Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Tuần 5 năm 2013

Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Tuần 5 năm 2013

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

 - Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

 - Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - Tranh phóng to (SGK) - Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Tuần 5 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ 2 ngày 23 tháng 9 năm 2013
Buổi sáng Tập đọc:
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC 
I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
 - Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
 - Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Tranh phóng to (SGK) - Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) Bài ca về trái đất
- Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ và bốc thăm trả lời câu hỏi.
+ Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
- Giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh, có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn trên sóng.
+ Bài thơ muốn nói với em điều gì?
Ÿ Giáo viên cho điểm, nhận xét
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc (10’)
- Nêu giọng đọc toàn bài.
- Cho HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn
- Đi từng nhóm sửa lỗi đọc sai cho học sinh
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải
- Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi.
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh lắng nghe. 
- Đọc nối tiếp trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm.
- 2 HS cùng bàn đọc cho nhau nghe
Ÿ Giáo viên đọc toàn bài, nêu xuất xứ
- 1 HS đọc lại toàn bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài (12’)
- Hoạt động nhóm, lớp
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- Học sinh đọc đoạn 1, thảo luận theo nhóm các câu hỏi; đại diện trả lời trước lớp
+ Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
- Công trường, tình bạn giữa những người lao động. 
+ Tả lại dáng vẻ của A-lếch-xây?
-HS tả lại dáng vẻ của A-lếch-xây bằng tranh
- Học sinh nêu nghĩa từ chất phác.
+ Vì sao người ngoại quốc này khiến anh phải chú ý đặc biệt?
- HS nêu lên thái độ, tình cảm của nhân vật
+ Có vóc dáng cao lớn đặc biệt
+ Có vẻ mặt chất phác
+ Dáng người lao động
+ Dễ gần gũi 
Ÿ GV chốt lại bằng tranh: Tất cả từ con người ấy gợi lên ngay từ đầu cảm giác giản dị, thân mật.
- Nêu ý đoạn 1
- Những nét giản dị thân mật của người ngoại quốc
- Tiếp tục tìm hiểu đoạn 2
- Học sinh đọc đoạn 2, thảo luận theo nhóm các câu hỏi; đại diện trả lời trước lớp
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau: 
- Học sinh nhận phiếu + thảo luận + báo cáo kết quả 
- Học sinh gạch dưới những ý cần trả lời
+ Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
- Ánh mắt, nụ cười, lời đối thoại như quen thân
Ÿ Giáo viên chốt: Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp (VN và Liên Xô trước đây) diễn ra rất thân mật.
+ Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất?
+ Cái cánh tay của người ngoại quốc
+ Lời nói: tôi  anh
+ Ăn mặc
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Thân mật, thân thiết, giản dị, gần gũi. Tình hữu nghị
- Tình cảm thân mật thể hiện tình hữu nghị giữa Nga và Việt Nam
- Hoạt động nhóm, cá nhân, cả lớp
+ Những chi tiết đó nói lên điều gì?
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, rút đại ý (8’)
- Rèn đọc diễn cảm
- Học sinh lần lượt đọc từng đoạn
- Rèn đọc câu văn dài “Ánh nắng  êm dịu”
- Nêu cách đọc - Nhấn giọng từ trong đoạn
- HS lần lượt đọc diễn cảm câu, đoạn, cả bài
- Cả tổ cử đại diện thi đọc diễn cảm 
- Nêu nội dung bài.
- Cả tổ thi đua nêu nội dung bài.
Ÿ Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về những công trình hợp tác
- Học sinh quan sát, trưng bày thêm tranh ảnh sưu tầm của bản thân.
3.Củng cố: (3’)
- Thi đua: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất 
- Học sinh thi đua đọc diễn cảm (2 dãy)
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
4. Dặn dò: (2’)
- Chuẩn bị: “ Ê-mi-li con”
- Nhận xét tiết học 
Toán:
ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI 
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
 - Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.
 - BT cần làm: B1 ; B2(a,c) ; B3.
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Vận dụng những điều đã học vào thực tế. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Phấn màu - bảng phụ. SGK - bảng con - vở nháp 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
- Kiểm tra các dạng toán về tỉ lệ vừa học. 
- 2 học sinh 
- Học sinh sửa bài 3, 4/23 (SGK)
- Lần lượt HS nêu tóm tắt - sửa bài 
- Lớp nhận xét 
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
2. Bài mới: (30’) Luyện tập
Ÿ Bài 1: 
- GV gợi mở. Học sinh tự đặt câu hỏi. Học sinh trả lời. Giáo viên ghi kết quả. 
- Học sinh lần lượt lên bảng ghi kết quả.
- Học sinh kết luận mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền nhau. 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Lần lượt đọc mối quan hệ từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. 
Ÿ Bài 2: (a,c)
- Giáo viên gợi mở để học sinh tìm phương pháp đổi. 
- Học sinh đọc đề, xác định dạng 
- Theo dõi, giúp đỡ những HS còn lúng túng, kiểm tra các nhóm hoàn thành
- HS làm bài cá nhân, đổi vở kiểm tra
- HS sửa bài - nêu cách chuyển đổi. 
Ÿ Bài 3: Tương tự bài tập 2
- Học sinh đọc đề
- HS làm bài cá nhân, đổi vở kiểm tra
- Theo dõi, giúp đỡ những HS còn lúng túng, kiểm tra các nhóm hoàn thành.
- Nhắc lại kiến thức vừa học 
- Thi đua ai nhanh hơn 
- Tổ chức thi đua: 
82km3m = ..m 
5 008m = kmm
- Học sinh làm ra nháp 
3. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại quan hệ của các đơn vị đo độ dài
4. Dặn dò: (2’)
- Làm các bài tập còn lại. 
- Chuẩn bị: “Ôn bảng đơn vị đo khối lượng” 
- Nhận xét tiết học
Buổi chiều Đạo đức:
CÓ CHÍ THÌ NÊN ( Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
 - Biết được: Người có ý chícó thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
 - Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. 
 - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống).
 - Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.
 - Trình bày suy nghĩ ý tưởng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Bài viết về Nguyễn Ngọc Ký và Nguyễn Đức Trung. Một số mẫu chuyện về tấm gương vượt khó về các mặt. Hình ảnh của một số người thật, việc thật là những tầm gương vượt khó.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
- Nêu ghi nhớ 
- Học sinh nêu
- Qua bài học tuần trước, các em đã thực hành trong cuộc sống hằng ngày như thế nào?
- Học sinh trả lời
- Nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét 
2. Bài mới: Có chí thì nên
 Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó (8’)
 - HS tự đọc thông tin.
- Cả lớp thảo luận theo 3 câu hỏi ở SGK
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống (8’)
- Giáo viên nêu tình huống
- Thảo luận nhóm 4 (mỗi nhóm giải quyết 1 tình huống)
Ÿ Giáo viên chốt: Khi gặp hoàn cảnh khó khăn chúng ta cần phải bình tĩnh suy nghĩ và có ý chí vươn lên, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
- Thư ký ghi các ý kiến vào giấy
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm khác trao đổi, bổ sung
 Hoạt động 3: Làm bài tập 1 ; 2 (9’)
- Nêu yêu cầu 
- Trao đổi trong nhóm về những tấm gương vượt khó trong những hoàn cảnh khác nhau 
- GV chốt: Trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách.....
- Đại diện nhóm trình bày
3. Củng cố: (3’)
- 2 học sinh đọc Ghi nhớ.
- Kể những khó khăn em đã gặp, em vượt qua những khó khăn đó như thế nào?
- 2 học sinh kể
4. Dặn dò: (2’)
- Tìm hiểu hoàn cảnh của một số bạn học sinh trong lớp, trong trường hoặc địa phương em ® đề ra phương án giúp đỡ 
- Nhận xét tiết học 
Khoa học:
 THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG !” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN (T1)
I. MỤC TIÊU: 
 - Nêu được một số tác hại của ma tuý, thuốc lá, rượu bia.
 - Từ chối sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma tuý.
 - Giáo dục học sinh không sử dụng các chất gây nghiện để bảo vệ sức khỏe và tránh lãng phí. 
 - Kĩ năng phân tích và xử lí thông tin một cách hệ thống từ các tư liệu của SGK, của GV cung cấp về tác hại của chất gây nghiện.
 - Kĩ năng tổng hợp, tư duy hệ thống thông tin về tác hại của chất gây nghiện.
 - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử và kiên quyết từ chối sử dụng các chất gây nghiện.
 - Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe dọa phải sử dụng các chất gây nghiện
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Các hình trong SGK trang 19 - Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý sưu tầm được - Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) Vệ sinh tuổi dậy thì 
- HS tự đặt câu hỏi + HS khác trả lời
Ÿ Giáo viên nhận xét
2. Bài mới: Thực hành: Nói “không !” đối với các chất gây nghiện. 
Hoạt động 1: Thực hành xử lí thông tin (12’)
- Hoạt động nhóm, lớp 
+ Bước 1: Tổ chức và giao nhiệm vụ 
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm
- Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của thuốc lá.
- Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của rượu, bia
- Nhóm 5 và 6: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của ma tuý.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm tập hợp tài liệu thu thập được về từng vấn đề để sắp xếp lại và trưng bày.
+ Bước 2: Các nhóm làm việc 
- Nhóm trưởng cùng các bạn xử lí các thông tin đã thu thập trình bày theo gợi ý của giáo viên.
Gợi ý: 
- Tác hại đến sức khỏe bản thân người sử dụng các chất gây nghiện. 
- Tác hại đến kinh tế. 
- Tác hại đến người xung quanh. 
- Các nhóm dùng bút dạ hoặc cắt dán để viết tóm tắt lại những thông tin đã sưu tầm được trên giấy khổ to theo dàn ý trên. 
- Từng nhóm treo sản phẩm của nhóm mình và cử người trình bày. 
- Các nhóm khác có thể hỏi và các thành viên trong nhóm giải đáp. 
Ÿ Giáo viên chốt. 
Hoạt động 2: Trò chơi “Bốc thăm trả lời câu hỏi” (13’)
- Hoạt động cả lớp, cá nhân, nhóm 
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn 
- Giáo viên đề nghị mỗi nhóm cử 1 bạn vào ban giám khảo và 3-5 bạn tham gia chơi, các bạn còn lại là quan sát viên. 
- Chuẩn bị sẵn 3 hộp đựng phiếu. Hộp 1 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của thuốc lá, hộp 2 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của rượu, bia, hộp 3 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của ma túy. 
- HS tham gia sưu tầm thông tin về tác hại của thuốc lá sẽ chỉ được bốc thăm ở hộp 2 và 3. Những HS đã tham gia sưu tầm thông tin về tác hại của rượu, bia chỉ được bốc thăm ở hộp 1 v ... nghe GV nhận xét.
+ Ưu điểm: Xác định đúng đề, kiểu bài, bố cục hợp lý, ý rõ ràng diễn đạt mạch lạc.
+ Thiếu sót: Viết câu dài, chưa biết dùng dấu ngắt câu. Viết sai lỗi chính tả khá nhiều.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi của bản thân trong bài viết (20’)
- Giáo viên trả bài cho học sinh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi
- Học sinh đọc lời nhận xét của thầy cô, tự sửa lỗi sai. 
- Giáo viên theo dõi, nhắc nhở các em
- Lần lượt học sinh đọc lên câu văn, đoạn văn đã sửa xong 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Lớp nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi chung
- Học sinh theo dõi câu văn sai hoặc đoạn văn sai
- Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh tìm ra lỗi sai
- Xác định sai về mặt nào
- Một số HS lên bảng sửa và đọc 
3. Củng cố: (3’)
- Hoạt động lớp
- Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay
- Giáo viên đọc những đoạn văn, bài hay có ý riêng, sáng tạo 
- HS trao đổi tìm ra cái hay, cái đáng học và rút ra kinh nghiệm cho mình
4. Dặn dò: (2’)
- Quan sát cảnh sông nước, vùng biển, dòng sông, con suối đổ.
- Chuẩn bị: Luyện tập làm đơn 
- Nhận xét tiết học
 	 Chính tả (Nghe - viết):
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. MỤC TIÊU: 
 - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn.
 - Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua (BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3.
 - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Phiếu ghi mô hình cấu tạo tiếng. Vở, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
- Giáo viên dán 2, 3 phiếu có mô hình tiếng lên bảng. 
- 1 học sinh đọc tiếng bất kỳ 
- 1 học sinh lên bảng điền vào mô hình cấu tạo tiếng
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Học sinh nhận xét
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: HDHS nghe - viết (17’)
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Giáo viên đọc một lần đoạn văn 
- Học sinh lắng nghe
- Nêu các từ ngữ khó viết trong đoạn
- Học sinh nêu từ khó
- Học sinh lần lượt rèn từ khó
- GV đọc từng câu, từng cụm từ.
- HS nghe viết vào vở.
- Giáo viên đọc toàn bài chính tả
- Học sinh lắng nghe, soát lại các từ
- Giáo viên chấm bài
- Từng cặp HS đổi tập soát lỗi chính tả
* Hoạt động 2: HDSH làm bài tập (12’)
- Hoạt động cá nhân, lớp
Ÿ Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2
- 1, 2 HS lần lượt đọc yêu cầu bài 2 
- HS gạch dưới các tiếng có chứa âm chính là nguyên âm đôi ua/ uô 
- Học sinh sửa bài
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Học sinh rút ra quy tắc viết dấu thanh trong các tiếng có chứa ua/ uô 
Ÿ Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc bài 3
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Học sinh sửa bài
3. Củng cố: (3’)
- Hoạt động nhóm, lớp
- Trò chơi: Dãy A cho tiếng - Dãy B đánh dấu thanh
- Chia thành 2 dãy chơi trò chơi
Ÿ GV nhận xét - Tuyên dương
4. Dặn dò: (2’)
- Chuẩn bị: Cấu tạo của phần vần
- Nhận xét tiết học
Lịch sử:
PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I. MỤC TIÊU: 
 - Học sinh biết: Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu). 
 - HS khá, giỏi: Biết được vì sao phong trào Đông Du thất bại: do sự cấu kết của thực dân Pháp với chính phủ Nhật.
 - Giáo dục học sinh yêu mến, kính trọng, biết ơn Phan Bội Châu. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Ảnh trong SGK - Bản đồ thế giới - Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du. SGK, sưu tầm tư liệu về Phan Bội Châu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” 
- 2 HS trả lời câu hỏi
+ Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì về mặt kinh tế?
- HS khác nhận xét
+ Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì về mặt xã hội?
Ÿ Giáo viên nhận xét bài cũ
2. Bài mới: 
- Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về Phan Bội Châu (12’)
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Em biết gì về Phan Bội Châu?
- Phan Bội Châu hiệu là Sào Nam, sinh ngày 26/12/1867
- Trong một gia đình nhà nho nghèo, tại thôn Sa Nam, tỉnh Nghệ An.
Ÿ Giáo viên nhận xét + giới thiệu thêm về Phan Bội Châu (kèm hình ảnh)
- Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp?
- Nhật Bản trước đây là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam.......
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào Đông Du (13’)
- Hoạt động nhóm đôi, trả lời câu hỏi phiếu HT.
- GV giới thiệu về phong trào Đông Du 
- Học sinh đọc ghi nhớ. 
- Giáo viên phát phiếu học tập
- Phong trào bắt đầu lúc nào? Kết thúc năm nào?
- Bắt đầu từ 1905, chấm dứt năm 1908
- Phong trào Đông du do ai khởi xướng và lãnh đạo?
- Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo
- Mục đích?
- Cử người sang Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài cứu nước.
- Phong trào diễn ra như thế nào?
- 1905: 9 người sang Nhật nhờ chính phủ Nhật đào tạo
- Phan Bội Châu viết “Hải ngoại huyết thư” vận động:
+ Thanh niên yêu nước sang Nhật du học.
+ Kêu gọi đồng bào quyên tiền ủng hộ phong trào.
- 1907: hơn 200 người sang Nhật học tập, quyên góp được hơn 1 vạn đồng.
- Học sinh Việt Nam ở Nhật học những môn gì? Những môn đó để làm gì?
- Học sinh trả lời
- Ngoài giờ học, họ làm gì? Tại sao họ làm như vậy?
- Học sinh nêu
- Phong trào Đông Du kết thúc như thế nào?
- Chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất thanh niên Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản.
Ÿ Giáo viên nhận xét - rút lại ghi nhớ 
- Học sinh đọc ghi nhớ
3. Củng cố: (3’)
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Tại sao chính phủ Nhật thỏa thuận với Pháp chống lại phong trào Đông Du?
- Học sinh 2 dãy thi đua thảo luận trả lời 
® Rút ra ý nghĩa lịch sử
- Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta
- Giúp người Việt hiểu phải tự cứu sống mình 
® Giáo dục tư tưởng: yêu mến, biết ơn Phan Bội Châu 
4. Dặn dò: (2’)
- Học ghi nhớ 
- Chuẩn bị: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước 
- Nhận xét tiết học 
Buổi chiều TH Toán:
TIẾT 2 - TUẦN 5
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố để HS nắm tên gọi kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng, diện tích, bảng đơn vị đo diện tích.
 - BT cần làm: B1; B2a (cột 1).
 - Giáo dục HS yêu thích học toán, thích làm các bài tập liên quan đến diện tích. 
thực hiện thành thạo các phép tính phân số.
 - Viết số đo độ dài dưới dạng hỗn số.
 - Giải được bài toán tính chu vi hình chữ nhật.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) 
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (28’)
Bài 1: Viết số hoặc phân số thích hợp và chỗ chấm:
- Quan sát, giúp đỡ các HS lúng túng, kiểm tra kết luận ở từng nhóm.
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
- Gọi HS nêu đáp án. (C)
- Chữa bài.
Bài 3: Viết số thích hợp và chỗ chấm:
- Quan sát, giúp đỡ các HS lúng túng, kiểm tra kết luận ở từng nhóm.
Bài 4: Điền dấu (>, <, =)
- Quan sát, giúp đỡ các HS lúng túng, kiểm tra kết luận ở từng nhóm.
Bài 5: Dành cho HS khá, giỏi
- Quan sát, giúp đỡ các HS lúng túng, kiểm tra kết luận ở từng nhóm.
 ĐA: 42 dam 
3. Củng cố: (3’)
- Nhận xét tiết học
- 2 Học sinh lên làm bài tập
- Lớp nhận xét 
- Tự làm cá nhân, đổi vở kiểm tra.
- Các nhóm thảo luận, thống nhất đáp án.
- Đại diện nhóm nêu, nhóm khác nhận xét.
- Tự làm cá nhân, đổi vở kiểm tra.
- Các nhóm thảo luận, thống nhất đáp án.
- Đại diện nhóm nêu, nhóm khác n xét.
- Tự đọc yêu cầu. Xác định dạng toán.
- Tự làm vào vở, đổi vở kiểm tra.
TH Tiếng Việt:
TỪ ĐỒNG ÂM
I. MỤC TIÊU: 
 - Luyện để HS hiểu thế nào là từ đồng âm (ND Ghi nhớ). 
 - Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mục III); đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.
 - HS khá, giỏi làm được đầy đủ BT3; nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3, BT4. 
 - Cẩn thận khi dùng từ để tránh nhầm nghĩa. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Các mẫu chuyện vui sử dụng từ đông âm. Vẽ tranh nói về các sự vật, hiện tượng nói về các từ đồng âm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
- Thế nào là từ đồng âm?
- Nêu trong nhóm
Ÿ Giáo viên nhận xét và - cho điểm
- Học sinh nhận xét
2. Bài mới: 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Ÿ Bài 1: 
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Học sinh làm bài theo nhóm, đại diện nêu lên
Ÿ Giáo viên chốt lại và tuyên dương những em vẽ tranh để minh họa cho bài tập
- Cả lớp nhận xét
- Học sinh có thể dùng tranh để giải nghĩa cho từng cặp từ đồng âm
Ÿ Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 2
- Học sinh làm bài cá nhân
- theo dõi, giúp đỡ HS yếu, kiểm tra nhóm hoàn thành
- HS lần lượt đọc tiếp nối câu trong nhóm, trước lớp
Ÿ Giáo viên chốt lại. 
- Cả lớp nhận xét 
Ÿ Bài 3: 
- GV chốt ý.
- HS đọc mẩu chuyện vui “Tiền tiêu” và thảo luận câu trả lời trong nhóm.
Ÿ Bài 4: 
- GV chốt ý đúng.
- HS đọc từng câu đố
- HS thi đua giải đố. Lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS đọc Ghi nhớ. 
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Hữu nghị” 
- Nhận xét tiết học 
Sinh hoạt tập thể:
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. MỤC TIÊU:
 - Giúp HS thấy được ưu, khuyết điểm của mình. Từ đó vạch ra được hướng phấn đấu trong tuần tới.
 - Giáo dục ý thức tổ chức tổ chức kỉ luật.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức:
 -Yêu cầu cả lớp hát một bài.
 2.Nhận xét tình hình hoạt động trong tuần qua:
- Cho Chủ tịch HĐ tự quản lên điều khiển.
- Các trưởng ban lần lượt nhận xét hoạt động trong tuần. 
 *Ưu điểm:
 - Các em đi học khá đều, đúng giờ, trang phục khá gọn gàng, sạch sẽ.
 - Vệ sinh lớp học, khu vực được phân công sạch sẽ.
 - Tham gia các hoạt động nhanh, có chất lượng.
 - Trong giờ học sôi nổi xây dựng bài.
 * Nhược điểm:
 - Một số em còn thiếu khăn quàng, áo quần còn bẩn.
 - Có một vài em chưa chú ý nghe giảng.
 3. Kế hoạch tuần 6:
 - Khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm.
 - Nâng cao ý thức tự giác trong mọi hoạt động.
 - Chấn chỉnh trang phục, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
 - Tham gia tốt hoạt động đầu buổi, giữa buổi.
 - Làm vệ sinh lớp học, khu vực sạch sẽ.
 - Tự giác học bài và làm bài ở nhà, tích cực phát biểu xây dựng bài.
- Hát tập thể 1 bài.
- Lắng nghe nhận xét.
- Có ý kiến bổ sung.
- Nghe GV phổ biến.
 Ngày tháng năm 2013
 Kí duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 5LIEN.doc