Kế hoạch dạy học lớp 5 - Tuần 17 năm 2008

Kế hoạch dạy học lớp 5 - Tuần 17 năm 2008

i. mục tiêu

 - đọc bài với giọng thong thả, thể hiện thái độ khâm phục của người viết đối với đức tính kiên trì của ông lìn (nhân vật trong bài)

 - hiểu nội dung bài: ca ngợi tinh thần dám nghĩ, dám làm, quyết tâm chống đói nghèo của ông lìn qua việc làm thay đổi tập quán canh tác của cả một làng miền núi.

ii. hoạt động dạy- học

1. ổn định tổ chức

2. kiểm tra bài cũ 2 hs đọc và trả lời câu hỏi bài “thầy cúng đi bệnh viện"

3. bài mới

a. giới thiệu bài

b. luyện đọc

- 1 hs đọc bài + đọc chú giải

- gv chia đoạn (3 đoạn): đoạn 1: từ đầu đến trồng lúa

 đoạn 2: tiếp đến như trước nữa đoạn 3: còn lại

- hs đọc nối tiếp theo đoạn

- hs đọc các từ khó: trịnh tường, lào cai, lìn, lúa nương, lặn lội.

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 981Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học lớp 5 - Tuần 17 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 17
Thứ hai ngày 29 tháng 12 năm 2008
tập đọc
ngu công xã trịnh tường
I. Mục tiêu
	- Đọc bài với giọng thong thả, thể hiện thái độ khâm phục của người viết đối với đức tính kiên trì của ông Lìn (nhân vật trong bài)
	- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tinh thần dám nghĩ, dám làm, quyết tâm chống đói nghèo của ông Lìn qua việc làm thay đổi tập quán canh tác của cả một làng miền núi.
II. Hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài “Thầy cúng đi bệnh viện"
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Luyện đọc
- 1 HS đọc bài + đọc chú giải
- GV chia đoạn (3 đoạn): Đoạn 1: Từ đầu đến trồng lúa
 Đoạn 2: Tiếp đến như trước nữa Đoạn 3: Còn lại 
- HS đọc nối tiếp theo đoạn
- HS đọc các từ khó: Trịnh Tường, Lào Cai, Lìn, lúa nương, lặn lội.
- HS đọc theo cặp
- GV HD đọc diễn cảm toàn bài + đọc mẫu
- 1 HS đọc lại cả bài
c. Tìm hiểu bài
- Ông Lìn đã làm gì để đưa được nước về thôn?
- Vào rừng tìm nguồn nước, cùng vợ con đào mương xuyên đồi
- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào? 
- Nương lúa được thay bằng ruộng bậc thang, không còn hộ đói, không còn nạn phá rừng
*Giảng: Lúa nương
 Lúa nước
- Trồng trên đồi cao hoặc sườn núi
- Lúa được cấy ở ruộng nước
- Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
- Ông học cách trồng, chăm sóc cây thảo quả rồi hướng dẫn bà con cùng làm.
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Ông Lìn là người có tinh thần vượt khó, chiến thắng đói nghèo. Muốn có cuộc sống ấm no thì phải dám nghĩ, dám làm, kiên trì sẽ dẫn đến thành công.
d. Đọc diễn cảm
- GV HD thêm 
- Nhận xét, ghi điểm
- HS nối tiếp đọc diễn cảm toàn bài
- HS luyện đọc diễn cảm một đoạn tự chọn
- Đọc trước lớp
4. Củng cố - dặn dò
- Đặt tên khác cho bài? (Có chí thì nên hoặc Có công mài sắt có ngày nên kim)
- Nhận xét giờ học 
- Về đọc lại bài, đọc trước bài tiếp theo.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
Giúp HS biết
- Củng cố kỹ năng thực hiện các phép tính với STP
- Rèn luyện kỹ năng giải toán liên quan đến tỉ số %.
II. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Luyện tập
Bài 1: HS đọc YC
Vở + BL
a. 261,72 : 42 = 5,16 	b. 1 : 1,25 = 0,08 	c. 109,98 : 42,3 = 2,6
Bài 2: HS đọc YC
Vở + BL
a. ( 137,4 - 80,8 ) : 2,3 + 21,34 x 2 = 50,6 : 2,3 + 43,68
 = 22 + 43,68
 = 65,68
b. 8,l16 : ( 1,32 + 3,48 ) - 0,345 : 2 = 8,16 : 4,8 - 0,1725
 = 1,7 - 0,1725
 = 1,5725
Bài 3: HS đọc đề bài
Vở + BL
Giải
Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là
15875 - 15625 = 250 (người)
 Tỉ số % số dân tăng thêm là
 250 : 15625 = 0,016
 0,016 = 1,6%
b. Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là
15875 x 1,6 : 100 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là
15875 + 254 = 16129 (người)
ĐS: 	a. 1,6% 
b. 16129 người
Bài 4: khoanh vào C
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Về: ôn bài + chuẩn bị bài sau.
	___________________________________________
chính tả: (Nghe - viết)
người mẹ của 51 đứa con
I. Mục tiêu
	- Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả
	- Điền vào mô hình cấu tạo tiếng, hiểu được thế nào là những tiếng bắt vần với nhau
II. Chuẩn bị
	Bảng nhóm
III. Hoạt động dạy - học 
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
	Kiểm tra vở bài tập của HS
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. HD chính tả
- GV đọc 1 lần đoạn chính tả cần viết
- HS quan sát sgk
- Tiêu đề của đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì?
- Thấy được tấm lòng của người mẹ Nguyễn Thị Phú, trái tim mẹ thật bao dung, rộng lớn mới có thể ôm ấp, che chở cho 51 người con
- HD viết đúng một số tiếng dễ lẫn
- bươn chải, cưu mang, ...
- HS viết BC + BL 
- GV đọc bài (từng câu) 
- HS viết bài vào vở
- GV đọc lại toàn bài
- HS soát lỗi bằng bút chì
- GV chấm bài chính tả
- HS đổi vở soát lỗi
- Nhận xét chữ viết
c. HD làm bài tập chính tả
Bài 1: Thảo luận nhóm 4
- HS đọc yêu cầu
Tiếng Vần
 Âm đệm Âm chính Âm cuối
con o n
ra a
tiền iê n
tuyến yê n
.......
- HS thảo luận - viết kết quả vào phiếu học tập
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Lớp nhận xét
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu
- GV đưa ra 2 tiếng: đôi, xôi
- Nhận xétgì về phần vàn của 2 tiếng đó?
- Giống nhau
* 2 tiếng như vậy gọi là bắt vần với nhau. Trong thơ lục bát tiếng 6 của câu 6 bắt vần với tiếng 6 của câu 8
VD: Với đôi cánh đẫm nắng trời
 Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.
- Tìm 2 tiếng bắt vần với nhau ở 2 câu thơ trên?
	4. củng cố - dặn dò
	- GV nhận xét giờ học
	- Về xem trước bài tuần sau.
	________________________________________
Đạo đức
Bài 8: Hợp tác với những người xung quanh (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- HS hiểu được cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
- HS hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt. 
- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.
II. Tài liệu và phương tiện
- Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
- Vì sao chúng ta cần hợp tác với những người xung quanh?
- Chúng ta cần hợp tác với những người xung quanh như thế nào?
- Nêu ghi nhớ?
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS thực hành
Hoạt động 1: Liên hệ thực tế
* Mục tiêu: HS tự đánh giá về những việc mà các em đã được hợp tác với những người xung quanh 
 * Cách tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu các cặp HS trao đổi với nhau theo phiếu rèn luyện.
- Trong học tập, rèn luyện, vui chơi các em đã hợp tác với những người xung quanh các công việc gì?
- Những công việc đó đã được hợp tác như thế nào?
Bước 2: Các cặp thảo luận: Các em có thể kể về việc hợp tác ở lớp, gia đình và tại cộng đồng dân cư.
Bước 3: Đại diện từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Bước 4: GV kết luận
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
* Mục tiêu: HS có kĩ năng xử lí một số tình huống có liên quan, hợp tác với những người xung quanh
* Cách tiến hành:
Bước1:HS thảo luận nhóm 4 để giải quyết các tình huống sau:
a. Lớp giao cho bạn Minh, Nga, Phú trang trí tờ báo tường của lớp, các bạn đó cần hợp tác với nhau như thế nào?
b. Thứ bảy hằng tuần, mọi người ở thôn Hoàng cùng nhau lao động làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Nếu gia đình ở thôn đó, các em có thể làm gì để hợp tác với những gia đình khác.
c. Vào mỗi chủ nhật, cả nhà bạn Xuân luôn dọn dẹp nhà cửa. Bạn Xuân có thể làm gì để cùng mọi người trong gia đình làm tốt công việc?
Bước 2: Từng nhóm HS độc lập thảo luận
Bước 3: Đại diện từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
GV kết luận.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ. 
* Mục tiêu: HS bày tỏ được thái độ phù hợp đối với một số ý kiến liên quan, hợp tác với những người xung quanh.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: GV yêu cầu từng cặp HS thảo luận để làm bài tập sau.
A. Chỉ nên hợp tác với những người có kinh nghiệm, giỏi hơn mình.
B. Cần hợp tác với mọi người mà không phân biệt tuổi tác, nam, nữ
C. Hợp tác với những người xung quanh giúp cho ta học tập được nhiều điều bổ ích từ họ.
D. Hợp tác với những người xung quanh là một biểu hiện mình kém cỏi.
E. Trong công việc chung, nếu không biết hợp tác với nhau thì kết quả chưa chắc đã tốt.
Bước 2: Từng cặp HS thảo luận
Bước 3: HS nêu kết quả thảo luận bằng cách giơ thẻ: Thẻ xanh - Đồng ý, thẻ đỏ – không đồng ý, thẻ vàng – còn băn khoăn.
 GV KL: ý đúng: B, C, E
	4. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn về học bài, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Chuẩn bị bài 9.
___________________________________________________________________
Thứ ba ngày 30 tháng 12 năm 2008
luyện từ và câu
ôn tập về từ và cấu tạo từ
I. Mục tiêu
	- Củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức), từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm
	- Nhận biết từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.Tìm được từ đồng nghĩa với từ đã cho. Bước đầu biết giải thích lí do chọn từ trong văn bản.
III. Hoạt động dạy - học 
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ HS đọc bài tập 1, 3 ở tiết trước	
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. HD HS làm bài tập
Bài tập 1 (166)
- HS đọc yêu cầu
- Trong tiếng việt có các kiểu cấu tạo từ ntn? 
- Thế nào là từ đơn, Thế nào từ phức?
- Từ phức gồm những loại từ nào?
-Trong tiếng việt có các kiểu cấu tạo từ: từ đơn, từ phức.
- Từ đơn gồm 1 tiếng, từ phức gồm 2 hay nhiều tiếng.
- Từ phức gồm 2 loại: Từ ghép và từ láy.
- GV nhận xét
- 1 HS lên bảng là - Cả lớp làm vở
- HS nhận xét
- Từ đơn: hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh. Bóng, cha, dài, con, tròn.
- Từ ghép: cha con, chắc nịch, mặt trời.
- Từ láy: rực rỡ, lênh khênh...
- HS nối tiếp phát biểu
Bài tập 2: 
- GV nhận xét chốt lại lời giải
- HS đọc YC và ND
- HS làm việc cá nhân
- Nối tiếp đọc bài trước lớp
- Nhận xét
a. Đánh trong đánh cờ, đánh giặc, đánh trống là từ nhiều nghĩa
b. Trong trong trong veo, trong vắt, trong xanh là từ đồng nghĩa vì nó cùng chỉ mức độ trong khác nhau
c. Đậu trong thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành là những từ đồng âm
- Thế nào là từ dồng âm, đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa?
- HS trả lời
Bài tập 3 (167) Từ đồng nghĩa với từ
- HS đọc yêu cầu
+ Tinh ranh: Tinh khôn, ranh mãnh, láu lỉnh, tinh nhanh, tinh nghịch, tinh quái, ma lanh, khôn ngoan, khôn lỏi, 
+ Dâng: Tặng, biếu, nộp, hiến, cho, đưa.
+ Êm đềm: Êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm
- Nhà văn chọn từ in đậm mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó. Không thể thay từ "tinh ranh" bằng từ đồng nghĩa khác vì chỉ từ tinh ranh mới nói đúng về các chú bé chơi trò chạy đuổi bắt, vừa tinh khôn, vừa ranh mãnh biết chọn chỗ có đống rơm để nấp.Dâng: thể hiện sự cho một cách tự nguyện , trân trọng và thanh nhã.Êm đềm: diễn tả cảm giác dễ chịu về thể xác và tinh thần
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung
Bài tập 4 (167)
- HS đọc yêu cầu
a. Có mới, nới cũ b. Xấu gỗ, tốt nước sơn
c. Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.
- Làm việc cá nhân
	4. Củng cố - dặn dò
	- GV nhận xét giờ học
- Về ôn bài, chuẩn bị bài sau 
- Về: ôn bài.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
Giúp HS
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính
- Ôn tập chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
II. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Muốn t ... huẩn bị cho bài sau.
Thứ năm ngày 01 tháng 01 năm 2008
tập làm văn
ôn tập về viết đơn
 I. Mục tiêu
	- Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn
	- Thực hành viết một lá đơn theo đúng nội dung và hình thức trình bày
 II Hoạt động dạy - học 
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ.
	- 2 HS đọc lại biên bản về việc cụ ún trốn viện 
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài 
	b. HD HS làm bài tập
Bài 1
- Hs đọc yêu cầu và nội dung trong vở BT
- Em cần điền những mục nào trong mẫu đơn?
- Kính gửi: Cơ quan tổ chức nhận đơn
- Tên, giới tính
- Ngày, tháng, năm sinh
- Quê quán, địa chỉ
- HS lớp, trường
- Phần ý kiến cha mẹ (có thể ghi thay)
- Yêu cầu nhiều HS nhắc lại và ghi nhớ
- GV quan sát chung 
- Gv nhận xét, ghi điểm
- HS viết vào vở bài tập
- HS trình bày kết quả
Bài 2
- HS đọc yêu cầu
- So với mẫu đơn bài tập 1, những phần nào có thể giữ nguyên, những mục nào cần phải thay đổi nội dung cho phù hợp với yêu cầu của bài tập?
- Nơi nhận đơn là BGHtrường em đang học, không cần ghi tên trường sau mục HS lớp. Không ghi "đã hoàn thành chương trình Tiểu học" vì hiện nay em chưa hoàn thành.
- GV quan sát chung
- HS viết bài vào vở
- Gọi HS trình bày trước lớp
- Nhận xét ghi điểm
	4. Củng cố - dặn dò
	- GV nhận xét giờ học
	- Về xem lại bài
Toán
Sử dụng máy tính bỏ túi
để giải bài toán về tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập các bài toán cơ bản về tỉ số%, kết hợp rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính bỏ túi.
II. Chuẩn bị
- Máy tính bỏ túi cho các nhóm
III. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
* VD 1: Tính tỉ số % của 7 và 40
- HS nêu cách tính theo quy tắc
- Tìm thương của 7 và 40 
- Nhân thương đó với 100 và viết ký hiệu % vào bên phải số tìm được
7 : 40 = 0,175
Vậy: 7 : 40 = 0,175 = 17,5%
* VD 2: Tính 43% của 56
- HS lần lượt ấn các phím 
5
6
x
3
4
%
- Trên màn hình xuất hiện kết quả 19.04
- Máy đã tính 56 x 34% = 56 x 34 : 100 = 19,04
Vậy 34% của 56 là 19,04
* VD 3: Tìm 1 số biết 65% của nó bằng 78
- HS lần lượt ấn các phím
7
8
á
6
5
%
- Trên màn hình xuất hiện kết quả 120
- Máy đã tính:
78 : 65% = 78 : 65 x 100 = 120
Vậy: số cần tìm là 120
4. Luyện tập
Bài tập 1: HS đọc YC và ND
HS nêu miệng
Kết quả: 50,81; 50,86; 49,85; 49,56.
Bài tập 2: HS đọc YC và ND
Thóc (kg)
Gạo (kg)
100
69
150
103,5
125
86,25
110
75,9
88
60,72
Bài tập 3: HS nêu miệng
5. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Về: ôn bài + thực hiện trên máy tính.
luyện từ và câu
ôn tập về câu
 I. Mục tiêu
	- Củng cố kiến thức về câu hỏi, câu cảm, câu kể, câu cầu khiến
	- Củng cố kiến thức về các kiểu câu kể. Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Xác định đúng thành phần CN - VN - TN trong câu
 II Hoạt động dạy - học 
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ.
	- HS làm lại bài tập 1 ở tiết trước 
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài 
	b. HD HS làm bài tập
 Bài 1 (171) HS đọc yêu cầu của bài, làm việc cá nhân
Kiểu câu 
Ví dụ
Dấu hiệu
Câu hỏi
- Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn?
- Dấu hỏi cuối câu
Câu kể
- Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn
- Cuối câu có dấu chấm
Câu cảm
- Thế thì đáng buồn quá!
- Không đâu!
- Trong câu có các từ: quá, đâu, cuối câu có dấu chấm cảm
Câu cầu khiến
- Em hãy cho biết đại từ là gì?
- Trong câu có từ chỉ mệnh lệnh: hãy
 Bài 2 (171) HS đọc yêu cầu + nội dung bài
 HS làm bài vào vở
 a. Câu kể kiểu: Ai - làm gì?
	- Cách đây không lâu, lãnh đạo thành phố Nót - tinh - ghêm ở nước Anh /đã quyết định phạt tiền các công chức nói hoặc viết tiếng Anh không đúng chuẩn.
	- Ông chủ tịch hội đồng thành phố/ tuyên bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp và chính tả.
 b. Các câu kể kiểu: Ai - thế nào?
	- Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi, một công chức/ sẽ bị phạt một bảng.
	- Số công chức trong thành phố/ khá đông.
 c. Kiểu câu kể: Ai - là gì?
	- Đây/ là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh.
 * Yêu cầu HS xác định thành phần CN - VN - TN trong mỗi câu HS vừa viết
 - HS trình bày - GV nhận xét ghi điểm
	4. Củng cố - dặn dò
	- GV nhận xét giờ học
	- Về xem lại bài
khoa học
bài 34 : Kiểm tra cuối kì 1
(Đề của trường)
Thứ sáu ngày 02 tháng 01 năm 2008
Thể dục
Bài 34
I. Mục tiêu
- Ôn đi đều vòng phải, trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi " Chạy tiếp sức theo vòng tròn"
II. Hoạt động dạy - học
1.Tập hợp lớp điểm số báo cáo.
- GV nhận lớp - phổ biến nội dung giờ học.
- GV kiểm tra trang phục, sức khoẻ của HS
2. Khởi động
- Xoay các khớp
3. Kiểm tra bài cũ
- 1tổ lên tập động tác điều hoà, thăng bằng
- Cả lớp nhận xét
- GV nhận xét
4. Bài mới
*. Ôn đi đều vòng phải vòng trái
- GV hô cho HS tập 
- Lớp trưởng hô 
- GV theo dõi
- HS tập theo tổ - Tổ trưởng hô
- GV quan sát
5. Củng cố
- Các tổ lên trình diễn
- Cả lớp nhận xét
- GV nhận xét tuyên dương những tổ tập đúng đẹp.
6. Trò chơi: "Chạy tiếp sức theo vòng tròn"
- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi.
- HS làm mẫu
- Cả lớp chơi - GV quan sát
7. Hồi tĩnh
- Thả lỏng chân tay
8. Dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
	_____________________________________
Toán
Hình tam giác
I. Mục tiêu
Giúp HS 
- Nhận biết đặc điểm của hình tam giác có: 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc.
- Phân biệt 3 dạng hình tam giác ( phân loại theo góc )
- Nhận biết đáy và đường cao hình tam giác
II. Chuẩn bị
- Các loại hình tam giác
- Ê ke
III. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng sử dụng máy tính
Số HS: 612
Số HS nữ: 311
a. Tỉ số % số HS nữ là: 311 : 612 = 50,81%
Nhận xét
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
1. Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác
- GV vẽ hình tam giác ABC. Yêu cầu HS nêu 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc của hình tam giác ABC
- Hình tam giác ABC
+ Có 3 cạnh: AB, AC, BC
+ Có 3 đỉnh: A, B, C
+ Có 3 góc: A, B, C
GV: vậy hình tam giác ABC có 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc.
2. Giới thiệu 3 dạng HTG (theo góc)
- GV vẽ lên bảng 3 dạng HTG như SGK. HS nêu rõ tên góc, dạng góc của HTG
- HS quan sát và nêu
 A
B C
- Hình tam giác có 3 góc A, B, C là góc nhọn
 K
 E G
- Hình tam giác KEG có góc E là góc tù và 2 góc K, G là góc nhọn
 N
 M P
- Hình tam giác MNP có góc M là góc vuông, 2 góc N, P là 2 góc nhọn
GV: Dựa vào các góc của hình tam giác người ta chia các hình tam giác làm 3 dạng hình khác nhau đó là:
+ HTG có 3 góc nhọn
+ HTG có 1 góc tù và 2 góc nhọn
+ HTG có 1 góc vuông và 2 góc nhọn
HTG có 1 góc vuông và 2 góc nhọn gọi là hình tam giác vuông.
- HS nhắc lại
- GV vẽ 3 dạng HTG - HS nhận xét
3. Giới thiệu đáy và đường cao của hình tam giác
- GV vẽ HTG lên bảng
 A
 B C
 H
- HS quan sát
GV: Trong hình tam giác ABC có
+ BC là đáy
+ AH là đường cao tương ứng với đáy BC
+ Độ dài AH là chiều cao
- Trong HTG: độ dài từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là chiều cao của HTG. đường cao luôn vuông góc với đáy BC.
- GV vẽ 3 hình tam giác ABC theo 3 dạng khác nhau như SGK
- HS lên bảng dùng Ê ke để nhận biết đường cao của HTG.
4. Luyện tập
Bài 1: HS đọc YC
- Vở + BL
H1: + 3 cạnh: AB, AC, BC
+ 3 góc: A, B, C
H2:+ 3 cạnh: DE, DG, EG
+ 3 góc: D, G, E
H3: + 3 cạnh: MK. MN, KN
+ 3 góc: M, N, K
Bài 2: HS đọc YC
- Vở + BL
- Hình tam giác ABC có đường cao CH tương ứng với đáy AB
- Hình tam giác DEG có đường cao DK tương ứng với đáy GE
- Hình tam giác PMQ có đường cao MN tương ứng với đáy PQ.
Bài 3: HS đọc YC
- Vở + BL
a. Hình tam giác AED = EDH
b. Hình tam giác EBC = EHC
c. Hình chữ nhật ABCD gấp đôi hình tam giác EDC
4. Củng cố, dặn dò
- Hình tam giác có mấy cạnh, cạnh, góc , đỉnh
- Có mấy dạng hình tam giác
- Nhận xét giờ học
- Về: ôn bài.
	____________________________________
tập làm văn
trả bài văn tả người
I. Mục tiêu 
 - Biết rút kinh nghiệm về các mặt bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, cách trình bày, chính tả
 - Có khả năng phát hiện và sửa lỗi trong bài làm của mình, của bạn, nhận biết ưu điểm của những bài văn hay. Viết lại được một đoạn văn hay trong bài cho hay hơn.
II, Hoạt động dạy – học
 1. ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Dạy bài mới
 a, Giới thiệu bài
 b, Nhận xét về kết quả bài làm của HS
- GV chép đề lên bảng
- HS đọc lại và xác định yêu cầu của đề
* Ưu điểm: Xác định đúng yêu cầu của đề bài, bố cục bài, chữ viết, cách trình bày rõ ràng, có nhiều tiến bộ
* Những thiếu sót:
 + GV nêu 1 số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu.( Minh hoạ bằng 1 vài VD để rút kinh nghiệm chung)
- Thông báo điểm số cụ thể.
 C, Hướng dẫn HS chữa bài
GV viết các lỗi cần chữa lên bảng
HS nêu miệng hoặc lên bảng chữa
- HS tự sửa lỗi sai trong bài 
 d, Học tập những bài văn ( đoạn văn) hay
- GV đọc bài (đoạn) văn hay cho HS tham khảo, học tập
 - HS tự viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
 4. Củng cố – Dặn dò
 - GV nhận xét giờ học
 - Về chuẩn bị cho tiết tập làm văn sau.
Lịch sử
ôn tập học kỳ I
I. Mục tiêu:
HS nắm được:
- Các mốc lịch sử gắn liền với các sự kiện lịch sử
- Biết tên các nhân vật lịch sử
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ chúng ta đã giành được những thắng lợi nào? ý nghĩa lịch sử của những thắng lợi đó.
II. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Tình hình hậu phương sau những năm 1951 - 1952 có tác động gì đến cuộc kháng chiến?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn ôn tập
1. Đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất
- Đảng cộng sản Việt Nam thành lập ngày tháng năm nào? 
 Ngày 22 tháng 12 năm 1944 
 Ngày 03 tháng 02 năm 1930 
 Ngày 8 tháng 3 năm 1947 
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vào ngày tháng năm nào?
 Ngày 19 tháng 8 năm 1945 
 Ngày 2 tháng 9 năm 1945 
 Ngày 27 tháng 1 năm 1973 
- Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày tháng năm nào?
 Ngày 5 tháng 6 năm 1911 
 Ngày15 tháng 5 năm 1941 
 Ngày 19 tháng 12 năm 1946 
2. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 nhân dân ta đã gặp những khó khăn gì?
3. Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân những việc gì?
4.Thực dân Pháp đã xâm lược nước ta vào ngày nào?
5. Kể tên các phong trào chống thực dân Pháp nửa đầu thế kỷ XX?
Câu 1: Cả lớp làm vở
Câu 2, 3, 4, 5: Thảo luận nhóm 4
Đại diện các nhóm báo cáo
Nhóm khác nhận xét - bổ sung
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Về: ôn bài
______________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 5 Tuan 17 ST.doc