Kế hoạch dạy học lớp 5 - Tuần 18 năm 2011

Kế hoạch dạy học lớp 5 - Tuần 18 năm 2011

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Đọc trôi chảy , lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

 2. Kĩ năng: Lập Được bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu BT2.

- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu BT3.

3. Thái độ: GDHS ý thức tự giác trong học tập, có ý thức giữ gìn tài nguyên thiên nhiên .

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 998Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học lớp 5 - Tuần 18 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18: 
Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011
Tiết 1: GDTT: 
CHÀO CỜ
-----------------------------------------------------
Tiết 2: TIN HỌC 
GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY
---------------------------------------------------
Tiết 3: TẬP ĐỌC(35): 
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( TIẾT 1)
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Đọc trôi chảy , lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 2. Kĩ năng: Lập Được bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu BT2.
- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu BT3.
3. Thái độ: GDHS ý thức tự giác trong học tập, có ý thức giữ gìn tài nguyên thiên nhiên .
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: Chuẩn bị bài.
2. Giáo viên: Phiếu để hs bốc thăm, bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê ở BT 2.
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C.Các hoạt động dạy- học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
II.Bài mới: Giới thiệu bài:
*Hướng dân luyện đọc và tìm hiểu bài.
11.Kiểm tra tập đọc.
- GV chọn một số đoạn văn, thơ thuộc các chủ điểm đã học trong năm để kiểm tra kĩ năng đọc của HS.
- Gọi HS lần lượt lên bốc thăm rồi về chỗ chuẩn bị trong 2 phút sau đó mới lên đọc bài.
- Kiểm tra khoảng 1/4 lớp.
- GV nhận xét, cho điểm
2.Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
- GV nhắc HS chú ý các yêu cầu lập bảng thống kê.
Nội dung cần trình bày:
+ Tên bài
+ Tên tác giả
+ Thể loại (văn, thơ, kịch)
+ Nội dung chính.
- GV chia lớp thành các nhóm, phát giấy, bút dạ, băng dính cho từng nhóm.
- Lần lượt từng HS đọc trước lớp những đoạn, bài văn thơ khác nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm việc theo nhóm. Nhóm nào làm xong dán nhanh kết quả lên bảng lớp.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Tổ trọng tài nhận xét, GV chốt lại.
3. Nêu nhận xét về bạn nhỏ trong truyện''Người gác rừng tí hon''. Tìm dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét của em.
 - GV nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV nhắc HS nhớ giả thiết: em là bạn của nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện.
- Mỗi HS tự làm bài trên giấy nháp.
- HS phát biểu ý kiến.
III. Củng cố- dặn dò:
- Nhắc HS về luyện đọc lại các bài trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh và chuẩn bị ôn tập các bài trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người.
----------------------------------------------------
Tiết 4: TOÁN (86): 
DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC 
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học sinh nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận trong thực hành toán.
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: Chuẩn bị hai hình tam giác nhỏ bằng nhau, kéo để cắt hình.
2. Giáo viên: Chuẩn bị hai hình tam giác bằng nhau. 
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Tam giác có những đặc điểm gì? Chỉ đường cao tương ứng với các cạnh đáy.
- GV nhận xét cho điểm.
II.Bài mới: Giới thiệu bài:
1. Cắt hình tam giác:
h
1
2
2. Ghép thành hình chữ nhật:
GV hướng dẫn HS :
- Hình chữ nhật ABCD có chiều dài bằng cạnh nào của tam giác EDC?
 A E B
 D H C
3. So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học.
- Chiều dài DC bằng độ dài đáy BC của tam giác EDC.
- Chiều rộng (AB hoặc DC) bằng chiều cao AH của hình tam giác EDC.
- Diện tích hình chữ nhật BCDA gấp đôi diện tích hình tam giác ABC.
* Diện tích hình chữ nhật BCDA bằng tổng diện tích các hình tam giác (hình 1 + hình 2 + hình DEC)
* Diện tích hình tam giác EDC bằng tổng diện tích hình 1 và hình 2.
4. Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác:
- Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật BCDA?
- Từ nhận xét ban đầu ta có thể tính diện tích hình tam giác EDC như thế nào?
- Muốn tính diện tích hình tam giác, ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo), rồi chia cho 2.
 * Lưu ý: Nhắc HS độ dài của chiều cao và cạnh đáy phải cùng đơn vị đo.
5. Luyện tập:
* Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS chữa bài.
- Dưới làm bài vào vở
* Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS áp dụng công thực tính và nêu miệng kết quả.
- Cần nhắc HS chú ý trước khi áp dụng công thức cần đổi số đo đáy và chiều cao về cùng đơn vị đo.
III. Củng cố- dặn dò:
- GV tóm tắt bài, nhận xét giờ học.
Hoạt động của trò
- HS trả lời.
- HS lên bảng vẽ đường cao của ba dạng tam giác đã phân biệt ở tiết trước.
- GV hướng dẫn lấy một hình tam giác (trong hai hình tam giác bằng nhau).
- Vẽ chiều cao lên hình tam giác đó.
- Cắt theo chiều cao, được hai mảnh tam giác ghi là 1 và 2.
- Ghép 3 hình tam giác thành một hình chữ nhật (BCDA).
- Vẽ chiều cao (EH).
- Hình chữ nhật BCDA có chiều dài bằng cạnh DC của tam giác EDC.
* Diện tích hình chữ nhật BCDA bằng tổng diện tích các hình tam giác (hình 1 + hình 2 + hình EDC)
* Diện tích hình tam giác EDC bằng tổng diện tích hình 1 và hình 2
- HS nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật BCDA.
- Từ nhận xét ban đầu ta có thể tính diện tích hình tam giác EDC :
S = DC HE
- Lấy diện tích hình chữ nhật chia cho 2.
Hoặc : S = 
- HS tự rút ra quy tắc, GV khái quát lại như quy tắc trong SGK.
- HS đọc quy tắc
- HS áp dụng quy tắc để tính
-
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 3 HS chữa bảng
- Dưới làm bài vào vở.
 Bài giải
a) Diện tích hình tam giác đó là:
8 6 : 2 = 24(cm2)
b)Diện tích hình tam giác đó là:
2,3 1,2 : 2 = 1,38(dm2)
 Đáp số: a: 24(cm2)
 b: 1,38(dm2)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HSG lên bảng.
- Dưới làm bài vào vở.
 Bài giải
 Đổi: 5m = 50dm
a) Diện tích hình tam giác đó là:
 50 24 : 2 = 600(dm2)
b)Diện tích hình tam giác đó là:
 42,5 5,2: 2 = 110,5(m2)
 Đáp số: 110,5 m2
- Về nhà học kĩ bài. Chuẩn bị giờ sau: Ôn tập.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba tháng 13 tháng 12 năm 2011
Tiết 1: TOÁN: (87)
LUYỆN TẬP 
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Tính được diện tích hình tam giác .
- Tính được diện tích hình tam giác vuông ( biết độ dài hai cạnh góc vuông của hình tam giác).
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác(trường hợp chung ).
3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận trong thực hành toán.
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh:Thước, êke 
2. Giáo viên: Thước, êke, phấn màu.
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cách tính diện tích hình tam giác.
- GV nhận xét, đánh giá điểm.
II.Bài mới: Giới thiệu bài:
Hoạt động của trò
- HS nêu cách tính diện tích hình tam giác.
 * Bài 1: Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy là a và chiều cao là h:
- Nêu cách tính diện tích hình tam giác?
* Bài 2: 
 B
 A C
- Cạnh đáy AB; chiều cao AC.
- Cạnh đáy AC; chiều cao AB.
 D
 E G 
- Cạnh đáy ED; chiều cao DG
Cạnh đáy DG; chiều cao ED
* Bài 3: Bài giải
a. Vậy diện tích hình tam giác vuông ABC là:
 4 3 : 2 = 6( cm2 )
b. Diện tích tam giác vuông DEG là:
 5 3 = 7,5 (cm2)
 Đáp số: a. 6 cm2
 b.7,5 cm2
KL: Muốn tính diện tích hình tam giác vuông ta lấy cạnh góc vuông nhân với cạnh góc vuông rồi chia cho 2.
* Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV vẽ hình lên bảng lớp.
III. Củng cố- dặn dò:
- GV tóm tắt bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại bài.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập chung.
- HS đọc yêu cầu.
- 2 HS chữa miệng.
- Nhận xét, chữa bài.
-Diện tích hình tam giác là: 
a) 30,5 12 : 2 = 183 (dm2 )
b) 16 5,3 : 2 = 42,4(dm2)
 Đáp số: a. 183 dm2
 b. 42,4 dm2
- GV vẽ hình lên bảng.
- Nêu từng cặp cạnh đáy tương ứng với chiều cao của tam giác vuông?
- Nêu cách tính diện tích hình tam giác vuông?
- 2 HS lên bảng làm bài 
- Cho HS nhận xét chữa bài.
- HS đọc yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- Nêu cách tính diện tích hình tam giác vuông?
- HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm phần a rồi chữa miệng.
a) Độ dài cạnh AB = CD = 4 cm
Độ dài cạnh AD = CB = 3cm
Diện tích hình tam giác ABC là:
 4 3 : 2 = 6 ( cm2 )
- 1 HSG lên bảng làm phần b 
b) Độ dài cạnh NM = PQ = 4 cm
Độ dài cạnh NP = MQ = 3 cm
Độ dài cạnh ME là: 1cm
Độ dài cạnh EN là: 3cm
Diện tích hình tam giác MEQ là:
 3 1 : 2 = 1,5 ( cm2 )
Diện tích hình tam giác PNE là:
 3 3 : 2 = 4,5 ( cm2 )
Diện tích hình chữ nhật MNPQ là:
 4 3 = 12( cm2 )
Tổng diện tích của hình tam giác MQE và diện tích hình tam giác NEP là:
 1,5 + 4,5 = 6 (cm2)
Diện tích của hình tam giác EQP là:
 12 - 6 = 6(cm2)
 Đáp số: 6 cm2
------------------------------------------------------------
Tiết 2: LỊCH SỬ (18)
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
(Thi theo đề của nhà trường) 
--------------------------------------------------------------
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU (35):
ÔN TẬP HỌC KÌ I ( TIẾT 2)
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Đọc trôi chảy , lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 Kiểm tra lấy điểm kĩ năng đọc thành tiếng của HS.
2. Kĩ năng: Lập Được thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con 
 người. Biết trình bày cảm nhận về cái hay của một số câu thơ theo yêu cầu của BT3
	- Biết thể hiện cảm nhận về cái hay của những câu thơ được học 
3. Thái độ: GD hs ý thức tự giác trong học tập , yêu quý kính trọng những người biết đem lại hạnh phúc cho người khác.
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: 
2. Giáo viên: -Phiếu để hs bốc thăm, bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê ở BT 2
- Băng dính, bút dạ và giấy khổ to cho các nhóm trình bày bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người.
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C.Các hoạt động dạy- học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ: 
II.Bài mới: Giới thiệu bài:
 1. Kiểm tra tập đọc.
- GV chọn một số đoạn văn, thơ thuộc các chủ điểm đã học trong năm để kiểm tra kĩ năng đọc của HS.
- Kiểm tra 1/5 số HS.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người.
- Nội dung cần trình bày:
+ Tên bài
+ Tên tác giả
+ Thể loại (văn, thơ, kịch)
+ Nội dung chính.
3. Trình bày những cái hay của câu thơ mà em thích.
III. Củng cố- dặn dò:
- Lần lượt từng HS lên bốc thăm rồi về chỗ chuẩn bị, sau 2 phút lên đọc  ... Những KT cần hình thành cho HS.
- Một số ví dụ về hỗn hợp.
- Một số công dụng và cách bảo quản hỗn hợp
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - HS nêu được một số ví dụ về hỗn hợp.
2. Kĩ năng: Thực hành tách các chất ra khỏi trong hỗn hợp .Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp cho HS.
3. Thái độ: - Giáo dục HS say mê tìm hiểu khoa học.
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: + Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột; chén nổc; thìa nhỏ.
2. Giáo viên: - Hình trang 75 SGK
- Chuẩn bị (đủ dùng cho cả nhóm;
 + Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột; chén nổc; thìa nhỏ.
 + Hỗn hợp chứa các chất rắn không bị hòa tan trong nước (cát trắng, nước); phễu, giấy lọc, bông thấm nước.
 + Hỗn hợp chứa chất lỏng không hòa tan vào nhau( dầu ăn, nước); cốc(li) đựng nước; thìa.
 +Gạo có lẫn sạn; rá vo gạo; chậu nước.
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Hoạt động 1: (3'): Khởi động: 
- Các chất tồn tại ở mấy thể ? Nêu ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống?
- GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2:(12'): Thực hành: ''Tạo một hỗn hợp gia vị''.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- GV cho HS làm việc theo nhóm 6.
- Thảo luận các câu hỏi:
+ Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?
+ Hỗn hợp là gì?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV cho HS phát biểu hỗn hợp là gì?
- Kết luận: SGK
Hoạt động 2: Thảo luận
* Cách tiến hành :
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 4. 
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Theo bạn, không khí là một chất hay là một hỗn hợp? 
+ Kể tên được một số hỗn hợp mà bạn biết?
- Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp.
- Kết luận: Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: Gạo lẫn trấu; đường lẫn cát; muối lẫn cát; không khí, nước và các chất rắn không tan;...
Hoạt động 3:(12'): Trò chơi:'' Tách các chất ra khổi hỗn hợp''.
* Chuẩn bị theo nhóm:
- Một bảng con và phấn và bút viết bảng.
* Cách tiến hành :
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
 GV đọc câu hỏi ( ứng với mỗi hình)
- Bước 2: Tổ chức cho HS chơi.
- GV nhận xét, kết luận.
* Cách tiến hành 
-Bước 1: Làm việc theo nhóm
* Bài 1: Thực hành: Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng.
* Bài 2: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước.
* Bài 3: Thực hành: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn 
- Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- GV nhận xét kết luận.
- HS nêu.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các nhiệm vụ :
a) Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt bột tiêu. Công thức pha do từng nhóm quyết định .
- HS thảo luận nhóm 6.
- Đại diện mỗi nhóm có thể nêu công thức chọn gia vị và mời các nhóm khác nếm thử gia vị của nhóm mình . Các nhóm nhận xét, so sánh xem nhóm nào tạo ra được một hỗn hợp gia vị ngon.
- HS trả lời.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước lớp, các nhóm khác bổ sung .
- Các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. Nhóm nào trả lời nhanh và đúng là thắng cuộc.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện các bước như yêu cầu ở mục thực hành trang 75 SGK.
-Kết quả: +Hình 1: Làm lắng.
 +Sảy
 +Lọc
- Nhóm 1 thực hành.
- Nhóm 2 thực hành.
- Nhóm 3 thực hành.
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
Hoạt động 4:(2'): 
- GV tóm tắt bài.
- GV nhận xét giờ học. Dặn dò: Về thực hành làm ở nhà.
- Chuẩn bị bài: Dung dịch.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2011
Tiết 1: KỂ CHUYỆN(18):
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
 (Thi theo đề của nhà trường )
-------------------------------------------------------------
Tiết 2:TOÁN( 90): 
HÌNH THANG
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hình thành được biểu tượng về hình thang. Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học.
2. Kĩ năng: Biết vẽ hình để rèn kỹ năng nhận dạng hình thang và một số đặc điểm của hình thang.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, kiên trì,chính xác.
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: Êke.
2. Giáo viên: - Bảng phụ; phấn màu, thước kẻ, êke
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C.Các hoạt động dạy- học : 
I. Kiểm tra bài cũ: 
Không kiểm tra
II.Bài mới: Giới thiệu bài:
1. Hình thành biểu tượng về hình thang.
- GV cho HS quan sát biểu tượng cái thang trong SGK, nhận ra những hình ảnh của hình thang.
- GV vẽ hình thang ABCD.
2. Nhận biết một số đặc điểm của hình thang:
 A B
 C H D
- Hình thang có mấy cạnh?
- Có những cạnh nào song song với nhau?
- Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song với nhau. Hai cạnh đối diện song song với nhau gọi là 2 đáy( đáy bé AB và đáy lớn DC), hai cạnh kia gọi là 2 cạnh bên( AD và BC).
- Hình thang có điểm gì khác so với hình tứ giác?
- Giới thiệu đường cao AH của hình thang. Độ dài AH là ciều cao.
3. Luyện tập:
* Bài 1:Trong các hình dưới đây hình nào là hình thang?
* Bài 2:Trong ba hình dưới đây, hình nào có:
- Bốn cạnh và bốn góc?
- Hai cặp cạnh đối diện song song?
- Chỉ có một cặp cạnh đối diện song song?
- Có 4 góc vuông?
* Bài 3: Vẽ thêm 2 đoạn thẳng để được hình thang.
* Bài 4: Giới thiệu hình thang vuông.
- GV nận xét.
- HS quan sát.
-HS quan sát.
-Có 4 cạnh: AB, BC, CD, AD.
-Hai cạnh đối diện song song với nhau: AB và CD.
-HS nêu lại.
-KL: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song.
-HS nêu lại.
-HS nhận diện về hình thang dựa vào đặc điểm của hình thang.
-HS nêu kết quả trước lớp.
-HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
-Cả 3 hình.
-Hình 1.
-Hình 2 và hình 3.
-Hình 1.
-2 HSG lên vẽ trên bảng. 
-Dưới lớp vẽ vào vở.
-HS nêu lại.
III. Củng cố- dặn dò:
- GV tóm tắt bài.
- GV nhận xét giờ học.Chuẩn bị bài: Diện tích hình thang.
Tiết 3:TẬP LÀM VĂN(36): 
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
 (Thi theo đề của nhà trường )
---------------------------------------------------------
Tiết 4: THỂ DỤC: 
THẦY HOÀNG DẠY
---------------------------------------------------------
Tiết 5:GDTT: 
SINH HOẠT LỚP NHẬN XÉT TUẦN 18
I. Đạo đức :
- Các em ngoan ngoẵn, lễ phép với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và những người lớn tuổi. Đoàn kết giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động. Không có hiện tượng vi phạm đạo đức.
II. Học tập :
- Các em đi học đều, đúng giờ, đảm bảo sĩ số 100%. Thực hiện nề nếp tương đối tốt. Đa số các em có ý thức học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài : Quang, Đặng An, Trần An, Hà, Trường, Thảo,... 
- Song bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa cố gắng trong học tập. Chữ viết , trình bày bài chưa đẹp, chưa rõ ràng: Chi, Uyên. 
III. Các hoạt động khác:
- Ý thức đội viên 100% đeo khăn quàng. Đội cờ đỏ hoạt động tích cực. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học sạch sẽ, gọn gàng. Tham gia lao động tích cực, có hiệu quả cao.
- Tham gia đầy đủ nhóm câu lạc bộ: Em yêu Toán- Tiếng việt.
 IV. Phương hướng tuần 19:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 18.
- Duy trì sĩ số và các nề nêp.
- Tham gia tốt các hoạt động của lớp, trường.
- Ôn tập đội tuyển: Toán, Tiếng Việt, VCĐ.
- Ôn tập chuẩn bị kiêm tra học kì I
- Phát huy tinh thần học tập: "Đôi bạn cùng tiến".
- Cán sự lớp luôn kèm cặp, theo dõi, đôn đốc các bạn trong tổ, trong lớp học tập.
- Ôn tập kĩ trong tuần 18 kiểm tra: Toán, Tiếng Việt, Sử , Địa.
Tiết 3: KHOA HỌC (35)
SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
Những điều đã học liên quan đến bài học.
Những KT cần hình thành cho HS.
 - Tính chất của nước.
- 3 thể của chất. Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. 
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS phân biệt được 3 thể của chất. Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
3. Thái độ: Giáo dục HS say mê tìm hiểu khoa học.
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: 
2. Giáo viên:- Hình trang 73 SGK, tấm phiếu, bảng con, bút phấn, 
 - Nhận xét bài kiểm tra học kì I.
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: (3'): Khởi động: 
- Nhận xét bài kiểm tra học kì I.
Hoạt động 2:(12'): 1.Trò chơi tiếp sức: ''Phân biệt 3 thể của chất''.
* Chuẩn bị:
a, Bộ phiếu ghi tên một số chất , mỗi phiếu ghi tên một chất. 
b. Kẻ sẵn trên bảng hoặc trên giấy khổ to 2 bảng có nội dung giống nhau như:
Bảng "3 thể của chất "( như SGK)
* Cách tiến hành :
Bước 1: tổ chức và hướng dẫn
Bước 2: Tiến hành chơi
- Đại diện các nhóm lên chơi.
Bước 3: Cùng kiểm tra 
- GV cùng HS không tham gia chơi kiểm tra lại từng tấm phiếu các bạn đã dán các tấm phiếu mình rút được vào mỗi cột xem đã làm đúng chưa .
2. Trò chơi'' Ai nhanh, Ai đúng'' 
* HS nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí.
*Chuẩn bị: Chuẩn bị theo nhóm:
- Một bảng con và phấn hoặc bút viết bảng. 
*Cách tiến hành :
Bước 1: 
 - GV phổ biến cách chơi và luật chơi:
 - GV đọc câu hỏi 
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi 
- GV kết luận : Các chất có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí.
Hoạt động 3:(12'): Quan sát và thảo luận 
*Cách tiến hành :
- Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 73 SGK nói về sự chuyển thể của nước.
- Bước 2: Cho HS đọc ví dụ ở mục bạn cần biết trang 73 SGK.
- GV kết luận: Qua những ví dụ trên cho thấy, khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyển từ tể này sang thể khác, sự chuyển thể này là một dạng biến đổi lý học .
Hoạt động 4:(12'): Trò chơi ''Ai nhanh, Ai đúng ?''
*Cách tiến hành :
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- Bước 2: Các nhóm làm việc.
- Bước 3: GV kiểm tra
- Các đội cử đại diện lên chơi : Lần lượt từng người tham gia chơi của mỗi đội nên dán các tấm phiếu mình rút được vào cột tương ứng trên bảng .
- Các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng phụ. Sau đó nhóm nào lắc chuông trước được trả lời trước. Nếu trả lời đúng là thắng cuộc.
- HS chơi .
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
-HS đọc.
- Các nhóm làm việc như hướng dẫn của GV,. Hết thời gian, các nhóm dán phiếu của mình lên bảng .
- Cả lớp cùng kiểm tra xem nhóm nào có sản phẩm nhiều và đúng là thắng cuộc.
Hoạt động 5:(2'): 
- Củng cố: Các chất có thể tồn tại ở mấy thể?
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau: Hỗn hợp .
Tiết 1: ĐỊA LÍ (18): KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
 (Thi theo đề của Phòng GD)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 18 CKTKN MT TC.doc