Bài kiểm tra cuối kỳ I - Môn Tiếng Việt lớp 5

Bài kiểm tra cuối kỳ I - Môn Tiếng Việt lớp 5

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5

 NĂM HỌC: 2010 – 2011

Phần I : KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

A. Đọc thành tiếng (5 điểm):

Bài đọc: Chuỗi ngọc lam (TV5 - Tập 1 / Tr.134)

Mỗi HS đọc khoảng 110 tiếng / 1 phút.

B. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – 30 phút.

Đọc thầm bài: Chuyện một khu vườn nhỏ (TV5 -Tập 1/ Tr.102)

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:

1. Vì sao bé Thu thích ra ban công?

a. Bé Thu ra ban công để ngồi chơi với ông.

b. Bé Thu ra ban công để tưới cho cây.

c. Bé Thu ra ban công để nghe ông giảng giải về các loài cây.

2. Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?

a. Vì Thu chưa thấy chim đậu ở ban công bao giờ.

b. Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.

c. Vì Thu thấy đó là một hiện tượng lạ.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 318Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối kỳ I - Môn Tiếng Việt lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
 NĂM HỌC: 2010 – 2011
Phần I : KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
A. Đọc thành tiếng (5 điểm):
Bài đọc: Chuỗi ngọc lam (TV5 - Tập 1 / Tr.134)
Mỗi HS đọc khoảng 110 tiếng / 1 phút.
B. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – 30 phút.
Đọc thầm bài: Chuyện một khu vườn nhỏ (TV5 -Tập 1/ Tr.102)
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
1. Vì sao bé Thu thích ra ban công?
a. Bé Thu ra ban công để ngồi chơi với ông.
b. Bé Thu ra ban công để tưới cho cây.
c. Bé Thu ra ban công để nghe ông giảng giải về các loài cây.
2. Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
a. Vì Thu chưa thấy chim đậu ở ban công bao giờ.
b. Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
c. Vì Thu thấy đó là một hiện tượng lạ.
3. Em hiểu :"Đất lành chim đậu”là thế nào?
a. Đất màu mỡ, chim đến tìm thức ăn.
b. Đất màu mỡ, cây cối xanh tươi.
c. Nơi tốt lành, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến sinh sống, làm ăn.
4. Nội dung chính của đoạn 2( “Cây quỳnh lá dày,...không phải là vườn”) là gì?
a. Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu.
b. Đặc điểm của các loài cây trên ban công nhà bé Thu.
c. Nỗi buồn của bé Thu.
5. Câu văn: “Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu” có sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ gì?
a. Nhân hoá.
b. So sánh.
c. Nhân hoá và so sánh.
6. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “ngọ nguậy”?
a. Leo trèo.
b. Nghịch ngợm.	
c. Động đậy.
7. Nhóm từ nào gồm toàn các từ láy:
a. Rủ rỉ, leo trèo, ngọ nguậy.
b. Rủ rỉ, ngọ nguậy, líu ríu.
c. Ngọ nguậy, líu ríu, leo trèo.
8. Từ “săm soi” thuộc từ loại gì?
a. Danh từ.
b. Động từ.
c. Tính từ.
9. Trong câu “Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuộn chặt một cành”, đại từ “nó” thay thế cho từ ngữ nào?
a. Cây hoa ti gôn.
b. Cây hoa giấy.
c. Cây đa.
10. Trong câu “Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều”, vị ngữ của câu là:
a. lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều.
b. giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều.
c. chẳng phải tưới nhiều.
PHẦN II : KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
A. Chính tả nghe - viết (5 điểm) – 15 phút : Bài "Mùa thảo quả" (TV5 - Tập 1 / Tr.113)
Đoạn: "Thảo quả trên rừng Đản Khao...lấn chiếm không gian."
B. Tập làm văn (5 điểm) – 35 phút.
Hãy tả một người bạn mà em quý mến..
*Thang điểm và đáp án :
Phần I :
A:	* Đọc đúng tiếng, đúng từ: 2 điểm .
(Đọc sai 1 tiếng: 1,5 điểm; sai 2 tiếng: 1 điểm; sai 3-4 tiếng: 0,5 điểm; sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hoặc cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm.
(Không ngắt nghỉ hơi ở đúng ở 2-3 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng từ 4 chỗ trở nên: 0 điểm )
	- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm)
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
( Đọc quá 1 phút đến 2 phút : 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: 0 điểm)
B:	*Mỗi ý khoanh đúng được 0,5 điểm: 1c, 2b, 3c, 4b, 5c, 6c, 7b, 8b, 9a, 10a.
Phần II:
A:	* Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn : 5 điểm.
( Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm
Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,...bị trừ 1 điểm toàn bài).
B:	*GV đánh giá , cho điểm dựa vào nội dung và hình thức trình bày, diễn đạt của HS để chấm các mức điểm từ 0,5 à1à1,5 à... à5 điểm. Cụ thể:
Tả thuần tuý theo đúng yêu cầu một bài văn tả người (cụ thể là tả một bạn nhỏ), 
có đủ đầy 3 phần MB, TB, KB : 2,5 điểm 
Lời văn rõ ràng, mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ: 1 điểm
Biết sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá,...
trong văn miêu tả : 0,5 điểm
Bài tả sinh động, biết kết hợp hài hoà các yếu tố trên, giàu cảm xúc và có sức
thuyết phục, chữ viết sạch sẽ : 1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe KT cuoi HKI mon Tieng Viet L5.doc