Kế hoạch dạy học lớp 1 - Tuần 22

Kế hoạch dạy học lớp 1 - Tuần 22

a- mục tiêu: giúp hs.

- biết xăng ti mét là đơn vị đo độ dài, biết xăng ti mét viết tắt là cm. biết dùng thước có vạch chia xăng ti mét để đo độ dài đoạn thẳng.

b- các hoạt động dạy - học:

 

doc 6 trang Người đăng huong21 Lượt xem 979Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học lớp 1 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2010
Toán
Luyện tập: Xăng ti mét - Đo độ dài
A- Mục tiêu: Giúp HS.
- Biết xăng ti mét là đơn vị đo độ dài, biết xăng ti mét viết tắt là cm. Biết dùng thước có vạch chia xăng ti mét để đo độ dài đoạn thẳng..
B- Các hoạt động dạy - học:
HĐ Giáo viên
HĐ Học sinh
1- Giới thiệu bài
2. Làm bài tập
Bài 1. Viết.
- Yêu cầu HS viết đơn vị đo cm vào vở bài tập.
- HS viết bài.
Bài 2:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài 
- Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc số đo
- HS làm vào sách và nêu miệng kq'.
1cm, 6cm, 3cm, 2cm,
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- HS khác theo dõi và NX.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc Y/c
- Đo độ dài mỗi đt rồi viết các số đo đó.
- Y/c HS nhắc lại các bước đo độ dài đoạn thẳng.
- HS đo và viết số đo
- GV nhận xét và cho điểm.
- HS nêu miệng số đo của các đoạn thẳng (6cm, 4 cm, 9cm, 5cm, 1cm)
4- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét và tuyên dương HS các nhóm
Về nhà: - Ôn lại bài 
 - Làm BT (VBT)
- HS khác nhận xét.
- HS nghe và ghi nhớ.
Tiếng Việt
Tiết 2, 3: Vần un, ut, ưn, ut
Thứ tư ngày 20 tháng 1 năm 2010
Tiếng Việt
Tiết 1: Vần em, ep, êm, êp
 Toán
 Luyện tập
A- Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Biết giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải.
- Thực hiện phép trừ, phép cộng các số đo độ dài với đơn vị xăng ti mét.
B- Các hoạt động dạy - học:
HĐ Giáo viên
HĐ Học sinh
1- Giới thiệu bài.
2- Luyện tập:
GV tổ chức, hướng dẫn HS tự giải các bài toán.
Bài 1: 
- Cho HS đọc đề toán và quan sát tranh vẽ.
- 1 vài em đọc, cả lớp quan sát và đọc thầm
- Y/c HS đọc T2, sau đó điền số thích hợp vào chỗ chấm rồi đọc lại tóm tắt.
- HS thực hiện.
- GV ghi T2 của bài toán lên bảng theo câu trả lời của HS.
- Y/c HS nêu câu lời giải ?
+ Trong vườn có tất cả là:
+ Số cây hoa lớp em trồng được là.
- HD HS viết phép tính
- Muốn biết số cây hoa có tất cả là bao nhiêu ta làm phép tính gì ?
- Phép cộng
- Ai nêu được phép cộng đó ?
- 15 + 4= 19 (cây) 
- HS tự viết phép tính
- HS viết đáp số 
- Y/c 1 HS lên trình bày bài giải ?
Bài giải
Số cây hoa trồng được là:
 15 + 4= 19 (cây) 
 Đáp số: 19 cây hoa. 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- Một vài em
- GV nhận xét, cho điểm
- Y/c HS nhắc lại cách trình bày.
- 1 vài em nhắc lại 
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1 để có bài giải
Bài giải
Lớp 1A có tất cả là:
12 + 6 = 18 (bạn)
Đ/s: 18 bạn.
Bài 3: Tiến hành tương tự B1 và B2
Bài giải
Số con vịt có tất cả là
13 + 4 = 17 (con vịt)
Đ/s: 17 con vịt.
3- Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi: Thi giải toán theo tóm tắt. 
- HS cử đại diện chơi thi
- GV nhận xét chung giờ học
Về nhà: - Luyện lại cách giải toán
 - Chuẩn bị trước bài tiết 88
- HS nghe và ghi nhớ.
Hoạt động tập thể
Múa, hát, đọc truyện
Thứ năm ngày 21 tháng 1 năm 2010
Thủ công
Luyện tập: Các sử dụng thước kẻ, bút chì, kéo
A- Mục tiêu: 
1- Kiến thức: Biết cách sử dụng thước kẻ, bút chì, kéo
2- Kĩ năng: Sử dụng được các loại dụng cụ trên.
3- Giáo dục: ý thức giữ gìn đồ dùng học tập
B- Các hoạt động dạy - học:
HĐ Giáo viên
HĐ Học sinh
1- ổn định tổ chức: Hát đầu giờ
2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3- Dạy - học bài mới:
a. GV giới thiệu các dụng cụ thủ công.
- Cho HS quan sát. bút chì, thước kẻ, kéo
b. GV hướng dẫn thực hành.
- HS quan sát
+ Hướng dẫn cách sử dụng bút chì 
- Mô tả: Bút chì gồm 2 bộ phận (thân và ruột)
để sử dụng người ta dùng dao và các gọt để gọt nhọn 1 đầu của bút .
+ Khi sử dụng: Cầm bút ở tay phải, các ngón tay cái, trỏ, giữa giữ thân bút cho thẳng , các ngón còn lại làm điểm tựa.
- Khoảng cách từ tay cầm và đầu nhọn của bút là (3cm)
- Khi sử dụng ta đưa đầu nhọn của bút di chuyển trên tờ giấy theo ý muốn .
- HS theo dõi cách sử dụng.
+ Hướng dẫn sử dụng thước kẻ:
- Thước kẻ có những loại làm bằng gỗ và bằng nhựa
- Khi sử dụng tay trái cầm thước, tay phải cầm bút, muốn kẻ đường thẳng ta phải đặt bút trên giấy, đưa bút chì theo cách của thước, di chuyển từ trái sang phải 
+ Hướng dẫn cách sử dụng kéo:
- Mô tả: Kéo gồm 2 bộ phận lưỡi và cán. Lưỡi kéo sắc được làm = sắt, cán cầm có 2 vòng.
- Khi cắt: Tay trái cầm tờ giấy, tay phải cầm kéo, ngón trái và gón trỏ của tay trái đặt trên mặt giấy đưa lưỡi kéo cắt vào đường muốn cắt, bấm từ từ theo đường muốn cắt.
+ Học sinh thực hành:
- Kẻ đường thẳng
- Cắt theo đường thẳng 
- GV quan sát, giúp đỡ uốn nắn HS yếu
- HS thực hành kẻ và cắt đường thẳng.
- Nhắc nhở HS giữ an toàn khi sử dụng kéo
4- Nhận xét - Dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị cho tiết học và kĩ năng kẻ, cắt của HS.
Chuẩn bị cho giờ sau: Bút chì, thước kẻ, giấy có kẻ ô
- HS chú ý theo dõi.
Tiếng Việt
Tiết 2: Vần im, ip, om, op
.
Tự nhiên xã hội
Luyện tập: Cây rau
A- Mục tiêu:
- Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây rau.
- Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của rau.
B/ Các hoạt động dạy -học:
HĐ Giáo viên
HĐ Học sinh
1- Giới thiệu bài
2- Hoạt động 1: Quan sát cây rau
+ Mục đích: HS biết các bộ phận của cây rau. Phân biệt được các loại rau khác nhau.
+ Cách làm:
Bước 1: Giao việc và thực hiện 
- HD HS quan sát cay rau mà mình mang tới lớp.
+ Y/c chỉ vào bộ phận lá, thân, rễ của cây rau 
- Bộ phận nào ăn được ?
- HS thảo luận nhóm 4 và cử đại diện lên trình bày kq'
GVKL: Có nhiều loại rau khác nhau.
+ Các cây rau đều có: Rễ, thân, lá 
+ Các loại rau ăn lá: Bắp cải, xà lách, bí
+ Các loại rau ăn lá và thân: rau muống, rau cải
+ Các loại rau ăn rễ như: xu hào.
+ Hoa (súp lơ); quả (cà chua, su su)
KL: rau được trồng ở trong vườn, ngoài ruộng có thể có nhiều chất bẩn, chất độc vì vậy chúng ta phải tăng cường trồng rau sạch, lựa chọn rau sạch và rửa sạch ra trước khi ăn
- HS chú ý nghe
3- Hoạt động 2: Làm vở bài tập.
Bài 1 Viết tên cây rau và các bộ phận của cây rau vào ô trống.
Bài 2. Đánh dấu x vào ô trống ứng voíư phần của cây được dùng làm thức ăn.
- HS làm bài: Cây rau cải: lá, thân, rễ.
- HS làm bài: Thân, lá, củ
4- Hoạt động 3: Trò chơi "Tôi là rau gì"
+ Mục đích: HS được củng cố những hiểu biết về cây rau mà các em đã học.
+ Cách làm: 
- Gọi HS lên tự giới thiệu các đặc điểm của mình.
- VD: Tôi màu xanh, trồng ở ngoài đồng, tôi có thể cho lá và thân.
- Gọi HS khác lên đoán.
- GV theo dõi nếu HS đoán sai thì đổi HS khác
- HS đoán
VD: Bạn là rau cải.
- HS thực hiện 7 - 10 em
5- Củng cố - dặn dò:
- Khi ăn rau cần chú ý điều gì ?
- NX chung giờ học
ờ: Nên ăn rau thường xuyên, phải rửa sạch rau trước khi ăn 
- Một vài HS nêu lại
- HS nghe và ghi nhớ
Thứ sáu ngày 22 tháng 1 năm 2010
Tin học
GV tin học dạy.
.
 Toán
 Tiết 88: Luyện tập
A- Mục tiêu:
- Rèn luyện kỹ năng giải và trình bày bài giải của bài toán có lời văn 
- Thực hiện phép trừ, phép cộng các số đo độ dài với đơn vị đo cm.
B- Các hoạt động dạy - học:
HĐ Giáo viên
HĐ Học sinh
1- Giới thiệu bài: 
2- HD học sinh làm các BT.
Bài 1: 
- GV tổ chức, HD HS tự giải bài toán
- Cho HS đọc bài toán, nêu tóm tắt và tự điền số thích hợp vào chỗ chấm 
- Y/c HS tự giải bài toán và trình bày.
- 2 HS đọc
- HS làm nháp; 1 HS lên bảng 
Tóm tắt
Mĩ hái : 10 bông hoa
Linh hái : 5 bông hoa
Có tất cả:  bông hoa?
Bài giải
Số bông hoa có là
10 + 5 = 15( bông hoa)
Đ/s: 15 bông hoa.
+ Chữa bài:
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chỉnh sửa
Bài 2: Thực hiện tương tự bài 1
- Cho HS tự đọc bài toán, tự nêu T2 và tự giải.
- HS thực hiện theo Y/c
Tóm tắt
 Có : 12 tổ ong
 Thêm : 4 tổ ong
 Có tất cả: tổ ong
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
Bài 3: Thực hiện tương tự bài 1.
- Nêu Y/c HS dựa vào tóm tắt để nêu bài toán
Bài 4: 
- Cho HS đọc Y/c
- GV HD:
- GV viết phép tính: 3 em + 4 em = 
lên bảng.
- HD HS cộng: Các con hãy lấy số đo cộng với số đo được kết quả là bao nhiêu thì viết lại, sau đó viết đơn vị đo ở bên phải kết quả 
- GV theo dõi, nhận xét và chữa bài.
Bài giải:
Bố nuôi tất cả số tổ ong là
12 + 4 = 16( tổ ong)
Đ/s: 16 tổ ong.
- HS thực hiện theo HD
 Bài giải
 Số bạn có tất cả là
 10 + 8 = 18( bạn)
 Đáp số: 18 bạn
- Tính theo mẫu
- 1 HS lên bảng làm bài 
8 cm + 1 cm = 9 cm
6 cm + 4 cm = 10 cm
4 cm + 5 cm = 9 cm
3- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học
ờ: - Ôn lại bài vừa học
 - Xem trước bài tiết 89.
- HS nghe và ghi nhớ.
Hoạt động tập thể
Múa, hát, đọc truyện

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22.doc