Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Tuần 5

Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Tuần 5

I. MỤC TIÊU:

 Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

 Hiểu ND: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK.

 Giáo dục HS vẻ đẹp về tình hữu nghị giữa các dân tộc .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 Giáo viên : Tranh ảnh về : cầu Thăng Long , nhà máy thủy điện Hòa Bình , cầu Mỹ Thuận .

 Học sinh : Tìm hiểu trước bài .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

GIÁO VIÊN HỌC SINH

 

doc 32 trang Người đăng huong21 Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : TẬP ĐỌC Tuần : 5 
 ò Ngày soạn : 07/09/2013	 Tiết : 9
 ò Ngày dạy : 09/09/2013 	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ
 ò Tên bài dạy : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. MỤC TIÊU:
Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
Hiểu ND: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK. 
Giáo dục HS vẻ đẹp về tình hữu nghị giữa các dân tộc .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên : Tranh ảnh về : cầu Thăng Long , nhà máy thủy điện Hòa Bình , cầu Mỹ Thuận ...
Học sinh : Tìm hiểu trước bài .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động
- Ổn định : Cho HS hát.
- Kiểm tra kiến thức cũ : 
 + Cho HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi ở SGK.
- Bài mới : 
* Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới 
ND 1 : Hướng dẫn luyện đọc
Cho một HS giỏi đọc toàn bài.
Hướng dẫn chia 4 đoạn.
Cho HS đọc nối tiếp lượt 1 : sửa lỗi phát âm.
Cho HS đọc nối tiếp lượt 2 : giải nghĩa từ khó (công trường, hòa sắc, điểm tâm, phiên dịch, chất phác,....)
Cho HS đọc nhóm đôi.
Gọi vài em đọc toàn bài.
Đọc mẫu giọng vui tươi, hồn nhiên.
ND 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài
Cho HS đọc thầm từng đoạn , trả lời câu hỏi ở SGK
Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây ở đâu ?
Dáng vẻ A-lếch-xây có gì đặc biệt ?
Cuộc gặp gỡ diễn ra như thế nào ?
Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?
ND 3 : Luyện đọc diễn cảm 
Gọi 3 HS đọc cả bài thơ.
Hướng dẫn đọc diễn cảm : Chú ý lời của A-lếch-xây đọc giọng hồ hởi niềm nở, chú ý cách nghỉ hơi .
Đọc mẫu đoạn 4 theo hướng dẫn.
Cho HS đọc diễn cảm ở nhóm đôi .
Cho thi đọc diễn cảm trước lớp.
* Hoạt động 3 : Củng cố 
Cho HS nêu nội dung chính của bài thơ.
Cho HS thi đua trả lời nhanh các câu sau:
- Cả lớp bài “Hãy giữ cho em bầu ”
BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT
- 3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
- Một HS đọc 
Đ.1: Từ đầuêm dịu. Đ.2: Tiếp theothân mật. Đ.3: Tiếp theomáy xúc. Đ.4: Phần còn lại.
- Đọc nối tiếp từng đoạn văn.
- Đọc nối tiếp lượt 2.
- Đọc nhóm đôi.
- Bốn HS đọc.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm trả lời câu hỏi.
 + tại một công trường xây dựng trên đất nước Việt Nam. 
 + Vóc người cao lớn, dáng đứng sừng sững. Mái tóc vàng óng. Thân hình chắc khoẻ. Khuôn mặt to chất phác.
 + đầy tình cảm thân thiết giữa 2 người.
 + Đoạn tả ngoại hình A-lếch-xây,
- Nối tiếp nhau đọc. Cả lớp lắng nghe.
- Lắng nghe .
- Lắng nghe, nhận xét
- Luyện đọc nhóm đôi .
- Thi đọc diễn cảm , bình chọn HS đọc hay
Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam.
 1. A-lếch-xây là người ngoại quốc. A. Sai B. Đúng 
 2. A-lếch xây là chuyên gia về lĩnh vực nào? A. Máy hút bụi B. Máy vi tính C. Máy xúc D. Tiếng Anh
* Tổng kết đánh giá tiết học : Nhận xét tiết học – Tuyên dương . Dặn dò : Tìm các câu chuyện về tình hữu nghị các dân tộc. CB: Ê-mi li con 
TRẮC NGHIỆM TẬP ĐỌC : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng
Trong bài tập đọc Một chuyên gia máy xúc (SGK TV 5 tập 1, trang 45-46), dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý ?
A-lếch-xây quá cao khiến anh Thuỷ giật mình.
Có dáng dấp của một người công nhân.
Có khuôn mặt chất phác, giản dị.
Cả a, b, c.
Nội dung chính của bài Một chuyên gia máy xúc là :
Mối quan hệ thân thiết giữa anh Thuỷ và A-lếch-xây.
Sự giúp đỡ của các nước đối với nước ta.
Sự hợp tác giữa nhân dân ta và các nước.
Ca ngợi tình hữu nghị, sự hợp tác giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.
TRẮC NGHIỆM CHÍNH TẢ : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng :
Khi viết một tiếng, dấu thanh cần được được đặt ở đâu ?
a) Đặt ở phần vần.	
b) Đặt ở âm chính.	
c) Đặt ở âm cuối.
d) Đặt ở phần vần, trên hoặc dưới âm chính.
Phần vần của tiếng nhất thiết phải có :
a) Âm đệm, âm chính. 	 
b) Âm chính, âm cuối.
c) Âm đầu, âm chính.	 
 d) Âm đệm, âm chính, âm cuối.
 5. Cho các từ : cua, rùa, cuốc, muôn. Hãy tìm tiếng có uô hoặc ua thích hợp điền vào các thành ngữ :
	a)  người như một.
	b) Chậm như .
	c) Ngang như 
	d) Cày sâu  bẫm.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
Câu
1
2
3
4
Ô đúng
d
d
d
d
Câu 5 : Muôn người như một – Chậm như rùa – Ngang như cua – Cày sâu cuốc bẫm.
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : TOÁN Tuần : 5 
 ò Ngày soạn : 07/09/2013 Tiết: 21 
 ò Ngày dạy : 09/09/2013 	 Giáo viên: Trương Dũng Sĩ
 ò Tên bài dạy : ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI 
I. MỤC TIÊU:
Biết tên gọi, kí hiệu, quan hệ và cách chuyển đổi các đơn vị đo độ dài thông dụng.
Chuyển đổi dược các đơn vị đo độ dài, giải các bài toán có liên quan đến đơn vị đo độ dài.
Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ viết sẳn nội dung bài tập 1, bảng đơn vị đo độ dài
Học sinh: Ôn lại bảng đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa các đơn vị đo
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định:
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
+ Chấm VBT. 
1). Nam + Nữ : 36 hs 2). Dài – Rộng : 10m.
 Nam / Nữ : 1/3 Dài / Rộng : 3/2.
 ?hs ?hs Chu vi ? m
3).100 kg thóc: 60 kg gạo. 4). 300 sp/ngày : 15 ngày.
 300 kg thóc: ? kg gạo. 450 sp/ngày : ? ngày.
Nhận xét (gợi ý HS nêu cách giải khác), ghi điểm.
- Bài mới: 
* Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành
v Bài 1: 
+ Treo bảng phụ bài tập 1.
GV ghi vào bảng. 
Hướng dẫn HS nhận xét quan hệ giữa hai đơn vị đo liền nhau. km – hm – dam – m – dm – cm – mm.
GV hệ thống lại, kết luận. 
v Bài 2: 
+ Gọi 1 HS nêu yêu cầu đề bài. (a, c)
Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
Lần lượt gọi HS lên bảng sửa bài.
 a) 1350 dm; 	3420 cm; 150 mm; 
Nhận xét.
v Bài 3: + Yêu cầu HS tiếp tục làm vào vở và sửa bài.
4 km 37 m 	= 	4037 m
8 m 12cm 	=	 812 m
354 dm 	= 	35 m 4 dm
3040 m	= 	3 km 40 m
Gọi HS sửa bài, nhận xét, chấm bài.
* Hoạt động 3: Củng cố: Điền nhanh kết quả.
 - Viết số thích hợp vào chỗ trống:
 7km47m =	 m
29m34cm	=	cm
1cm3mm	 =	mm
 - Nhận xét – Tuyên dương.
-Hát
“Luyện tập chung”
- 4 HS sửa bài.
1). 9 nam; 27 nữ ; 2). 100 m.
3). 180 kg gạo. ; 4). 10 ngày
- Cả lớp theo dõi nhận xét, sửa bài.
“Ôn tập Bảng đơn vị đo độ dài”
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS nhắc lại các mối quan hệ của các đơn vị đo độ dài.
+ Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé
+ Đơn vị bé bằng đơn vị lớn
- HS nêu, bạn nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp làm bài vào vở.
c) cm; 	m; 	km.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS làm, sửa bài.
- Hai đội, 3HS/đội. 
7km47m	=	7047 m
29m34cm	=	2934 cm
1cm3mm	=	 13 mm
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương. Dặn bài tập về nhà: VBT - Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập Bảng đơn vị đo khối lượng.
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : ĐẠO ĐỨC Tuần : 5 
Ngày soạn : 07/09/2013 	 Tiết : 5
Ngày dạy : 09/09/2013 Giáo viên: Trương Dũng Sĩ
Tên bài dạy : CÓ CHÍ THÌ NÊN ( T1 )
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này , HS biết :
Trong cuộc sống, con người nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người đáng tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
Xác định những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đè ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân. 
Cảm phục những gương có ý chí vượt khó để trở thành người có ích cho gia đình, cho xã hội.
II. CHUẨN BỊ :
GV : Thẻ màu dùng cho HĐ3- tiết 1 - Mẫu chuyện về Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Đức Trung.
HS : Các mẫu chuyện về những tấm gương vượt khó
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động 
- Ổn định : 
- Kiểm tra kiến thức cũ : Kiểm tra 2 HS :
Thế nào là người có trách nhiệm ? 
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có những hành động vô trách nhiệm ?
Nhận xét – Ghi điểm. 
- Bài mới: 
* Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
ND 1: HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng, biết chọn cách giải quyết tích cực, thể hiện ý chí vượt lên khó khăn trong các tình huống .
a/.Tìm hiểu thông tin.
Trần Bảo Đồng gặp khó khăn gì trong cuộc sống và học tập? + Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào ?+ Em học tập được những gì từ tấm gương đó ?  
Kết luận: Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tấm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lý thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình.
b/.Xử lý tình huống:
1- Đang học lớp 5, tai nạn đã cướp đi đôi chân của Khôi khiến bạn không thể đi lại được. Trong hoàn cảnh đó, Khôi có thể sẽ làm gì ?
2- Nhà Trung rất nghèo. Vừa qua lại bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc. Trong hoàn cảnh đó, Trung làm gì để có thể tiếp tục đi học ? - Kết luận: è
ND 2: HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với nội dung bài học.
v Bài 1/SGK: 
– Nêu lần lượt từng trường hợp.
v Bài 2 / SGK: 
– Nêu lần lượt từng ý kiến.
Khen ngợi những HS đánh giá đúng và kết luận: Đó là biểu hiện của người có ý chí, thể hiện trong cả việc nhỏ và lớn, trong cả học tập và đời sống.
* Hoạt động 3 : Củng cố: Hệ thống lại nội dung bài.
v Thi đua: Điền từ thích hợp vào (.)
- . có thể đến với bất kỳ người nào trong  Nếu quyết tâm .. thì có thể đạt được 
- Hát tập thể.
Có trách nhiệm về việc làm của mình
- 2 HS trả lời, lớp nhận xét.
Có chí thì nên (tiết 1)
- Đọc thông tin, thảo luận câu hỏi
+ nghèo, đông anh em cha ốm..+ PP học tập tốtnhận học bổng.+Có niềm tincố gắng vượt khó.
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe.Mỗi nhóm xử lý 1 tình huống.Thảo luận nhóm 4.Trình bày kết quả thảo luậnLớp nhận xét, bổ sung
Trong những tình huống như trên, ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học, ... Biết vượt mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có ý chí.
- Đưa thẻ màu để thể hiện sự đánh giá của mình.Ý đúng đỏ: (a, b, d)
- Nhóm đôi trao đổi ý kiến, trình bày,các bạn nhận xét, bổ sung. Ý đúng: (b, đ)
- Vài HS đọc ghi nhớ.
- (2 nhóm, 4 học sinh/ nhóm) 
- (Khó khăn; cuộc sống; bền chí vượt qua; ước muốn)
- Nhận xét.
* Tổng kết đánh giá tiết học : Nhận xét – Tuyên dương. Dặn dò : Sưu tầm vài mẫu chuyện về những gương HS có chí thì nên. Chuẩn bị : Thực hành : Có chí thì nên.
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : CHÍNH TẢ Tuần : 5	
	ò Ngày soạn : 07/09/2013 Tiết : 5
ò Ngày dạy : 09/09/2013 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
ò Tên bài dạy : Nghe- viết: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. MỤC TIÊU:
Nghe – viết đúng, trình bày đúng một đoạn văn của bài Một chuyên gia máy xúc, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
Tìm được các tiếng có chứa uô / ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua (BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 tro ...  tiết tấu.
+ Nghe đĩa nhạc đọc theo (cá nhân, nhóm).
+ Nghe đĩa nhạc đọc theo (cá nhân, nhóm).
+ Nghe nhạc, nửa lớp đọc nhạc, nửa kia ghép lời, tất cả thực hiện kết hợp gõ phách.
+ 2-3 HS tiếp nối nhau thực hiện.
+ Cả lớp hát lời và gõ phách.
+ Tiếp nối nhau thực hiện.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương . Dặn dò : Về tập hát lại. Chuẩn bị bài sau : Con chim hay hót.
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn :MĨ THUẬT Tuần : 5
 ò Ngày soạn : 07/09/2013 Tiết 5
 ò Ngày dạy : 15/09/2008 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy : TẬP NẶN TẠO DÁNG : 
NẶN CON VẬT QUEN THUỘC
I. MỤC TIÊU :
HS nhận biết được hình dáng,đặc điểm của con vật trong các hoạt động .
HS biết cách nặn và nặn được con vật theo cảm nhận riêng .
HS có ý thức chămsóc, bảo vệ các con vật .
II. CHUẨN BỊ :
Giáoviên: SGK, SGV, sưu tầm tranh ảnh các con vật quen thuộc, bài nặn của HS lớp trước. Đất và ĐD để nặn .
Học sinh : SGK, sưu tầm tranh, bài nặn của các bạn năm trước, đất và ĐD để nặn (hoặc vẽ hay xé dán).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động
 - Ổn định :
 - Kiểm tra kiến thức cũ : Kiểm tra 2 HS và chấm 1 số bài tiết trước HS chưa hoàn thành.
Nêu các bước để vẽ khối hộp, vẽ khối cầu ?
Nhận xét – Ghi điểm.
 -Bài mới :
* Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới 
- Mục đích : Hiểu và nắm được cách nặn tạo dáng . 
- Hình thức tổ chức : Quan sát ,nhận xét , trả lời
- Nội dung : a/. Quan sát, nhận xét:
Con vật trong tranh là con gì ? Có những bộ phận gì ? Hình dáng của chúng khi đi, đứng chạy nhảy thế nào ? 
Nhận xét sự giống và khác nhau về dáng giữa các con vật ?
Ngoài các con vật trong tranh em biết con vật nào nữa ?
 b/. Chọn con vật sẽ nặn:
Em thích con vật nào nhất ? Vì sao ? 
Tả đặc điểm, hình dáng, màu sắc của con vật em định nặn ?
 c/. Cách nặn:
Nhớ lại hình dáng, đặc điểm con vật sẽ nặn, Chọn đất nặn cho con vật. Nhào đất kĩ cho mềm trước khi nặn .
Có thể nặn theo 2 cách:
Nặn từng bộ phận và các chi tiết của con vật rồi ghép dính lại . 
Nhào đất thành một thỏi rồi vuốt, kéo tạo thành hình dáng chính của con vật. Nặn thêm các chi tiết và tạo dáng ( đi, đứng, chạy, nhảy cho sinh động ).
Làm mẫu : nặn và tạo dáng một con vật đơn giản để HS quan sát, nắm được từng bước nặn (nên nặn theo cả 2 bước )
* Hoạt động 3 : Luyện tập - thực hành
- Mục đích : Biết cách nặn ,nặn đúng dáng con vật.
- Hình thức tổ chức : Cho HS làm nhóm ( cá nhân )
- Nội dung : + Cho những HS thích những con vật giống nhau ngồi gần nhau để thực hiện (hoặc xé dán hay vẽ tranh con vật).
+ Quan sát HS làm, hướng dẫn thêm để HS hoàn thành bài nặn.
* Hoạt động 4 : Củng cố : 
Cho các nhóm trưng bày sản phẩm.
Đánh giá nhận xét.
 - Hát
 Vẽ theo mẫu Khối hộp và khối cầu
- 2 HS nêu.
Tập nặn tạo dáng
Nặn con vật quen thuộc
- Thực hiện theo yêu cầu , trả lời câu hỏi
- Thực hiện theo yêu cầu , trả lời câu hỏi.
- Thực hiện theo yêu cầu .
- Theo dõi.
- Thực hiện theo nhóm.
- Trưng bày sản phẩm. 
- Tham gia nhận xét – xếp loại.
* Tổng kết đánh giá tiết học : Nhận xét – Tuyên dương. Dặn dò : Chuẩn bị: Vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: KĨ THUẬT 	Tuần: 	 5 	ò Ngày soạn: 07/09/2013	Tiết: 	 5
 	ò Ngày dạy: 20/09/2010	Giáo viên : Trương Dũng Sĩ
 	ò Tên bài dạy: 	MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ 
 ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU: HS cần phải:
Nắm được đặc điểm một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình.
Biết cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình.
Có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun, nấu, ăn uống.
II. CHUẨN BỊ:
 - Giáo viên: Một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình. Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường. Phiếu học tập.
 - Học sinh: Một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động	- Ổn định: Hát.
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
 + Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu dấu nhân.
 + Nhận xét về một số sản phẩm của HS.
- Bài mới:
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Mục đích: Xác định các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thông thường trong gia đình
- Hình thức tổ chức: Cả lớp.
- Nội dung: Hướng dẫn tìm hiểu dụng cụ đun, nấu
 + Cho biết tên các loại bếp đun mà em biết?
 + Nêu tên các dụng cụ nấu ăn trong gia đình?
 + Kể tên những dụng cụ thường dùng để bày thức ăn và ăn uống trong gia đình?
 + Kể tên những dụng cụ cắt, thái thực phẩm?
 + Ngoài những dụng cụ kể trên khi nấu ăn ta còn dùng những dụng cụ gì?
 + Nhận xét, chốt lại ý đúng và bổ sung thêm: Ngoài các dụng cụ nấu ăn trên. Một số gia đình còn trang bị thêm lò vi sóng, lò nướng,
* Hoạt động 2: Luyện tập – Thực hành
- Mục đích: Tìm hiểu tác dụng, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống 
- Hình thức tổ chức: Nhóm.
- Nội dung: H/d HS tìm hiểu tác dụng, cách sử dụng,
 + Phát phiếu học tập, nêu nhiệm vụ thảo luận nhóm, hướng dẫn cách tìm thông tin và cách làm bài: Thảo luận về tác dụng, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
 + Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
 + Theo dõi, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
 + Nhận xét, bổ sung: Khi sử dụng các dụng cụ đun, nấu, ăn uống ta cần rửa sạch, úp vào nơi khô ráo.
* Hoạt động 3: Củng cố: Nối ý cột A với ý Cột B
A
Bếp đun có tác dụng
Dụng cụ nấu dùng để
Dụng cụ dùng để bày thức ăn và ăn uống có tác dụng
Dụng cụ cắt, thái thực phẩm có tác dụng chủ yếu là
 + Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
- Cả lớp . 
THÊU DẤU NHÂN
- 2 HS nhắc lại. Cả lớp bổ sung.
MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ
ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
- Đọc, quan sát H1, 2, 3 và trả lời. 
+ Bếp ga, bếp dầu hỏa, bếp than, bếp điện.
+ Nồi cơm điện, xoong, chảo, 
+ Chén, tô, dĩa (to, nhỏ), đũa, muỗng, ly uống nước, 
+ Dao, dao bào, kéo,
+ Rổ, rá, keo, lọ, chai, 
+ Lắng nghe. 
+ Nhận phiếu học tập. Đọc nội dung, quan sát các hình trong SGK ; Trao đổi, nhớ lại những dụng cụ gia đình mình thường sử dụng khi nấu ăn. 
+ Ghi tóm tắt kết quả thảo luận vào phiếu. 
+ Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Lắng nghe. 
B
làm sạch, làm nhỏ và tạo hình thực phẩm...
giúp cho việc ăn uống thuận lợi, vệ sinh.
cung cấp nhiệt để làm chín lương thực.
nấu chín và chế biến thực phẩm.
+ Lắng nghe. 
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Chuẩn bị bài sau: Chuẩn bị nấu ăn
PHIẾU HỌC TẬP (H/đ 2)
Loại dụng cụ
Tên các dụng cụ cùng loại
Tác dụng
Sử dụng,
bảo quản
Bếp đun
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
Dụng cụ nấu
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
Dụng cụ bày thức ăn và ăn uống
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
Dụng cụ cắt, thái thực phẩm
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
Các dụng cụ khác
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 5 DS.doc