Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Tuần 8

Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Tuần 8

I. MỤC TIÊU:

 Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài; biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

 Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK.

 GDHS bảo vệ môi trường (bảo vệ rừng).

II. CHUẨN BỊ:

 GV :Tranh ảnh minh họa trong SGK .Tranh ảnh về vẻ đẹp của rừng.

 HS :Tìm hiểu trước bài .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 29 trang Người đăng huong21 Lượt xem 907Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : TẬP ĐỌC Tuần : 8 
 ò Ngày soạn : 28/09/2013	 Tiết : 15
 ò Ngày dạy :	 30/09/2013	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ
 ò Tên bài dạy : KÌ DIỆU RỪNG XANH 
I. MỤC TIÊU:
Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài; biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng. 
Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK. 
GDHS bảo vệ môi trường (bảo vệ rừng).
II. CHUẨN BỊ:
GV :Tranh ảnh minh họa trong SGK .Tranh ảnh về vẻ đẹp của rừng.
HS :Tìm hiểu trước bài .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động 
- Ổn định : Cho HS hát
- Kiểm tra kiến thức cũ : 
+ Cho HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Bài mới :
* Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới 
ND 1: Hướng dẫn luyện đọc
 + Cho một HS giỏi đọc toàn bài .
 + Hướng dẫn chia 3 đoạn .
 + Cho HS đọc nối tiếp l từng đoạn:sửa lỗi phát âm (lúp xúp, màu sặc sỡ rực lên, kiến trúc tân kì, rào rào ,...).
 + Cho HS đọc nối tiếp lượt 2: giải nghĩa từ khó (lúp xúp, ấm tích, tân kì, khộp, con mang, vượn bạc má ,....)
 + Cho HS đọc nhóm đôi .
 + Gọi vài em đọc toàn bài.
 + Đọc mẫu giọng tả nhẹ nhàng cảm xúc ngưỡng mộ . 
ND 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
 Cho HS đọc thầm từng khổ, trả lời câu hỏi ở SGK
 + Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có liên tưởng thú vị gì ? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào? (cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích).
 + Muông thú trong rừng được miêu tả thế nào ?
 + Vì sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi ?
 + Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên ?
ND 3: Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS đọc cả bài thơ.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm từng đoạn :đoạn 1 đọc khoan thai, đoạn 2 đọc nhanh , đoạn 3 đọc thong thả .
- Đọc mẫu 1 đoạn tiêu biểu .
- Cho HS đọc diễn cảm ở nhóm đôi .
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
* Hoạt động 3 : Củng cố 
- Cho HS nêu nội dung chính của bài thơ.
- Hát
TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA
 TRÊN SÔNG ĐÀ
- Đọc, trả lời câu hỏi.
KÌ DIỆU RỪNG XANH
- Một HS đọc. 
Đ1: Từ đầu đến lúp xúp dưới chân. 
Đ2: Tiếp theo đến đưa mắt nhìn theo. Đ3:Phần còn lại.
- Đọc nối tiếp từng đoạn.
- Đọc nối tiếp lượt 2 .
- Đọc nhóm đôi.
- Ba HS đọc. 
- Lắng nghe.
- Đọc thầm trả lời câu hỏi.
+ Thấy vạt nấm như 1 thành phố nấm ; mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì ; người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon.
+ Vượn bạc máchuyền nhanh như tia chớp. Chồn sóc đỏ với chùm lông đuôi to đẹpNhững con mang vàng ăn cỏ non
+ Vì có sự phối hợp màu sắc của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn.
+ Yêu mến hơn những cánh rừng, muốn mọi người hãy bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng.
- Thực hiện.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, nhận xét.
- Luyện đọc nhóm đôi .
- Thi đọc diễn cảm.
Tình cảm yêu mến , ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng .
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương. Luyện đọc lại b. CB bài: Trước cổng trời 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: TOÁN Tuần : 8 
ò Ngày soạn : 28/09/2013 Tiết : 36 
 ò Ngày dạy : 30/09/2013 Giáo viên: Trương Dũng Sĩ 
ò Tên bài dạy : SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU 
I. MỤC TIÊU:
HS nhận biết được nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải của một số thập phân thì được giá trị của số thập phân không thay đổi.
Viết được số thập phân bằng nhau.
Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác.
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: Bảng con, đọc và tìm hiểu bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định: Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
 + Sửa VBT. Chấm 1 số VBT.
 +Nhận xét, tuyên dương
- Bài mới: 
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
ND 1 : Hướng dẫn tìm hiểu về STP bằng nhau.
- Hình thức: Nhóm, cá nhân.
a) Yêu cầu HS điền số thích hợp vào chỗ chấm (...)
9dm 	= . . . cm
+ Gọi 2HS thực hiện đổi 9dm và 90cm thành số thập phân có đơn vị là m
+ Từ kết quả trên ta rút ra được hai số TP nào bằng nhau ?
+ Hướng dẫn HS nhận xét giữa 0,9 và 0,90.
+ Liên hệ bài 4 sửa ở bảng phụ khi kiểm tra KTC.
+ Từ (1) và (2) em có nhận xét gì về việc thêm (hoặc bớt) các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần TP của số TP đã cho?
b) Hướng dẫn HS nhận xét:
Nhận xét 1:
+ Yêu cầu HS tìm các số thập phân bằng với 0,9; 8,75; 12
+ GV ghi bảng: 0,9 = 0,90 = 0,900 = 0,9000
8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000
12 = 12,0 = 12,00 = 12,000
Nhận xét 2: 
+ Yêu cầu HS tìm các số TP bằng với 0,9000; 8,75000; 12,000
+ GV ghi bảng: 0,9000 = 0,900 = 0,90 = 0,9
8,75000 = 8,7500 = 8,750 = 8,75
12,000 = 12,00 = 12,0 = 12
GV chốt ý về số TP bằng nhau
ND 2: Luyện tập - thực hành
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS nêu cách làm: Bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân để có các số thập phân viết dưới dạng gọn hơn. - Nhận xét – Tuyên dương. 
Bài 2: - Yêu cầu HS làm vào vở.
- Chấm một số vở, nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố: 
Phiếu bài tập: Đúng ghi Đ, Sai ghi S (Cả lớp).
Đ
Đ
Đ
S
0,2 = 0,2 = 
- Cả lớp.
Luyện tập
- 3 HS sửa miệng bài 1, 2, 3. 1 HS sửa bài 4 trên bảng phụ. 1 số HS nộp VBT. Nhận xét.
Số thập phân bằng nhau
- HS quan sát, thực hiện theo yêu cầu:
	9dm 	= 	90 cm
	9dm	= 	0,9 m
	90cm 	= 	0,90 m
 	0,9m 	= 	0,90 m
Vậy 0,9 = 0,90 (1); hay 0,90 = 0,9 (2)
- HS nêu nhận xét 1: Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần TP của một số TP thì được một số TP bằng nó.
- HS nêu theo yêu cầu.
- Các bạn nhận xét, bổ sung.
- HS nêu nhận xét 2: Nếu một số TP có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần TP thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số TP bằng nó.
- HS nêu theo yêu cầu.
- Các bạn nhận xét, bổ sung.
- HS làm bài 1,2 theo cặp đôi và nêu miệng.
Bài 1: Hs làm miệng. Nêu kết quả.
a) 7,8 ; 64,9 ; 3,04 
b) 2001,3 ; 35,02 ; 100,01
Bài 2a) 5,612 ; 17,200 ; 480,590
 b) 24,500 ; 80,010 ; 14,678
 	0,2 = 	 0,2 = 
* Tổng kết đánh giá tiết học : Nhận xét – Tuyên dương . Dặn bài tập về nhà: LàmVBT.Chuẩn bị tiết sau: Xem trước bài So sánh hai số thập phân. 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: ĐẠO ĐỨC Tuần: 8 	ò Ngày soạn: 28/09/2013	 Tiết: 8
 	ò Ngày dạy: 30/09/2013	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ
 	ò Tên bài dạy: 	NHỚ ƠN TỔ TIÊN 
I. MỤC TIÊU:
Biết được con người ai cũng có tổ tiên và phải nhớ ơn tổ tiên, gia đình, dòng họ .
Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng .
GDHS biết ơn tổ tiên ; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Các tranh ảnh, bài báo về ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện... về biết ơn tổ tiên.	
Học sinh: Các tranh ảnh, bài báo về ngày giỗ Tổ Hùng Vương - Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện... về biết ơn tổ tiên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động 
- Ổn định: Hát.
- Kiểm tra bài cũ: 
- Bài mới:
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
ND 1: Tìm hiểu về ngày giỗ Tổ Hùng Vương
 + Các em có biết ngày 10/3 (âm lịch) là ngày gì không?
 + Em biết gì về ngày giỗ Tổ Hùng Vương? Hãy tỏ những hiểu biết của mình bằng cách dán những hình, tranh ảnh đã thu thập được về ngày này lên tấm bìa và thuyết trình về ngày giỗ Tổ Hùng Vương cho các bạn nghe. 
 + Việc nhân dân ta tiến hành giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 hàng năm thể hiện điều gì? 
 Kết luận: Các vua Hùng đã có công dựng nước. Ngày nay, cứ vào ngày 10/3 (âm lịch), nhân dân ta lại làm lễ giỗ Tổ Hùng Vương ở khắp nơi. Long trọng nhất là ở đền Hùng Vương.
ND 2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 
 + Mời HS lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. 
 + Em có tự hào về các truyền thống đó không? Vì sao? 
 + Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó? 
 + Nhận xét, bổ sung và kết luận: Với những gì các em đã trình bày thầy tin chắc các em là những người con, người cháu ngoan của gia đình, dòng họ mình. 
* Hoạt động 3: Củng cố: Trò chơi
- Tìm ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề biết ơn tổ tiên. 
- Cả lớp . 
+ Ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
+ Nhóm nhận giấy bìa, dán tranh ảnh thu thập được, thông tin về ngày giỗ Tổ Hùng Vương ® Đại diện nhóm lên giới thiệu.
+ Lòng biết ơn của nhân dân ta đối với các vua Hùng.
+ Lắng nghe. 
+ Khoảng 5 em.
+ Thảo luận nhóm và trả lời theo sự suy nghĩ của mình.
+ Cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức tác phong ; luôn vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô 
- Thi đua 2 dãy, dãy nào tìm nhiều hơn ® thắng. 
 - GDHS: Nhớ ơn tổ tiên là một truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Nhớ ơn tổ tiên, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dòng họ tổ tiên giúp con người sống đẹp hơn, tốt hơn. Các em phải luôn tự hào và cố gắng phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình mình.
* Tổng kết, đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương . Thực hành những điều đã học. Chuẩn bị: “Tình bạn” (Đồ dùng hóa trang để đóng vai truyện “Đôi bạn”).
 	 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : CHÍNH TẢ	Tuần : 8	
	ò Ngày soạn : 28/09/2013	Tiết : 8
ò Ngày dạy : 30/09/2013	Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
ò Tên bài dạy : NGHE-VIẾT: KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. MỤC TIÊU:
Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức một đoạn văn xuôi của bài Kì diệu rừng xanh. Sai không quá 5 lỗi chính tả.
Nắm vững qui tắc và làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở tiếng chứa yê , ya (BT2) và tìm được tiếng có vần uyên thích hợp điền vào ô trống (BT3).
Giáo dục HS tính cẩn thận , cảm nhận vẻ đẹp kì thú của rừng .
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3. 
HS: Tìm hiểu trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HỌC:
 GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động 
- Ổn định :
- Kiểm tra bài cũ : 
 + Cho HS viết các từ viếng , nghĩa , hiền , điều , liệu .
 + Nêu qui tắc đánh dấu thanh trên các tiếng có chứa nguyên âm đôi ia / iê . 
- Bài mới :
* Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
ND 1: Viết đúng chính tả .
Hướng dẫn HS viết chính tả 
 + Đọc bài chính tả một lượt ( Nắng trưa cảnh mùa thu. )
 + Hướng dẫn tìm hiểu nội dung: Muôn thú trong rừng được miêu tả như thế nào? 
 + Cho HS viết những từ dễ viết sai: ẩm ,rọi xuống, trong xanh, rào rào, gọn ghẽ, len lách, mải miết.
 + Đọc từng câu cho HS viết .
 + Đọc cả bài cho HS dò lại. 
Hướng dẫn HS chữa bài chính tả
 + Đọc từng câu, lưu ý HS những chữ dễ viết sai.
 + Chấm một số bài. 
 + Nhận xét chung bài viết của HS.
ND 2: Làm bài  ...  trong tuần tới.
abababab
Ngày sinh hoạt : 09/10/2009
Chi đội lớp: Năm 3
Liên đội : Trường Tiểu học Thái Sanh Hạnh
Hoạt động 1:
1/- Tập hợp hàng dọc, từng phân đội điểm số báo cáo.
2/- Chi đội điểm số báo cáo với GVPT chi đội.
Hoạt động 2:
1/- Triển khai đội hình tập hợp hàng ngang, rút kinh nghiệm công tác tháng qua:
Thực hiện chủ điểm tháng 9 “ Truyền thống Nhà trường ” và kỉ niệm các ngày lễ : Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2 / 9 , Lễ Khai giảng năm học 2009 – 2010, Đại hội Liên Đội.
Phát động và đăng kí 2 phong trào ĐBHT – VKHT, Nuôi heo đất, điều tra học sinh nghèo.
Thành lập Đội Sao đỏ.
2/- Hát tập thể.
Hoạt động 3:
1/- Tập hợp vòng tròn – Hát tập thể.
2/- Sinh hoạt:
Chủ đề năm học: “ Thiếu nhi Tiền Giang 
Chủ đề tháng 10: “ Chăm ngoan học giỏi ”
Ý nghĩa các ngày lễ lớn trong tháng: 
 4/10 : Ngày Phòng cháy Chữa cháy.
15/10 : Ngày Bác Hồ gửi thư lần cuối cùng cho Ngành Giáo dục.
20/10 : Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
3/- Giáo dục chương trình rèn luyện đội viên: “ Thầy thuốc nhỏ tuổi ”.
4/- Tập các nghi thức đội.
5/- Sinh hoạt vui chơi.
Hoạt động 4:
1/- Tập hợp hàng ngang – Triển khai phương hướng hoạt động của Liên đội – Chi đội:
Tiếp tục việc trang trí lớp.
Tiếp tục tham gia Nuôi heo đất hội thu vào cuối tháng.
Tham gia tốt phong trào mua, đọc và làm theo báo Đội.
Thành lập Đội Sao đỏ - Đội Xung kích Chữ thập đỏ tiến hành súc miệng theo qui trình và Đội Phát thanh Măng non
Bồi dưỡng Chương trình Rèn luyện Đội viên: “ Thầy thuốc nhỏ tuổi ”.
Tham gia chương trình Măng non.
2/. Giáo viên Phụ trách Chi đội nhận xét chung – Kết thúc tiết sinh hoạt.
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: ÂM NHẠC Tuần: 8 	
 ò Ngày soạn: 28/09/2013	 Tiết: 8
 	ò Ngày dạy: 08/10/2008	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ
ò Tên bài dạy: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: REO VANG BÌNH MINH, 
HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH – NGHE NHẠC
I. MỤC TIÊU:
 - Ôn tập 2 bài hát Reo vang bình minh, Hãy giữ cho em bầu trời xanh. Nghe bài hát Cho con, sáng tác của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu.
 - Học sinh hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của 2 bài Reo vang bình minh, Hãy giữ cho em bầu trời xanh. Tập biểu diễn kết hợp động tác phụ hoạ.
 - Có những cảm nhận ban đầu về bài hát được nghe.
II. CHUẨN BỊ:
 - Giáo viên: Đĩa nhạc các bài hát.	- Học sinh: SGK Âm nhạc 5. Nhạc cụ gõ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định: Hát.
- Kiểm tra bài cũ: 
 + Cho HS hát lại bài Con chim hay hót – TĐN số 1, số 2.
- Bài mới:
* Hoạt động 2: Luyện tập thực hành
ND 1: Ôn tập bài hát Reo vang bình minh
 + Yêu cầu HS hát bài Reo vang bình minh kết hợp gõ đệm. Nhắc HS thể hiện tình cảm tự nhiên trong sáng của bài hát.
 + Cho HS nêu cảm nhận về bài hát.
 + Yêu cầu HS kể tên một số bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước?
 + Cho HS trình bày bài hát theo nhóm bằng cách hát có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm.
 + Nhận xét, sửa chữa cho HS các nhóm.
 + Yêu cầu HS trình bày bài hát bằng cách hát có đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm.
	Nhóm 1: Reo vang reovang đồng. Nhóm 1: Cây rung câyhương nồng. Đồng ca: Líu líu lo lomuôn năm.
 + Cho HS trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
 + Nhận xét, sửa chữa cho HS các nhóm.
ND 2: Ôn: Hãy giữ cho em bầu trời xanh
 + Tiến hành ôn tập tương tự như trên.
	Nhóm 1: Hãy xua tanđen tối. Nhóm 1: Hãy bay lênbồ câu trắng. Đồng ca: La lala la la.
 + Cho HS kể tên một vài bài hát về chủ đề hòa bình?
ND 3: Nghe bài hát “Cho con”
 + Mở đĩa nhạc bài hát “Cho con”. Yêu cầu HS nêu tên bài, tác giả, nội dung của bài hát.
* Hoạt động 3: Củng cố: Cho HS thi đua biểu diễn các bài hát đã ôn, đã nghe kết hợp động tác vận động.
- Cả lớp . 
ÔN TẬP BÀI HÁT: CON CHIM HAY HÓT. ÔN TĐN SỐ 1, SỐ 2
- Cả lớp thực hiện.
ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: REO VANG BÌNH MINH, HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH – NGHE NHẠC
+ Cả lớp thực hiện: đoạn 1 hát + gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 gõ đệm theo phách.
+ Diễn tả bức tranh phong cảnh buổi sáng đầy màu sắc rực rỡ và âm thanh lôi cuốn.
+ Múa vui, Thiếu nhi thế giới liên hoan, Lên đàng,
+ Thực hiện: Lĩnh xướng Reo vang reovang đồng. Đồng ca Líu líu lo lomuôn năm.
+ Lắng nghe. 
 Nhóm 2: La bao lahoa lá. Nhóm 2: Gió đón gióhồn ta. 
+ 1-2 nhóm trình bày.
+ Lắng nghe. 
 Nhóm 2: Để bầu trờimàu xanh. Nhóm 2: Cho bầy emtrời xanh. 
+ Hòa bình cho bé, Bầu trời xanh, Tiếng hát bạn bè mình, Em yêu hòa bình, 
+ Lắng nghe và nêu: Cho con, Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu, tình thương yêu trong gia đình.
- Vài HS thi đua.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương . HS về nhà tập hát đúng các bài hát. Chuẩn bị bài sau: Học hát: “Những bông hoa những bài ca” 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: KĨ THUẬT Tuần: 8 	ò Ngày soạn: 28/09/2013	Tiết: 8
 	ò Ngày dạy: 08/10/2009	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ
ò Tên bài dạy: 	 	 NẤU CƠM (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: HS cần phải:
Biết cách nấu cơm.
Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình.
GDHS có ý thức giúp đỡ cha mẹ trong việc nhà.
II. CHUẨN BỊ:
 - Giáo viên: Gạo tẻ. Nồi nấu cơm thường, nồi cơm điện. Bếp ga du lịch. Dụng cụ đong gạo. chậu để vo gạo. Đũa dùng để nấu cơm. Xô chứa nước sạch. Phiếu học tập.
 - Học sinh: Tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định: Hát.
- Kiểm tra kiến thức cũ: Ghi số (1, 2, 3, 4) vào * cho đúng trình tự chuẩn bị nấu cơm: * Nhặt bỏ thóc, sạn lẫn trong gạo và vo sạch gạo. * Xác định lượng gạo để nấu cơm. 
 + Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới:
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
ND 1: Các nguyên liệu và dụng cụ nấu cơm bằng nồi cơm điện (Hướng dẫn tìm hiểu các nguyên liệu và dụng cụ khi nấu cơm bằng nồi cơm điện)
 + Hướng dẫn HS đọc và quan sát.
 + Yêu cầu HS so sánh những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện với nấu cơm bằng bếp đun?
 + Nhận xét, chốt lại ý đúng.
ND 2 : Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện
( Hướng dẫn HS tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện)
 + Phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận theo nội dung ở phiếu.
 + Quan sát, giúp đỡ các nhóm làm việc.
 + Yêu cầu HS thực hiện các thao tác chuẩn bị nấu cơm bằng nồi cơm điện
 + Nhận xét, bổ sung: Cho gạo đã vo sạch vào nồi. Cho nước vào nồi nấu cơm theo 2 cách: Đổ nước theo khấc vạch phía trong nồi, cứ 1 cốc gạo ứng với một khấc vạch nước phía trong nồi ; Dùng cốc đong nước, cứ 1 cốc gạo thì đong 1,5 cốc nước. 
 + Thực hiện các thao tác nấu cơm bằng nồi cơm điện để HS hiểu rõ cách nấu cơm và có thể thực hiện tại gia đình.
* Hoạt động 3: Củng cố: Ghi số (1, 2, 3, 4) vào * cho đúng trình tự nấu cơm: 
- Cả lớp . 
NẤU CƠM (TIẾT 1)
- 2 HS thực hiện bài tập. Cả lớp bổ sung.
* Dùng dụng cụ đong để lấy gạo. * Rửa sạch nồi trước khi cho nước sạch vào nấu cơm.
- Lắng nghe. 
NẤU CƠM (TIẾT 2)
+ Đọc nội dung mục 2 SGK, quan sát hình 4. 
+ Giống nhau: cùng phải chuẩn bị gạo, nước, rá và chậu để vo gạo. Khác nhau: dụng cụ nấu và nguồn cung cấp nhiệt khi nấu cơm.
+ Lắng nghe. 
- Đọc nội dung mục 2b và quan sát hình 4 SGK. 
+ Nhận phiếu học tập. Thảo luận nhóm 4. 
+ Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
+ 1-2 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu GV
+ Lắng nghe. 
San đều gạo trong nồi. Lau khô đáy nồi. Đậy nắp, cắm điện và bật nấc nấu (nấc Cook). Khi cạn nước, nấc nấu tự động chuyển sang nấc ủ. Sau khoảng 8-10 phút, cơm chín.
+ Quan sát, lắng nghe.
*. Lau khô đáy nồi. *. Đổ nước vào nồi theo tỉ lệ: cứ 1 cốc gạo thì cho 1,5 cốc nước. *. San đều gạo trong nồi. *. Cắm điện, bật nấc nấu. 
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Chuẩn bị bài sau: Luộc rau (tìm hiểu cách luộc rau ở gia đình).
PHIẾU HỌC TẬP ( H/đ 3)
1. Kể tên các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng :
..
..
2. Nêu các công việc chuẩn bị nấu cơm bằng  và cách thực hiện:
..
..
3. Trình bày cách nấu cơm bằng :
.
..
4. Theo em, muốn nấu cơm bằng .. đạt yêu cầu (chín đều, dẻo), cần chú ý nhất khâu nào?
..
..
5. Nêu ưu, nhược điểm của cách nấu cơm bằng :
. 6. Nếu được lựa chọn một trong hai cách nấu cơm, em sẽ chọn cách nấu cơm nào khi giúp đỡ gia đình? Vì sao?
.
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn MĨ THUẬT Tuần : 8
 ò Ngày soạn : 28/09/2013 Tiết : 8
 ò Ngày dạy : 01/10/2012	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy : VẼ THEO MẪU
MẪU VẼ CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
I. MỤC TIÊU :
 -HS nhận biết được các vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu .
 -HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu .
 -HS thích quan tâm tím hiểu các đồ vật xung quanh .
 II. CHUẨN BỊ :
 -Giáoviên: Mẫu có dạng hình trụ, hình cầu; hình gợi ý cách vẽ, bài vẽ mẫu năm trước .
 -Học sinh : Sưu tầm mẫu bài vẽ, dụng cụ vẽ.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định: Hát.
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
 + Gọi HS nêu cách vẽ, chấm 1 số bài vẽ chưa hoàn thành ở tiết trước. 
 + Nhận xét.
- Bài mới: 
* Hoạt động 2: Bài mới
ND 1: Nhận biết mẫu và nắm được cách vẽ .
1. Quan sát, nhận xét: 
 a. Giới thiệu mẫu có dạng hình trụ ,hình cầu và hình gợi ý để HS quan sát, tìm ra vật, quả có dạng hình trụ, hình cầu. 
 b. Y/c HS chọn, bày mẫu theo nhóm và nhận xét vị trí hình dáng, tỉ lệ, đậm nhạt của mẫu. Gợi ý HS bày mẫu sao cho bố cục đẹp.
2. Cách vẽ : 
 a. Giới thiệu, gợi ý cách vẽ: Hình vẽ trong SGK hoặc vẽ nhanh trên bảng các bước tiến hành để hướng dẫn HS. Giới thiệu 1 số cách sắp xếp hình vẽ để HS lựa chọn bố cục bài vẽ cho hợp lí .
 b. Nhắc lại cách tiến hành vẽ từ bao quát đến chi tiết :
 + Vẽ khung hình chung, riêng của từng vật mẫu .
 + Tìm tỉ lệ bộ phận và vẽ phác bằng nét thẳng. .
 + Nhìn mẫu, vẽ nét chi tiết cho đúng .
 c. Gợi ý HS vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen :
 + Phác các mảng đậm, đậm vừa, nhạt .
 + Dùng các nét gạch thưa, dầy bằng bút chì đen để diễn tả các độ đậm nhạt .
 + HS có thể vẽ màu theo ý thích .
ND 1: Luyện tập - thực hành
 + Bày 1 mẫu chung cho cả lớp vẽ.
 + Nhắc HS quan sát, so sánh tỉ lệ, cách vẽ, trước khi vẽ.
 + Cho HS vẽ.
* Hoạt động 4 : Củng cố :
 + Nhận xét bổ sung chỉ ra bài đẹp và những thiếu sót ở 1số bài. 
 + Đánh giá xếp loại bài vẽ của HS.
- Cả lớp.
Vẽ tranh: Đề tài ATGT
- Nêu cách vẽ, nhận xét bổ sung.
Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ
có dạng hình trụ, hình cầu
- Quan sát theo dõi.
- Bày mẫu ,nhận xét.
- Theo dõi GV hướng dẫn.
- Nêu lại cách vẽ.
- Theo dõi.
- Bày mẫu vẽ.
- Trưng bày sản phẩm, nhận xét, xếp loại .
.* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét - tuyên dương.Chuẩn bị: TTMT: Điêu khắc cổ VN.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 8 DS.doc