I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
-Đọc diễn cảm bài văn;phân biệt lời người kể và lời các nhân vật,thể hiện được tính cách nhân vật.
-Hiểu ý nghĩa:Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu,biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa bài học trong SGK trang 134.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
TUAÀN 14 Thứ hai, ngày 21 tháng 11 năm 2011 Sinh hoạt đầu tuần ____________________________ TAÄP ÑOÏC (Tieát 27) CHUỖI NGỌC LAM I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: -Đọc diễn cảm bài văn;phân biệt lời người kể và lời các nhân vật,thể hiện được tính cách nhân vật. -Hiểu ý nghĩa:Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu,biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài học trong SGK trang 134. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu 2 HS đọc bài Trồng rừng ngập mặn, trả lời các câu hỏi về nội dung bài. Dạy bài mới: 1/ Giới thiệu bài: - GV cho HS quan sát tranh minh họa chủ điểm Vì hạnh phúc con người. GV giới thiệu: Các bài đọc trong chủ điểm sẽ giúp các em hiểu biết về cuộc đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật, vì tiến bộ, hạnh phúc của con người. - Chuỗi ngọc lam là một câu chuyện cảm động về tình cảm thương yêu giữa những nhân vật có số phận rất khác nhau. Họ yêu thương, quan tâm nhau như thế nào, đọc truyện các em sẽ rõ. 2/ Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài: a)Luyện đọc: - 1HS giỏi đọc toàn bài. - 1HS đọc phần chú thích và giải nghĩa sau bài (lễ Nô-en, giáo đường). - Lễ Nô-en: lễ quan trọng nhất trong năm của Thiên Chúa giáo, được tổ chức từ đêm 24-12 đến hết 25-12 để mừng ngày Chúa Jê-su ra đời. + Giáo đường: nhà thờ. - Từng nhóm 3 HS tiếp nối nhau đọc 2-3 lượt 2 đoạn của bài (Đoạn 1: từ đầu đến đã cướp mất người anh yêu quý? - cuộc đối thoại giữa Pi-e và cô bé; Đoạn 2: phần còn lại của bài - cuộc đối thoại giữa Pi-e và chị cô bé). * Đoạn 1: Cuộc đối thoại giữa Pi-e và cô bé. + GV có thể hướng dẫn HS chia đoạn 1 thành 3 đoạn nhỏ hơn để HS luyện đọc: Đoạn từ đầu đến chỗ cô bé nói “Xin chú gói lại cho cháu!”. Tiếp theo đến Pi-e đưa cho cô bé chuỗi ngọc và dặn “Đừng đánh rơi nhé!”. Đoạn còn lại. + GV hướng dẫn HS phát âm đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm, câu kể, thể hiện đúng các lời nhân vật. + Cho từng cặp HS luyện đọc đoạn 1. + GV yêu cầu ba HS phân vai (người dẫn chuyện, Pi-e, cô bé) luyện đọc diễn cảm đoạn 1. * Đoạn 2: Cuộc đối thoại giữa Pi-e và chị cô bé. + GV có thể hướng dẫn HS chia đoạn 1 thành 3 đoạn nhỏ hơn để HS luyện đọc: Đoạn từ Ngày lễ Nô-en tới đến câu trả lời của Pi-e Phải. Tiếp theo đến Bằng toàn bộ số tiền em có. Đoạn còn lại. + GV hướng dẫn HS phát âm đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm; nghỉ hơi đúng sau dấu ba chấm trong câu “ThưaCó phải ngọc thật không?” (thể hiện thái độ tế nhị nhưng thẳng thắn của nhân vật - ngần ngại khi nêu câu hỏi, nhưng vẫn hỏi). + Cho từng cặp HS luyện đọc đoạn 2. + GV yêu cầu ba HS phân các vai (người dẫn chuyện, Pi-e, chị cô bé) luyện đọc diễn cảm đoạn 2. - Yêu cầu một, hai HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm bài văn - giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng; đọc phân biệt lời các nhân vật: + Lời cô bé ngây thơ, hồn nhiên khi khen chuỗi ngọc đẹp, khi khoe nắm xu lấy từ con lợn đất tiết kiệm,. + Lời Pi-e: điềm đạm, nhẹ nhàng, tế nhị. + Lời chị cô bé: lịch sự, thật thà. Câu kết bài đọc chậm rãi, đầy cảm xúc. b) Tìm hiểu bài: - GV giới thiệu tranh minh họa bài đọc: cô bé Gioan say mê ngắm chuỗi ngọc lam bày sau tủ kính, Pi-e đang nhìn cô bé từ sau quầy hàng. - GV hỏi: Truyện có mấy nhân vật? - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 1. + Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? + Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không? + Chi tiết nào cho biết điều đó? + Câu 2: Chị của cô bé tìm gặp Pi-e làm gì? + Câu 3: Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc? + Câu 4: Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này? GV: Ba nhân vật trong truyện đều nhân hậu, tốt bụng: Người chị thay mẹ nuôi em từ bé. Em gái yêu chị, dốc hết tiền tiết kiệm để mua tặng chị món quà nhân ngày lễ Nô-en. Chú Pi-e tốt bụng muốn mang lại niềm vui cho hai chị em đã gỡ mảnh giấy giá tiền để cô bé vui vì mua được chuỗi ngọc. Người chị nhận món quà quý, biết em gái không thể mua nổi chuỗi ngọc đã đi tìm chủ tiệm để hỏi, muốn trả lại món hàng. những con người trung hậu ấy đã đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những HS trả lời câu hỏi đúng nhất. c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: - Ba HS tiếp nối nhau đọc lại truyện. GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn, đúng lời các nhân vật. - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 1 theo cách phân vai. 3/ Củng cố, dặn dò: - GV mời một HS nêu nội dung câu chuyện. - GV nhận xét tiết học; nhắc nhở HS hãy biết sống đẹp như các nhân vật trong câu chuyện để cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn. - GV dặn HS về đọc bài “Hạt gạo làng ta” và xem trước các câu hỏi sau bài để chuẩn bị cho tiết tập đọc vào ngày thứ tư tới. - 2 HS thực hiện theo yêu cầu. - HS theo dõi. - HS đứng lên đọc. - 3 HS thực hiện yêu cầu. - HS theo dõi trong SGK. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc theo cặp. - Ba HS thực hiện theo yêu cầu. - HS theo dõi trong SGK. - HS lắng nghe. - Nhóm 2. - Ba HS thực hiện theo yêu cầu. - 1-2 HS đứng lên đọc. - HS theo dõi. - HS trả lời cá nhân. + Tặng chị nhân ngày lễ Nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất. - Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc lam. + Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất. Chú Pi-e trầm ngâm nhìn cô, lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền + HS thảo luận nhóm 2. + Để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc ở tiệm của Pi-e không? Chuỗi ngọc có phải ngọc thật không? Pi-e bán chuỗi ngọc cho cô bé với giá tiền bao nhiêu? + HS trả lời cá nhân. + Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền em dành dụm được./ Vì em bé đã lấy tất cả số tiền mà em đập con lợn đất để mua món quà tặng chị. + HS thảo luận nhóm 6. + Các nhân vật trong câu chuyện này đều là những người tốt./Ba nhân vật trong câu chuyện đều là những người nhân hậu, biết sống vì nhau, biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau. - HS lắng nghe. - Các HS khác phát biểu ý kiến. - 3 HS thực hiện theo yêu cầu. - 1 HS nêu: Câu chuyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, thương yêu người khác, biết đem lại niềm hạnh phúc, niềm vui cho người khác. - HS lắng nghe và ghi nhớ. ________________________ TOAÙN (Tiết 66) CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Hiểu được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. - Bước đầu thực hiện được phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. *Bài tập cần làm:Bài 1(a);Bài 2. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 1-2 HS phần Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,... Dạy bài mới: 1. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân: - GV nêu bài toán ở VD1, rồi hướng dẫn HS nêu phép tính giải bài toán và thực hiện các phép chia theo các bước như trong SGK/67. Chú ý HS biết viết dấu phẩy ở thương và thêm 0 vào bên phải số bị chia để chia tiếp. - GV nêu ví dụ 2 rồi đặt câu hỏi: Phép chia 43 : 52 có thực hiện được tương tự như phép chia 27 : 4 không? Tại sao? GV hướng dẫn HS thực hiện bằng cách chuyển 43 thành 43,0 rồi chuyển phép chia 43 : 52 thành phép chia quen thuộc 43,0 : 52 và chia như chia một số thập phân cho một số tự nhiên (đã được học ở các tiết trước). - quy tắc. 2/ Thực hành: * Bài 1: GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện hai phép chia 12 : 5 và 882 : 36 và yêu cầu các HS khác làm vào vở. Làm tương tự với các phép chia còn lại. Kết quả các phép tính lần lượt là: a) 2,4; 5,75; 24,5 b) 1,875; 6,25; 20.25. * Bài 2 GV gọi một HS đọc đề toán. GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng. HS cả lớp làm vào vở. Gọi một HS lên bảng làm rồi chữa bài. Tóm tắt 25 bộ hết: 70m 6 bộ hết : ? m Bài giải Só vải để may 1 bộ quần áo là: 70 : 25 = 2,8 (m) Số vải để may 6 bộ quần áo là: 2,8 x 6 = 16,8 (m) Đáp số: 16,8 (m). Bài 3::(HS khá,giỏi) Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Kết quả các phép tính lần lượt là: 0,4 ; 0,75 ; 3,6 1-2 HS thực hiện yêu cầu. - HS theo dõi SGK/67 và lắng nghe hướng dẫn của GV. - HS theo dõi và trả lời câu hỏi: Phép chia 43 : 52 không thực hiện được tương tự như phép chia 27 : 4 vì phép chi này có số bị chia 43 bé hơn số chia 52. - HS chú ý nghe GV hướng dẫn. - HS đọc lại. - Bảng con. - HS làm vào vở. - Thi đua _______________ LÒCH SÖÛ (Tieát 14) THU - ĐÔNG 1947, VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GIẶC PHÁP” I. MỤC TIÊU: -Trình bày sơ lược được diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu-d0o6ng năm 1947 trên lược đồ,nắm được ý nghĩa thắng lợi(Phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến,bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến): +Âm mưu của Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lương bộ đội chủ lục của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh. +Quân Pháp chia làm ba mũi(nhảy dù,đường bộ và đường thủy)tiến công lên Việt Bắc. +quân ta phục kích chặn đánh với các trận tiêu biểu:Đèo Bông Lau,Đoan Hùng, Sau hơn một tháng bị sa lầy,địch rút lui,trên đường rút chạy quân địch còn bị ta chặn đánh dữ dội. +Ý nghĩa:Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc,phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta,bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ các địa danh ở Việt Bắc). - Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 (SGK/31). - Tư liệu về chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. - Phiếu học tập của HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS bài “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất”, trả lời các câu hỏi về nội dung bài. Dạy bài mới: 1/ Hoạt động 1: (làm việc cả lớp) GV giới thiệu bài: Có thể sử dụng bản đồ để chỉ một số địa danh thuộc Căn cứ địa Việt Bắc (Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng,) và nhấn mạnh đây là thủ đô kháng chiến của ta, nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực. Vì vậy, thực dân Pháp âm mưu tập trung lực lượng lớn với nhiều vũ khí hiện đại để tấn công lên Việt Bắc bằng ba mũi: đường bộ, đường thủy và đường không, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. - GV nêu nhiệm vụ bài học: + Vì sao địch mở cuộc tấn công lên Việt Bắc? + Nêu diễn b ... C của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: - Cho 1 HS đọc đề bài và các gợi ý 1, 2, 3 trong SGK/143. - GV kiểm tra việc HS chuẩn bị làm bài tập; mời nhiều HS nói trước lớp: Các em chọn viết biên bản cuộc họp nào (họp tổ, họp lớp, họp chi đội)? Cuộc họp ấy bàn vấn đề gig và diễn ra vào thời điểm nào? GV và cả lớp trao đổi xem những cuộc họp ấy có cần ghi biên bản không. - GV nhắc HS chú ý trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản (mẫu là BB ĐH chi đội). - GV dán lên bảng tờ phiếu ghi nội dung gợi ý 3, dàn ý 3 phần của 1 biên bản cuộc họp; mời 1 HS đọc lại. - HS làm bài theo nhóm (không quá 4 HS) – nên tập hợp những HS cùng viết biên bản cho 1 cuộc họp cụ thể nào đó. - Đại diện các nhóm thi đọc biên bản. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm những biên bản viết tốt (đúng thể thức, viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, viết nhanh). 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS sửa lại biên bản vừa lập ở lớp; về nhà quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một người mà em yêu mến để chuẩn bị cho tiết TLV đầu tuần 15 – LT tả người (Tả hoạt động). - Một số HS trình bày. - HS lắng nghe. -1HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK/132. - HS trao đổi cùng GV. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc lại. - Nhóm 4. - Đại diện các nhóm thi đọc biên bản, các nhóm khác nhận xét. - HS lắng nghe. - HS ghi nhớ. ____________________________ TOAÙN (Tieát 70) CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU: Biết chia một số thập phân cho một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. *Bài tập cần làm:Bài 1(a,b,c),bài 2. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 1-2 HS phần Phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân. Dạy bài mới: 1. Hình thành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân: a) Ví dụ 1: GV nêu bài toán ở VD1, hướng dẫn HS nêu phép tính giải bài toán: 23,56 : 6,2 = ? (kg). - Hướng dẫn HS chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên (như trong SGK) rồi thực hiện phép chia 23,56 : 6,2 (như trong SGK). - GV hướng dẫn để HS phát biểu cách thực hiện phép chia 23,56 : 6,2. - GV ghi tóm tắt các bước làm lên góc bảng. - GV cần nhấn mạnh đối với quy tắc này đòi hỏi xác định số các chữ số ở phần thập phân của số chia (chứ không phải ở số bị chia). b) Ví dụ 2: - GV nêu phép chia ở VD2, cho HS vận dụng cách làm ở VD1 để thực hiện phép chia. Lưu ý: GV cần nêu rõ thực hiện phép chia gồm mấy bước. - GV nêu quy tắc trong SGK, giải thích cách thực hành đối với phép chia cụ thể. Gọi một số HS đọc quy tắc. Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau: + Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số. + Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia cho số tự nhiên. 2. Thực hành * Bài 1: - GV ghi phép chia 19,72 : 5,8 lên bảng. - Gọi 1 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào vở rồi chữa bài. - GV hướng dẫn để HS thảo luận tình huống, khi phần thập phân của số bị chia có một chữ số, trong khi phần thập phân của số chia có hai chữ số, chẳng hạn phần d) 17,4 : 1,45. GV hướng dẫn theo quy tắc để đưa về thực hiện phép chia 1740 : 145. - GV hướng dẫn để HS thực hiện các phép chia còn lại vào vở. Kết quả các phép tính là: a) 3,4 b) 1,58 c) 51,52 *d) 12. * Bài 2: GV gọi một HS đọc đề bài. GV tóm tắt bài toán lên bảng. HS cả lớp ghi lời giải vào vở. Tóm tắt 4,4 l : 3,42 kg 8 l : ? kg Bài giải 1 l dầu hỏa cân nặng là: 3,42 : 4,5 = 0,76 (kg) 8 l dầu hỏa cân nặng là: 0,76 x 8 = 6,08 (kg) Đáp số: 6,08 kg. Bài 3: HS khá,giỏi Cho HS làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn: Bài giải Ta có: 429,5 : 2,8 = 153 (dư 1,1) Vậy: 429,5 m vải may được nhiều nhất là 153 bộ quần áo và còn thừa 1,1m vải. Đáp số: 153 bộ quần áo; thừa 1,1 m. 1-2 HS thực hiện yêu cầu. - HS theo dõi . - HS lắng nghe. - HS ghi theo vào nháp. - HS ghi nhớ. - HS theo dõi trong SGK/71. - HS lắng nghe và đọc lại: - Làm bảng con - Làm vở. - Nhóm 6. ________________________ KÓ THUAÄT (Tieát 14) Cắt, khâu,thêu tự chọn (Theo bài soạn tiết 13) ------------------------------------------------------------------------------ AÂM NHAÏC (Tieát 14) ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA, ƯỚC MƠ . I. MỤC TIÊU: - HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của 2 bài hát Những bông hoa những bài ca, Ước mơ. Tập trình bày 2 bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca. - HS trình bày cảm nhận về tác phẩm được nghe. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Phân chia hát đối đáp trong bài Những bông hoa những bài ca và xác định cách hát có lĩnh xướng trong bài Ước mơ. - Nhạc cụ quen dùng. 2. Học sinh: - Một vài động tác phụ họa cho 2 bài hát Những bông hoa những bài ca và Ước mơ. - Sưu tầm một vài bài hát viết về thầy, cô giáo và nhà trường. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Phần mở đầu: GV có thể cho HS nghe tiết tấu sau đây để mở đầu tiết ôn tập 2 bài hát: - Yêu cầu HS nhận biết tiết tấu vừa nghe là của bài hát nào đã học (Những bông hoa những bài ca). 2. Phần hoạt động: * Nội dung 1: Ôn tập 2 bài hát. Hoạt động1: Bài hát Những bông hoa những bài ca. - GV chỉ huy cho HS hát với tình cảm tươi vui, náo nức. - GV cho vài tốp HS hát nối tiếp bài hát như sau: Lời 1: + Hai HS hát Cùng nhauđường phố, + Hai HS hát tiếp Ngàn hoa nở tươiyêu đời. + Cả lớp hát Những đóa hoa tươicác cô. Lời 2: Cách hát tương tự lời 1. - GV chọn một vài HS biết thể hiện động tác phụ họa đẹp trình bày cho cả lớp tham khảo. Hoạt động 2: Bài hát Ước mơ. 3. Phần kết thúc: Cả lớp hát lại một trong hai bài hát đã ôn tập. - HS lắng nghe. - HS nhận biết tiết tấu. - HS hát theo hướng dẫn của GV. - Các tốp HS hát nối tiếp nhau. - Một vài HS trình bày phụ họa trước lớp. - HS thực hiện theo yêu cầu. - 1 vài HS hát trước lớp, các HS khác nhận xét, đánh giá. - Cả lớp hát. SINH HOAÏT LÔÙP I. KIEÅM ÑIEÅM COÂNG TAÙC QUA: - Veä sinh: - Chuyeân caàn: - Ñoàng phuïc: - Truy baøi 15 phuùt: - Ñaïo ñöùc: - Ñieåm 9, 10: - Tuyeân döông: - Pheâ bình: II. COÂNG TAÙC TÔÙI: THEÅ DUÏC (Tieát 27) ĐỘNG TÁC ĐIỀU HÒA TRÒ CHƠI “THĂNG BẰNG” I. MỤC TIÊU: - Ôn 7 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. - Học động tác điều hòa. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác. - Chơi trò chơi “Thăng bằng”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân cho trò chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Noäi dung Thôøi gian Ñònh löôïng PP Toå chöùc 1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học - Cho HS chạy chậm hoặc đi vòng quanh trên sân tập. - Đứng tại chỗ khởi động. * Chơi trò chơi “Kết bạn”. 2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút - Học động tác điều hòa: phương pháp dạy tương tự như dạy động tác vươn thở. GV chú ý nhắc HS khi thực hiện động tác không căng cơ như các động tác tay, chân, mà cần thả lỏng ở các nhịp 1, 3, 5, 7 có thể rung hoặc vẫy vẫy nhẹ nhàng hai bàn tay đồng thời hít vào, ở các nhịp 2, 4, 6, 8 hơi bóp ngực, cúi đầu và thở ra. - Ôn 5 động tác: Vặn mình, toàn thân, thăng bằng, nhảy và điều hòa. Ôn đồng loạt cả lớp theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn hay đội hình do GV chọn: 1-2 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp do GV điều khiển. Chia tổ để HS tự quản ôn tập, GV giúp đỡ các tổ trưởng điều khiển, sửa sai và nhắc nhở kỉ luật tập luyện. GV cần giúp đỡ các tổ trưởng hô cho đúng nhịp điệu của từng động tác. * Tổ chức thi giữa các tổ. Sau khi mỗi tổ thực hiện động tác, GV cùng HS nhận xét, đánh giá và xác định kết quả. Tổ xếp hạng cuối cùng phải nhảy lò cò một vòng xung quanh các bạn. - Trò chơi “Thăng bằng”. GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi có kết hợp cho 1- 2 HS làm mẫu, sau đó trực tiếp điều khiển trò chơi và đứng bảo hiểm. 3. Phần kết thúc: 4 - 6 phút - HS tập một số động tác hồi tĩnh. Sau đó, vỗ tay theo nhịp và hát một bài. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét bài học và giao bài về nhà cho HS (ôn bài thể dục phát triển chung). 6-10 1-2 1-2 3-4 8-10 3-4 5-6 2-3 2 1-2 ________________ THEÅ DUÏC (Tieát 28) BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “THĂNG BẰNG” I. MỤC TIÊU: - Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, đúng nhịp hô.. - Chơi trò chơi “Thăng bằng”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động và an toàn. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, dụng cụ cho trò chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Noäi dung Thôøi gian Ñònh löôïng PP Toå chöùc 1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. - Cho HS chạy nhẹ nhàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh nơi tập. - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông. - Chơi trò chơi (do GV và HS chọn). * Kiểm tra bài cũ (nội dung do GV chọn). 2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút - Ôn bài thể dục phát triển chung. Cả lớp tập đồng loạt theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn 1-2 lần do GV hô nhịp, cán sự hoặc 1 -2 HS thực hiện đúng động tác làm mẫu. GV nhận xét, sửa sai cho HS, nêu những yêu cầu cần đạt về kĩ thuật động tác. Chia tổ và phân công địa điểm để các tổ tự quản ôn tập. Trong khi HS ôn luyện, GV quan sát, đến từng tổ giúp đỡ về tổ chức và sửa sai cho HS. - Từng tổ báo cáo kết quả ôn luyện. Từng tổ lên trình diễn bài thể dục 1 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp dưới sự điều khiển của tổ trưởng, sau đó GV cùng những HS khác đánh giá xem tổ nào có nhiều người thực hiện động tác đúng và đẹp nhất. Khi đánh giá, GV chú ý nhịp hô của cán sự có phù hợp với từng động tác của bài hay chưa, vì từ nhịp hô này sẽ ảnh hưởng tới nhịp thực hiện động tác của các thành viên trong tổ. - Chơi trò chơi “Thăng bằng”. GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi có kết hợp cho 1- 2 HS làm mẫu, sau đó trực tiếp điều khiển trò chơi và đứng bảo hiểm. 3. Phần kết thúc: 4 - 6 phút - HS tập một số động tác hồi tĩnh. Sau đó, vỗ tay theo nhịp và hát một bài. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học. - GV giao bài tập về nhà: Ôn bài thể dục phát triển chung. 6-10 1-2 1-2 1-2 1-2 10-12 3-4 5-6 2-3 2 1-2
Tài liệu đính kèm: