Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 7

Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 7

I/ Mục đích, yêu cầu:

-Đọc đúng những từ phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin. Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá heo với con người. (Trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3).

II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc. Truyện, tranh, ảnh về cá heo.

III/ Các hoạt động dạy học:

A. Bài cũ: HS kể lại chuyện Tác phẩm của Si-le và tên phát xít - TLCH.

B. Dạy bài mới:

1) Giới thiệu bài:

-Giới thiệu chủ điểm Con người với thiên nhiên.

-Giới thiệu Những người bạn tốt.

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tập đọc:
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
 (Theo Lưu Anh)
I/ Mục đích, yêu cầu:
-Đọc đúng những từ phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin. Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá heo với con người. (Trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3). 
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc. Truyện, tranh, ảnh về cá heo.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: HS kể lại chuyện Tác phẩm của Si-le và tên phát xít - TLCH.
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
-Giới thiệu chủ điểm Con người với thiên nhiên.
-Giới thiệu Những người bạn tốt.
2) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: 
-1 HS đọc toàn bài.
-4 HS đọc tiếp nối toàn bài (Mỗi lần xuống dòng là một đoạn). Chú ý đọc đúng các tên riêng nước ngoài và hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài: A-ri-ôn, Xi-xin, boong tàu, dong buồm, hành trình, sửng, sốt, ...
-HS luyện đọc theo cặp. Một HS đọc cả bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
-Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
-Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
-Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quí ở điểm nào?
-Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đvới nghệ sĩ A-ri-ôn?
-Ngoài chuyện trên, em còn biết thêm câu chuyện thú vị nào về cá heo?
-A-ri-ôn nhảy xuống biển vì thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông, đòi giết ông.
-Khi A-ri-ôn hát giã biệt cuộc đời, đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông trở về đất liền.
-Cá heo đáng yêu, đáng quí vì biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ; biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. Cá heo là bạn tốt của người.
-Đám thuỷ thủ là người nhưng tham lam, độc ác, không có tính người. Đàn cá heo là loài vật nhưng thông minh, tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn.
-Em đã thấy cá heo biểu diễn nhào lộn./ Em đã biết chuyện cá heo cứu một chú phi công nhảy dù thoát khỏi đàn cá mập./ ...
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
-GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm. Lưu ý giọng kể sôi nổi hồi hộp.
+GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu cho HS.
+HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 theo cặp.
+Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
3) Nhận xét, dặn dò:
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết mối quan hệ giữa 1 và ; và ; và 
-Tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số. 
-Giải bài toán có liên quan đến số trung bình cộng.
-Bài tập cần làm: bài 1; bài 2; bài 3/ trang 32.
II/ Các hoạt động dạy học:
 1) Thực hành: Hướng dẫn HS lần lượt thực hiện các bài tập rồi chữa bài
*Bài 1/ tr.32:
*Bài 2/ tr.32:
*Bài 3/ tr.32:
*Bài 4/ tr.32:
*Bài 1: a) 1 gấp bao nhiêu lần ? 1: = 1 × = 10 (lần)
 b) gấp bao nhiêu lần ? 
 : = × = 10 (lần) 
 c) Tương tự: gấp 10 lần 
*Bài 2: Tìm x: a) x + = ; b) x - = 
 c) x × = ; d) x : = 14
 2
15
*Bài 3: Tóm tắt: Bài giải: 
Giờ đầu: bể
 1
 5
Giờ thứ hai: bể
TB mỗi giờ: ... phần của bể ?
*Bài 4: 
Tóm tắt:
5m vải : 60000 đồng
Giá 1m vải giảm: 2000 đồng
60000 đồng mua ... mét vải?
 1
 6
 1
 5
 2
15
Trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy vào bể được: 
 ( + ) : 2 = (bể)
 1
 6
 Đáp số: bể
Giá tiền mỗi mét vải trước giảm giá là:
 60000 : 5 = 12000 (đồng)
Giá tiền mỗi mét vải trước giảm giá là:
 12000 - 2000 = 10000 (đồng)
Giá tiền mỗi mét vải trước giảm giá là:
 60000 : 10000 = 6 (m)
 Đáp số: 6m
2) Nhận xét, dặn dò:
Đạo đức:
NHỚ ƠN TỔ TIÊN
I/ Mục tiêu: Sau khi học bài này, HS biết:
-Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
-Nêu được những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
-Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
II/ Tài liệu và phương tiện:
-Các tranh, ảnh, bài báo nói về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
-Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện ... nói về lòng biết ơn tổ tiên.
III/ Các hoạt động dạy học:
1) Hoạt động1: Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ
*Mục tiêu:HS biết được một biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên. 
1. GV mời 1-2 HS đọc truyện Thăm mộ.
2. HS thảo luận cả lớp: 
+? Nhân ngày Tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
+? Theo em, bố nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên?
+? Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ?
3. GV kết luận: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể.
2) Hoạt động 2: Làm bài tập 1/ tr.14
*Mục tiêu: Giúp HS biết được những viêïc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
1. HS làm bài tập cá nhân.
2. HS thảo luận theo nhóm đôi.
3. Một vài HS trình bày từng việc làm và giải thích lí do.
4. GV kết luận: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc a, c, d, đ.
3) Hoạt động 3: Tự liên hệ
*Mục tiêu:HS biết tự đánh giá bản thân qua đối chiếu với những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
1. HS kể những viêïc đã làm được để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và những việc chưa làm được.
2. HS làm việc cá nhân.
3. Thảo luận theo nhóm đôi.
4. Một số HS tự liên hệ trước lớp.
5. GV nhận xét, khen ngợi.
6. Một số HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 
4) Hoạt động tiếp nối:
1. Sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện về chủ đề Biết ơn tổ tiên.
2. Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
Thể dục:
BÀI 13
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. TRÒ CHƠI “TRAO TÍN GẬY”
Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2010
Kể chuyện:
CÂY CỎ NƯỚC NAM
I/ Mục đích yêu cầu:
-Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoa trong SGK, kể được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện.
-Hiểu nội dung từng đoạn; hiểu ý nghĩa câu chuyện: khuyên người ta yêu quí thiên nhiên; hiểu giá trị và biết tôn trọng từng ngọn cỏ, lá cây.
*LGGDMT: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên. Yêu quý những cây cỏ hữu ích trong môi trường thiên nhiên. Từ đó, HS thêm yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
-Ảnh hoặc vật thật - những bụi sâm nam, đinh lăng, cam thảo nam.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: HS kể lại câu chuyện đã kể tuần trước.
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) GV kể chuyện:
-GV kể lần 1, kể chậm rãi, từ tốn.
-GV kể lần 2, kết hợp chỉ 6 tranh minh hoạ.
-Chú ý viết lên bảng tên một số cây thuốc quí: sâm nam, đinh lăng, cam thảo nam và giúp HS hiểu những từ ngữ khó: trưởng tràng, dược sơn.
3) Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
-3 HS đọc yêu cầu 1, 2, 3 của bài tập.
-Kể chuyện theo nhóm (2 - 3 em).
-Thi kể trước lớp từng đoạn câu chuyện theo tranh.
-Thi kể toàn bộ câu chuyện.
-Nội dung chính của từng tranh:
+Tranh 1: Tuệ Tĩnh giảng giải cho học trò về cây cỏ thuốc nam.
+Tranh 2: Quân dân nhà Trần tập luyện chuẩn bị chống quân Nguyên.
+Tranh 3: Nhà Nguyên cấm bán thuốc men cho nước ta.
+Tranh 4: Quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho cuộc chiến đấu.
+Tranh 5: Cây cỏ nước Nam góp phần làm cho binh sĩ thêm khoẻ mạnh.
+Tranh 6: Tuệ Tĩnh và học trò phát triển cây thuốc nam.
*LGGDMT: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên. Yêu quý những cây cỏ hữu ích trong môi trường thiên nhiên. Từ đó, HS thêm yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường, không chặt phá rừng bừa bãi.
4) Nhận xét, dặn dò:
Toán:
KHÁI NIỆM SỐ PHẬP PHÂN
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân (dạng đơn giản).
-Biết đọc, biết viết số thập phân dạng đơn giản. 
-Bài tập cần làm: bài 1; bài 2/ trang 34.
II/ Đồ dùng dạy học: Các bảng nêu trong SGK (kẻ sẵn vào bảng phụ của lớp)
III/ Các hoạt động dạy học:
1) Giới thiệu khái niệm về số thập phân (dạng đơn giản)
* Hướng dẫn và giới thiệu: 1dm hay m còn được viết thành 0,1m.
-0,1: đọc là không phẩy một.
-0,01: không phẩy không một.
0,1 = ; 0,01 = ; ...
-GV nêu: Các số 0,1 ; 0,01 ; 0,001 gọi là số thập phân.
* HS tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng ở phần a) để nhận ra 1dm hay m.
1dm hay m còn được viết thành 0,1m.
* Tương tự đối với 0,01m; 0,001m.
- Các phân số thập phân được viết thành 0,1; 0,01; 0,001.
* HS tiếp tục nhận xét từng hàng trong bảng ở phần b) để nhận ra các số 0,5; 0,07; 0,009 cũng là số thập phân
2) Thực hành đọc, viết các số thập phân đã học
*Bài 1/ tr.34:
*Bài 2/ tr.35:
*Bài 3/ tr.35:
*Bài 1: a) HS đọc từng số theo các vạch, chẳng hạn:
một phần mười, không phẩy một; hai phần mười, không phẩy hai; ba phần mười, không phẩy ba; ...
 b) Tương tự: một phần trăm, không phẩy không một; hai phần trăm, không phẩy không hai; ...
* Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 5dm = m = 0,5m ; b) 3cm = m = 0,03m
 2mm = m = 0,002m 8mm = m = 0,008m
4g = kg = 0,004kg 6g = kg = 0,006kg.
*Bài 3: HS lần lượt thực hiện từng phần bài tập rồi chữa
 viết phân số làm; viết số thập phân là 0,35m ; 
 viết phân số làm; viết số thập phân là 0,09m ; 
 viết phân số làm; viết số thập phân là 0,7m ; ... ời, 5 chỉ 5 phần trăm.
 + 1942,54 đọc là: Một nghìn chín trăm bốn mươi hai phẩy năm mươi tư; số 1942,54 có phần nguyên là 1942, phần thập phân là ; trong số 1942,54 kể từ trái sang phải, số 1 chỉ 1 nghìn, số 9 chỉ 9 trăm, số 4 chỉ 4 chục, số 2 chỉ 2 đơn vị, 5 chỉ 5 phần mười, 4 chỉ 4 phần trăm.
*Bài 2: Viết số thập phân có:
 + Năm đơn vị, chín phần mười (5,9)
 + Hai mươi bốn đơn vị, mười tám phần trăm (24,18)
 + Không đơn vị, một phần nghìn (0,001); ...
*Bài 3: Viết các phân số thành hỗn số có chứa psố thập phân:
 3,5 (= 3) ; 6,33 (= 6) ; 18,05 (= 18); ...
3) Nhận xét, dặn dò:
Chính tả:
NGHE - VIẾT: DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG
I/ Mục đích yêu cầu:
-Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Tìm được vần thích hợp để điền vào cả 3 chỗ trống trong đoạn thơ (BT2); thực hiện được 2 trong 3 ý (a,b,c) của BT3.
*LGGDMT: Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh (kênh) quê hương, có ý thức BVMT xung quanh.
II/ Đồ dùng dạy học: Vở bài tập TV5, tập một . Chuẩn bị nội dung BT 2, 3/ tr.66
III/ Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: HS viết những từ chứa các nguyên âm đôi ưa, ươ trong 2 khổ thơ của Huy Cận (Trang 55, 56) và giải thích qui tắc đánh dấu thanh trên các tiếng có chưa nguyên âm đôi ưa, ươ.
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Hướng dẫn HS nghe - viết:
-GV đọc bài chính tả một lượt.
-GV nhắc HS chú ý : mái xuồng, giã bàng, ngưng lại, lảnh lót ...
-GV đọc bài cho HS viết.
-GV đọc lại bài chính tả 1 lượt.
-GV chấm 7-10 bài, nhận xét.
-HS theo dõi trong SGK.
-HS đọc thầm bài chính tả.
-HS chú ý: Ngồi viết đúng tư thế. Ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu viết hoa, lùi vào một ô.
-HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
-HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
*LGGDMT: Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh (kênh) quê hương, có ý thức BVMT xung quanh.
3) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
*Bài 2/ tr.66:
*Bài 3/ tr.66:
*Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
-GV gợi ý: vần này thích hợp với cả 3 ô trống.
-Lời giải: nhiều; diều, chiều.
-Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
*Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HS làm bài vào vở.
-Lời giải: Đông như kiến. /Gan như cóc tía./ Ngọt như mía lùi.
-HS sửa bài theo lời giải đúng.
-Sau khi điền đúng, HS học thuộc các thành ngữ trên.
4) Nhận xét, dặn dò:
Âm nhạc:
ÔN TẬP CON CHIM HAY HÓT. ÔN TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 1, SỐ 2.
Lịch sử:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆTNAM RA ĐỜI
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
-Biết Đảng CSVN được thành lập ngày 3-2-1930. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng CSVN.
-Biết lí do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất 3 tổ chức cộng sản.
-Hội nghị ngày 3-2-1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thống nhất 3 tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Hình trong SGK. Tư liệu lịch sử viết về bối cảnh ra đời của Đảng CSVN, vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chủ trì Hôïi nghị thành lập Đảng.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
B. Dạy bài mới:
1) Hoạt động 1: (cả lớp)
-GV giới thiệu bài:
-GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
-?Đảng ta được thành lập trong hoàn cảnh nào?
-?Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào trong Hội nghị thành lập Đảng?
-?Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng CSVN.
2) Hoạt động 2: ( cả lớp)
-GV: Năm 1929, ở VN lần lượt ra đời 3 tổ chức Côïng sản, nhưng thiếu thống nhất nên có sự công kích, tranh giành ảnh hưởng nhau.
-? Tình hình nói trên đã đặt ra yêu cầu gì?
-? Ai là người làm được điều đó?
-? Vì sao chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới có thể thống nhất các tổ chức Cộng sản ở VN.
3) Hoạt động 3:
-Tổ chức cho HS tìm hiểu về Hội nghị Thành lập Đảng.
4) Hoạt động 4:
-? Sự thống nhất các tổ chức cộng sản đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng VN?
+Liên hệ thức tế.
-GV kết luận, nhấn mạnh ý nghĩa của việc thành lập Đảng.
*Làm việc cả lớp
-Từ những năm 1926-1927 trở đi, phong trào CM nước ta phát triển mạnh mẽ. Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1929, ở nước ta lần lượt ra đời 3 tổ chức CSản...
*Làm việc cả lớp
-Phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập một đảng duy nhất. Việc này đòi hỏi phải có một lãnh tụ đủ uy tín và năng lực mới làm được.
-Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
-Nguyễn Ái Quốc là người có hiểu biết sâu sắc về lí luận và thực tiễn cách mạng, có uy tín trong phong trào cách mạng quốc tế; được những người yêu nước VN ngưỡng mộ...
*Làm việc cá nhân
-HS đọc SGK và trình bày theo ý của mình.
*Làm việc cả lớp
-Cách mạng VN có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn.
5) Nhận xét, dặn dò:
Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010
Thể dục:
BÀI 14
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. TRÒ CHƠI “TRAO TÍN GẬY”
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I/ Mục đích yêu cầu:
Biết chuyển một phần của dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước thể hiện rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả. 
II/ Đồ dùng dạy học:
-Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng HS.
-Một số bài văn, đoạn văn hay tả cảnh sông nước.
-Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập một.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: HS nói vai trò của câu mở đoạn trong mỗi đoạn và trong bài văn, đọc câu mở đoạn của em (BT3/ tr.72).
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Hướng dẫn HS luyện tập:
-GV kiểm tra dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của HS.
-HS đọc thầm đề bài và gợi ý làm bài.
-Một vài HS nói phần chọn để chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh.
-GV nhắc HS chú ý:
+Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh. Nên chọn một phần tiêu biểu để viết một đoạn văn.
+Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn
+Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết.
-HS viết đoạn văn. 
-HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh.
-GV nhận xét ghi điểm.
-Mỗi học sinh tự sửa lại dàn ý.
3) Nhận xét, dặn dò:
Toán:
LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết cách chuyển một phân số TP thành hỗn số rồi thành STP.
-Bài tập cần làm: bài 1; bài 2(3 phân số thứ 2,3,4); bài 3/ trang 38.
II/ Các hoạt động dạy học: 
Hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập rồi chữa bài :
*Bài 1/ tr.38:
*Bài 2/ tr.39:
*Bài 3/ tr.39:
*Bài 4/ tr.39:
*Bài 1: a) Chuyển các phân số thập phân sau thành hỗn số:
.
-HS nêu cách làm:
+Lấy tử số chia cho mẫu số.
+Thương tìm được là phần nguyên; viết phần nguyên kèm theo một phân số có tử số là số dư, mẫu số là số chia.
 b) Chuyển các hỗn số phần a) thành số thập phân.
*Bài 2: Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân: 
; ...
*Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 2,1m = 21dm ; 5,27m = 527cm
 8,3m = 830cm ; 3,15m = 315cm
(Mẫu: 2,1m = m = 2m 1dm = 21dm)
*Bài 4: a)Viết phân số dưới dạng số thập phân có mẫu số là 10 và có mẫu số là 100. ( = ; = )
 b)Viết thành số thập phân: ( ; )
 c)Có thể viết thành các STP như: 0,6 ; 0,60 ; 0;600 ; ... 
3) Nhận xét dặn dò:
Khoa học:
PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
-Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não.
-Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
*LGGDMT: HS biết giữ vệ sinh môi trường, diệt các côn trùng lây bệnh.
II/ Đồ dùng dạy học: Hình trang 30, 31 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: Phòng bệnh sốt xuất huyết 
B. Dạy bài mới:
1) Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
*Mục tiêu: 
-HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm não.
-HS nhận ra sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
*Chuẩn bị theo nhóm:
-Một bảng con và phấn.
-Một cái còi.
*Bước 1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
-Mọi thành viên trong nhóm đọc các câu hỏi và các câu trả lời trang 30, tìm xem mỗi câu hỏi ứng với câu trả lời nào.
-Viết nhanh đáp án vào bảng, thổi còi để báo hiệu làm xong.
*Bước 2: Làm việc theo nhóm.
*Bước 3: Làm việc cả lớp (Các nhóm giơ đáp án).
Đáp án: 1 - c; 2 - d; 3 - b; 4 - a.
2) Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: 
-Biết thực hiện các cách tiêu diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt.
-Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
*LGGDMT: HS biết giữ vệ sinh môi trường, diệt các côn trùng lây bệnh.
*Bước 1: 
-HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 30, 31:
+Chỉ và nói về nội dung của từng hình.
-H 1: Bé ngủ có màn, kể cả ban ngày.
-H 2: Em bé đang được tiêm thuốc để phòng bệnh viêm não.
-H 3: Chuồng gia súc làm cách xa nhà.
-H 4: Mọi người đang làm vệ sinh xung quanh nhà ở.
+Hãy giải thích tác dụng của từng việc làm với việc phòng tránh bệnh viêm não .
-H 1: Ngăn không cho muỗi đốt.
-H 2: Phòng bệnh viêm não.
-H 3: Ngăn không cho muỗi đốt người.
-H 4: Ngăn không cho muỗi đẻ trứng.
*Bước 2: HS thảo luận câu hỏi:
-? Chúng ta có thể làm gì để phòng bệnh viêm não?
Kết luận: 
-Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh; không để ao tù, nước đọng; diệt muỗi, diệt bọ gậy. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày.
-Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
3) Nhận xét, dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docH 7.doc