Kế hoạch dạy học lớp 5 - Tuần 20

Kế hoạch dạy học lớp 5 - Tuần 20

i. mục tiêu

 - đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, biết đọc phân biệt lời các nhân vật.

 - hiểu nghĩa các từ khó trong chuyện: thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu.

 - hiểu ý nghĩa chuyện: ca ngợi thái sư trần thủ độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

ii. hoạt động dạy - học

 1. ổn định lớp

 2. kiểm tra bài cũ

 - 4 hs đọc phân vai phần 2 đoạn kịch "người công dân số một"

 - nêu ý nghĩa của toàn bộ đoạn trích?

 

doc 44 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1062Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học lớp 5 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 20
Thứ hai ngày 19 tháng 1 năm 2009
tập đọc
thái sư trần thủ độ
I. Mục tiêu 
	- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
	- Hiểu nghĩa các từ khó trong chuyện: thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu.
	- Hiểu ý nghĩa chuyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
II. Hoạt động dạy - học 
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
	- 4 HS đọc phân vai phần 2 đoạn kịch "Người công dân số một"
	- Nêu ý nghĩa của toàn bộ đoạn trích?
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. HD HS luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài - đọc chú giải
- Lớp theo dõi sgk
- Chia đoạn: 3 đoạn 
 Đoạn 1: Từ đầu đến ông mới tha cho
 Đoạn 2: Tiếp đến lấy vàng lụa thưởng cho
 Đoan 3: còn lại 
- HS đọc nối tiếp bài
- Đọc từ khó 
- HS đọc theo cặp
- Đại diện cặp đọc trước lớp
- HD đọc đúng, đọc diễn cảm toàn bài
- 1 HS đọc lại toàn bài
c. Tìm hiểu bài
- Khi có người muốn xin chức câu đương Trần Thủ Độ đã làm gì?
- Đồng ý, nhưng yêu cầu chặt 1 ngón chân người đó để phân biệt với những câu đương khác
- Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao?
- Không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa.
- Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
- Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thương cho viên quan dám nói thẳng
- Trần Thủ Độ là người như thế nào?
- Cư xử nghiêm minh. không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước.
d. Đọc diễn cảm
- HS đọc phân vai theo nhóm 3
- GV HD thêm
- Nhận xét - ghi điểm
	4. Củng cố - dặn dò 
	- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
	- GV nhận xét giờ học
	- Về đọc lại bài và đọc trước bài tiếp theo.
	_____________________________________
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS rèn luyện kỹ năng tính chu vi hình tròn.
II. Hoạt động day - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Muốn tính chu vi hình tròn ta làm như thế nào?
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
Bài 1: HS đọc YC
- Vở + BL
a. 9 x 2 x3,14 = 56,52 (m)
b. 4,4 x 2 x 3,14 = 27,632 (dm)
c. 2 x 2 x 3,14 = 15,70 (cm)
Bài 2: HS đọc YC
- Vở + BL
a. Đường kính của hình tròn là: 15,7 : 3,14 = 5 (m)
b. Bán kính của hình tròn là: 18,84 : 2 : 3,14 = 3 (dm)
Bài 3: HS đọc YC
- Vở + BL
a. Chu vi của bánh xe là: 0,65 x 3,14 = 2,014 (m)
b. Nếu lăn 10 vòng số m được là: 2,041 x 10 = 20,41 (m)
Nếu lăn 100 vòng được số m là: 2,041 x 100 = 204,1 (m)
Bài 4: HS đọc YC
- Vở + BL
Giải
Chu vi của hình tròn là: 6 x 3,14 = 18,84 (m)
Nửa chu vi của hình tròn là: 18,84 : 2 = 9,42 (m)
Chu vi của hình H là: 9,42 + 6 = 15,42 (m)
Khoanh vào D
4. Củng cố, dặn dò
- Muốn tìm chu vi hình tròn ta làm như thế nào?
- Nhận xét giờ học
- Về: ôn bài.
__________________________________________
 chính tả: Nghe - viết
cánh cam lạc mẹ
I. Mục tiêu 
- Nghe - viết, trình bày đúng chính tả bài thơ: "Cánh cam lạc mẹ" 
- Luyện viết đúng các tiếng có chứa âm đầu r/gi/d
II. Hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 2HS viết BL- Lớp viết nháp từ: giòn giã, rực rỡ, dập dềnh. 
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b.HD chính tả
- GV đọc mẫu đoạn chính tả cần viết
- HS theo dõi sgk
- Bài thơ nói về ai? Như thế nào?
Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự che chở, yêu thương của bạn bè.
- HD viết từ khó: xô vào, khản đặc, râm ran,...
- HS viết bảng lớp + nháp
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết và cách trình bày bài thơ.
- GV đọc từng câu thơ 
- HS viết bài vào vở
- GV đọc lại bài viết
- HS soát lỗi
- GV chấm bài 
- HS mở sgk soát lỗi
c. Luyện tập
Bài 1 ý a:
- HS đọc yêu cầu va nội dung
- GV quan sát chung 
- HS làm việc cá nhân
- Từ cần điền là: ra, giữa, dòng, rò, ra, duy, ra, giấu, giận, rồi
- HS trình bày bài trước lớp
- Nhận xét - ghi điểm
- Tính khôi hài của mẩu chuyện vui "Giữa cơn hoạn nạn" là gì?
- Anh chàng ích kỉ không hiểu ra rằng: Nếu thuyền chìm thì anh ta cũng rồi đời.
	4. Củng cố - dặn dò
	- GV nhận xét giờ học 
	- Về xem lại bài viết, viết lại những lỗi sai. Xem trước bài tiếp theo.
	_______________________________________
Đạo đức
Bài 9: Em yêu quê hương ( tiết 2)
I. Mục tiêu Học xong bài này, HS biết:
- Mọi người cần phải yêu quê hương.
- Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với nội dung của mình.
- Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
II. Chuẩn bị
- Thẻ, các bài thơ, bài hát
III. Hoạt động dạy - học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
- Vì sao phải yêu quê hương?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. các hoạt động
*HĐ 1: Triển lãm nhỏ (BT 4).
- TL nhóm 4
- Các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh.
- Cả lớp xem tranh và trao đổi bình luận.
- GV nhận xét 
* HĐ 2 : Làm BT 2 
- HS đọc yêu cầu và nội dung BT 2 
- HS bày tỏ thái độ bằng giơ thẻ.
- HS giải thích lí do - Cả lớp nhận xét
- GV nhận xét và KL: Tán thành với những ý kiến (a), (d), không tán thành với ý kiến(b), (c) 
* HĐ 3: Sử lí tình huống (BT 3)
- TL nhóm 4
- HS đọc nội dung BT và thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và KL:
+ Tình huống (a): bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình; vận động các bạn cùng tham gia dóng góp; nhắc nhở các bạn giữ gìn sách..
+ Tình huống (b): bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là một việc làm góp phần làm sạch, đẹp làng xóm.
* HĐ 4: Trình bày KQ sưu tầm
- HS trình bày KQ sưu tầm được về các cảnh đẹp, phong tục tập quán, danh nhân của quê hương và bài thơ, bài hát..
- HS trao đổi về các bài thơ, bài hát
- GV nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm của mình.
4. Củng cố ,dặn dò
- Vì sao cần phải yêu quê hương
- Nhận xét giờ học
- Về: thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm của mình.
______________________________________________________________________
Thứ ba ngày 20 tháng 1 năm 2009
luyện từ và câu
mở rộng vốn từ: công dân
I. Mục tiêu
	- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ gắn với chủ điểm: Công dân
	- Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm :Công dân
II. Hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- HS đọc lại bài tập 2 của tiết luyện từ và câu trước
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b.HD HS làm bài tập 
Bài 1 (18): Làm việc cá nhân
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài
- ý đúng: ý b
- HS nhắc lại nghĩa của từ "công dân"
Bài 2 (18): Thảo luận nhóm đôi
a. Công có nghĩa là của nhà nước, của chung: Công dân, công cộng, công chúng.
b. Công có nghĩa là không thiên vị: Công bằng, công lí, công minh, công tâm.
c. Công có nghĩa là thợ khéo tay: Công nhân, công nghiệp.
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm vào bảng nhóm + vở bài tập
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Nhận xét, bổ sung
Bài 3 (18) Thảo luận nhóm đôi
- HS đọc yêu cầu của bài
- Những từ đồng nghĩa với "công dân":
Nhân dân: Đông đảo những người dân, thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vực địa lí.
Dân chúng: Đông đảo những người dân thường, quần chúng nhân dân
Dân: 
- Thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bài 4 (18) : Làm việc cá nhân
- HS đọc yêu cầu của bài
- Không thể thay từ công dân bằng từ đồng nghĩa ở bài tập 3. Vì từ "công dân" có hàm ý "người dân một nước độc lập" khác với các từ nhân dân, dân chúng, dân.
Hàm ý này của từ công dân ngược lại với ý của từ nô lệ 
- Làm bài vào vở bài tập
- HS trình bày trước lớp
- Nhận xét, bổ sung
	4. Củng cố - dặn dò
	- GV nhận xét giờ học 
	- Ghi nhớ những từ ngữ thuộc chủ điểm "công dân" để sử dụng đúng.
	_________________________________
Toán
Diện tích hình tròn
I. Mục tiêu
- Giúp HS nắm được quy tắc, công thức tính S hình tròn và biết vận dụng để tính S hình tròn.
II. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Muốn tính chu vi hình tròn ta làm như thế nào?
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
- GV vẽ hình tròn lên bảng
- Giả sử r = 2 dm
- GV hướng dẫn HS cách tính.
- Nhân bán kính với bán kính rồi nhân với 3,14.
Diện tích hình tròn là
2 x 2 x 3,14 = 12,56 (dm)
- Muốn tính S hình tròn ta làm như thế nào?
ị Quy tắc: SGK-99
- 3 HS đọc
* Công thức:
S: diện tích hình tròn
r: bán kính hình tròn
S = r x r x 3,14.
4. Luyện tập
Bài 1: HS đọc YC
- Vở + BL
a. S = 5 x 5 x 3,14 = 78,5 (cm2)
b. 0,4 x0,4 x 3,14 = 0,5024 (dm2)
c. x x 3,14 = 1,1304 (m2)
- Muốn tính S hình tròn ta làm như thế nào?
Bài 2: HS đọc YC
- Vở + BL
a. So = 12 : 2 x3,14 = 113,04 (cm2)
b. So = 7,2 : 2 x 3,14 = 40,6994 (dm2)
c. So = 0,4 x 3,14 = 0,5024 (m2)
Bài 3: HS đọc đề toán
- Vở + BL
Giải
S của mặt bàn tròn là
45 x 45 x 3,14 = 6358,5 (cm2)
ĐS: 6358,5 cm2
5. Củng cố, dặn dò
- Muốn tính S hình tròn ta làm như thế nào?
- Nhận xét giờ học
- Về: ôn bài + chuẩn bị bài sau.
____________________________________ 
 kể chuyện
kể chuyện đã nghe, đã đọc
I Mục tiêu
	- Rèn kĩ năng nói
	- Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe, được đọc về một tấm gương sống và làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh
	- Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
	- Rèn kĩ năng nghe: HS nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II Chuẩn bị 
	Một số câu chuyện nói về tấm gương sống và làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh
III Hoạt động dạy - học 
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ.
	- HS kể lại chuyện "Chiếc đồng hồ" 
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài 
	b. HD HS kể chuyện 
- GV chép đề lên bảng 
- HS đọc đề
- HD tìm hiểu đề
- Đề bài yêu cầu gì?
- Kể chuyện
- Câu chuyện đó do đâu mà em biết?
- Được nghe hoặc được đọc
- Câu chuyện nói về vấn đề gì?
- Nói về những tấm gương sống và làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh
- GV gạch chân từ: Tấm gương, pháp luật, nếp sống văn minh
* Lưu ý: nên kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc ngoài chương trình.
c. HS kể chuyện
- HS đọc gợi ý 1 
- Nêu tên câu chuyện mà mình lựa chọn. nói rõ đó là câu chuyện về ai?
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS
- Câu chuyện em định kể thuộc ND nào trong gợi ý 1?
- HS đọc gợi ý 2
- Để giới thiệu câu chuyện em cần nêu những gì?
- Nêu tên câu chuyện, nội dung, xuất xứ.
- HS kể chuyện theo nhóm đôi và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Đại diện nhóm kể trước lớp
- GV và HS nhận xét, ghi điểm.
	4. Củng cố - dặn dò
	- Nhắc lại tên một số câu chuyện được kể trong giờ học.
	- GV  ... 
b. Vì nhà nghèo quá Vế NN
 chú phải bỏ học. Vế KQ
c. Lúa gạo quý Vế KQ
 vì ta phải đổ bao mồ hôi ... Vế NN
 vàng cũng quý Vế KQ
 vì nó rất đắt và hiếm Vế NN
- QHT : Vì, vì, vì
- Cặp QHT: Bởi chưng ... cho nên
* Giải nghĩa: Bác mẹ: Có nghĩa là bố mẹ
Bài 2 (33) Nhóm đôi
VD: Chú phải bỏ học vì nhà nghèo quá.
 Tôi phải băm bèo thái khoai bởi chưng bác mẹ tôi nghèo
- HS đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm báo cáo trước lớp
- Nhận xét
Bài 3 (33)
a. Nhờ thời tiết thuận lợi nên lúa tốt
b. Tại thời tiết không thuận lợi nên lúa xấu 
- HS làm vở bài tập.
- Chấm, chữa bài
Bài 4 (34)
- HS làm vào vở
- Vì bạn Dũng ham chơi nên bị điểm kém.
- Do nó chủ quan nên bài thi của nó không đạt điểm cao.
- Nhờ cả tổ giúp đỡ tận tình nên Bích Vân có tiến bộ.
	4. Củng cố - dặn dò 
	- HS đọc lại ghi nhớ 
	- GV nhận xét giờ học 
	- Về xem lại bài. Xem trước bài tiếp theo.
	__________________________________________
khoa học
Bài 42:sử dụng năng lượng chất đốt
I. Mục tiêu : Sau giờ học HS biết
	- Nêu được tên một số chất đốt thường dùng.
	- Trình bày được tác dụng của một số loại chất đốt
	- Có ý thức sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
II. Đồ dùng dạy – học - Bảng nhóm
III. Hoạt động dạy - học
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Năng lượng mặt trời ảnh hưởng thế nào đến thời tiết, khí hậu?
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Kể tên chất đốt
- Thảo luận nhóm 4
- Khi có hiệu lệnh "Bắt đầu" các tổ bắt đầu liệt kê. Sau 2 phút các tổ dừng lại, tổ nào ghi được nhiều tổ đó được điểm cao.
- Các tổ ghi vào bảng nhóm
- Trình bày trên bảng lớp
- Yêu cầu HS QS tranh 1,2,3 - 86 và nêu tên loại, thể của chất đốt
* GVKL: Có nhiều loại chất đốt. Mỗi loại có những tính năng vượt trội hơn so với loại khác.
- H1: bếp than tổ ong, dùng than. Chất đốt thể rắn
- H2: bếp dầu, dùng dầu hỏa. Chất đốt thể lỏng
- H3: Bếp ga, dùng ga. chất đốt thể khí.
Hoạt động 2: QS và thảo luận nhóm 2
- HS thảo luận và ghi vào bảng nhóm.
N1: Kể tên các chất đốt rắn thường dùng ở vùng nông thôn và miền núi?
- Củi, tre, rơm, rạ, lá khô, ...
- Than đá được sử dụng trong những việc gì? ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
- Chạy máy phát điện, ... dùng trong đun nấu, sưởi ấm. Khai thác chủ yếu ở Quảng Ninh.
- Ngoài than đá em còn biết thêm loại than nào khác?
- Than bùn, than củi.
N2: Kể tên các chất đốt lỏng thường dùng, chúng thường được sử dụngtrong những việc gì? 
- Dầu hỏa, xăng, ... chúng sử dụng trong đun nấu và chạy máy
- ở nước ta dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở đâu?
- ở vùng biển Vũng Tàu
N3: Kể tên các chất đột khí thường dùng? Làm thế nào để khai thác thác đượckhí đốt sinh học?
- Gas, khí đốt sinh học bi - ô - gas
ủ rác, phân gia súc, gia cấm trong bể kín, khí tạo ra trong quá trình ủ sẽ được đưa ra theo đường ống riêng
- Đại diện nhóm báo cáo
- Nhận xét, bổ sung
- GV cung cấp thêm thông tin thông qua các hình 4,5,6,7,8 (86, 87)
- Những loại chất đốt nào có sẵn trong tự nhiên, những chất đốt nào thường dùng trong công nghiệp?
- Than, dầu mỏ, khí đốt. 
Than và dầu là loại chất đốt thường dùng trong công nghiệp.
* GVKL: Chất đốt có nhiều loại: rắn, lỏng, khí, thông thường người ta sử dụng các loại chất đốt trong việc đun nấu, chạy động cơ máy, chạy máy phát điện, ...
	4. Củng cố - dặn dò
	- Gia đình em sử dụng những loại chất đốt nào?
	- GV nhận xét giờ học.
_____________________________________________________________
Thứ sáu ngày 6 tháng 2 năm 2009
Thể dục
Bài 42: Nhảy dây - Bật cao, Trò chơi “Trồng nụ trồng hoa”
I. Mục tiêu
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 - 3 người, ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện được tương đối đúng.
- Làm quen động tác bật cao. 
- Chơi trò chơi “ Trồng nụ trồng hoa” 
II. Lên lớp
1. Tập hợp lớp - điểm số báo cáo
- GV nhận lớp - phổ biến nội dung giờ học
- Kiểm tra trang phục, sức khoẻ của HS
2. Khởi động: Xoay các khớp
3. Kiểm tra bài cũ
- 3 HS lên tập động tác chân, vặn mình, nhảy.
- GV nhận xét
4. Bài mới
*. Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 - 3 người
- HS tập theo tổ
- GV quan sát sửa sai cho các em.
* Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau
- HS tập theo tổ
- GV quan sát sửa sai cho các em
* Tiếp tục làm quen nhảy bật cao tại chỗ.
- Tập đội hình hàng ngang
- GV tập mẫu và giảng giải
- 2 HS làm thử
- Cả lớp tập 
- GV nhận xét
5.Củng cố 
- GV cho các tổ lên trình diễn
- Tổ khác nhận xét
- Gv nhận xét
6. Trò chơi “trồng nụ trồng hoa”
- GV nêu tên trò chơi - Phổ biến cách chơi
- HS chơi thử
- Cả lớp chơi
- GV quan sát
7. Hồi tĩnh
- Thả lỏng chân tay
8. Dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
	______________________________________________
Toán
dt xung quanh và dt toàn phần của hình hộp chữ nhật
I. Mục tiêu Giúp HS:
- Có biểu tượng về S xung quang và S toàn phần của HHCN.
- Tự hình thành được cách tính và công thức tính Sxq và Stp của HHCN.
- Vận dụng được các quy tắc tính S để giải 1 số bài tập có liên quan.
II. Chuẩn bị
- 1 HHCN
III. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- HHCN có mấy cạnh, mấy mặt, mấy đỉnh?
Nhận xét ghi điểm
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
1, Diện tích xung quanh: GV nêu VD
- GV đưa ra HHCN có kích thước CD = 8cm, CR=5cm, h= 4cm
- Chỉ vào 4 mặt bên nói: S tổng cộng của 4 mặt bên của HHCN gọi là Sxq của hình hộp đó.
* GV thực hiện triển khai HHCN để HS thấy rõ 4 mặt bên tạo thành 1 HCN có CD = chu vi đáy, CR= chiều cao HH. Diện tích HCN này chính là Sxq hình hộp.
Giải
Chiều dài là: 5 + 8 + 5 + 8 = 26 (cm) tức là = chu vi đáy hình hộp.
Chiều rộng là: 4 cm tức là chiều cao hình hộp
Sxq của HH là: 26 x 4 = 104 (cm2)
Muốn tính Sxq HHCN ta làm như thế nào?
* Quy tắc: SGK
- 3 HS đọc
2, Diện tích toàn phần
- GV nêu VD ở trên
 Diện tích 1 mặt đáy là: 8 x 5 = 40 (cm2)
 Diện tích toàn phần là: 104 + 40 x 2 = 184 (cm2)
- Muốn tính Stp ta làm như thế nào?
* Quy tắc: SGK
- 3 HS đọc
4. Luyện tập
Bài 1: HS đọc đề toán
Vở + BL
Giải
Sxq của HHCN là: (5 + 4) x 2 x 3 = 54 (dm2)
Stp của HHCVN là: 54 + 5 x 4 x 2 = 94 (dm2)
ĐS: 94 dm2
- Muốn tính Sxq, Stp của HHCN ta làm như thế nào?
Bài 2: HS đọc đề toán
Vở + BL
Giải
Sxq của thùng tôn là: (6 + 4) x 2 x 9 = 180 (dm2)
 S đáy của thùng tôn là: 6 x 4 = 24 (dm2)
Thùng tôn không nắp nên S tôn dùng để làm thùng là
180 + 24 = 204 (dm2)
ĐS: 204 dm2
5. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Về: ôn lại quy tắc + chuẩn bị bài sau.
	________________________________________________
tập làm văn
trả bài văn tả người
I, Mục tiêu 
 - Biết rút kinh nghiệm về các mặt bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, cách trình bày, chọn lọc chi tiết trong bài văn tả người
 - Có khả năng phát hiện và sửa lỗi trong bài làm của mình, của bạn, nhận biết ưu điểm của những bài văn hay. Viết lại được một đoạn văn hay trong bài cho hay hơn.
II, Hoạt động dạy – học
 1. ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Dạy bài mới
 a, Giới thiệu bài
 b, Nhận xét về kết quả bài làm của HS
- GV chép đề lên bảng
- HS đọc lại và xác định yêu cầu của đề
* Ưu điểm: 
- Bài văn có đủ 3 phần
- Xác định đúng yêu cầu của đề bài, bố cục bài, chữ viết, cách trình bày rõ ràng, có nhiều tiến bộ
* Những thiếu sót:
 + GV nêu 1 số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu.( Minh hoạ bằng 1 vài VD để rút kinh nghiệm chung)
- Thông báo điểm số cụ thể.
 C, Hướng dẫn HS chữa bài
GV viết các lỗi cần chữa lên bảng
HS nêu miệng hoặc lên bảng chữa
- HS tự sửa lỗi sai trong bài 
 d, Học tập những bài văn ( đoạn văn) hay
- HS đọc bài (đoạn) văn hay cho cả lớp tham khảo, học tập
- HS tự viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
 4. Củng cố – Dặn dò
 - GV nhận xét giờ học
 - Về chuẩn bị cho tiết tập làm văn sau.
__________________________________
Lịch sử
Nước nhà bị chia cắt
I. Mục tiêu Học xong bài này HS biết
- Đế quốc Mỹ phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.
- Vì sao nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mỹ-Diệm.
II. Chuẩn bị
- Bản đồ hành chính Việt Nam
III. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Hãy nêu 1 số sự kiện mà em cho là tiêu biểu nhất trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
* HĐ1
HĐN
- Hiệp định là gì?
- Là văn bản ghi lại những nội dung do các bên có liên quan kí kết
- Hãy nêu những điều khoản chính trong hiệp định Giơ-ne-vơ?
- Chấm dứt chiến tranh lặp lại hoà bình ở Việt nam và Đông Dương.
- Quy định vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời
- Quân ta sẽ tập kết ra Bắc, quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Trong 2 năm quân Pháp phải rút khỏi miền Nam VN.
- Tháng 7-1956 nhân dân ta sẽ tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
- Em hiểu tổng tuyển cử là gì?
- Tổ chức bầu cử trong cả nước
* HĐ2:
Cả lớp
- Khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết nguyện vọng của nhân dân ta là gì?
- Sau 2 năm đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp.
- Những nguyện vọng đó có được thự hiện không?
- Không
- Ai là kẻ đã phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ?
 Mỹ là kẻ đã phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, trong thời gian Pháp rút quân Mỹ dần dần thay Pháp xâm lược miền Nam, đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống lập ra chính quyền tay sai.
* HĐ3:
Cả lớp
- Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm đã tàn sát đồng bào miền Nam ra sao?
- chúng thực hiện chính sách “tố cộng” “diệt công” với khẩu hiệu”Giết nhầm còn hơn bỏ sót”
- Thế nào là tố cộng, diệt cộng?
- Ai là kẻ đã gây ra nỗi đau chia cắt?
- Mỹ - Diệm là kẻ đã gây ra nỗi đau chia cắt, chúng biến sông Bến Hải thành dòng sông chia cắt Bắc-Nam.
* HĐ4:
Thảo luận theo cặp
- Nếu không cầm súng đánh giặc thì đất nước nhân dân ta sẽ ra sao?
- ...sẽ mãi mãi bị giặc Mỹ xâm lược đồng bào ta suốt đời làm nô lệ.
- Cầm súng đứng lên đánh giặc thì điều gì sẽ xảy ra?
-...sẽ đau thương mất mát gian khổ.
- Sự lựa chọn (cầm súng đánh giặc) của nhân dân ta thể hiện điều gì?
-...Thẻ hiện truyền thống yêu nước, căm thù giặc, kiên cường bất khuất, không chịu khuất phục trước mọi kẻ thù của nhân dân ta, dân tộc ta.
- Dân tộc ta lựa chọn con đường cầm súng đứng lên với mục đích gì? Mục đích ấy có chính đáng không?
- ...Mục đích đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại độc lập dân tộc. Mục đích ấy là hoàn toàn chính đáng.
4. Củng cố, dặn dò
- HS đọc ghi nhớ
- Nhận xét giờ học
- Về: ôn bài + chuẩn bị bài sau.
______________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 5 Tuan 2021 nam 2011.doc