I.Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc đúng văn bản kịch : ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài ; Tranh minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
2. Bài cũ: Gọi HS đọc bài: Sắc màu em yêu và trả lời câu hỏi:
H. Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào?
H. Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn nhỏ với quê hương, đất nước?
-GV nhận xét, ghi điểm.
Tuần 3 Thứ hai, ngày tháng 09 năm 201 TẬP ĐỌC : Lòng dân ( Phần 1) I.Mục đích yêu cầu: Biết đọc đúng văn bản kịch : ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. Hiểu nội dung, ý nghĩa : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài ; Tranh minh họa SGK. III. Các hoạt động dạy và học: 2. Bài cũ: Gọi HS đọc bài: Sắc màu em yêu và trả lời câu hỏi: H. Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào? H. Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn nhỏ với quê hương, đất nước? -GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài...-GV ghi đề lên bảng. Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS HĐ 1: Luyện đọc: (10 phút) -Gọi 1HS đọc lời mở đầu giới thiệu tình huống diễn ra vở kịch. -GV đọc mẫu toàn bài (thể hiện giọng từng nhân vật) -Yêu cầu HS đọc thành tiếng theo cách sau (phân vai và đọc theo lời từng nhân vật): *Đọc nối tiếp nhau trước lớp (lặp lại 2 lượt). GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm) kết hợp giải nghĩa từ: cai, hổng thấy,thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng. *Tổ chức cho HS đọc theo nhóm và thể hiện đọc nối tiếp nhau (mỗi tốp 5 em) trước lớp (lặp lại 2 lượt). -Khi HS đọc GV chú ý sửa sai. HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài:(10 phút) -GV y/c 2em khá, giỏi điều khiển cả lớp, đọc thầm phần đầu đoạn kịch để tìm hiểu nội dung bài bằng cách phát biểu trả lời các câu hỏi ở SGK – GV nhận xét chốt lại: + Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? (bị giặc rượt bắt, chạy vào nhà dì Năm.) + Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? (vội đưa cho chú cán bộ 1 chiếc áo khác để thay, cho bọn giặc không nhận ra, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì.) + Trong đoạn kịch chi tiết nào làm em thích thú nhất? (VD: Dì Năm bình tĩnh nhận chú cán bộ là chồng khi tên cai xẵng giọng, hỏi lại: Chồng chị à?, dì vẫn khẳng định: Dạ chồng tui) -GV tổ chức HS thảo luận nêu đại ý của bài – GV chốt lại: Đại ý: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:(10 phút) -GV hướng dẫn cho 1 tốp đọc phân vai (dì Năm, An, cán bộ, lính, cai), HS thứ 6 làm người dẫn chuyện sẽ đọc phần mở đầu. Chú ý: Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược. Giọng dì Năm đoạn đầu tự nhiên, đoạn sau: than vãn, giả vờ, nghẹn ngào, trăng trối. Giọng An: Giọng một đứa trẻ đang khóc. -Tổ chức cho HS từng tốp 6 em đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch. -1HS đọc lời mở đầu giới thiệu tình huống. -Nghe GV đọc. -Đọc nối tiếp nhau trước lớp (lặp lại 2 lượt). -HS đọc theo nhóm và thể hiện đọc nối tiếp nhau (mỗi tốp 5 em). -2 HS khá giỏi điều khiển lớp tìm hiểu bài – đọc câu hỏi SGK- phát biểu trả lời. -HS thảo luận nêu đại ý của bài. -HS đọc lại đại ý. - Cứ 6 HS 1 tốp đọc theo vai, HS khác nhận xét xem bạn đọc đã thể hiện phù hợp giọng nhân vật chưa. 4. Củng cố: - Nêu đại ý đoạn kịch, GV kết hợp giáo dục HS. 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài: “Lòng dân” (tiếp theo). - Nhận xét tiết học. TOÁN Luyện tập I.Mục tiêu: Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số. II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài III. Hoạt động dạy và học: 2. Bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp: Chuyển hỗn số thành phân số và nêu cách thực hiện: Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính: -GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS -Giới thiệu bài. - HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu các bài tập SGK/14. -Y/c HS đọc các bài tập 1, 2, 3 SGK, nêu yêu cầu của từng bài. HĐ 2: Làm bài tập và chấm sửa bài: - Yêu cầu HS thứ tự lên bảng làm từng bài, HS khác làm vào vở – GV theo dõi HS làm. -Gọi HS đối chiếu bài của mình nhận xét đúng/sai bài trên bảng của bạn. Sau đó GV chốt lại cách làm từng bài: Bài 1: Chuyển các hỗn số sau thành phân số: 2= 5= 9= 12= -Yêu cầu HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số. Bài 2: So sánh các hỗn số: a . 3= ; 2= Ta có: >, vậy 3>2 Hay :3> 2 Vì có phần nguyên 3 > 2 . b. 3= ; 3= Ta có: >, vậy 3>3 Hay : 3>3 Vì có phần nguyên bằng nhau, mà > c. 5= ; 2= Ta có: >, vậy 5 > 2 Hay: 5 > 2Vì có phần nguyên 5 > 3. d. 3 = ; 3== Vì = , vậy 3= 3 Hay: 3= 3. Vì phần nguyên bằng nhau, mà = - Qua cách làm yêu cầu HS nêu cách so sánh hỗn số. Bài 3: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính: a/ 1+1=+== b/ 2-1=-== c/ 2x5=x==14 d/ 3 : 2 = : = x = -Qua cách làm y/c HS nêu cách cộng, trừ, nhân chia hỗn số. -HS đọc các bài tập 1, 2, 3 sgk, nêu yêu cầu của từng bài. -HS thứ tự lên bảng làm, lớp làm vào vở. -Nhận xét bài bạn trên bảng. -HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số. -HS nêu cách so sánh hỗn số. -HS nêu cách cộng, trừ, nhân chia hỗn số. 4. Củng cố: - Yêu cầu HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số, cách so sánh và cộng, trừ, nhân chia hỗn số. 5. Dặn dò:Về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài: “Luyện tập chung” (tiếp theo) Nhận xét tiết học. ___________________________________________ LỊCH SỬ Cuộc phản công kinh thành Huế I. Mục tiêu: - Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức ... - Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần vương: Phạm Bành – Đinh Công Tráng (khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật (Bãi sậy), Phan Đình Phùng (Hương Khê). - Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiền phong, ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên. II. Chuẩn bị: - GV: Nội dung bài ; Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập. - HS: Nội dung bài. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 2. Bài cũ: Gọi HS lên trả lời câu hỏi: H: Nêu những đề nghị canh tân đất nước Nguyễn Trường Tộ? H: Những đề nghị đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ có được vua quan nhà Nguyễn thực hiện không? Vì sao? H: Nêu ghi nhớ? -GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS -Giới thiệu bài: : GV giới thiệu bối cảnh đất nước ta thời bấy giờ (phần đầu ở SGk). GV ghi đề bài lên bảng. HĐ 1: Tìm hiểu: Nguyên nhân xảy ra cuộc phản công: + Yêu cầu HS đọc thầm phần đầu và trả lời cá nhân câu hỏi: H: Nêu nguyên nhân xảy ra cuộc phản công ở kinh thành Huế? (Biết tin Tôn Thất Thuyết lãnh đạo nghiã quân luyện tập chống Pháp: Pháp ra lệnh mới ông sang để bắt cóc ® Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động.) HĐ 3 : Tìm hiểu :Diễn biến –ý nghĩa cuộc phản công: - Yêu cầu HS đọc thầm phần 2 theo nhóm bàn thảo luận trả lời các nội dung sau: H: Cuộc phản công diễn ra khi nào? Do ai lãnh đạo? H:Tôn Thất Thuyết làm gì chuẩn bị chống Pháp ? H: Cuộc phản công diễn ra như thế nào? H: Ý nghĩa của cuộc phản công kinh thành Huế. - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày - GV Lắng nghe, chốt ý: *Tôn Thất Thuyết: Lập căn cứ ở miền rừng núi, tổ chức các đội nghĩa quân ngày đêm luyện tâp, sẵn sàng đánh Pháp *Cuộc phản công do Tôn Thất Thuyết chỉ huy diễn ra lúc 1 giờ sáng ngày 5-7-1885, quân ta nổ tiếng súng đại bác rầm trời, lửa cháy rừng rực, các đạo quân tấn công đồn Mang Cá và toà khâm sứ. Bị đánh bất ngơ,ø Pháp bối rối nhưng nhờ có ưu thế vũ khí Pháp cố thủ đến sáng phản công lại *Ý nghĩa: Điều này thể hiện lòng yêu nước của một bộ phận quan lại trong triều đình Nguyễn, khích lệ nhân dân đấu tranh chống Pháp. + Yêu cầu HS đọc thầm phần cuối và trả lời cá nhân câu hỏi: H: Sau cuộc phản công thất bại Tôn Thất Thuyết đã có quyết định gì mới? ( Đưa vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng lên Quảng Trị. Tại đây Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân giúp vua đánh Pháp.) H: Chiếu Cần Vương có tác dụng gì ? (Từ đó phong trào chống Pháp nổ lên mạnh mẽ khắp cả nước kéo dài đến cuối thế kỉ XIX tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương khê.) HĐ 3: Rút ra bài học. -GV nhấn mạnh những kiến thức cơ bản của bài học - rút ra ghi nhớ (như phần in đậm trong SGK). -HS nghe và nhắc lại đề bài. -HS đọc thầm phần đầu và trả lời cá nhân, HS khác bổ sung. -Nhận phiếu ghi câu hỏi thảo luận, đọc thầm nội dung SGK và thảo luận theo nhóm bàn trả lời nội dung GV y/c. -Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. -HS đọc thầm phần cuối và trả lời cá nhân, HS khác bổ sung. -HS trả lời cá nhân, HS khác bổ sung. -HS đọc phần bài học SGK. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV cho HS nêu bài học. -Về nhà học bài, chuẩn bị bài: “Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”. Kĩ thuật Thêu dấu nhân (tiết 1) I.Mục tiêu: - HS nắm được quy trình thêu dấu nhân. - HS bước đầu thêu được dấu nhân. - Rèn luyện HS kĩ năng quan sát nhận xét. II. Chuẩn bị: GV: Một số sản phẩm thêu dấu nhân. HS +GV: một mảnh vải, kim chỉ khâu, phấn vạch, thước. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 2. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ tiết học. 3. Bài mới: -Giới thiệu bài: Gv nêu mục đích bài học. Hoạt động dạy GV Hoạt động học HS Hoạt động1: Quan sát nhận xét mẫu. - GV đưa mẫu giới thiệu m ... c mục 1 SGK, quan sát quả địa cầu, rồi thảo luận nhóm hoàn thành nội dung GV yêu cầu. -Đại diện nhóm trình bày từng nội dung một nhóm khác bổ sung. -1 HS chỉ dãy núi Bạch Mã, HS khác bổ sung. -HS làm việc theo cặp đọc mục 2 ở SGK hoàn thành nhiện vụ GV giao. -Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. -HS trả lời cá nhân, HS khác bổ sung. -Gợi ý phần trả lời một số nội dung : +Đặc điểm khí hậu nước ta: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao, gió mưa thay đổi theo mùa. +Tháng 1 hướng gió: Bắc hoặc Đông Bắc; Tháng 7 hướng gió: tây nam hoặc đông nam. +Khí hậu miền Bắc và miền Nam nước ta có sự khác nhau: Miền Bắc có mùa đông lạnh và mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt. +Khí hậu nước ta nóng mưa nhiều làm cho cây cối phát triển tốt; tuy vậy hàng năm hay có bão, lũ lụt, hạn hán làm ảnh hưởng không tốt đến đời sống sinh hoạt và sản xuất. 4. Củng cố – Dặn dò: -Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ ở SGK. -Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài: “Sông ngòi”. Thứ , ngày tháng năm 201 TẬP LÀM VĂN: Luyện tập tả cảnh I.Mục đích – yêu cầu: Nắm được ý chính của 4 đoạn và chọn 1 đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của BT1. Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết được một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2). Ghi chú : HS khá, giỏi biết hoàn chỉnh các đoạn văn ở BT1 và chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả khá sinh động. Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, giáo dục bảo vệ môi trường. II.Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung chính của 4 đoạn văn tả cơn mưa. - HS: Dàn ý bài văn tả cơn mưa. III.Các hoạt động dạy – học: 2.Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đọc lại dàn ý miêu tả cơn mưa đã lập ở tiết trước. 3.Bài mới. Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học. HĐ 1:Hướng dẫn HS làm bài tập 1: -Gọi HS đọc toàn bộ nội dung bài tập 1. -Yêu cầu cả lớp đọc thầm bốn đoạn và xác định nội dung chính của mỗi đoạn. -Gọi HS trả lời. Cả lớp và GV nhận xét. -GV nhận xét, chốt lại ý chính cho mỗi đoạn (bằng cách đưa bảng phụ đã viết nội dung chính của 4 đoạn văn). Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào – ào ạt tới rồi tạnh ngay. Đoạn 2: Tả ánh nắng và các con vật sau cơn mưa. Đoạn 3: Tả cây cối sau cơn mưa. Đoạn 4: Tả đường phố và con người sau cơn mưa. -GV giao nhiệm vụ cho cả lớp: Chọn, hoàn chỉnh 1 hoặc 2 đoạn bằng cách viết thêm vào chỗ có dấu (). -Tổ chức cho HS làm bài vào vở – GV theo dõi nhắc nhở. Nếu HS còn lúng túng GV nhắc các em chú ý viết dựa trên nội dung chính mỗi đoạn ví dụ đoạn 4 nội dung chính tả: Đường phố và con người sau cơn mưa thì chỉ viết thêm về đường phố và con người. -Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bài trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV khen ngợi những HS biết hoàn chỉnh đoạn văn hợp lí, tự nhiên. Ví dụ thêm vào chỗ() các nội dung sau: -HS đọc toàn bộ nội dung bài tập 1, lớp đọc thầm. -HS trả lời, HS khác nhận xét. -HS làm bài vào vở. -HS đọc bài nối tiếp nhau trước lớp. Đoạn 1: Từ trong nhà nhìn ra đường chỉ thấy một màu nước trắng xoá, những bóng cây cối ngả nghiêng, mấy chiếc ô tô phóng qua, nước té lên sau bánh xe. Đoạn 2: -Chị gà mái tơ náu dưới gốc cây bàng đang rũ rũ bộ lông ướt lướt thướt. -Đàn gà con xinh xắn đang lích rích chạy quanh mẹ. Bộ lông vàng óng của chúng vẫn khô nguyên vì chúng vừa chui ra dưới đôi cánh to của gà mẹ. -Chú mèo khoang ung dung bước từ trong bếp ra ngoài sân. Chú chọn chỗ sân đã kịp ráo nước, nằm duỗi dài phơi nắng có vẻ khoái chí lắm. Đoạn 3:Những hàng cây ven đường được tắm nước mưa thoả thuê nên tươi xanh mơn mởn. Mấy cây hoa trong vườn còn đọng những giọt nước long lanh trên là đang nhè nhẹ toả hương. Đoạn 4: Tiếng người cười nói, đi lại rộn rịp. Túa ra từ những chỗ trú mưa, mọi người đang vội vã trở lại công việc trong ngày. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2: - Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề bài. Gợi ý: Dựa trên hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa của bạn HS, các em sẽ tập chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa (đã lập trong tiết TLV trước) thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - Sau 10 -12 phút làm bài, yêu cầu một số em đọc bài làm của mình, lớp theo dõi và nhận xét. - GV nghe, nhận xét và chấm điểm cho học sinh. 1 em nêu, lớp theo dõi vào SGK. - Chú ý nghe. - Từng cá nhân thực hiện. 5-6 em lần lượt đọc bài làm, lớp nhận xét bài của bạn. 4.Củng cố- Dặn dò: - Về nhà hoàn thiện các đoạn văn còn lại vào vở, chuẩn bị bài: “Luyện tập tả cảnh”. - Nhận xét tiết học. TOÁN Ôn tập về giải toán I.Mục tiêu: Làm được BT dạng tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. Làm BT1. II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài. III. Hoạt động dạy và học: 2. Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở nháp. a) Tính 1 ; b) Tìm x biết: x-( -GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học -Giới thiệu bài. HĐ 1: Hướng dẫn ôn tập về giải toán: 1. B/toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. -GV chép bài toán 1 lên bảng – Yêu cầu HS đọc và xác định dạng toán – chỉ rõ đâu là tổng, đâu là tỉ, đâu là số phần tương ứng của số lớn, số bé? -Yêu cầu 1 em lên bảng tóm tắt và giải, HS khác làm vào vở. - GV nhận xét chốt lại cách làm: ? Tóm tắt: Số bé : Số lớn: ? 121 Bài giải Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là: 5 + 6 = 11(phần) Số bé là: 121 : 11 x 5 = 55 Số bé là: 121 – 55 = 66 Đáp số: số bé 55; số lớn 66 - Sau đó yêu cầu HS nhắc lại cách giải dạng toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. 2. B/ toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. (GV trình tự hướng dẫn như Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó) HĐ 2: Luyện tập - thực hành: Yêu cầu HS đọc bài tập sgk, nêu yêu cầu và làm bài – GV theo dõi HS làm. - GV chốt cách làm bài HS và ghi điểm. Bài 1: Gọi HS đọc bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm, tóm tắt và làm bài. Bài giải: a. Tổng số phần bằng nhau là: 7 + 9 = 16 (phần) Số lớn là : 80 : 16 x 9 = 45 Số bé là : 80 – 45 = 35. Đáp số : 45 và 35. b. Hiệu số phần bằng nhau là: 9 – 4 = 5 (phần) Số lớn là : 55 : 5 x 9 = 99 Số bé là: 99 – 55 = 44. Đáp số ; 99 và 44 Bài 2:Gọi HS đọc bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm, tóm tắt và làm bài. Bài giải: Hiệu số phần bằng nhau là: 3 – 1 = 2 (phần ) Số lít nước mắm loại hai là : 12 : 2 = 6 (l) Số lít nước mắm loại một là : 6 + 12 = 18 (l) Đáp số : 18 lít và 6 lít Bài 3:Gọi HS đọc bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm, tóm tắt và làm bài. Bài giải: Nửa chu vi của vườn hoa hình chữ nhật là: 120 : 2 = 60 (m) Tổng số phần bằng nhau là : 5 +7 = 12 (phần) Chiều rộng của mảnh vườn là : 60 : 12 x 5 = 25 (m) Chiều dài của mảnh vườn là : 60 – 25 = 35 (m) Diện tích của mảnh vườn là: 25 x 35 = 875 (m2) Diện tích của lối đi là : 875 : 25 = 35 (m2) Đáp số : 25m, 35m, 35m2 -HS hoạt động cá nhân trả lời nội dung GV yêu cầu. -1 em lên bảng tóm tắt và giải, lớp giải vào giấy nháp. -Nhận xét bài làm của bạn trên bảng. -HS nhắc lại cách giải dạng toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. -Bài 1, đọc, tìm hiểu bài toán, tóm tắt và giải vào vở, 1 em lên bảng làm. -Bài 2, đọc, tìm hiểu bài toán, tóm tắt và giải vào vở, 1 em lên bảng làm. -Bài 3, đọc, tìm hiểu bài toán, tóm tắt và giải vào vở, 1 em lên bảng làm. 4. Củng cố:-Yêu cầu HS nhắc lại cách giải toán về tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó. 5. Dặn dò: Về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị: “Ôn tập và bổ sung về giải toán”. Nhận xét tiết học. Sinh hoạt tập thể I. Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới. - HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ. III. Tiến hành sinh hoạt lớp: 1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 3: - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt. - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên (có kèm sổ ). - Ý kiến các thành viên. - Lớp trưởng nhận xét chung. - GV tổng kết chung: a/ Nề nếp: Đi học chuyên cần, đúng giờ, duy trì sinh hoạt 10 phút đầu giờ, cần chú ý thêm khăn quàng, áo quần gọn gàng hơn. b/ Đạo đức: Đa số các em ngoan, không có hiện tượng nói tục, chửi thề, đánh nhau, biết giúp đỡ các bạn yếu. c/ Học tập: Có cố gắng trong học tập, đã có sự chuẩn bị bài, làm bài tập:, cần phát biểu xây dựng bài hơn, chú ý trong giờ học : d/ Công tác khác: Tham gia tốt mọi phong trào, trực cờ đỏ theo lịch tốt, sinh hoạt Đội, Sao đúng thời gian và đảm bảo nội dung. 2. Phương hướng tuần 4 : -Đi học chuyên cần, đúng giờ. -Học bài và làm bài trước khi đến lớp. -Thường xuyên biết giúp đỡ bạn yếu. -Tích cực tham gia mọi phong trào trường, lớp, Đội. -Chăm sóc bồn hoa theo tổ.
Tài liệu đính kèm: