kế hoạch giảng dạy khối 5 (buổi 1) - Tuần 2

kế hoạch giảng dạy khối 5 (buổi 1) - Tuần 2

i/ mục tiêu:

- biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê, đọc lưu loát toàn bài. tốc độ đọc 100 tiếng /phút.

- hiểu nội dung: việt nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. (trả lời được các câu hỏi trong sgk)

ii/ đồ dùng dạy học:

 gv: - tranh minh họa bài đọc sgk để giới thiệu bài.

 - bảng phụ ghi sẵn 1 đoạn thống kê để hướng dẫn hs luyện đọc.

iii / các hoạt động dạy học;

1/ bài cũ:

- 1-2 hs đọc bài quang cảnh làng mạc ngày mùa . gv nhận xét, ghi điểm.

2/ bài mới.

- giới thiệu bài: (qua tranh)

 

doc 17 trang Người đăng huong21 Lượt xem 624Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "kế hoạch giảng dạy khối 5 (buổi 1) - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Kế hoạch giảng dạy khối 5 ( buổi 1)
Tuần : 2
( Từ ngày 26 thỏng 08 đến ngày 30 thỏng 08 năm 2013)
Thứ, ngày
Môn học
Tiết PPCT
Tên bài dạy
Hai
26/8/2013
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
2
3
3
6
Bài 3
Nghìn năm văn hiến
Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh 
Ba
27/8/2103
Mỹ Thuật
Toán
Chính tả
LT & câu
2
7
3
2
Tuần 2
Ôn tập: Phép cộng phép trừ 2 phân số
Tuần 2
Mở rộng vốn từ : Tổ Quốc
Tư
28/8/2013
Tập đọc
Toán
Kể chuyện
Kỹ thuật
4
8
2
2 
 Sắc màu em yêu
 Ôn tập: Phép nhân và phép chia hai phân 
 Kể chuyện đã nghe đã đọc
 Đính khuy hai lỗ (tiết 2)
Năm
29/8/2013
Tập LV
Thể dục
Toán
Địa lý
3
9
4
2
Luyện tập tả cảnh
Bài 3
Hỗn số
Địa hình và khoáng sản
Sáu
30/8/2013
LT & câu
Toán
Tập LV
Sinh hoạt
4
10
4
2
Luyện tập về từ đồng nghĩa
Hỗn số (Tiếp theo)
Luyện tập làm báo cáo thống kê
 BGH Duyệt Tổ trưởng
 Đỗ Thị Thanh
Thứ hai ngày 26 tháng 8 năm 2013
Tập đọc
Nghìn năm văn hiến
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê, đọc lưu loát toàn bài. Tốc độ đọc 100 tiếng /phút.
- Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/ Đồ dùng dạy học :
 GV: - Tranh minh họa bài đọc SGK để giới thiệu bài. 
 - Bảng phụ ghi sẵn 1 đoạn thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc.
III / Các hoạt động dạy học ;
1/ Bài cũ:
- 1-2 hs đọc bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa . Gv nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới. 
- Giới thiệu bài: (qua tranh)
 * HĐ1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu
 + GVHD đọc: giọng đọc thể hiện tình cảm trân trọng tự hào, đọc rõ ràng, mạch lạc bảng t hống kê theo cột ngang .
 + Đọc đoạn : (HS đọc nối tiếp theo đoạn 2, 3 lượt )
- GV hướng dẫn đọc tiếng khó : Triều đại, số tiến sĩ, số trạng nguyên , chứng tích .. .; HS (K-G) đọc, GV sửa lỗi giọng đọc; HS (TB-Y) đọc lại.
- 1 HS ( Mai) đọc chú giải.
 + Đọc theo cặp:
( HS lần lượt đọc theo cặp ); HS, GV nhận xét .
 +Đọc toàn bài : (HS khá giỏi đọc toàn bài, HS còn lại theo dõi )
+ GV đọc mẫu bài văn.
 * HĐ2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm đoạn 1(từ đầu đến cụ thể như sau) trả lời câu hỏi 1 SGK.
 ( Khách nước ngoài ngạc nhiên...các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ)
 + Giảng từ : Tiến sĩ
- HS rút ra ý chính, HS nhắc lại .
 ý1: Sự ngạc nhiên của khách nước ngoài đến thăm Văn Miếu.
- HS đọc đoạn 2 (Bảng thống kê ) trả lời câu hỏi 2 SGK .
 (Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất : triều Lê- 104 khoa thi; Triêu đại có nhiều tiến sĩ nhất: triều Lê: 1780 tiến sĩ)
- HS rút ra ý chính, HS nhắc lại .
 ý2: Bảng thống kê số liệu.
- HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi 3 SGK .
 ( Người Việt Nam có truyền thống coi trọng đạo học)
 + Giảng từ : Cổ kính
 ý3: Bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta .
- Nội dung chính của bài nói lên điều gì ? HS rút ND chính , HS nhắc lại. 
 	 Nội dung :( Như ở phần 2 mục đích yêu cầu) 
 * HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Hướng dẫn cách đọc (Giáo viên) (HS: Khágiỏi đọc nâng cao, đọc rõ ràng, lưu loát đoạn2 bảng thống kê số liệu HS: TB - Yếu tiếp tục đọc đúng) 
- HS thi đọc trước lớp 
3/ Củng cố, dặn dò:
 - HS TB nhắc lại nội dung bài; HS liên hệ thực tế.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số. Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân.
* BT cần làm: Bài1, Bài 2, Bài 3.Hs K-G làm thêm BT4.
II/ Đồ dùng dạy học :
 GV: - Bảng phụ kẻ sẵn tia số ở bài tập 1 trong SGK. 
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: Gv kiểm tra bài tập 3 VBT.
2/ Bài mới. 
- Giới thiệu bài.
* HĐ1: Thực hành 
 + Bài 1: SGK( GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn tia số lên bảng )
 - 1 HS đọc đề, nêu yêu cầu bài tập.
 - HS làm bài tập cá nhân, 1 HS lên bảng làm
 - HS,GV nhận xét chốt lời kết quả đúng.( )
KL: Củng cố cách viết các phân số thập phân trên tia số.
 + Bài 2: SGK.
 - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi.
 - HS làm bài tập cá nhân, 3 HS lên bảng làm. (GV quan tâm HS yếu)
 - HS , GV nhận xét chốt lời giải đúng.( )
KL: Củng cố cách chuyển 1 phân số thành phân số thập phân.
 + Bài 3: SGK.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp theo dõi. (HS : Nguyên,...) nêu yêu cầu)
 - HS làm bài cá nhân, 3 HS lên bảng làm.
- HS , GV nhận xét , chốt kết quả đúng. ()
 ( sau khi HS khá, giỏi: .làm xong BT 3.GV yêu cầu Hs làm thêm BT 4, GV kiểm tra)
 *HĐ3: Củng cố, dặn dò
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
Lịch sử
Nguyễn Trường Tộ Mong muốn canh tân đất nước
i . mục tiêu: 
- Nắm được một vài đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh: 
+ Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước; 
+ Thụng thương với thế giới, thuờ người nước ngoài đến giỳp nhõn dõn ta khai thỏc nguồn lợi kinh tế biển , rừng, đất đai, khoỏng sản; 
+ Mở trường dạy học đúng tàu, đỳc sỳng, sử dụng mỏy múc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trong SGK.
III . Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
*Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ học tập cho học sinh.
- Giáo viên nêu nhiệm vụ của bài học:
+ N.vụ 1: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì?
+ N. vụ 2: Những đề nghị đó có được triều đình cchaaps nhận không? Vì sao?
+ N.vụ 3: Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ ?
*Hoạt động 2: ( làm việc theo nhóm )
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm yêu cầu học sinh thảo luận nghiên cứu và giải quyết 1 nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Nhiệm vụ 2; + Nhóm 2: Nhiệm vụ 3; + Nhóm 3: Nhiệm vụ 1.
- Học sinh thảo luận theo nhóm giáo viên theo dõi giúp đỡ.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. ( học sinh TB,khá ,giỏi)
- Giáo viên và học sinh nhận xét, bổ sung.( Như SGV trang 13 ).
*Hoạt động 4: ( Làm việc cả lớp )
- Giáo viên nêu câu hỏi:
- Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau quý trọng ?
- Học sinh suy nghĩ trả lời - Giáo viên bổ sung. 
3 Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba ngày 27 tháng 8 năm 2013
Mĩ thuật
Vẽ trang trí: Màu sắc trong trang trí
I/ Mục tiêu:
	- Hiểu sơ lược về vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí.
	- Biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí.
	+ Hs K-G Sử dụng thành thạo một vài chất liệu màu trong trang trí.
II/ Đồ dùng dạy học :
	+ GV: - 1 số đồ vật được trang trí.
	 - Một số bài trang trí hình cơ bản. Một số hoạ tiết vẽ nét phóng to.
	 - Hộp màu, bảng pha màu, giấy vẽ khổ lớn.
III/ Các hoạt động dạy học :
 1/ Bài cũ:
 1-2 HS giới thiệu bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ cho cả lớp nghe?
 2/ Bài mới. 
Giới thiệu bài.
* HĐ 1: Quan sát, nhận xét
 GV đưa các bài vẽ trang trí hỏi. 
- Có những màu nào ở bài trang trí ?
- Mỗi màu được vẽ ở những hình nào ?
- Màu nền và màu hoạ tiết giống hay khác nhau ?
- Độ đậm nhạt của các màu trong bài trang trí có giống nhau không ?
- Trong một bài trang trí thường vẽ nhiều màu hay ít màu ?
- Vẽ màu ở bài trang trí như thế nào là đẹp ?
- Hs trả lời từng câu hỏi sau đó cả lớp và GV nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
* HĐ 2: Cách vẽ màu:
 	 GV dùng bột màu hoặc màu nước pha trộn thành các màu có độ đậm nhạt khác nhau, sau đó vẽ vào 1 số hoạ tiết .
- GV yêu cầu HS đọc mục 2 Trang 7.
- Muốn vẽ màu đẹp ở bài trang trí em cần lưu ý gì ?
* HĐ 3: Thực hành
 	 - Yêu cầu HS trang trí 1 đường diềm.
 	 - GV quan sát giúp đỡ HS .
(Yêu cầu Hs K-G : Phương, Cường, Long, Sử dụng thành thạo một vài chất liệu màu trong trang trí ).
* HĐ 4: Nhận xét, đánh giá
 	 Gợi ý HS nhận xét cụ thể một số bài đẹp, chưa đẹp và xếp loại.
 GV nhận xét chung tiết học.
3/ Củng cố, dăn dò:
- Hoàn thành bài vẽ và sưu tầm bài trang trí đẹp.
- Quan sát về trường, lớp em.
Chính tả :
Tuần 2
 Nghe – viết: Lương Ngọc Quyến
I/ Mục tiêu:
 - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Bài viết không mắc quá 5 lỗi.Tốc độ viết đạt khoảng 95 chữ/ 15 phút.
- Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 đến 10 tiếng) trong BT2; chép đúng vần của các tiếng vào mô hình, theo yêu cầu (BT3).
II/ Đồ dùng dạy học :
 - GV: Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần ở BT3. 
 - HS: Vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Bài cũ: 
- 1-2 hs lên bảng viết chữ có âm đầu : ngh; gh; k. Cả lớp viết vào vở nháp.GV nhận xét,ghi điểm.
2/ Bài mới:
- Giới thiệu bài.
 * HĐ1: Hướng dẫn HS nghe - viết
 a/ Tìm hiểu nội dung đoạn viết
 + Gọi 1-2 HS (Thịnh) đọc bài: Lương Ngọc Quyến
 - Bài chính tả cho em biết điều gì? ( Lương Ngọc Quyến là một người yêu nước có ý chí khôi phục non sông... )
 b/ Hướng dẫn viết từ khó.
 - GV hướng dẫn HS viết các từ khó : mưu, khoét, xích sắt...HS đọc viết các từ khó.
 c/ Viết chính tả: GV đọc chính tả, HS viết bài; HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
 d/ Thu, chấm bài : 10 bài.
 * HĐ2: Luyện tập.
 + Bài tập 2: SGK.
 - 1 HS ( Tùng) đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS làm bài cá nhân, 2 HS ( Nguyên, Diệu) lên bảng làm bài ( GV quan tâm HS yếu).
 - HS, GV nhận xét chốt lời giải đúng. 
 + Bài tập 3: SGK. 
- GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần như Sgk.
 - 1 HS( Đạt) đọc yêu cầu của bài tập.
 - HS làm bài cá nhân (GV quan tâm HS yếu).Gọi lần lượt HS lên bảng làm bài
- HS , GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 3/ Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn học sinh ghi nhớ mô hình cấu tạo vần.
Toán
Ôn tập: Phép cộng và phép trừ hai phân số
I/ Mục tiêu:
 - Biết cộng (trừ) hai phân số có cùng mẫu số, hai phân số không cùng mẫu số.
* BT cần làm: Bài1, Bài 2(a,b), Bài 3. Hs K- G làm cả BT2.
II/ Đồ dùng dạy học :
 - GV: Phiếu bài tập ghi sẵn lời giải BT3.
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Bài cũ: GV kiểm tra bài tập 2 VBT.
2/ Bài mới. 
- Giới thiệu bài.
 *HĐ1: Ôn tập về phép cộng và phép trừ hai phân số
- GV nêu ví dụ hướng dẫn HS thực hiện và nêu kết quả.
- Gọi 2,3 HS nhắc lại cách thực hiện và qui tắc cộng trừ các phân số.
 KL: Củng cố về cộng trừ các phân số.
 *HĐ2: Thực hành
 + Bài 1: SGK.
 - 1 HS ( Hiếu) nêu yêu cầu của bài tập.
 - HS làm bài tập cá nhân, 4 HS lên bảng làm( GV quan tâm HS yếu ).
 - HS , GV nhận xét chốt lại kết quả đúng .( )
 KL: Rèn kĩ năng cộng trừ 2 phân số .
 + Bài 2:( a,b) SGK ( HS K-G làm thêm ý c)
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - HS làm bài cá nhân (GV quan tâm HS yếu) 2 HS lên bảng làm bài 
 - HS , GV nhận xét chốt lại kết quả đúng .( )
 KL: Củng cố về cộng , trừ số nguyên với phân số.
 + ... uy hai lỗ đúng đường vạch dấu, khuy đính chắc chắn.)
- HS, GV nhận xét kết quả thực hiện của HS.
 3/ Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học .
- Dặn HS Về nhà chuẩn bị để tiết sau tiếp tục thực hành.
 Thứ năm ngày 29 tháng 08 năm 2013
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I/ Mục tiêu:
 	- Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài Rừng trưa và bài Chiều tối (BT1).
 	- Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày độc lập trong tiết học trước, viết được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lý( BT2).
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên qua ngữ liệu dùng để luyện tập (bài Rừng trưa và Chiều tối) .
II/ Đồ dùng dạy học :
 GV: - Một số bài văn mẫu.
 HS: - Vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: GV yêu cầu một số HS đọc BT2 Tiết TLV tuần trước.GV nhận xét, sửa lỗi cho HS.
 2/ Bài mới. 
- Giới thiệu bài.
 * HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập
 + Bài tập 1: SGK
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi.
- HS đọc thầm lại 2 bài văn , tìm những hình ảnh đẹp mà em thích.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- HS, GV nhận xét, khen ngợi những HS tìm được những hình ảnh đẹp.
 + Bài tập 2: SGK
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi.
- GV hướng nhắc HS: Mở bài hoặc kết bài cũng là một phần của dàn ý, song nên chọn viết một đoạn trong phần thân bài.
- Gọi 2-3 HS (K- G làm mẫu: Đọc dàn ý chỉ rõ ý nào sẽ chọn viết thành đoạn văn.
- HS làm bài cá nhân; GV quan tâm HS yếu.
- Cho HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. 
- HS và GV nhận xét.
* HĐ2: Củng cố, dặn dò:
 - GV hệ thống lại kiến thức vừa học.
 - Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.
Toán
Hỗn số
I/ Mục tiêu:
 	- Biết đọc, viết hỗn số; biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số.
* BT cần làm: Bài1, Bài 2a.HS K- G làm cả BT 2.
II/ Đồ dùng dạy học :
 - GV: Các tấm bìa cắt như hình vẽ SGK.
III/ Các hoạt động dạy học :
 1/ Bài cũ: Gv kiểm tra bài tập 3 VBT.
 2/ Bài mới: 
- Giới thiệu bài.
 * HĐ1: Giới thiệu bước đầu về hỗn số
- GV gắn các tấm bìa đã chuẩn bị lên bảng, rồi hỏi HS có bao nhiêu hình tròn? và mấy phần của hình tròn còn lại?
 - Hướng dẫn HS cách viết gọn và gipứi thiệu hỗn số.
 - GV hướng dẫn HS cách viết hỗn số: Viết phần nguyên, rồi viết đến phần phân số. 
 - HS nhắc lại cách viết hỗn số.
 * HĐ2: Thực hành
 + Bài 1: SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1, cả lớp theo dõi.
- HS làm bài cá nhân. (GV quan tâm HS yếu)
- Gọi HS nêu miệng các hỗn số cách đọc các hỗn số.
- HS và GV nhận xét ,chốt kết quả đúng. ()
 KL: Củng cố cách đọc, viết hỗn số.
 + Bài 2:(a. Hs K- G làm cả BT2, SGK)
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2, cả lớp theo dõi.
- HS làm việc cá nhân, 3 HS lên bảng làm. GV quan tâm giúp đỡ HS yếu.
- HS và GV nhận xét, chốt kết quả đúng()
 KL: Rèn kĩ năng nhận biết hỗn số trên tia số.
 3/ Củng cố, dặn dò: 
 	 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT.
Địa lí
Địa hình và khoáng sản
I/ Mục tiêu:
 	- Nêu được đặc điểm chính của địa hình: phần đất liền của Việt Nam, 3/4 diện tích là đồi núi và 1/4 diện tích là đồng bằng.
 - Nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam: than, sắt, a-pa-tít, dầu mỏ, khí tự nhiên, 
 - Chỉ các dãy núi, đồng bằng lớn trên bản đồ (lược đồ): dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng băng duyên hải miền Trung.
 - Chỉ được một số khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ): than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, a-pa-tít ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía nam,...
*HS biết được một số đặc điểm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
	+ Hs K- G : Biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng núi tây - đông nam, cánh cung.
II/ Đồ dùng dạy học :
 GV: - Bản đồ khoáng sản Việt Nam. 
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; Phiếu học tập (sử dụng cho HĐ2)
III/ Các hoạt động dạy học :
 1/ Bài cũ: Chỉ vị trí của nước ta trên bản đồ và quả địa cầu?
 2/ Bài mới: 
- Giới thiệu bài.
 * HĐ1: Địa hình Việt Nam
 	- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát lược đồ địa hình Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ sau :
 	+ Chỉ vùng núi và vùng đồng bằng nước ta. (Dãy núi Hoàng Liên Sơn,Trường Sơn Bắc;các đồng bằng:Bắc Bộ,Nam Bộ,duyên hải miền Trung)
 + So sánh diện tích của vùng đồi núi với vùng đồng bằng của nước ta. ( Diện tích đồi núi lớn hơn đồng bằng nhiều lần, gấp khoảng 3 lần )
 	+ Nêu tên và chỉ trên lược đồ các cao nguyên. ( Các cao nguyên: Sơn La, Mộc Châu, Kon Tum, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh, Đắk Lắk, Plây- Ku.) 
	 - Gọi lần lượt HS (K-G: lên chỉ trên lược đồ và trình bày kết quả, HS (TB-Y: nhắc lại.
 GVKL: Như sgv.
+ Hs K-G : Biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng núi tây - đông nam, cánh cung.
 * HĐ2: Khoáng sản
 - Cho HS thảo luận theo nhóm 4, yêu cầu các nhóm dựa vào hình 2 trong SGK và vốn hiểu biết để kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta, nêu công dụng và nơi phân bố các khoáng sản đó ?
 - Các nhóm thảo luận ghi kết quả vào phiếu học tập .
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả
 GVKL: sgk
 * HĐ3: Những ích lợi do địa hình và khoáng sản mang lại cho nước ta
- GV treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và bản đồ khoáng sản Việt nam.
 	- GV hướng dẫn HS quan sát và trao đổi nhóm đôi thực hiện yêu cầu bài tập. 
 	- GV gọi lần lượt HS lên bảng chỉ trên bản đồ dãy núi Hoàng Liên Sơn; Các đồng bằng ...Cả lớp theo dõi và nhận xét.
GV: Địa hình và khoáng sản đã mang lại cho đất nước ta những lợi ích gì ?
Chúng ta cần sử dụng đất và khai thác khoáng sản ntn cho hợp lí ? 
- HS (K-G : trả lời ; 
 - GV nhận xét chốt lại ý đúng - HS (TB-Y: nhắc lại.
3/ Củng cố, dặn dò: 
- GV hệ thống toàn bài. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 Thứ sáu ngày 30 tháng 8 năm 2013
 Luyện từ và câu
Luyện tập về từ đồng nghĩa
I/ Mục tiêu:
 	- Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1); xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa (BT2).
 - Viết một đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa (BT3).
II/ Đồ dùng dạy học :
 - GV: Bảng phụ viết bài tập 2; từ điển từ đồng nghĩa Tiếng Việt.
 - HS: Vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: Tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
 2/ Bài mới: 
- Giới thiệu bài.
* HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập
 + Bài tập 1: SGK
- 1HS đọc nội dung của bài tập, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài tập cá nhân, ( GV quan tâm HS yếu )
- Gọi HS trình bày kết quả.
- HS, GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. (Mẹ, má, u, bu, bầm, mạ là các từ đồng nghĩa)
 KL: Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa.
 + Bài tập 2: SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. cả lớp theo dõi.
- HS làm bài cá nhân, ( GV quan tâm HS yếu )
- Gọi lần lượt HS trình bày bài viết của mình.
- HS, GV nhận xét tuyên dương những HS viết hay.
 KL: Củng cố cách dùng từ ( có sử dụng từ đồng nghĩa ) để viết văn.
 * HĐ2: Củng cố, dặn dò: 
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Hỗn số (tiếp theo)
I/ Mục tiêu:
 	- Biết chuyển một hỗn số thành một phân số và vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số để làm BT.
* BT cần làm: Bài1(3 hỗn số đầu), Bài 2(a, c), Bài 3(a, c). Hs K-G làm cả HBT 1,2,3. 
II/ Đồ dùng dạy học :
- GV: Các tấm bìa cắt như hình vẽ SGK.
III/ Các hoạt động dạy học :
 1/ Bài cũ: GV kiểm tra bài tập 2 VBT.
 2/ Bài mới:
- Giới thiệu bài.
 * HĐ1: Hướng dẫn HS cách chuyển hỗn số thành phân số.
- GV gắn các tấm bìa đã chuẩn bị lên bảng .
- GV giúp HS tự phát hiện vấn đề: Dựa vào quan sát các hình trên bảng và hình vẽ SGK để nhận biết được hỗn số gồm phần nguyên cộng với phân số.
- Yêu cầu HS thực hiện và nêu kết quả.
- Gọi 2.3 HS (K-G: nhắc lại cách chuyển đổi hỗn số thành phân số (như Sgk )
 GVKL: Như SGK.
 * HĐ2: Thực hành 
 + Bài 1: ( 3 hỗn số đầu)(Hs K-G làm cả BT1, SGK)
- 1 HS ( Nam) đọc yêu cầu bài 1.cả lớp theo dõi.
- HS làm việc cá nhân (GV quan tâm HS yếu), 3 HS lên bảng làm.
- Gọi 1 số HS nêu kết quả và cách chuyển đổi.
- HS, GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.( )
 KL: Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số
 + Bài 2:( a,c)( Hs K- G làm thêm ý b, SGK).
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2. 
- HS làm việc cá nhân (GV quan tâm HS yếu), 2 HS lên bảng làm. 
- HS và GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.( )
 KL: Rèn kĩ năng chuyển hỗn số thành phân số.
 + Bài 3: ( a,c)(Hs K-G làm thêm ý b, SGK)
- 1 HS đọc yêu cầu bài 3, cả lớp theo dõi.
- HS làm việc cá nhân, 2HS (K- G: lên bảng làm (GV quan tâm HS yếu).
- HS và GV nhận xét, chốt cách làm đúng.( )
 KL: Rèn kĩ năng chuyển hỗn số thành phân số, rồi thực hiện phép tính.
 3/ Củng cố, dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT.
Tập làm văn
Luyện tập làm báo cáo thống kê
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng (BT1). 
- Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu (BT2). 
+ Hs có kĩ năng thu thập và xử thông tin, hợp tác( cùng tìm kiếm số liệu thông tin), thuyết trình kết quả tự tin. 
II/ Đồ dùng dạy học :
 - GV: Bút dạ, một số phiếu ghi mẫu thống kê ở BT2.
 - HS: Vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: Một số Hs đọc đoạn văn tả cảnh (BT2) tiết TLV trước.Gv nhận xét và sửa lỗi cho Hs.
 2/ Bài mới. 
- Giới thiệu bài.
* HĐ1: Luyện tập 
 + Bài 1: SGK
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS trao đổi nhóm đôi trả lời câu hỏi của bài tập , (GV quan tâm giúp đỡ HS yếu)
- Gọi 1 số HS (TB-K) trình bày kết quả.
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
 a. Từ 1075 đến 1919 số khoa thi ở nước ta là: 185; số tiến sĩ là:2896 
 - Số bia: 82 ; số tiến sĩ khắn trên bia:1306 
 b. Các số liệu thống kê được trình bày dưới 2 hình thức: 
 - Nêu số liệu 
 - Trình bày bảng số liệu.
 c. Tác dụng của bảng thống kê: Giúp người nghe dễ hiểu, dễ tiếp cận thông tin, dễ so sánh ; tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.)
 + Bài 2: SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập .
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4, làm vào phiếu học tập.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- HS cùng GV nhận xét bổ sung ý kiến chốt lại kết quả đúng.
 KL: Rèn cho HS kỹ năng làm báo cáo số liệu thống kê.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau.
 Sinh hoạt tuần 2
- GV gọi lần lượt các tổ trưởng nhận xét về nề nếp học tập trong tuần qua của tổ.
- GV đánh giá, nhận xét về nề nếp học tập,VS trường lớp,VS cá nhân.
- Bình xét, xếp loại các tổ trong tuần.
- Phổ biến nội dung tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 5tuan2.doc