Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 10

Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 10

I/ Mục đích, yêu cầu:

-Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa bài thơ, bài văn.

-Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong cc giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu SGK.

-HS khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

II/ Đồ dùng dạy học:

-Phiếu viết từng bài tập đọc và HTL trong SGK 9 tuần đầu để HS bốc thăm.

-Chuẩn bị nội dung bài tập 1.

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ hai ngày 01 tháng 11 năm 2010
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tập đọc:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 1) 
I/ Mục đích, yêu cầu:
-Đọc trôi chảy, lưu lốt bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa bài thơ, bài văn.
-Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu SGK.
-HS khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Phiếu viết từng bài tập đọc và HTL trong SGK 9 tuần đầu để HS bốc thăm.
-Chuẩn bị nội dung bài tập 1.
III/ Các hoạt động dạy học:
1) Giới thiệu bài:
2) Kiểm tra tập đọc HTL: (Khoảng 8 học sinh)
- Từng HS lên bảng bốc thăm bài, được xem lại bài khoảng 2 phút.
- HS đọc trong SGK (hoặc HTL) theo phiếu thăm đã chỉ định.
- TLCH do GV đặt theo nội dung đoạn vừa đọc.
* HS nào đọc chưa đạt yêu cầu, cho các em về luyện đọc hôm sau kiểm tra lại.
3) Bài tập2: Lập bảng thống kê các bài thơ đã học từ tuần 1 đến tuần 9:
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung
Việt Nam- Tổ quốc em
Sắc màu em yêu
Phạm Đình Ân
Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam.
Cánh chim hoà bình
Bài ca
 về trái đất
Định Hải
Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn trái đất bình yên, không có chiến tranh.
Ê-mi-li, 
con ...
Tố Hữu
Cú Mo-ri-xơn đã tự thiêu trước Bộ Quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam
Con người với thiên nhiên
Tiếng đàn 
ba-la-lai-ca trên sông Đà
Quang Huy
Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp.
Trước cổng trời
Nguyễn Đình Ảnh
Vẽ đẹp hùng vĩ, nên thơ của một vùng cao.
4) Nhận xét, dặn dò:
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân.
-So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
-Giải bài toán liên quan đến "rút về đơn vị" hoặc "tìm tỉ số".
-Bài tập cần làm: bài 1; 2; 3; 4/ trang 48.
II/ Các hoạt động dạy học:
1) Hướng dẫn HS làm bài tập rồi chữa bài: 
*Bài 1/ tr.48:
*Bài 2/ tr.49:
*Bài 3/ tr.49:
*Bài 4/ tr.49:
*Bài 1: Chuyển phân số thập phân sau thành số thập phân, rồi đọc các số thập phân đó:
 a) = 12,7 ; b) = 0,65 ;
 c) = 2,005 ; d) = 0,008 .
 Cho HS đọc các số thập phân đó:
Mười hai phẩy bảy; không phẩy sáu mươi lăm; hai phẩy không trăm linh năm; không phẩy không không tám.
*Bài 2:Trong các số đo độ dài dưới đây, những số nào bằng 11,02km?
 a)11,20km ; b) 11,020km ; c) 11km20m ; d) 11020m.
(Ý đúng: b, c, d).
*Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 a) 4m 85cm = 4,85m ; b) 72ha = 0,72km2.
*Bài 4: Tóm tắt: Bài giải:
12 hộp : 180000 đồng
36 hộp : ... đồng?
Cách 1:
Giá tiền mỗi hộp đồ dùng học toán là:
180000 : 12 = 15000 (đồng)
Số tiền mua 36 hộp đồ dùng học toán là:
15000 x 36 = 540000 (đồng)
Đáp số: 540000 (đồng)
Cách 2:
36 hộp gấp 12 hộp số lần là:
36 : 12 = 3 (lần)
Số tiền mua 36 hộp đồ dùng học toán là:
180000 x 3 = 540000 (đồng)
Đáp số: 540000 (đồng)
2) Nhận xét, dặn dò:
Đạo đức:
TÌNH BẠN (Tiết 2)
I/ Mục tiêu: Sau khi học bài này, HS biết:
-Biết được bạn bè cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
-Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày. -Biết được ý nghĩa của tình bạn.
*GDKNS:
+Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những quan niệm sai, những hành vi ứng xử khơng phù hợp với bạn bè).
+Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống cĩ liên quan tới bạn bè.
+Kĩ năng giao tiếp ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và cuộc sống.
+Kĩ năng thể hiện sự cảm thơng, chia sẻ với bạn bè.
II/ Tài liệu và phương tiện:
-Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời: Mộng Lân.
-Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện Đôi bạn.
III/ Các hoạt động dạy học:
1) Hoạt động1: Đóng vai (bài tập 1/ tr.18) 
*Mục tiêu: HS biết ứng xử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều sai.
1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: 
+ Vứt rác không đúng nơi quy định.
+ Quay cóp trong giờ kiểm tra.
+ Làm việc riêng trong giờ học ...
2. Các nhóm thảo luận và chuẩn bị chơi đóng vai
3. Các nhóm lên đóng vai.
4. Thảo luận cả lớp:
-? Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên ngăn bạn không?
-? Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận, có trách bạn không?
-? Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp? Vì sao?
5. GV kết luận: Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Thế mới là người bạn tốt. 
2) Hoạt động 2: Tự liên hệ
*Mục tiêu: HS biết tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè.
1. GV yêu cầu HS tự liên hệ.
2. HS làm việc cá nhân.
3. HS trao đổi theo cặp. 
4. Một số HS trình bày trước lớp.
5. GV kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn.
3) Hoạt động 3: HS hát, kể chuyện, đọc thơ ... (bài tập 3/ tr.18)
*Mục tiêu: Củng cố bài.
-HS tự xung phong theo sự chuẩn bị trước của các em.
-GV chuẩn bị một số câu chuyện, bài thơ, ... về chủ đề Tình bạn để giới thiệu thêm cho HS.
4) Nhận xét, dặn dò:
Thể dục:
BÀI 19
ĐỘNG TÁC VẶN MÌNH- TRÒ CHƠI “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN”
Thứ ba ngày 02 tháng 11 năm 2010
Kể chuyện:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 2) 
I/ Mục đích yêu cầu:
-Đọc trôi chảy, lưu lốt bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa bài thơ, bài văn.
-Viết đúng bài chính tả, tốc độ khoảng 95 chữ/ phút, không mắc quá 5 lỗi.
*LGGDMT: Lên án những người phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu viết từng bài tập đọc và HTL trong SGK 9 tuần đầu để HS bốc thăm.
III/ Các hoạt động dạy học:
1) Giới thiệu bài: Nêu MĐ,YC của giờ học.
2) Kiểm tra tập đọc HTL: (Khoảng 8 học sinh)
- Từng HS lên bảng bốc thăm bài, được xem lại bài khoảng 2 phút.
- HS đọc trong SGK (hoặc HTL) theo phiếu thăm đã chỉ định.
- TLCH do GV đặt theo nội dung đoạn vừa đọc.
* HS nào đọc chưa đạt yêu cầu, cho các em về luyện đọc hôm sau kiểm tra lại.
3) Nghe - viết chính tả:
-GV đọc bài chính tả một lượt.
-GV giúp HS:
+Hiểu nghĩa các từ: cầm trịch, canh cánh, cơ man.
+Hiểu nội dung đoạn văn.
-GV đọc bài cho HS viết.
-GV đọc lại bài chính tả 1 lượt.
-GV chấm 7-10 bài, nhận xét.
-HS theo dõi trong SGK.
-HS đọc thầm bài chính tả.
-Thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.
-HS tập viết các tên riêng (Đà, Hồng), các từ: nỗi niềm, ngược, cầm trịch, đỏ lừ,...
-HS chú ý cách ngồi viết và trình bày bài.
-HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
-HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
*LGGDMT: Lên án những người phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước.
4) Nhận xét, dặn dò:
Toán:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I
I/ Mục tiêu: Kiểm tra về:
-Viết số thập phân; giá trị theo vị trí của chữ số trong số thập phân.
-So sánh số thập phân. Đổi đơn vị đo diện tích.
-Giải bài toán có lời văn bằng cách rút về đơn vị (hoặc tìm tỉ số).
II/ Đề kiểm tra: (Đề tham khảo).
1) Tính:
 a) + ; b) + ; c) - ; d) - 
2) Tính:
 a) × ; b) × ; c) : ; d) : 
3) Viết kết quả vào chỗ chấm dưới dạng số thập phân:
 a) 3kg 25dag = ... kg ; b) 3hg 6dag = ... hg
 c) 14dam2 2463dm2 = ... dam2 ; d) 3m2 6cm2 = ... m2 
4) Bài toán: Một mô tô trong 2 giờ đi được 80km. Hỏi trong 4 giờ mô tô đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
5) Viết số thập phân có: 
 a) Mười lăm đơn vị, tám phần mười ; không đơn vị, một phần mười.
 b)Viết các số thập phân sau dưới dạng số thập phân:
0,1 ; 0,095
6) a. Sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
6,375 ; 9,01 ; 8,72 ; 6,735 ; 7,91
 b. Sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
0,32 ; 0,197 ; 0,4 ; 1,1 ; 1,21
7) Bài toán: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 50m, chiều rộng 15m. Tính diện tích mảnh vườn đó.
III/ Hướng dẫn đánh giá:
Bài 1: (1 điểm) Tính đúng mỗi bài, được 0.25 điểm.
Bài 2: (1 điểm) Tính đúng mỗi bài được 0.25 điểm.
Bài 3: (2 điểm) Tính đúng mỗi bài được 0.5 điểm. 
Bài 4: (1.5 điểm) Giải đúng bài toán, được 1.5 điểm. 
Lời giải đúng, được 0.25 điểm.
Phép tính đúng, được 0.5 điểm. 
Đáp số đúng, được 0.25 điểm. 
Bài 5: (1 điểm) Tính đúng mỗi bài, được 0.25 điểm.
Bài 6: (2 điểm) Xếp đúng thứ tự mỗi bài được 1 điểm.
Bài 7: (1.5 điểm) 
Lời giải đúng, được 0.5 điểm.
Phép tính đúng, được 0.5 điểm. 
Đáp số đúng, được 0.5 điểm.
Luyện từ & câu:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 3)
I/ Mục đích, yêu cầu:
-Đọc trôi chảy, lưu lốt bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa bài thơ, bài văn.
-Tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2).
-HS khá giỏi nêu cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Phiếu viết từng bài tập đọc và HTL trong SG ...  đặt câu với từ đánh.
- Tiếp nối đọc các câu văn.
- Viết vào vở 3 câu.
a) Làm đau bằng cách dùng tay hoặc dùng roi ... đập vào người.
b) Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh.
c) Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng cách xát, xoa.
-Bố em không bao giờ đánh con.
-Đánh bạn là không tốt.
-Lan đánh đàn rất hay.
-Hùng đánh trống rất cừ.
-Mẹ đánh xoong nồi sạch bong.
-Em thường đánh ấm chén giúp mẹ.
3) Nhận xét, dặn dò:
Toán:
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết cộng các số thập phân.
-Biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
-Giải toán có nội dung hình học.
-Bài tập cần làm: bài 1; bài 2a,b; bài 3/ trang 50; 51.
II/ Các hoạt động dạy học:
1) Hướng dẫn HS làm bài tập rồi chữa bài:
*Bài 1/ tr.50:
*Bài 2/ tr.50:
*Bài 3/ tr.51:
*Bài 4/ tr.51:
*Bài 1: Tính rồi so sánh giá trị của a + b và b + a :
a
5,7
14,9
0,53
b
6,24
4,36
3,09
a + b
5,7 + 6,24 = 11,94
19,26
3,62
b + a
6,24 + 5,7 = 11,94
19,26
3,62
-Nhận xét: Phép cộng các số thập phân có tính chất giao hoán:
Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
a + b = b + a
*Bài 2: Thực hiện phép tính rồi dùng t/chất giao hoán để thử lại:
 a) 9,46 + 3,8 ; b) 45,08 + 24,97 ; c) 0,07 + 0,09 
+
+
+
 9,46 45,08 0,07
 3,8 24,97 0,09 
 13,26 70,05 0,16 
*Bài 3: Tóm tắt: Bài giải:
Chiều rộng: 
Chiều dài
Chu vi hình chữ nhật: ... mét?
Chiều dài hình chữ nhật là:
16,34 + 8,32 = 24,66 (m)
Chu vi hình chữ nhật là:
(16,34 + 24,66) x 2 = 82 (m)
Đáp số: 82m
*Bài 4:
Tóm tắt: Bài giải:
Tuần đầu bán : 314,78m 
Tuần sau bán : 525,22m
TB mỗi ngày bán:... mét?
Số mét vải cửa hàng đó bán trong hai tuần lễ là:
314,78 + 525,22 = 840 (m)
Tổng số ngày trong hai tuần lễ là:
7 x 2 = 14 (ngày)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được số mét vải là:
840 : 14 = 60 (m)
Đáp số: 60m
2) Nhận xét, dặn dò:
Chính tả:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 7)
 KIỂM TRA ĐỌC
I/ Mục đích yêu cầu:
Kiểm tra kiến thức Đọc- hiểu, Luyện từ (đề chung toàn trường).
-Đọc trôi chảy, lưu lốt bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa bài thơ, bài văn.
II/ Đề kiểm tra: Đề chung toàn trường.
III/ Hướng dẫn đánh giá:
A. Đọc đúng: 3điểm; tốc độ đúng quy định, ngắt nghỉ hơi đúng: 1điểm.
 Đọc diễn cảm đoạn văn: 1điểm.
B. Đọc hiểu: mỗi ý đúng 0.5điểm.
Âm nhạc:
ÔN : NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA
GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ NƯỚC NGOÀI
Lịch sử:
BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
-Tường thuật lại cuộc mít tinh ngày 2- 9- 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập:
Ngày 2-9-1945 nhân dân Hà Nội tập trung tại Quảng trường Ba Đình, tại buổi lễ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên chính phủ lâm thời. Đến chiều buổi lễ kết thúc. 
-Ghi nhớ: đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Hình SGK. Ảnh tư liệu khác (nếu có).
-Phiếu học tập của HS.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Cách mạng mùa thu.
B. Dạy bài mới:
1) Hoạt động 1: *Làm việc cả lớp
-GV giới thiệu bài.
-GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+Biết tường thuật lại diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập.
+Trình bày những nội dung của Tuyên ngôn độc lập được trích trong SGK.
+Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 2- 9- 1945.
2) Hoạt động 2: *Làm việc theo nhóm
-Thuật lại diễn biến buổi lễ.
-HS thuật lại đoạn đầu buổi lễ tuyên bố độclập.
-Tìm hiểu hai nội dung chính của đoạn trích Tuyên ngôn độc lập:
+HS đọc SGK và ghi kết quả vào phiếu học tập.
+Thảo luận kết quả trước lớp.
3) Hoạt động 3: *Làm việc cả lớp
Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của sự kiện 2-9- 1945.
-Tác động tới lịch sử nước ta?
-Cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ trong buổi lễ tuyên bố độc lập.
* Kết luận: 
Bản tuyên ngôn độc lập đã:
+ Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
+ Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
* 
+ Khẳng định quyền độc lập dân tộc, khai sinh chế độ mới.
+ Hình ảnh cao quý của một vị lãnh tụ tài ba và rất gần gũi, yêu thương nhân dân.
4) Nhận xét, dặn dò:
Thứ sáu ngày 05 tháng 11 năm 2010
Tập làm văn:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 8)
 KIỂM TRA VIẾT
I/ Mục đích yêu cầu:
Kiểm tra kiến thức Chính tả, Tập làm văn (đề chung toàn trường).
-Nghe-viết đúng bài chính tả, tốc độ viết khoảng 95 chữ/ 15phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi).
-Viết được bài văn tả cảnh theo nội dung, yêu cầu của đề bài.
II/ Đề kiểm tra: (Đề dùng để tham khảo)
 A. Chính tả: (5 điểm)
Bài: Kì diệu rừng xanh.
Viết từ: “Nắng trưa ... cảnh mùa thu”
(Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 75).
 B. Tập làm văn: (5 điểm)
	Hãy tả một cảnh đẹp ở quê hương em mà em thích nhất.
 C. Hướng dẫn đánh giá:
1/ Chính tả : (5 điểm).
-Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp (5 điểm) 
-Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) trừ 0.5 điểm.
* Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, trình bày bẩn trừ 0.5 đến 1 điểm toàn bài.
2/ Tập làm văn: (5 điểm).
	-Đảm bảo các yêu cầu : 5 điểm. 
	(Bài viết đúng nội dung, đúng yêu cầu, có ý, viết được từ 7 câu trở lên, đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, chữ viết đẹp, không sai lỗi chính tả cho 5 điểm).
	-Tùy bài viết cụ thể giáo viên cho điểm phù hợp theo các mức:
4.5 ; 4 ; 3.5 ; 3; 2.5 ; 2 ; 1.5 ; 1 ; 0.5
Thể dục:
BÀI 20
TRÒ CHƠI “CHẠY NHANH THEO SỐ”
Toán:
TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết tính tổng nhiều số thập phân (tương tự như tính tổng hai số thập phân).
-Biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
-Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
-Bài tập cần làm: bài 1a,b; bài 2; bài 3a,b/ trang 51; 52. 
II/ Các hoạt động dạy học: 
1) Hướng dẫn HS làm bài tập rồi chữa bài:
a) Ví dụ: Có 3 thùng đựng dầu, thùng thứ nhất có 27,5l, thùng thứ hai có 36,75l, thùng thứ ba có 14,5l. Hỏi cả ba thùng có bao nhiêu lít dầu?
 Ta phải tính: 27,5 + 36,7 + 14,5 = ? (l)
 27,5
 + 36,75 Ta thực hiện tương tự như tính tổng hai 
 14,5 số thập phân.
 78,75
*HS tự đặt tính, thực hiện cộng từ phải sang trái; đặt dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy ở các số hạng ...
b) Bài toán: Người ta uốn một sợi dây thép thành hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là 8đmm ; 6,25dm ; 10dm. Tính chu vi hình tam giác đó.
Bài giải:
Chu vi của hình tam giác là:
8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 (dm)
 Đáp số: 24,95dm
2) Thực hành:
*Bài 1/ tr.51:
*Bài 2/ tr.52:
*Bài 3/ tr.52:
*Bài 1: Tính:
 a) 5,27 + 14,35 + 9,25 ; b) 6,4 + 18,36 + 52
 c) 20,08 + 32,91 + 7,15 ; d) 0,75 + 0,09 + 0,8
 5,27 6,4 20,08 0,75 
 + 14,35 + 18,36 + 32,91 + 0,09 
 9,25 52 7,15 0,8
 28,87 76,76 60,14 1,64 
*Bài 2: Tính rồi so sánh giá trị của (a + b) + c và a + (b + c):
a
b
c
(a + b) + c
a + (b + c)
2,5
6,8
1,2
10,5
10,5
1,34
0,52
4
4,86
4,86
- Nhận xét: Phép cộng các số thập phân có tính chát kết hợp:
Khi cộng một số tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại.
*Bài 3: Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính:
 a)12,7 + 5,89 + 1,3 = b) 38,6 + 2,09 + 7,91 =
 (12,7 + 1,3) + 5,89 = 38,6 + (2,09 + 7,91) =
 14 + 5,89 = 19,89 38,6 + 10 = 48,6
c) 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2 = d) 7,34 + 0,45 + 2,66 + 0,55 = (5,75 + 4,25) + (7,8 +1,2) = ( 7,34 +2,66) + (0,45 + 0,55) =
 10 + 10 = 20 10 + 1 = 11
3) Nhận xét dặn dò:
Khoa học:
ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I/ Mục tiêu: Ôn tập về:
-Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
-Cách phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/ AIDS.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Các sơ đồ trang 42, 43 SGK.
-Giấy khổ to và bút dạ cho HS các nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
B. Dạy bài mới:
1) HS Hoạt động : Làm việc với SGK
*Mục tiêu: Ôn lại cho HS một số kiến thức trong bài: Nam hay nữ; Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
*Bước 1: Làm việc cá nhân hoặc theo cặp 
 Hoàn thành bài tập: 
-BT 1: Vẽ sơ đồ chỉ tuổi vị thành niên ; tuổi dậy thì? 
-BT 2: Tuổi dậy thì là gì?
a)Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất.
b)Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt tinh thần.
c)Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt tình cảm và các mối quan hệ xã hội.
d)Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần tình cảm và các mối quan hệ xã hội.
-BT 3: Chọn câu trả lời đúng:
Việc nào dưới đây chỉ có phụ nữ làm được.
a) Làm bếp giỏi.
b) Chăm sóc con cái.
c) Mang thai và cho con bú.
d) Thêu, may giỏi.
*Bước 2: Làm việc cả lớp 
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Lớp và GV nhận xét 
-GV chốt ý đúng, kết luận:
-BT 1: Tuổi vị thành niên: 10 -19;
 Tuổi dậy thì: ở nam: 13-17; ở nữ: 10-15.
-BT 2: Ý d) ...về mặt thể chất, tinh thần tình cảm và các mối q/hệ xã hội.
-BT 3: Ý c) Mang thai và cho con bú. 
2) Nhận xét, dặn dò: Chuẩn bị cho trò chơi giờ sau học: “Ai nhanh ai đúng”.

Tài liệu đính kèm:

  • docH 10.doc