 hs trình bày bảng phụ.
- Nhận xét, chữa.
- HS đọc bài và tự giải bài tập vào vở.
- 2 hs giải bảng phụ, trình bày bảng.
Bài giải
1 người làm xong công việc đó trong thời
gian là:
4 x 12 = 48 (ngày)
16 người làm xong công việc đó trong thời
gian là:
48 : 16 = 3 (ngày)
 Đáp số: 3 ngày
Bài giải
 Số người còn lại là:
 120 – 80 = 40 (người)
 40 người so với 120 người thì giảm đi số lần là:
 120 : 40 = 3 (lần)
 Số gạo đó đủ cho số người còn lại ăn trong thời gian là:
 18 x 3 = 54 (ngày)
 Đáp số: 54 ngày.
- Chuẩn bị bài sau.
	SINH HOẠT TẬP THỂ.
KIỂM ĐIỂM TUẦN 4.
I/ Mục tiêu.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
3/ Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II/ Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III/ Tiến trình sinh hoạt.
1/ Lớp trưởng đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các bạn trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm của tổ mình.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp trong tuần.
Lớp trưởng báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua của lớp mình.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
b/ Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập: Còn nhiều em chưa có ý thức thực sự trong học tập. chữ viết còn quá xấu
 như: Hữu Tuấn; Linh; Dịu....
Về đạo đức: Thường xuyên mất trật tự trong lớp như bạn: Cương; Ngân; Nam; ...
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
Về các hoạt động khác: Phát động phong trào học tập: Đôi bạn cùng tiến.
Tuyên dương, khen thưởng: Phương: Hường; Hùng; ...
 Phê bình: Hữu Quân; Cương; Hữu Tuấn; Trọng Tuấn....
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
- Thực hiện tốt phong trào đôi bạn cùng tiến giúp đỡ nhau trong học tập.
THỂ DỤC.
§8: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ 
 TRÒ CHƠI: “MÈO ĐUỔI CHUỘT.”
I.Mục tiêu:
- Học sinh thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang. Thực hiên cơ bản đúng điểm số, quay phải, quay trái quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái.
- Bước đầu biết đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi.
- Rèn kĩ năng tập thuần thục động tác theo nhịp hô của GV.
- Giáo dục HS chơi trò chơi đúng luật, giữ kỉ luật, tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, hào hứng khi chơi.
II. Địa điểm, phương tiện: 
 Địa điểm: Sân bãi an toàn, trang phục gọn gàng...
 Phương tiện: còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
TG
ĐL
Phương pháp
A. Phần mở đầu:
- GV cho hs Tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, kiểm tra trang phục tập luyện.
- Cho hs khởi động xoay các khớp tay, chân, gối
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
B. Phần cơ bản:
1. Ôn đội hình đội ngũ:
- Ôn quay phải, quay trái,đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi dều sai nhịp.
- GV điều khiển lớp tập 
- GV quan sát hướng dẫn sửa sai.
- GV tổ chức cho hs thi đồng diễn.
- Quan sát nhận xét biểu dương.
2. Trò chơi vận động: 
- Cho HS chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi. 
C. Phần kết thúc:
- Cho tập động tác thả lỏng hồi tĩnh.
- GV cùng hs hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
6
23
6
1
1
1
2
5
5
1
1
5
1
- Tập trung 4 hàng dọc.
- Chuyển 4 hàng ngang.
- Đội hình hàng ngang.
- HS nhắc lại các động tác của đội hình đội ngũ.
- HS tập theo tổ
- Các tổ thi đua trình diễn.
- Cả lớp tập củng cố 
- Cả lớp cùng chơi theo đội hình vòng tròn.
- Biểu dương những bạn hoàn thành vai chơi của mình.
- HS chạy thành vòng tròn, khép dần thành vòng tròn nhỏ,đi chậm và làm động tác thả lỏng rồi dừng lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc