Kế hoạch dạy học lớp 4 - Tuần 2

Kế hoạch dạy học lớp 4 - Tuần 2

I. Mục tiêu:

 - Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế mèn.

- Thể hiện sự cảm thông với moi người; kĩ năng xác định giá trị của việc giúp đỡ mọi người gặp khó khăn; kĩ năng tự nhận thức về bản thn.

 -Hiểu nội dung bài : : Ca ngợi Dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp lực, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.

- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của dế mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài.

 -Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn.( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

 

doc 28 trang Người đăng huong21 Lượt xem 989Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học lớp 4 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 4/1
Tuần 02 ( Từ 26/8/2013 đến 30 /8/2013 )
Thứ/ ngày
Tiết TT
Môn
Tiết PPCT
Tên bài 
Ghi chú
HAI
26/8
1
Chào cờ
2
Tập đọc
3
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( T2)
KNS
3
Toán 
6
Các số có sáu chữ số
4
Khoa học
3
Trao đổi chất ở người (t2)
5
1C
Đạo đức
2
Trung thực trong học tập(tiết 2)
2C
Kĩ thuật
2
Vật liệu dụng cụ cắt, khâu , thêu (t2)
3C
BDTV
2
Luyện đọc.Viết tập viết bài 2
BA
27/8
1
Chính tả
2
Ng/v: Mười năm cõng bạn đi học
2
Toán 
7
Luyện tập
3
LT&C
3
MRVT: Nhân dân, đoàn kết 
4
Thể dục
3
5
Tin học
3
1C
THTV
3
Tiết 1 (Tuần 2)
2C
THT
3
Tiết 2 (Tuần 2)
3C
Hát nhạc
2
 Học hát: Em yêu hòa bình
TƯ
28/8
1
Kể chuyện
2
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
2
Toán
8
Hàng và lớp
3
Anh văn
5
4
Tập đọc
3
Truyện cổ nước mình
5
1C
Tin học
4
2C
Khoa học
4
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn
3C
BDT
2
NĂM 
29/8
1
Thể dục
4
2
TLV
2
Kể lại hành động của nhân vật
3
Toán 
9
So sánh các số có nhiều chữ số
4
LT-C 
4
Dấu hai chấm
5
Lịch sử
2
Làm quen với bản đồ (tt)
1C
Mĩ thuật
2
2C
THT
4
Tiết 2 (Tuần 2)
3C
NGLL
2
Chủ điểm: Mái trường thân yêu của em.
SÁU 
30/8
1
TLV
4
Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn KC .
KNS
2
Toán
10
Triệu và lớp triệu
3
Anh văn 
7
4
Anh văn 
8
5
Địa lí
2
Dãy núi Hoàng Liên Sơn
BĐKH
1C
THTV
4
Tiết 2 (Tuần 2)
2C
HĐTT
3C
Thứ hai ngày 26 tháng 8 năm 2013
Ngày soạn: 20/8
Tập đọc (tiết 3)
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tiếp theo)
(GDKNS)
I. Mục tiêu: 
 - Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế mèn.
- Thể hiện sự cảm thông với moi người; kĩ năng xác định giá trị của việc giúp đỡ mọi người gặp khó khăn; kĩ năng tự nhận thức về bản thn.
 -Hiểu nội dung bài : : Ca ngợi Dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp lực, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của dế mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. 
 -Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn.( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
Phương tiện day – học:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.
+ HS: Xem trước bài, SGK.
III. Tiến trình dạy - học:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
1 Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Y/cầu 2 hs đọc bài Mẹ ốm + TLCH.
 - Nhận xét – ghi điểm. 
- 2 hs đọc bài Mẹ ốm + TLCH.
- Nhận xét
3. Bài mới: 
a. Khám phá.
- Y/cầu hs quan sát tranh - TLCH. 
 - Giới thiệu chủ đề – giới thiệu bài mới :
b. Kết nối
b. 1. HĐ 1: Luyện đọc 
- Yêu cầu học sinh đọc bài.
- -Y/c HS chia đoạn; HD chia đoạn.(3 đoạn)
- Yêu cầu hs tiếp nối nhau đọc đoạn 
- 1 học sinh đọc bài.
- Chia đoạn.
+ HS đọc nối tiếp đoạn
- Y/cầu hs nêu và đọc từ khó đọc, hay phát âm sai.
- Y/cầu hs đọc nối tiếp .
- Nêu và đọc từ khó.
+ HS đọc nối tiếp đoạn
Ÿ Đọc toàn bài.
b.2. HĐ 2: Tìm hiểu bài 
* Biết thể hiện sự cảm thơng và kĩ năng xác định giá trị.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn .
- Y/cầu hs thảo luận + TL câu hỏi.
- Lần lượt đọc từng đoạn.
- HS thảo luận + TLCH.
Ÿ Nhận xét, chốt ý từng đoạn. 
c. Thực hành
c.1. Có kĩ năng tự nhận thức về bản thn.
- Nêu lần lượt từng câu hỏi – Y/cầu hs trả lời.
- 3a/ Em học tập được ở nhân vật Dế Mèn điều gì ?
* Nhận xét – chốt ý.
-Y/cầu hs thảo luận nêu ý nghĩa của bài
- Cả tổ thi đua nêu ý nghĩa
Ÿ Chốt ý nghĩa: Ca ngợi Dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp lực, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
* c.2. Luyện đọc diễn cảm.
- Đọc mẫu đoạn 2.
- Y/cầu hs nhận xét, nêu cách đọc, giọng đọc.
- Y/cầu hs đọc theo nhóm.
+ Nhận xét, tuyên dương.
- NX, nêu cách đọc, giọng đọc.
- Đọc theo nhóm.
- Thi đua đọc diễn cảm (2 dãy)
+ Nhận xét, bình chọn.
* d. Ap dụng
- Em thấy Dế Mèn trong bài là nhân vật như thế nào?
- HS trình bày.
- Nhận xét - (bổ sung).
Ÿ Nhận xét, tuyên dương.
+ LHGDHS:
- Dặn dò: Về đọc lại bài - Chuẩn bị: Truyện cổ nước mình.
- Nhận xét tiết học 
--------------------------------------------------
Toán (tiết 6)
CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS : On lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề .
 - Biết viết và đọc các số có tới sáu chữ số .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng từ hoặc bảng cài , các thẻ số.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. On định lớp .
 2. Bài mới : Các số có sáu chữ số .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
HĐ GIÁO VIÊN
HĐ1: Giới thiệu các số có 6 chữ số :
 -Hướng dẫn học sinh ôn tập các hàng đơn vị,chục, trăm,nghìn, chục nghìn.
-Giáo viên giới thiệu hàng trăm nghìn.
HĐ2: Hướng dẫn viết và đọc số có 6 chữ số :
 -Giáo viên cho học sinh quan sát bảng có viết các hàng
 -Giáo viên gắn các thẻ số lên bảng, tương ứng với các cột số.
 -Hướng dẫn học sinh xác định lại số đó gồm bao nhiêu trăm nghìn...bao nhiêu đơn vị.
 -Hướng dẫn học sinh viết và đọc số.
 -Tiếp theo học sinh lập thêm vài số có 6 chữ .
HĐ3: Thực hành:
 -Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 -Chấm điểm.
HĐ HỌC SINH
-Học sinh nêu quan hệ các hàng liền kề:
10 đơn vị= 1 chục
10 chục=1 trăm
10 trăm=1 nghìn
10 nghìn = 1 chục nghìn
10 chục nghìn = 100 nghìn
 một trăm nghìn viết là :100.000 
 -Học sinh lên bảng viết và đọc các số 
 -Học sinh làm bài tập :1,2,3,4(a,b)
 3. Củng cố :- Nêu lại cách đọc , viết số vừa học .
	-Nhận xét tiết học.
 4. Dặn do :- Làm các bài tập tiết 6 sách BT .
 Khoa hoc (tiết3)
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (tt)
I. MỤC TIÊU :
	- Kể tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người:tiêu hoá tuần hoàn ,bài tiết và những cơ quan thực hiện quá trình đó .
 - Biết được nếu 1 trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết
 - Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hóa , hô hấp , tuần hoàn , bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong và bên ngoài cơ thể .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình trang 8 , 9 SGK .
	- Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. On định lớp . 
 2. Bài cũ : Kiểm tra bài cũ :
 Hỏi :Trong quá trình sống, cơ thể người lấy gì từ môi trừơng và thải ra môi trường những gì? .
 3. Bài mới : Trao đổi chất ở người (tt) .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
HĐ GIÁO VIÊN
 HĐ1:Xác định những cơ quan trực tiếptham gia vào quá trình trao đổi chất ở người.
 -Giáo viên kiểm tra giúp đỡ.
 -Giáo viên ghi tóm tắt ý học sinh trình bày.
 -Giáo viên giảng về vai trò cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất.
Hỏi :kể tên những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người?
 -Giáo viên rút kết luận :
HĐ2:Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan.
 -Hướng dẫn học sinh làm việc với sơ đồ trang 9 /SGK.
 -Giáo viên yêu cầu họa sinh nói về vai trò của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất.
HĐ HỌC SINH
 -Học sinh quan sát và thảo luận theo cặp.
 -Học sinh đại diện nhóm trình bày trước lớp.
 -Cớ quan tiêu hóa, cơ quan hô hấp, bài tiết nước tiểu.
 -Học sinh xem sơ đồ tìm ra những từ còn htiếu cần bổ sung.
 -Học sinh làm việc theo cặp.
 -Trình bày kết quả.
 4. Củng cố :- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vệ sinh , bảo vệ môi trường trong sạch 	 - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò : - Xem trước bài “ Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn . Vai trò của chất bột đường ” .
------------------------------------------------------
Đạo đức (tiết 2)
ĐÃ SOẠN Ở TUẦN 1
---------------------------------------------------
Kĩ thuật (tiết 2)
Bài : VẬT LIỆU , DỤNG CỤ CẮT , KHÂU , THÊU (t2)
I. MỤC TIÊU :
	- Biết được đặc điểm , tác dụng và cách sử dụng , bảo quản những vật liệu , dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt , khâu , thêu .
	- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ .
	- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt , khâu , thêu :
	- Một số mẫu vải và chỉ khâu , thêu các màu .
	- Kim khâu , thêu các cỡ .
	- Kéo cắt vải , cắt chỉ .
	- Khung thêu cầm tay , miếng sáp nến , phấn màu , thước dẹt , thước dây , đê , khuy cài , khuy bấm .
	- Một số sản phẩm may , khâu , thêu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ: Vật liệu , dụng cụ cắt , khâu , thêu .
	- Kiểm tra dụng cụ thực hành cả lớp .
 3. Bài mới : Vật liệu , dụng cụ cắt , khâu , thêu (tt) .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Giới thiệu một số sản phẩm may , khâu , thêu và nêu : Đây là những sản phẩm được hoàn thành từ cách khâu , thêu trên vải . Để làm được những sản phẩm này , cần phải có những vật liệu , dụng cụ nào ?
	- Nêu mục đích bài học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim .
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm và cách sử dụng kim khâu .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải - Bổ sung và nêu những đặc điểm chính của kim khâu , kim thêu .
- Lưu ý : 
+ Chọn chỉ có kích thước của sợi nhỏ hơn lỗ đuôi kim . Trước khi xâu , cần vuốt nhọn đầu sợi chỉ . Khi đầu sợi chỉ qua được lỗ kim thì kéo đầu sợi chỉ một đoạn dài bằng sợi chỉ nếu khâu chỉ một ; kéo hai đầu sợi chỉ bằng nhau nếu khâu chỉ đôi .
+ Vê nút chỉ bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ cầm vào đầu sợi chỉ ; quấn một vòng quanh ngón trỏ rồi miết đầu ngón cái vào vòng chỉ để vê cho đầu sợi chỉ xoắn vào vòng chỉ theo chiều đẩy vòng chỉ ra khỏi đầu ngón trỏ .
- Minh họa cho HS xem .
Hoạt động lớp .
- Quan sát hình 4 và mẫu kim khâu , kim thêu các cỡ để trả lời câu hỏi SGK - Quan sát hình 5 để nêu cách xâu chỉ vào kim , vê nút chỉ .
- Đọc nội dung b , mục 2 SGK .
- Vài em lên thực hiện thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ .
- Cả lớp nhận xét .
- Đọc và trả lời câu hỏi về tác dụng của vê nút chỉ .
Hoạt động 2 : Thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ .
MT : Giúp HS thực hiện đúng kĩ thuật việc xâu chỉ vào kim .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
- Quan sát , giúp đỡ những em còn lúng túng .
- Đánh giá kết quả .
Hoạt động nhóm đôi .
- Thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ . 
- Một số em lên thực hiện các thao tác xâu chỉ , vê nút chỉ .
 4. Củng cố : - Giáo dục HS yêu thích lao động kĩ thuật .
 5. Dặn dò : - Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS 
	- Dặn về nhà đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ theo SGK để học bài “ Cắt vải theo đường vạch dấu ” .
--------------------------------------------
BỒI DƯỠNG TIẾNG VIỆT (Tiết 2)
LUYỆN ĐỌC: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tt)
TẬP VIẾT BÀI 2
I. MỤC TIÊU :
- Đọc l ... của nhà trường; các sự kiện lớn, các phong trào thi đua học tập của GV và HS.
- Âm thanh, loa, trang phục biểu diễn (nếu có điều kiện)
IV. CÁCH TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
- GVCN họp với cán bộ lớp để thống nhất về nội dung chương trình biểu diễn văn nghệ và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ, nhóm.
- Công bố danh sách ban tổ chức (gồm: GVCN, quản ca của lớp, lớp trưởng, lớp phó).
- Các lớp, nhóm, cá nhân đăng kí tiết mục dự thi với Ban tổ chức.
- Các lớp, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và tiến hành tập luyện các tiết mục văn nghệ.
- Yêu cầu của buổi biểu diễn:
+ Hình thức: Trang phục đẹp.
+ Nội dung: Bài hát có chủ đề về “Thầy cô và mái trường”.
- Phân công trang trí lớp, kê bàn ghế.
- Mời đại biểu dự chương trình văn nghệ.
- Cử (chọn) người dẫn chương trình (MC).
- Thống kê thứ tự các tiết mục biểu diễn ra bảng.
Bước 2: Liên hoan văn nghệ
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu (nếu có).
- Trưởng ban tổ chức khai mạc cuộc thi, giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa buổi liên hoan văn nghệ. 
- Các đội thi tự giới thiệu về đội mình.
- MC công bố chương trình biểu diễn.
- Trình diễn các tiết mục theo chương trình đã định.
Bước 3: Tổng kết – Đánh giá
- Khán giả bình chọn các tiết mục và diễn viên yêu thích nhất.
- Trưởng ban tổ chức tổng kết đánh giá buổi liên hoan văn nghệ; khen ngợi và cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các lớp, nhóm, cá nhân HS.
- Tuyên bố kết thúc buổi liên hoan văn nghệ.
V. TƯ LIỆU THAM KHẢO
Giới thiệu một số bài hát về mái trường:
- Đi tới trường (Nhạc: Đức Bằng);
- Trên con đường đến trường (Sáng tác: Ngô Mạnh Thu);
- Bài ca đi học (Sáng tác: Phan Trần Bảng);
- Lớp chúng ta đoàn kết (Sáng tác: Mộng Lân);
- Em yêu trường em (Sáng tác: Hoàng Vân);
- Mái trường mến yêu (Sáng tác: Lê Quốc Thắng);
- Mùa thu ngày khai trường (Sáng tác: Vũ trọng Trường);
- Ngày đầu tiên đi học (Sáng tác: Nguyễn Ngọc Thiện);
- Đi học (Sáng tác: Bùi Đình Thảo);
- Lá thuyền ước mơ (Sáng tác: Thảo Linh);
- Vui đến trường (Sáng tác: Lê Quốc Thắng);
- Cô giáo (Sáng tác: Đỗ Mạnh Thường – Nguyễn Hữu Thắng).
-----------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 30 tháng 8 năm 2013
Ngày soạn: 25/8
Tập làm văn (tiết 4)
TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT
TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU :
 - HS Hiểu : Trong bài văn kể chuyện , việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật .
 - Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1,mục III ) kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Ba , bốn tờ phiếu khổ to viết yêu cầu BT 1 .
 - Một tờ phiếu viết đoạn văn của Vũ Cao .
 - Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. On định lớp . 
 2. KT .Bài cũ 
	- Nêu câu hỏi : Trong các bài học trước , em đã biết tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào ? ( Qua hình dáng , hành động , lời nói và ý nghĩ của nhân vật ).
	 -GV nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới : Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện .
 a) Giới thiệu bài :
	Ở con người , hình dáng bên ngoài thường thống nhất với tính cách , phẩm chất bên trong . Vì vậy , trong bài văn kể chuyện , việc miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vật có tác dụng góp phần bộc lộ tính cách . Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về việc tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện .
 b) Các hoạt động : 
HĐ GIÁO VIÊN
 -HĐ1: Phần nhận xét :
Hỏi :Ngoại hình của nhân vật nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này?
 -GV nhận xét chốt lại lời giải đúng .
 -HĐ2: Phần ghi nhớ :
 -GV nêu nội dung:
 -HĐ3: Phần luyện tập :
 -Hướng dẫn HS làm BT 1,BT2 dành cho HS khá giỏi 
 -GV nhận xét, sửa chữa .
HĐ HỌC SINH
 -HS đọc nối tiếp nhau các bài tập :1,2,3 .
 -Cả lớp đọc thầm đoạn văn, ghi vắn tắc vào vở đặc điểm, ngoại hình của chị Nhà trò .
-HS đọc phần ghi nhớ.
 -HS làm bài tập.
 4. Củng cố :
	- Hỏi : Muốn tả ngoại hình của nhân vật , cần chú ý tả những gì ? ( Hình dáng , vóc người , khuôn mặt , đầu tóc , trang phục , cử chỉ  )
	- Nói thêm : Khi tả , chỉ nên chú ý tả những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu . Tả hết tất cả mọi đặc điểm dễ làm cho bài viết dài dòng , nhàm chán , không đặc sắc 
	-Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò :
	- Xem trước bài học tiết sau .
--------------------------------------------------------
Toán (tiết 10)
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I. MỤC TIÊU :
	- Nhận biết hàng triệu , hàng chục triệu , hàng trăm triệu và lớp triệu .
	- Biết viết các số đến lớp triệu 
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phiếu bài tập, vở bài tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. On định lớp .
 2. KT Bài cũ :GV viết số .653 720 ; học sinh nói rõ từng chữ số thuộc hàng, lớp nào ?
 3. Bài mới :Triệu và lớp triệu .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
HĐ GIÁO VIÊN
 -HĐ1: Giới thiệu lớp triệu :
 -GV yêu cầu 1 học sinh lên bảng lần lượt viết các số:
 -GV giới thiệu : 10 trăm nghìn, còn gọi là 1 triệu viết là :1 000 000 .
 Hỏi :Một triệu có tất cả máy chữa số không ?
 -GV giới thiệu tiếp :
Hỏi : Lớp triệu gồm có những hàng nào ?
 -GV cho HS nêu lại các hàng, các lớp từ bé đến lớn.
 HĐ2: Thực hành .
 -HD học sinh làm các bài tập :1,2,3(cột 2).
 -Sửa chữa , chấm điểm.
Bài 4 dành cho HSkhá giỏi : GV lưu ý học sinh viết số 312 triệu; viết là 312 sau đó thêm 6 chữa số 0 tiếp theo .
HĐ HỌC SINH
 -HS viết số :1 000 ; 10 000 ;100 000 ;1 000 000 .
 -HS viết số :10 000 000 ; 100 000 000 .
 -Hàng triệu :hàng chục triệu, hàng trăm triệu hợp thành lớp triệu .
 -HS trả lời .
 -HS làm bài tập.
4. Củng cố : - Nêu lại tên các hàng trong lớp triệu .
	-Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Làm các bài tập tiết 10 sách BT .
----------------------------------------------------------------------
Địa lí (tiết 2)
DÃY NÚI HOÀNG LIÊN SƠN
BĐKH
I. MỤC TIÊU :
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình ,khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn :
- Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam : có nhiều đỉnh nhọn sườn dốc,thung lũng hẹp và sâu.
- Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ 	
- Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản ,dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7. 
BĐKH: HS biết được cách phòng chống lũ lụt là phải trồng cây, phủ xanh đồi trọc.Có ý thức bảo vệ tài nguyên rừng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
	- Tranh , ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan-xi-păng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Không có .
 3. Bài mới : (27’) Dãy núi Hoàng Liên Sơn .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Hoạt động 1 : 
- Chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN , tìm vị trí của dãy núi này ở hình 1 SGK .
Hoạt động cá nhân .
+ Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc nước ta , dãy núi nào dài nhất ?
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà ?
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km ? Rộng bao nhiêu km ?
+ Đỉnh , sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào ?
- Chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
Hoạt động 2 : 
- Giúp HS hoàn thiện phần trình bày .
Hoạt động nhóm .
- Thảo luận nhóm theo các gợi ý sau :
+ Chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng trên hình 1 và cho biết độ cao của nó .
+ Tại sao đỉnh núi Phan-xi-păng được gọi là “ nóc nhà ” của Tổ quốc ?
+ Quan sát hình 2 và mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng . ( Đỉnh nhọn , xung quanh có mây mù che phủ )
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp .
- Các nhóm khác sửa chữa , bổ sung .
Hoạt động 3 : 
- HS đọc mục 2 SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào ?
- Nhận xét và hoàn thiện phần trả lời của HS .
- Gọi 1 em lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
- Sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời và nói : Sa Pa có khí hậu mát mẻ , phong cảnh đẹp nên đã trở thành nơi du lịch , nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía Bắc .
BĐKH: Để phong cảnh ở nơi đây luôn tươi đẹp, xanh mát, chúng ta cần phải làm gì?
- Cho HS xem một số tranh , ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và giới thiệu thêm về nó : Tên của dãy núi được lấy theo tên của cây thuốc quý mọc phổ biến ở vùng này là Hoàng Liên . Đây là dãy núi cao nhất VN và Đông Dương .
Hoạt động lớp .
- Vài em trả lời trước lớp .
- Trả lời các câu hỏi mục 2 SGK .
- Bảo vệ rừng.Trồng rừng.
- Trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí , địa hình và khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn .
 4. Củng cố : 
	- Giáo dục HS tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước .
 5. Dặn dò 
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
-----------------------------------------------------------------
TUẦN 2
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
 TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP NHÀ TRƯỜNG 
I/Mục tiêu sinh hoạt tuần 2:
 -G.V ổn định tổ chức lơp
 -Yêu cầu các tổ 1,2,3. Nhận xét,báo cáo các hoạt động trong tuần.
 -Lớp trưởng nhận xét, lớp phó học tập, lớp phó văn nghệ nhận xét báo cáo.
 -Giáo viên nhận xét, đánh giá chung, nhắc nhỏ các em về tình hình chung chuẩn bị khai giảng năm mới.
 -HDHS tìm hiểu theo chủ điểm : Ngôi nhà của em
 II/ Hoạt động dạy học :
 *HĐ CỦA GV
* Hoạt động 1:Nhắc nhở HS :
-Ghi định ghi vào vở đúng theo quy định của nhà trường. 
*Hoạt động 2: 
* Trò chơi em làm phóng viên :
-HDHS kể và vẽ về Ngôi nhà của em 
-GV nhận xét cách kể và vẽ của các em.GV nhấn mạnh ngôi nhà có nhiều cửa sổ sẽ thoáng mát hơn,...
*Hoạt động 3: Phương hướng tuần tới:
 -Đi học đúng giờ.
 -Học bài và làm bài đầy đủ.
 -Vệ sinh lớp học, cá nhân sạch sẽ.
 - Duy trì hát đầu, giữa và cuối giờ học 
 - Tập thể dục giữa giờ đều đặn ,xếp hàng nhanh chóng 
 - Tham gia làm lồng đèn trung thu của đội tổ chức.
-Chuẩn bị cho ngày lễ khai trường - GV hướng dẫn HS khiêng bàn ghế ra sân để làm lễ, tham gia thi trò chơi dân gian
 *HĐ CỦA HS
-Dụng cụ học tập đầy đủ
-Sách giáo khoa đầy đủ
-ghi chép đầy đủ đúng vở quy định.
-1HS làm phóng viên đi tìm hiểu về ngôi nhà các bạn trong lớp.
-HS kể và vẽ về ngôi nhà của mình đang ở cho các bạn cùng nghe.
-Đi tiêu tiểu xong phải rửa tay bằng xà phòng.
-Bong bóng 
-Tham gia trò chơi: Nhảy bao bố, ném bóng vào rổ,....
Minh Hòa ngày 26 tháng 8 năm 2013
 Khối trưởng kí duyệt
Bùi Thị Minh Huệ
 Giáo viên soạn hết tuần 2
Trương Thị Hồng Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4 TUAN2SUIRI.doc