Kế hoạch dạy tuần 27

Kế hoạch dạy tuần 27

Đạo đức

TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (TIẾT 2)

I - MỤC TIÊU

Học xong bài này HS có khả năng:

 - Hiểu thế nào là hoạt động nhân đạo, vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo

 - Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

 -Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở trường ,lớp ở địa phương phù hợp với khả năng.

II -ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 GV: SGK

 HS: SGK

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1- Bài cũ : Những biểu hiện của hoạt động nhân đạo là gì?

2- Bài mới : Giới thiệu bài

 

doc 26 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1036Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy tuần 27
Thứ-ngày
Thời khoá biểu
Tên bài dạy
Nội dung giảm tải
Thứ hai
26 - 3
2007
Chào cờ
Đạo đức
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Sinh hoạt tập thể
Tích cực tham gia các hoạt ... 
Dù sao trái đất vẫn quay
Luyện tập chung
Thành thị thế kỷ XI - XVII
Thứ ba
27 - 3
2007
Toán
Khoa học
Chính tả
Mĩ thuật
Thể dục
KTĐK
Các nguồn nhiệt
Nhớ - viết: Bài thơ về tiểu đội ...
Vẽ theo mẫu: Vễ cây
Nhảy dây, di chuyển tung bóng và bắt bóng.
Thứ tư
28 - 3
2007
Toán
LT&C
Kể chuyện
Kĩ thuật
Khoa học
Hình thoi
Câu khiến
Kể chuyện được chứng kiến ....
Lắp xe có thang
Nhiệt cần cho sự sống
Thứ năm
29 - 3
2007
Tập đọc
Toán
TLV
Thể dục
Địa lí
Con sẻ
Diện tích hình thoi
Miêu tả cây cối ( KT viết )
Bài 54
Người dân và HĐSX ở ĐBDH MT
Có GT ....
Thứ sáu
30 - 3
2007
Toán
LT&C
TLV
Âm nhạc
SHL
Luyện tập
Cách đặt câu khiến
Trả bài văn miêu tả cây cối
Ôn tập bài hát: Chú voi con ở ...
Nhận xét tình hình trong tuần
Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2007
Đạo đức
tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (tiết 2)
I - Mục tiêu
Học xong bài này HS có khả năng:
 - Hiểu thế nào là hoạt động nhân đạo, vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo 
 - Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
 -Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở trường ,lớp ở địa phương phù hợp với khả năng.
II -Đồ dùng dạy học 
 GV: SGK
 HS: SGK
III - Các hoạt động dạy- học 
1- Bài cũ : Những biểu hiện của hoạt động nhân đạo là gì?
2- Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1: Bày tỏ ý kiến 
a) M ục tiêu : HS biết bày tỏ ý kiến của mình về các việc làm nhân đạ. 
b) Cách tiến hành: HS thảo luận cặp đôi: Hãy bày tỏ ý kiến và giải thích lí do về các ý kiến ở BT4, SGK; Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét bổ sung, 
 GV kl :b) c) e) là việc làm nhân đạo. a) d) không phải là việc làm nhân đạo.
 - Để thể hiện tình nhân đạo em phải làm gì ? ( HS K, G tả lời )
KL: Có rất nhiều cách để thể hiện tình nhân đạo của em tới những người gặp hoàn cảnh khó khăn như góp tiền xây dựng quỹ vì người nghèo,...
2 hs TB,Y nhắc lại 
*HĐ2 : Xử lí tình huống
 a) Mục tiêu: HS biết xử lí tình huống về các hoạt động nhân đạo.
 b) Cách tiến hành: YC HS thảo luận nhóm 6: BT2, SGK ( Mỗi nhóm HS thảo S HSHSHHHhHluận một tình huống )
 - Các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm trình bày, HS nhóm khác bổ sung tranh luận ý kiến. 
KL: Có thể đẩy xe lăn giúp bạn,... ; tình huống b) có thể thăm hỏi bà cụ, giúp đỡ bà những việc lặt vặt hằng ngày 
 (HS TB nhắc lại )
*HĐ3: Liên hệ thực tế 
 a) Mục tiêu : HS biết trao đổi với các bạn về những người gần nơi các em sống có hoàn cảnh khó khăn.
 b) Cách tiến hành: HS thảo luận nhóm 4 bài tập 5 SGK, đại diện nhóm trình bày kết quả 
 - Các nhóm tranh luận, bổ sung ý kiến.
 - Đối với những người gặp hoàn cảnh khó khăn chúng ta cần phải làm gì ?
Kl: Cần phải cảm thông chia sẻ, giúp đỡ ngững người gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng của mình .
 - 2 HS TB nhắc lại. 
 - Qua bài học này giúp em hiểu biết gì? HS trả lời và đọc ghi nhớ SGK
3/Hoạt động nối tiếp 
 - Tổ chức cho HS quyên góp tiền giúp đỡ bạn trong lớp có hoàn cảnh khó khăn 
 - Dặn hs về nhà sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ,...về các hoạt động nhân đạo 
Tập đọc
Dù sao trái đất vẫn quay 
I – Mục tiêu 
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Co -péc- ních và Ga- li-lê .
 - Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
II - Đồ dùng dạy học 
 GV: - Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III - Các hoạt động dạy học
1-Bài Cũ: Nội dung bài Ga –vrốt ngoài chiến lũy nói lên điều gì ?.
2-Bài mới : Giới thiệu bài (bằng lời )
*HĐ1: Luỵên đọc 
+ Giáo viên HD đọc : Toàn bài đọc với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca.
+ Đọc đoạn : ( HS : đọc nối tiếp theo đoạn 2- 3 lượt )
 - Hết lượt 1: GV hướng dẫn HS phát âm tiếng khó: Nghĩ rằng, cổ vũ, Cô - péc - nich.
 - Hết lượt 2: HD HS TB ngắt câu dài: “Chưa đầy một thế kỉ sau .....của Cô -péc -ních ''
 -1HS đọc chú giải 
+ Đọc theo cặp : 
 HS đọc theo cặp, HS nhận xét, GVnhận xét .
+ Đọc toàn bài :
 - 2 HS: K- G đọc toàn bài.
+ GV đọc mẫu toàn bài .
*HĐ2: Tìm hiểu bài .
 a) Đoạn 1
 - YC hs đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 1, SGK (..trái đất mới là hành tinh xoay xung quanh mặt trời )
 + Vì sao phát hiện của Cô -péc –ních lại bị coi là tà thuyết ? ( ....nó ngược lại với lời phán bảo của chúa trời )
 + Giảng từ: tà thuyết .
 + Đoạn văn này nói lên điều gì ? ( HS K- G trả lời)
ý1: Cô -péc – ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai làm, công bố phát hiện mới.
 b) Đoạn 2
 - 1HS đọc đoạn 2 (cả lớp đọc thầm) trả lời câu hỏi 2 sgk ? ( ....ủng hộ, cổ vũ ý kiến của Cô - péc – ních., ... ông nói ngược với lời phán bảo của chúa trời )
 + Giảng từ : cổ vũ 
 + Đoạn văn này nói lên điều gì ? (HS: K- G trả lời )
ý2 : Ga –li –lê bị xét xử.
 c) Đoạn 3
 - YC HS đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi 3, SGK (...dám nói lên khoa học chân chính, đi ngược với lời phấn bảo của chúa trời )
 - Nội dung đoạn văn này nói lên điều gì ?( HS K, G trả lời )
Y3: Sự dũng cảm bảo vệ chân lí của nhà bác học Ga – li – lê 
? Nội dung bài này nói lên điều gì ? ( Như phần 1 mục đính yêu cầu ) ( HS : K- G nêu; HS: TB nhắc lại )
*HĐ3 : Hướng dẫn hs đọc diễn cảm 
 - HS: K- G tìm giọng đọc ha, HS K- G đọc đoạn mình thích, nói rõ vì sao?
 - GV hướng dẫn HS TB đọc nâng cao đoạn : “Chưa đầy một thế kỉ ......Dù sao trái đất vẫn quay”
 - HS thi đọc diễn cảm.
3 / Củng cố – dặn dò 
Đoạn văn trên hình ảnh nào gây ấn tượng nhất đối với em ? vì sao ?
 Nhận xét chung tiết học, về nhà đọc trước bài con sẻ.
Toán
Luyện tập chung 
I - Mục tiêu:
Giúp hs :
 - Ôn tập một số nội dung cơ bản về phân số; Hình thành phân số, phân số bằng nhau, rút gọn phân số.
 - Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn . 
II - Đồ dùng dạy học 
 GV: VBT T4
 HS: VBT T4
II - Các hoạt động dạy- học .
1-Bài cũ :1 hs lên bảng làm :Tính giá trị của các biểu thức sau: 1/2 x 1/3 + 1/3 x 1/5
2-Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1 :Hướng dẫn luyện tập 
 a) Bài 1 ( Tr 54 , VBT T4 )
 - HS đọc thầm yêu cầu của bài, GV yêu cầu HS tự rút gọn ở bài tập 1a, viết các phân số đều có mẫu số là 40 và bằng các phân số đã cho. Tìm các phân số bằng nhau ở các phân số trên ( các phân số ở bài tập 1 a )
 - 2 HS lên bảng làm bài tập 1a, cả lớp làm vào VBT, nhận xét bài làm trên bảng.
 - 2 HS lên bảng làm bài tập 1b, HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. và nhận xét kết quả làm bài của bạn trên bảng.
 - YC HS đọc kết quả bài tập 1 c, cả lớp nhận xét và chốt kết quả đúng.
KL: Củng cố kĩ năng rút gọn phân số , phân số bằng nhau 
 b) Bài 2 ( Tr 54, VBT T4 )
 - 1 HS đọc đề bài trước lớp, cả lớp đọc thầm.
 ? Bài toán cho biết những gì ?
 ? Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì ?
 - GV yêu cầu HS làm bài tập cá nhân vào VBT, GV quan sát, hướng dẫn HS.
 - 1 HS K lên bảng làm bài tập, cả lớp quan sát nhận xét kết quả làm bài tập trên bảng.
 - GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
 c) Bài 3 ( Tr 55, VBT T4 )
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp nghe đọc thầm VBT.
 - Bài toán này cho ta biết gì ? và yêu cầu ta làm gì ?
 ? Làm thế nào để tính được số thiết bị thay thế ?
 ? trước hết chúng ta phải tính được gì ?
 1 HS K, G lên bảng làm , cả lớp làm vào VBT ( gv giúp đỡ những HS con lúng túng chua hiểu cách làm )
 - HS nhận xét bài làm trên bảng, GV kl kq đúng 
 d) Bài 4 ( Tr 55, VBT T4 )
 - 1 HS đọc đề bài trước lớp, cả lớp đọc thầm 
 - GV hướng dẫn HS cách làm. 
 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT (gv giúp đỡ HS TB ) 
 - Cả lớp và gv nhận xét bài làm trên bảng gv kl kq đúng, HS đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau.
KL: Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn.
3/ củng cố – dặn dò 
 - Nhận xét chung tiết học 
 - Dặn HS về nhà làm bài tập (trong SGK ).
Lịch sử
thành thị ở thế kỉ xvi - xvii
I - Mục tiêu
Học xong bài này HS biết:
 - ở thế kỉ XVI- XVII, nước ta nổi lên 3 thành thị lớn :Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
 - Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thương mại.
II -Đồ dùng dạy học 
 GV: -Bản đồ VN 
III - Các hoạt động dạy học 
1/ Bài cũ: Nhắc lại nội dung của bài Cuộc khẩn hoang ở đàng trong. 
2 / Bài mới : Giới thiệu bài ( bằng lời ) 
* HĐ1: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An – Ba thành thị lớn thế kỉ XVI - XVII
 - HS đọc thầm sgk và hoàn thành phiếu học tập, GV giúp đỡ HS gặp khó khăn.
 - Yêu cầu 3 HS báo cáo kết quả , mỗi HS nêu về một thành thị lớn .
 - Cả lớp nhận xét, GV kết luận kết quả đúng. 
 - GV treo bản đồ VN 1 HS K, G lên xác định vị trí của 3 thành thị lớn. 
KL:3 thành thị lớn này là trung tâm chính trị, quân sự, là nơi tập trung dân cư đông , công nghiệp và thương nghiệp phát triển. ( HS TB nhắc lại)
*HĐ2 Tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI- XVII 
 - HS thảo luận cả lớp trả lời câu hỏi: Theo em cảnh buôn bán sôi động ở các đô thị nói lên điều gì về tình hình kinh tế nước ta thời đó ?(hs K, G : ... ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh )
KL: Nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh vào thế kỉ XVI- XVII.
3 / Củng cố – dặn dò.
 - Nhận xét chung tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc bài.
_________________________________
Thứ 3 ngày 27 tháng 3 năm 2007
Toán
Giáo án thao giảng
Môn: khoa học – lớp 4
Bài: các nguồn nhiệt
Ngày dạy: 27/3/2007
Người dạy: Nguyễn Thị Yến
I - Mục tiêu
Sau bài học HS có thể:
 - Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
 - Biết thực hiện những qui tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt.
 - Có ý thức khi sử dụng nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày. 
II - Đồ dùng dạy học 
 GV: Chuẩn bị hộp diêm, nến,bàn là, phiếu học tập, bảng phụ ghi nội dung ở HĐ3
 HS: SGK
III - Các hoạt động dạy học 
1/Bài cũ: Lấy VD về vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt, ứng dụng của chúng trong cuộc sống ?
2/Bài mới : Giới thiệu bài (bằng lời )
HĐ1: Các nguồn nhiệt và vai trò của chúng 
a.Mục tiêu: HS biết kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
b) Cách tiến hành : YC HS thảo luận cặp đôi, quan sát trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi :
 ? Những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh ?( HS K, G trả lời )
 ? Em biết gì về vai trò của từn ... / Bài mới: Giới thiệu bài: (bằng lời)
*HĐ1: hs thực hành viết 
 - GV sử dụng 4 đề trang 54, VBT TV để làm bài kiểm tra. 
 - YC HS đọc kĩ đề bài, yêu cầu HS đọc thầm gợi ý.
 - HS viết bài 
 - GV thu chấm một số bài 
 - Nêu nhận xét chung. 
3/ Củng cố – D ặn dò 
 - Nhận xét chung tiết học .
 - YC những HS viết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh bài văn, viết lại vào vở.
_____________________________________
Địa lí
người dân và hđ sx ở đb duyên hải miền trung 
I - Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
 - Gải thích được: Dân cư tập trung khá đông ở duyên hải miền trung do có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất.
 -Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp.
 - Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số nghành sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng duyên hải miền trung.
II -Đồ dùng dạy học
 GV: bản đồ Việt Nam 
III - Các hoạt động dạy –học 
1/ Bài cũ: Nêu đặc điểm của ĐBDH Miền trung.
2/ Bài mới: Giới thiệu bài 
*HĐ1: Dân cư tập trung khá đông đúc 
 - YC HS quan sát bản đồ phân bố dân cư Việt Nam và so sánh lượng người sinh sống ở vùng biển miền trung so với ở vùng núi Trường Sơn ? ( ... nhiều hơn ... )
 ? so sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền trung so với ở vùng ĐBBB và ĐBNB ? (Số người ở vùng ven biển miền trung ít hơn ....)
KL: Dân cư ở vùng ĐBDH MT khá đông đúc phần lớn họ sống ở các làng mạc, thị xã, thành phố (2 hs TB, Y nhắc lại )
*HĐ2: Hoạt động sản xuất của người dân 
 - Yêu cầu HS quan sát các hình 3 đến hình 8 trong SGK, 6 HS lần lượt đọc ghi chú ở các hình 
 - Người dân nơi đây có những nghành nghề gì ?
 - Kể tên một số loại cây được trồng ?( HS TB trả lời: ... cây mía, lúa, lạc )
 - Kể tên một số loại con vật được chăn nuôi nhiều ở ĐBDHMT ? (bò, trâu )
 - Kể tên một số loại thủy sản được nuôi trồng ở ĐBDHMT ? (...cá, tôm )
KL: Người dân ở đây trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản và nghề làm muối.
 - 2 HS TB nhắc lại 
*HĐ3:Khai thác điều kiện tự nhiên để phát triển sản xuất ở ĐBDHMT 
 - GV Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 6, đọc bảng gợi ý trong SGK giải thích vì sao ĐBDHMT lại có các hoạt động sản xuất đó ?
 - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày trước lớp các điều kiện để sản xuất; N1, 2 :Hoạt động trồng lúa; N3,4: Hoạt động trồng mía, lạc; N5, 6: HĐ làm muối; N7, 8: HĐ nuôi đánh bắt thủy, hải sản. 
 - HS các nhóm nhận xét, góp ý. 
KL: Người dân ĐBDHMT biết tận dụng khai thác các điều kiện thiên nhiên để phát triển nghành nghề phù hợp cho đời sống của mình. 
3 / Củng cố – dặn dò 
+Nhận xét chung tiết học, dăn HS về sưu tầm tranh ảnh về ĐBDHMT.
___________________________________
Toán
luyện tập 
I - Mục tiêu 
Giúp học sinh :
 - Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thoi. 
II - Đồ dùng dạy học 
 HS: VBT T4
 GV: VBT T4, bảng phụ chép nội dung bài tập 1, VBT
III - Các hoạt động dạy học 
1 / Bài cũ : 1hs lên bảng làm: Tính diện tích hình thoi biết độ dài hai đường chéo là 4 cm và 7 cm .
2 / Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1 : Hướng dẫn luyện tập 
 a) Bài 1 ( Tr 58, VBT T 4)
 - HS đọc thầm yêu cầu bài 1 
 - Yêu cầu HS tự làm bài. 
 - 3 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào VBT, cả lớp nhận xét bài làm trên bảng, 
 - GV kết luận kết quả đúng. 
 b) Bài 2 ( Tr 58 , VBT T4 )
 - GV gọi 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 1, cả lớp đọc thầm trong VBT.
 - Yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách tính, HS K nêu cách làm, HS TB nhắc lại.
 - Yêu cầu cả lớp tự làm vào VBT, 1 HS K lên bảng làm bài tập. Cả lớp nhận xét kết quả bạn làm trên bảng, GV nhận xét và nêu kết quả đúng.
KL: Củng cố kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thoi .
c)Bài 3 ( Tr 58, VBT T4 )
 - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập, GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài và tìm cách giải. HS tự làm bài vào VBT, 1 HS G lên bảng làm bài. cả lớp nhận xét kết quả trên bảng. GV nhận xét và kết luận kết quả đúng.
d) Bài 4 ( Tr 58 , VBT T4 )
 - 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm trong SGK, GV vẽ hình lên bảng lớp. 
 - Yêu cầu HS thực hiện trong VBT, 1HS lên bảng làm. GV và HS nhận xét.
3/ Củng cố – dặn dò 
 - Nhận xét chung tiết học 
 - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
cách đặt câu khiến 
I - Mục tiêu
 - HS nắm được cách đặt câu khiến. Biết đặt câu khiến trong các tình huống khác nhau ...
 - Có hứng thú học môm LTVC.
II - Đồ dùng dạy học 
 GV: Bút màu đỏ, 3 băng giấy, mỗi băng đều viết câu văn (Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương ) bằng mực xanh đặt trong các khung khác nhau để hs làm BT1. (phần nhận xét ) 
III - Các hoạt động dạy học 
1/Bài cũ : 2 HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ về câu khiến trong SGK
2/Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1 : Hình thành kiến thức mới về cách đặt câu khiến 
Tìm hiểu VD :
Bài 1 ( Tr 55, VBT TV 4 )
 -1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài trước lớp.
 + Động từ trong câu: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương là từ nào ?( ...hoàn )
 - Tổ chức cho HS làm mẫu trước lớp, GV nêu yêu cầu:
 + Hãy thêm một từ thích hợp cuối câu để câu kể thành câu khiến ? ( đi )
 + Hãy thêm một từ thích hợp vào trước động từ để câu kể trên thành câu khiến ? ( hãy )
 - 3 HS làm bài trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở BT 
 - HS nhận xét bài làm trên bảng.
 - 2 HS đọc lại TT các câu khiến cho đúng giọng điệu. 
KL: Với những yc đề nghị mạnh có dùng Hãy, đừng, chớ ở câu khiến cuối câu nên dùng dấu chấm than, với những câu đề nghị nhẹ nhàng, cuối câu nên dùng dấu chấm.
 - 2 HS TB nhắc lại .
 + Có những cách nào để đặt câu khiến ? (HS K, G:Thêm các từ: lên, đi, thôi, nào, ... vào cuối câu; Thêm các từ đề nghị, xin, mong,...vào đầu câu; Thay đổi giọng điệu phù hợp với câu khiến.
 - 2 HS đọc TT phần ghi nhớ sgk, cả lớp đọc thầm. 
HĐ2:Luyện tập 
Bài 1 ( Tr 56, VBT TV4 )
 - 1HS đọc yêu cầu của bài trước lớp, HS HĐ theo cặp 
 - HS trình bày nối tiếp nhau đọc từng câu khiến trước lớp, GV đọc câu kể, sau đó HS trình bày, cả lớp nhận xét. GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
 b) Bài 2 ( Tr 56, VBT TV 4 )
 - 1HS đọc yêu cầu và ND, cả lớp đọc thầm. 
 - HS hoạt động nhóm 6: Sắm vai theo tình huống 
 + GV gợi ý cho HS cách nói chuyện trực tiếp có dùng câu khiến. 
 + GV gọi các nhóm trình bày, yêu cầu các nhóm có cách nói khác bổ sung, GV ghi nhanh các câu khiến của từng nhóm lên bảng, nhận xét, khen ngợi các em. 
Bài 3 ( Tr 56, VBT TV 4 
 - 1 HS đọc yêu cầu bài tập trước lớp, HS thảo luận nhóm đôi, khi đặt câu thì nêu luôn tình huống có thể sử dụng câu đó.
hs báo cáo KQ làm việc trước lớp , cả lớp nhận xét gv klý đúng 
KL: Củng cố kiến thức về cách đặt câu khiến 
 3/ Củng cố – dặn dò
 - Nhận xét chung tiết học. Yêu cầu HS về nhà đặt câu với mỗi thành ngữ ở BT4 
Tập làm văn
trả bài văn miêu tả cây cối 
I - Mục tiêu
 - Hiểu được nhận xét chung của GV về kết luận bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.
 - Biết sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, chính tả, bố cục bài của mình và của bạn. Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
II - Đồ dùng dạy học 
 GV: Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp, ... cần chữa chung cho cả lớp. 
III - Các hoạt động dạy học .
1- Bài cũ : 
2- Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1: Nhận xét chung về bài làm của hs 
 a) Ưu điểm: HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề như thế nào ?
 - Xác định đúng đề bài, hiểu bài, bố cục ? diễn đạt ý, câu, sự sáng tạo khi miêu tả, chính tả, hình thức trình bày bài văn ? 
 - GV nêu tên những bài văn viết đúng yêu cầu, sinh động giàu tình cảm, sáng tạo, có sự liên kết giữa các phần; mở bài, kết bài hay.
 b) Khuyết điểm :
 - GV nêu lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả, ... GV đưa bảng phụ ghi sẵn các lỗi phổ biến, yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi. 
 - GV trả bài cho HS; HS xem lại bài của mình. 
*HĐ2: Hướng dẫn chữa bài 
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi để chữa bài, GV giúp đỡ HS yếu.
*HĐ3: Học tập những đoạn văn hay 
 - 3 HS có đoạn văn hay, bài đạt diểm cao đọc bài cho các bạn nghe, GV hỏi để HS tìm ra cái hay của bài văn. 
 - HS tự viết lại đoạn văn; 5 HS đọc lại đoạn văn của mình, GV nhận xét từng đoạn văn của HS giúp các em học tốt. 
3 / Củng cố dặn dò 
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà mượn những bài của bạn đạt điểm cao đọc và viết lại bài văn .
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Chú voi con ở bản Đôn
Tập đọc nhạc: TĐn số 7
I - Mục tiêu
 - HS hát đúng và thuộc 2 lời bài hát: Chú voi con ở bản Đôn. Tiếp tục tập cách trình bày cách lĩnh xướng, hoà giọng. Tập trình bày bài hát bằng hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
 - HS đọc đúng nhạc và hát lời ca bài TĐN Đồng lúa bên sông.
II - Chuẩn bị
 1 - GV: Nhạc cụ quen dùng, một vài động tác phụ hoạ, đàn giai điệu, đệm và hát bài Chú voi con ở bản Đôn và bài TĐN Đồng lúa bên sông.
 2- HS: Vở chép nhạc, nhạc cụ gõ, học thuộc bài hát Chú voi con ở bản Đôn, chuẩn bị các động tác phụ hoạ cho bài hát Chú voi con ở bản Đôn.
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1 – Phần mở đầu
 GV giới thiệu nội dung tiết học.
 2- Phần hoạt đông
 * Nội dung 1: Ôn tập bài hát Chú voi con ở bản Đôn
 Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học.
 - GV trình bày lại bài hát.
 - Kiểm tra lời 1 bài hát Chú voi con ở bản Đôn.
 - Trình bày cả bài theo cách lĩnh xướng và hoà giọng đã tập ở tiết trước.
 Hoạt động 2: Trình bày bài hát kết hợp vận động
 - GV hướng dẫn HS tập hát kết hợp gõ đệm bằng hai âm sắc, sau đó từng tổ trình bày gõ đệm.
 - GV chỉ định HS lên bảng trình bày lời hát đã học. Yêu cầu một vài HS K thể hiện lời hát đó kết hợp động tác phụ hoạ đã chuẩn bị.
 - GV chọn động tác để HD HS phụ hoạ khi hát, một vài HS làm mẫu tren bảng cả lớp tập theo.
 - Cả lớp cùng trình bày bài hát Chú voi con ở bản Đôn, vừa hát vừa thể hiện động tác phụ hoạ.
 * Nội dung 2: TĐN số 7
 Hoạt động 1: GV viết bài luyện tập cao độ lên bảng, dùng đàn thể hiện cao độ 5 nốt nhạc. HS đọc cao độ theo.
 - GV viết bài luyện tập tiết tấu lên bảng và làm mẫu cho HS gõ theo, HS dùng nhạc cụ gõ và có thể vữa gõ vừa đọc tên hình nốt: đen, đơn đơn trắng, đen, ...
 Hoạt động 2: HS tập đọc nốt nhạc trên khuông
 - GV đàn giai điệu. HS vừa đọc nhạc vừa gõ theo tiết tấu đã tập.
 - GV chia lớp thành 2 nửa, một nửa đọc nhạc, một nửa hát lời, sau đó đổi lạị.
 - GV hướng dẫn HS tập đọc nhạc và hát lời, kết hợp gõ đệm bằng hai âm sắc, sau đó từng tổ trình bày.
 3 - Phần kết thúc
 Củng cố và kiểm tra kiến thức đã học. GV chỉ định một hai em trình bày một trong hai lời bài hát Chú voi con ở bản Đôn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an op 4.doc