Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 1 - Trường tiểu học An Cơ

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 1 - Trường tiểu học An Cơ

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

 I/ MỤC TIÊU:

 - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉhơi đúng chỗ.

 - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lờithầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm công học tập của các em (Trả lời được các câu hỏi 1;2;3).

 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Bảng phụ chép đoạn HTL.

 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 Hoạt động 1: Luyện đọc

 - HS khá giỏi đọc qua bài 1 lượt.

 - GV hướng dẫn chung cách đọc toàn bài.

 - GV phân đoạn đọc của bài đọc.

 + Đoạn 1: Từ đầu . vậy các em nghĩ sao?

 + Đoạn 2: Phần còn lại

 - HS nối tiếp đọc theo đoạn.

 - GV hướng dẫn HS luyện đọc các từ còn phát âm sai.

 - HS đọc phần chú giải.

 - GV giải nghĩa các từ ngữ: Nô lệ, hoàn cầu, kiến thiết, những cuộc chuyển biến khác thường.

 - HS đọc theo cặp.

 - GV đọc diễn cảm toàn bài (Giọng thân ái, thiết tha, hi vọng, tin tưởng).

 

doc 136 trang Người đăng hang30 Lượt xem 301Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 1 - Trường tiểu học An Cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010
Tập đọc 
	éTUẦN 1:
Tiết 1:
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH 
	I/ MỤC TIÊU: 
	- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉhơi đúng chỗ. 
	- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lờithầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm  công học tập của các em (Trả lời được các câu hỏi 1;2;3). 
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	Bảng phụ chép đoạn HTL.
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
	Hoạt động 1: Luyện đọc 
	- HS khá giỏi đọc qua bài 1 lượt. 
	- GV hướng dẫn chung cách đọc toàn bài. 
	- GV phân đoạn đọc của bài đọc. 
	+ Đoạn 1: Từ đầu . vậy các em nghĩ sao? 
	+ Đoạn 2: Phần còn lại 
	- HS nối tiếp đọc theo đoạn. 
	- GV hướng dẫn HS luyện đọc các từ còn phát âm sai. 
	- HS đọc phần chú giải. 
	- GV giải nghĩa các từ ngữ: Nô lệ, hoàn cầu, kiến thiết, những cuộc chuyển biến khác thường.
	- HS đọc theo cặp.
	- GV đọc diễn cảm toàn bài (Giọng thân ái, thiết tha, hi vọng, tin tưởng). 
	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
	- HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 1. 
	- HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi 2 và 3.
	- HS nêu nội dung bức tranh trong SGK.
	- GV hướng dẫn gợi ý cho HS nêu nội dung của bài: 
	Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lờithầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới. 
	Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 
	- GV chọn đoạn 2 hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. 
	- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2. 
	- Một vài nhóm thi đua đọc trước lớp. 
	- HS nhẩm đọc thuộc đoạn:"Sau 80 năm . của các em" và thi đua đọc trước lớp. 
	IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- HS nêu lại nội dung bài.
	- GV nhận xét tiết học. 
	- Yêu cầu HS về HTL những câu đã chỉ định và chuẩn bị trước bài" Quang cảnh làng mạc ngày mùa". 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
	Tiết 1:
TỪ ĐỒNG NGHĨA 
	I/ MỤC TIÊU: 
	- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn,từ đồng nghĩa không hoàn toàn (Nội dung ghi nhớ). 
	- Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 (2 trong số 3 từ); đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu (BT3). 
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	Bảng phụ chép BT2.
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
	Hoạt động 1: Phần nhận xét 
	Bài tập 1:
	- HS đọc yêu cầu bài tập 1. 
	- Một HS đọc phần chữ in đậm. 
	- GV hướng dẫn HS so sánh nghĩa các từ in đậm. 
	- GV chốt lại: Những từ có nghĩa giống nhau như vậy gọi là từ đồng nghĩa. 
	Bài tập 2: 
	- HS đọc yêu cầu BT. 
	- HS làm việc cá nhân; phát biểu ý kiến. 
	- Cả lớp nhận xét. GV chốt ý: Xây dựng và kiến thiết có thể thay thế nhau; vàng xuộm, vàng hoe và vàng lịm không thể thay thế nhau. 
	- HS đọc phần ghi nhớ. 
	Hoạt động 2: Phần luyện tập 
	Bài tập 1 : 
	- HS đọc yêu cầu BT. 
	- HS nêu miệng bài làm trước lớp. 
	- Cả lớp nhận xét. GV chốt ý từ đồng nghĩa:+ Nước nhà _ Non nước.
	 + Hoàn cầu _ Năm châu. 	 
	Bài tập 2 : 
	- HS đọc yêu cầu BT. 
	- HS trao đổi cùng bạn nêu miệng bài làm trước lớp. 
	- Cả lớp nhận xét. GV chốt ý: 
	+ Đẹp: đẹp đẽ, xinh xắn  
	+ To lớn: to đùng, to tướng 
	+ Học tập: học hành, học hỏi  
	Bài tập 3 : 
	- HS làm cá nhân BT; GV chấm tập. 
	- GV nhận xét chung. Tuyên dương. 
	IV/ CỦNG CỐ- DẶN DÒ: 
	- HS đọc lại phần ghi nhớ trong bài. 
	- GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị trước bài " Luyện tập về từ đồng nghĩa". 
Thứ ba ngày 24 tháng 8 năm 2010
Chính tả (nghe viết)
Tiết 1:
VIỆT NAM THÂN YÊU 
	I/ MỤC TIÊU:
	- Nghe - viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.Tìm được tiếng thích hợp với ô trốngtheo yêu cầu của BT2; thực hiện đúng BT3.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	Bảng phụ chép BT3. 
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết 
	- GV đọc bài viết.
	- HS đọc thầm qua bài viết. 
	- HS viết các từ dễ sai chính tả vào bảng con. 
	- HS nêu cách trình bày bài viết. 
	- GV nhắc nhở HS cách trình bày bài thơ thể lục bát.
	- HS đọc lại bài chép. 
	Hoạt động 2: HS nghe viết 
	- GV đọc bài HS chép vào vở. 
	- GV đọc lại toàn bài viết; HS soát lại bài. 
	- HS trao đổi bài soát lỗi; GV chấm bài. 
	- GV nêu nhận xét chung về bài viết của HS. 
	Hoạt động 3: Luyện tập
	Bài tập 2: 
	- HS đọc yêu cầu BT. 
	- GV hướng dẫn HS cách làm bài. 
	- HS thảo luận nhóm 4; đại diện trình bày trước lớp. 
	- Cả lớp và GV nhận xét- bổ sung.
	 Điền vào các từ: ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kết, của, kiên, kỉ. 
	Bài tập 3: 
	- HS đọc yêu cầu BT. 
	- HS trình bày cá nhân trước lớp. 
	- Cả lớp và GV nhận xét- bổ sung.
	- GV chốt ý lại lời giải và đính bảng phụ:
Âm đầu 
Đứng trước i, ê, e 
Đứng trước các âm còn lại
Âm "cờ"
Viết là k
Viết là c
Âm "gờ"
Viết là gh
Viết là g
Âm "ngờ"
Viết là ngh
Viết là ng
	IV/ CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
	- GV nhận xét tiết học. 
	- Dặn HS về đọc lại quy tắc viết chính tả với c/k; g/gh; ng/ngh.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 1:
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH 
	I/ MỤC TIÊU: 
	- Nắm được cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh: Mở bài, thân bài, kết bài (ND ghi nhớ). 
	- Chỉ rõ được cấu tạo 3 phần của bài: Nắng trưa(mục III). 
	- Phân tích được cấu tạo của 1 bài văn tả cảnh cụ thể. 
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	Bảng phụ cấu tạo 3 phần của bài " Hoàng hôn trên sông Hương". 
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
	Hoạt động 1: Phần nhận xét 
	Bài tập 1: 
	- HS đọc yêu cầu của bài. 
	- GV giải nghĩa từ: Hoàng hôn, sông Hương. 
	- Cả lớp đọc thầm bài văn và tự xác định 3 phần của bài văn tả cảnh nêu miệng cá nhân.
	- Cả lớp và GV nhận xét bổ sung. GV chốt ý đính bảng. 
	- HS nêu lạicấu tạo 3 phần của bài văn:
	 Mở bài (Từ đầu  Yên tĩnh này). Thân bài (Mùa thu  chấm dứt). Kết bài(Phần còn lại) 
	Bài tập 2: 
	- HS đọc yêu cầu bài. 
	- HS thảo luận nhóm 2 trình bày trước lớp. 
	- GV nhận xét chốt ý. 
	- HS đọc ghi nhớ (SGK). 
	Hoạt động 2: Luyện tập 
	- 1 HS đọc yêu cầu của BT .
	- Cả lớp đọc thầm nội dung bài"Nắng trưa".
	- HS làm vào vở cá nhân trình bày trước lớp. 
	- Cả lớp và GV nhận xét- bổ sung. 
	- GV chốt ý BT: 
	+ Mở bài: (Câu đầu) Nhận xét chung về nắng trưa
	+ Thân bài: (Buổi trưa  chưa xong) Cảnh vật trong nắng trưa. Có 4 đoạn
	Đoạn 1 (Buổi trưa  bốc lên mãi); Đoạn 2 (Tiếng gì  khép lại); Đoạn 3 (Con gà  lặng im); Đoạn 4 (Ấy thế  chưa xong).
	+ Kết bài: (Câu cuối) Cảm nghĩ về mẹ.
	IV/ CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
	- HS nêu lại nội dung ghi nhớ (SGK). 
	- GV nhận xét tiết học. 
	- Dặn HS học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 25 tháng 8 năm 2010
Tập đọc 
	Tiết 2:
QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA 
	I/ MỤC TIÊU: 
	- Biết đọc diễn cảm bài, nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật.
	- Hiểu nội dung: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp.(Trả lời được câu hỏi trong SGK).
	- Hiểu được từ ngữ phân biệt sắc thái từ đồng nghĩa chỉ màu sắc trong bài. 
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	Bảng phụ chép đoạn văn chọn đọc diễn cảm.
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
	Hoạt động 1: Luyện đọc 
	- HS khá giỏi đọc qua bài 1 lượt. 
	- GV hướng dẫn chung cách đọc toàn bài. 
	- GV phân đoạn đọc của bài đọc. 
	+ Đoạn 1: Câu mở đầu. 
	+ Đoạn 2: Kế tiếp đến treo lơ lửng. 
	+ Đoạn 3: Tiếp theo đến đỏ chói. 
	+ Đoạn 4: Phần còn lại.
	- HS nối tiếp đọc theo đoạn. 
	- GV hướng dẫn HS luyện đọc các từ còn phát âm sai. 
	- HS đọc phần chú giải. 
	- GV giải nghĩa thêm các từ ngữ:Cây (lụi); kéo đá; hợp tác xã.
	- HS đọc theo cặp.
	- GV đọc diễn cảm toàn bài (Giọng chậm rãi, dịu dàng, nhấn giọng những từ chỉ màu vàng). 
	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
	HS đọc thầm toàn bài trả lời các câu hỏi: 
	- HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi 1. 
	- 1 HS đọc to đoạn 2 và đoạn 3, trả lời cá nhân câu hỏi 2.
	- HS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi 3. 
	- HS suy nghĩ phát biểu theo nội dung trả lời câu hỏi 4. 
	- HS nêu nội dung bức tranh trong SGK.
	- GV hướng dẫn gợi ý cho HS nêu nội dung của bài:
	Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương.
	Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 
	- GV chọn đoạn 2 hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. 
	- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2. Một vài nhóm thi đua đọc trước lớp. 
	IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- HS nêu lại nội dung bài.
	- GV nhận xét tiết học. Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện
	Tiết 1: 
LÝ TỰ TRỌNG 
	I/ MỤC TIÊU: 
	- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện. 
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. 
	- Chăm chú nghe thầy và bạn kể. Biết đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	Tranh minh hoạ phóng to.
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
	Hoạt động 1: GV kể chuyện
	- GV kể lần 1; kết hợp giải nghĩa từ. 
	- GV kể lần 2; kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ. 
	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
	Bài tập 1:
	- HS đọc yêu cầu của BT.
	- HS q ... 
	- GV hướng dẫn chung cách đọc toàn bài. 
	- GV nêu cách chia đoạn đọc nối tiếp.
	+ Phần 1:Từ đầu đến học nghề cúng bái.
	+ Phần 2: Vậy mà .. thuyên giảm.
	+ Phần 3: Còn lại.
	- HS nối tiếp đọc theo đoạn. 
	- GV hướng dẫn HS luyện đọc các từ còn phát âm sai. 
	- HS đọc phần chú giải. 
	- GV giải nghĩa thêm các từ ngữ:tà ma, đau quặn, khuẩn khoản.
	- HS đọc theo cặp.
	- GV đọc diễn cảm toàn bài (Giọngkể linh hoạt, phù hợp với diễn biến của truyện).
	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
	- 1HS đọc to đoạn 1; trả lời câu hỏi 1.
	- HS đọc thầm đoạn 2. Thảo luận nhóm trao đổi trả lời câu hỏi 2.
	- 1HS đọc to đoạn 4; cá nhân trình bày trả lời câu hỏi 3.
	- HS đọc thầm lại toàn bài và thảo luận nhóm 4 trả lời nội dung câu hỏi 4.
	- HS nêu nội dung bức tranh trong SGK.
	- GV hướng dẫn gợi ý cho HS nêu nội dung của bài: 
	Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuue6n mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện.
	Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 
	- GV chọn đoạn 4 hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. 
	- HS luyện đọc diễn cảm . 
	- Một vài HS thi đua đọc trước lớp. 
	- Cả lớp và GV nhận xét; bình chọn-Tuyên dương. 
	IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- HS nêu lại nội dung bài. 
	- GV nhận xét tiết học. 
	- Yêu cầu HS về chuẩn bị trước bài sau. 
Thứ năm ngày 9 tháng 12 năm 2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
	Tiết 32:
TỔNG KẾT VỐN TỪ
	I/ MỤC TIÊU: 
	 - Biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho (BT1).
	- Đặt được câu theo yêu cầu (BT2); (BT3).
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	Bảng phụ chép BT3.
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
	Hoạt động 1: 
	Bài tập 1: Tự kiểm tra vốn từ
	a) Xếp các tiếng sau thành nhĩm đồng nghĩa
	- HS đọc yêu cầu bài tập 1. 
	- GV gợi ý hướng dẫn HS hiểu rõ yêu cầu bài tập.
	- HS thảo luận nhóm 2; đại diện trình bày. 
	- GV đính chốt ý: Đỏ - điều – son/ Xanh – biếc – lục/ Trắng – bạch/ Hồng - đào
	Hoạt động 2: 
	Bài tập 2: Đọc đoạn văn trả lời câu hỏi
	- HS đọc bài văn “Chữ nghĩa trong văn miêu tả”. 
	- GV gợi ý hướng dẫn học sinh hiểu bài và nhận định quan trọng của tác giả.
	+ HS đọc to đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Tìm hình ảnh so sánh tác giả nêu trong đoạn văn?
	+ HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi: Tìm hình ảnh so sánh, nhân hóa được nêu ở đoạn 2? 
	- GV chốt ý: Trong miêu tả người ta hay so sánh. So sánh thường kèm theo nhân hóa để tả bên ngoài, để tả tâm trạng. Trong quan sát miêu tả người ta phải tìm ra cái riêng; không có cái mới, cái riêng thì không có văn học. Cái mới cái riêng từ quan sát rồi đến cái mới, cái riêng trong tình cảm trong tư tưởng.
	- Vài HS phát biểu ý kiến nêu câu văn có cái mới, cái riêng. 
	- GV và cả lớp nhận xét. Tuyên dương.
	Hoạt động 3: 
	Bài tập 3: Đặt câu
	- HS đọc yêu cầu bài tập 3. 
	- GV gợi ý hướng dẫn HS hiểu rõ yêu cầu bài tập.
	- HS trình bày miệng trước lớp. 
	- GV đính chốt ý; Đính bảng phụ câu mẩu HS tham khảo
	+ Miêu tả sông, suối, kênh: Dòng sông Hồng như một dải lụa đào duyên dáng.
	+ Miêu tả đôi mắt em bé: Đôi mắt em tròn xoe và sáng long lanh như hai hòn bi ve.
	+ Miêu tả dáng đi của người: Chú bé vừa đi vừa nhảy như một con chim sáo.
	IV/ CỦNG CỐ- DẶN DÒ: 
	- GV nhận xét tiết học. 
	 - Dặn HS chuẩn bị trước bài "Ôn tập về từ và cấu tạo từ".
TẬP LÀM VĂN
Tiết 31:
 TẢ NGƯỜI
(Kiểm tra viết) 
	I/ MỤC TIÊU: 
	- Viết được bài văn tả người hồn chỉnh, thể hiện được sự quan sát chân thực, diễn đạt trơi chảy.
	- Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	Bảng phụ ghi cấu tạo của bài văn tả người: 
	- Mở bài: Giới thiệu bao quát về người định tả. 
	- Thân bài:
	a) Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vĩc, cách ăn mặc, khuơn mặt, mái tĩc, cặp mắt, hàm răng ) 
	b) Tả tính tình hoạt động (lời nĩi, cử chỉ, thĩi quen, cách cư xử với người khác ) 
	- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người định tả. 
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
	Hoạt động 1: tìm hiểu đề bài - Chọn đề làm bài
	- HS nối tiếp đọc 4 đề bài trong SGK.
	- HS xác định thể loại đề bài.
	- GV đính bảng phụ; 2 HS đọc lại cấu tạo của bài văn tả người. 
	- Vài HS nêu chọn đề bài làm. 
	Hoạt động 2: Thực hiện bài viết
	- HS thực hiện bài viết vào giấy.
	- HS nộp bài. GV thu bài.
 IV/ CỦNG CỐ- DẶN DÒ: 
	- GV nhận xét giờ làm bài của HS. 
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010
TẬP LÀM VĂN
Tiết 32:
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN MỘT VỤ VIỆC 
	I/ MỤC TIÊU: 
	-Nhận biết được sự giống khác và nhau giữa biên bản về một vụ việc với biên bản một cuộc họp.
	- Giáo dục rèn kĩ năng sống:
	+ Ra quyết định / giải quyết vấn đề.
	+ Hợp tác làm việc nhĩm, hồn thành biên bản vụ việc.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	Nội dung lời giải BT1 (như SGV).
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
	Hoạt động 1: 
	Bài tập 1:
	- HS đọc đề bài và bài làm : “Biên bản về việc Mèo Vằn ăn hối lộ của nhà Chuột”.
	- HS thực hiện nhóm 4 về điểm giống và khác nhau của biên bản một vụ việc với biên bản một cuộc họp. Đại diện nhóm trình bày.
	- GV kết luận đính bảng phụ.
Giống nhau 
Khác nhau
Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng.
Phần mở đầu:
 Có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản.
Phần chính:
 Thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, diễn biến sự việc.
Phần kết:
 Ghi tên, chữ ký của người có trách nhiệm.
- Nội dung của biên bản cuộc họp có báo cáo phát biểu
- Nội dung biên bản Mèo Vằn ăn hối lộ của nhà Chuột có lời khai của những người có mặt.
	Hoạt động 2: 
	Bài tập 2:
	- HS đọc yêu cầ BT.
	- HS nối tiếp nhau đọc phần gợi ý.
	- HS làm vào vở; đọc trình bày trước lớp.
	- HS nêu rõ sự việc sai trái đã được lập qua biên bản.
	- Cả lớp và giáo viên nhận xét - tuyên dương. 
	- GV chấm điểm và nhận xét chung.
	IV/ CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
	- HS nêu lại nội dung ghi nhớ. 
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn HS vềø chuẩn bị bài sau. 
Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
Tập đọc 
éTUẦN 17:
 Tiết 33:
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG 
	I/ MỤC TIÊU: 
	-Biết đọc diễn cảm bài văn. 
	- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi Ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.(Trả lời được các câu hỏi SGK). 
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	Bảng phụ chép đoạn 1.
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
	Hoạt động 1: Luyện đọc 
	- HS khá giỏi đọc qua bài 1 lượt. 
	- GV hướng dẫn chung cách đọc toàn bài. 
	- GV phân đoạn đọc của bài đọc. 
	 + Phần 1: Từ đầu Vỡ thêm đất hoang trồng lúa.
	 + Phần 2: Con nước nhỏ  trước nữa.
	 + Phần 3: Còn lại 
	- HS nối tiếp đọc theo đoạn. 
	- GV hướng dẫn HS luyện đọc các từ còn phát âm sai. 
	- HS đọc phần chú giải. GV giải nghĩa thêm các từ ngữ: Ngoằn ngoèo, héc ta.
	- HS đọc theo cặp.
	- GV đọc diễn cảm toàn bài (Giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục, trí sáng tao5quye6t1 tâm chống nghèo đói, lạc hậu.)
	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
	- HS đọc to phần 1 trả lời câu hỏi 1; 2. 
	- HS đọc thầm phần 2 ; thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 3 .
	- HS đọc thầm phần 3. Thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi 3.
	- HS đọc thầm lại toàn bài; trao đổi trả lời câu hỏi 4.
	- HS nêu nội dung bức tranh trong SGK.
	- GV hướng dẫn gợi ý cho HS nêu nội dung của bài: 
	Ca ngợi Ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
	Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 
	- GV chọn đoạn 1 hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. 
	- HS luyện đọc diễn cảm . Một vài HS thi đua đọc trước lớp. 
	- Cả lớp và GV nhận xét; bình chọn-Tuyên dương. 
	IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- HS nêu lại nội dung bài. 
	- GV nhận xét tiết học. 
	- Yêu cầu HS về chuẩn bị trước bài sau. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
	Tiết 31
TỔNG KẾT VỐN TỪ
	I/ MỤC TIÊU: 
	- Tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù (BT1).
	- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn Cô Chấm (BT2).
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	Bảng phụ chép BT2.
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
	Hoạt động 1: 
	Bài tập 1:Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau:
	- HS đọc yêu cầu bài tập 1. 
	- GV gợi ý hướng dẫn HS hiểu rõ yêu cầu bài tập.
	- HS thảo luận nhóm 2; đại diện trình bày. 
	- GV đính chốt ý.
Từ 
Đồng nghĩa 
Trái nghĩa
Nhân hậu
 Nhân ái, nhân từ, nhân đức, phúc hậu 
 Bất nhân, độc ác, bạc ác, tàn nhẫn, tàn bạo, bạo tàn, hung bạo ...
Trung thực
 Thành thực, thành thật, thật thà, thực thà, chân thật, thẳng thắn 
 Dối trá, gian dối, gian manh, gian giảo, giả dối, lừa dối, lừa đảo, lừa lọc 
Dũng cảm
 Anh dũng, mạnh bạo, bạo dạn, gan dạ, dám nghĩ dám làm 
 Hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược, nhu nhược 
Cần cù
 Chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, siêng năng, tần tảo, chịu thương chịu khó 
 Lười biếng, lười nhác, đại lãn 
	Hoạt động 2: 
	Bài tập 2: Nêu những chi tiết và hình ảnh minh họa tính cách của “Cô Chấm” trong đoạn văn
	- HS đọc yêu cầu bài tập 2. 
	- GV gợi ý hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu bài.
	- HS làm việc cá nhân; phát biểu ý kiến. 
	- Cả lớp nhận xét. Tuyên dương.
	- GV chốt ý đính bảng phụ (như SGV)
	IV/ CỦNG CỐ- DẶN DÒ: 
	- GV nhận xét tiết học. 
	 - Dặn HS chuẩn bị trước bài " Tổng kết vốn từ".

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5(11).doc