i- Mục tiêu:
- hs nhận biết mỗi số ( 13,14,15) gồm 1 chục và 1 số đơn vị (3, 4, 5)
- nhận biết mỗi số đó có 2 chữ số
- đọc và viết được các số 13,14,15
- ôn tập các số 10, 11, 12 về đọc, viết, và phân tích số.
ii. các hoạt động dạy – học:
Tuần 19 Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2009 Toán Luyện tập: Mười ba, mười bốn, mười lăm. I- Mục tiêu: - HS nhận biết mỗi số ( 13,14,15) gồm 1 chục và 1 số đơn vị (3, 4, 5) - Nhận biết mỗi số đó có 2 chữ số - Đọc và viết được các số 13,14,15 - Ôn tập các số 10, 11, 12 về đọc, viết, và phân tích số. II. Các hoạt động dạy – học: Giáo Viên Học Sinh 1. Giới thiệu bài 2- Thực hành. Bài 1: Viết số. * Củng cố cách viết các ssố từ 10 đến 15. - Bài 1 yêu cầu gì? - Câu a đã cho sẵn cách đọc số chúng ta phải viết số tương tự vào dòng kẻ chấm. - GV hỏi : thế còn câu b. - GV chữa bài trên bảng lớp Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống. * Củng cố cấu tạo số 13, 14, 15. - Bài yêu cầu gì? - Để điền được số thích hợp chúng ta phải làm gì? - Lưu ý HS đếm theo hàng ngang để tránh bị bỏ sót - Chữa bài: H1: 13 H3: 15 H2: 14 Bài 3: Nối mỗi tranh với một số thích hợp. * Củng cố về cấu tạo của số 12, 13, 14, 15. - HS đọc yêu cầu của bài - GVHD để nối đúng tranh với số thích hợp các em phải tìm thật chính xác số con vật có trong mỗi tranh sau đó mới dùng thước để nối ‘ - Lưu ý có 6 số nhưng có 4 tranh do vậy có 2 số không được nối với hình nào. - GV nhận xét và cho điểm Bài 4( Nếu có thời gian). * Củng cố thứ tự của các số từ 0 đến 15. - Bài yêu cầu gì? - Lưu ý chỉ được điền 1 số dưới 1 vạch của tia số và điền theo thứ tự tăng dần - GV kẻ tia số lên bảng gọi 1 HS lên bảng điền số vào tia số - GV nhận xét KT bài cả lớp - Yêu cầu HS đọc các số trên tia số 4- Củng cố ,dăn dò : 3’ Đọc số và gắn số - NX chung giờ học - Đọc viết lại các số vừa học - Xem trước bài 75 - Viết số - HS làm bài, 1 HS lên bảng viết. - Yêu cầu viết số vào ô trống theo thứ tự tăng dần, giảm dần. - HS làm bài rồi 2 HS lên bảng chữa. 10 11 12 13 14 15 15 14 13 12 11 10 - Điền số thích hợp vào ô trống - Đếm số ngôi sao có trong mỗi hình - HS làm bài SGK, nêu nối tiếp. - Nối mỗi tranh với 1 số thích hợp - HS làm bài theo hướng dẫn - Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số - HS làm bài. - 2 HS đọc từ 0-15 - 2 HS đọc từ 15 về 0 - Chơi thi giữa các tổ - HS nghe và ghi nhớ Tiếng Việt Luyện tập: Nguyên âm đôi iê Vần có âm đệm, âm chính, âm cuối. .. Thứ tư ngày 23 tháng 12 năm 2009 Tiếng Việt Luyện tập: Nguyên âm đôi uô Vần có âm cuối: uôn, uôt .. Toán Luyện tập: Mười sáu, Mười bảy, Mười tám, Mười chín I- Mục tiêu: - HS nhận biết mỗi số ( 16, 17, 18, 19) gồm 1 chục và 1 số đơn vị (6, 7, 8, 9) - Biết đọc, viết các số đó; Điền được các số 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 trên tia số. II- Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Giáo Viên Học Sinh 1. Giới thiệu bài. 2- Luyện tập: Bài 1: Viết số. * Củng cố cách đọc, viết các số từ 10 đến 19. - Nêu yêu cầu của bài tập - GV hướng dẫn: Phần a đã cho sẵn cách đọc số và yêu cầu chúng ta viết số tương ứng vào dòng kẻ chấm theo thứ tự từ bé đến lớn. - Nhận xét, đánh giá. - Nêu yêu cầu phần b? - GV kẻ phần b lên bảng - GV nhận xét, sửa chữa Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống. * Củng cố cấu tạo của số16, 18, 17, 19. - Bài yêu cầu gì? - Để điền số được chính xác ta phải làm gì? - GV quan sát và giúp HS - Yêu cầu nêu miệng kết quả - GV nhận xét và cho điểm Bài 3: Nối mỗi tranh với một số thích hợp. * Củng cố cấu tạo của số 16, 17, 18, 19. - Bài yêu cầu gì? - GVHD các em hãy đếm số con gà ở mỗi bức tranh rồi vạch 1 nét nối với số thích hợp - Chữa bài: - GV Nhận xét và chữa bài Bài 4: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số. * Củng cố thứ tự của các số từ 10 đến 19. - Gọi 1HS đọc yêu cầu của bài - Các em chỉ được điền 1 số vào dưới 1 vạch của tia số và điền lần lượt theo thứ tự từ bé đến lớn. - GV kẻ tia số lên bảng - GV nhận xét cho điểm 4- Củng cố – Dặn dò - GV chỉ vào dãy số ở trên bảng và yêu cầu HS đọc theo thứ tự đọc số bất kỳ và phân tích số bất kỳ. - Yêu cầu HS ghép các số : 16, 17, 18, 19 - Nhận xét chung giờ học và giao bài về nhà - Viết số - HS làm bài, 1 HS lên bảng viết. - Viết số vào ô trống theo thứ tự tăng dần - HS làm bài, 1 HS lên bảng làm - Điền số thích hợp vào ô trống - Phải đếm số cây nấm trong mỗi tranh - HS làm bài, nêu miệng kết quả. T1: số 16 Tranh 2: 17 Tranh 3: 18 Tranh 4: 19 - Nối mỗi bức tranh với 1 số thích hợp - HS làm nhẩm kết quả, thi nối tiếp. - Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số. - HS làm bài, 1 HS lên bảng làm. - HS thực hiện theo. Hoạt động tập thể Múa hát, hoạt động tập thể. . Thứ năm ngày 24 tháng 12 năm 2009 Thủ công Luyện tập: gấp mũ ca lô I- Mục tiêu 1- Kiến thức: Nắm được chắc chắn cách gấp mũ ca lô bằng giấy. 2- Kĩ năng: Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. 3- Giáo dục: Yêu thích sản phẩm của mình làm ra. II- Chuẩn bị: 1- GV mẫu gấp ca lô bằng giấy có kích thước lớn. 2- Học sinh 1 tờ giấy màu tự chọn. - Vở thủ công. III- Các hoạt động dạy – học. Giáo Viên Học Sinh 1- ổn định tổ chức. 2- Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3- Dạy – học bài mới a- Giới thiệu bài (trực tiếp) b- Thực hành. + GV nêu quy trình gấp mũ ca lô. - Đặt giấy hình vuông phía mặt màu úp xuống gấp đôi hình vuông theo đường dấu gấp chéo từ góc giấy bên phải phía trên xuống góp giấy bên phải phía dưới cho 2 giấy khít nhau, mép giấy phải bằng nhau xoay cạnh vừa gấp nằm ngang theo hình tam giác phần cạnh bên phải vào điểm đầu cạnh đó chạm vào đường dấu giữa. - Lật H4 ra mặt sau gấp tương tự được H5. - Gấp phần dưới H5 lên ta được H6 - Gấp lộn vào trong miết nhẹ tay ta được H7, H8 - Lật ngang hình 8 ra mặt sau gấp tương tự ta được H9, H10 +Y/c HS thực hành gấp mũ ca nô trên giấy màu. + GV quan sát và hướng dẫn thêm HS còn lúng túng. - Sau khi HS gấp xong HD các em trang trí. - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - Nhắc HS dán sản phẩm vào vở thủ công. 4- Nhận xét - dặn dò: - Nhận xét thái độ học tập và kĩ năng gấp của HS. - Ôn các nội dung của bài 13, 14, 15 để chuẩn bị cho bài kiểm tra. - hát. - HS nghe. + HS thực hành gấp mũ ca nô trên giấy màu. - HS trưng bày sản phẩm Tiếng Việt Luyện tập: Vần không có âm cuối ua Tự nhiên xã hội Luyện tập: Cuộc sống xung quanh I- Mục tiêu: - Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi HS ở. - Tìm hiểu 1 số nét chính về HĐG sinh sống của người dân địa phương và hiểu với mọi người đều phải làm việc, góp phần phục vụ người khác. II- Các hoạt động dạy – học Giáo Viên Học Sinh A- Giới thiệu bài B- Bài mới. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm với SGK. * Mục tiêu : HS biết phân tích hai bức tranh trong SGK để nhận ra bức tranh nào vẽ cuộc sống ở nông thôn, bức tranh nào vẽ về cuộc sống ở thành phố. * Cách tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ - Yêu cầu HS quan sát tranh trang 38, 39, 40, 41 và trả lời các câu hỏi. + Hãy kể về những gì bạn thấy trong tranh? Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động: - Bức tranh ở trang 38, 39 vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết? - Bức tranh ở trang 40, 41 vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết? * GV kết luận: Bức tranh trang 38, 39 vẽ cảng nông thôn. Bức tranh trang 40, 41 vẽ cảnh thành phố. Hoạt động 2: Liên hệ thực tế. * Mục tiêu: Nêu được cảnh nơi mình sống. Vận dụng bảo vệ môi trường. * Cách tiến hành: - Các em đang sống ở vùng nào? - Hãy nói về cảnh nơi em đang sống ? Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động - GV gọi các nhóm phát biểu - GV giúp HS nói về tình cảm của mình 3 Hoạt động 3. - Yêu cầu HS lầm vở bài tập. 4. Củng cố – dặn dò : 3’ - GV khen ngợi HS tích cực xây dựng bài NX chung giờ - HS hoạt động theo nhóm 4, thảo luận nội dung trong tranh theo câu hỏi. - Các nhóm trình bày và nhận xét. + Bưu điện, trạm y tế, trường học, cánh đồng. + ở nông thôn vì có cánh đồng - HS thảo luận nhóm đôi.. - HS trình bày theo nhóm. - HS tô màu vào bức tranh. - HS nghe và ghi nhớ Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009 Tin học GV tin học dạy. Toán Luyện tập: Hai mươi – Hai chục I. Mục tiêu: - Nhận biết số lượng 20, số 20 còn gọi là 2 chục - Đọc, viết được số 20. Biết phân biệt số chục, số đơn vị. II. Các hoạt động dạy học: Giáo Viên Học Sinh A. Giới thiệu bài b- Luyện tập : Bài 1: Viết, đọc các số từ 10 đến 20 * Củng cố cách đọc, viết các số đến 20. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài? - GVHD trong sách có 2 dòng kẻ dòng trên các em viết các số từ 10 – 20 dòng dưới viết các số từ 20 đến 10 - Lưu ý : các số ngăn cách nhau bởi 1 dấu phẩy. - Cho HS đọc ĐT theo thứ tự Bài 2: Củng cố cấu tạo của các số có hai chữ số đến 20. - Bài yêu cầu gì ? Hướng dẫn: Các em có trả lời được các câu hỏi đó không? Giáo viên: 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị - GV đi quan sát giúp đỡ các nhóm - GV nhận xét, sửa chữa Bài 3: Củng cố thứ tự của các số đến 20. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài? - HS chỉ thước cho 1 số HS đọc số Bài 4 (Nếu có thời gian) - Bài yêu cầu gì? - HD các em hãy dựa vào tia số của bài 3 để trả lời. - Gv nhận xét, chỉnh sửa. 4- Củng cố , dặn dò : 3’ - Hôm nay chúng ta học số mới nào? - Hai mươi còn gọi là gì ? - Số 20 có mấy chữ số ? - Hãy phân tích số 20? - Nhận xét chung giờ học - Ôn lại bài - Xem trước bài 76 - Viết các số từ 10 đến 20 từ 20 đến 10 rồi đọc các số đó - HS làm bài 2 HS lên bảng - HS khác nhận xét - Trả lời câu hỏi - 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị - HS tiếp tục thảo luận làm bài - Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số rồi đọc các số đó - HS làm trong sách, 1 HS lên bảng - HS làm và viết câu trả lời bên cạnh câu hỏi - HS đổi vở KT chéo - Số 20 - Hai chục - Số 20 có chữ số là chữ số 2 và chữ số 0 - Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị - HS nghe và ghi nhớ Hoạt độngk tập thể Múa, hát, vẽ tranh.
Tài liệu đính kèm: