Kế hoạch giảng dạy khối 5 (buổi 1) tuần 7

Kế hoạch giảng dạy khối 5 (buổi 1) tuần 7

I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU :

- Đọc rành mạch lưu loát. Có giọng đọc phù hợp với nội dung bài

- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. (Trả lời được các câu hỏi 1;2;3)

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Bài cũ:

- 1 học sinh đọc bài: Tác phẩm của Si le và tên Phát xít, trả lời câu hỏi SGK.

- Giáo viên nhận xét.

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy khối 5 (buổi 1) tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY KHỐI 5 ( BUỔI 1)
TUẦN : 7
( Từ ngày 07 tháng 10 đến ngày 11 tháng 10 năm 2013)
T-N-T
Môn học
Tiết
Tên bài dạy
Hai
07/10/2013
Chào cờ
Tập đọc
To¸n
Lịch sử
Đạo đức
7
13
31
7
7
Những người bạn tốt
Luyện tập chung
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
Nhớ ơn tổ tiên
Ba
08/10/2013
Chính tả
Toán
LT & câu
Khoa học
Địa lý
7
32
7
13
Tuần 7
Khái niệm số thập phân
Từ nhiều nghĩa
Phßng bÖnh sèt xuÊt huyÕt
Ôn tập
Tư
09/10/2013
Tập đọc
Thể Dục
To¸n
Kể chuyện
Mỹ thuật
14
33
7
7
Tiếng đàn Ba- la- lai - ca trên sông Đà
Bài 13
Khái niệm số thập phân (tiếp theo)
Cây cỏ nước Nam
Tuần 7
Năm
10/10/2013
Tập làm văn
Toán
LT & câu
Khoa học
Kỹ Thuật
13
34
14
7
Luyện tập tả cảnh
Hàng của số T.P Đọc, viết số T.Phân
Luyện tập về từ nhiều nghĩa
Phßng bÖnh viªm n·o
Nấu cơm
Sáu
11/10/2013
Thể dục
Hát nhạc
To¸n
Tập làm văn
Sinh hoạt
14
35
14
7
¤n tËp bµi h¸t : Con chim non
Tuần 7
Luyện tập
Luyện tập tả cảnh
Sinh hoạt tuần 7
Thứ 2 ngày 07 tháng 10 năm 2013
Tập đọc
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU :
- Đọc rành mạch lưu loát. Có giọng đọc phù hợp với nội dung bài 
- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. (Trả lời được các câu hỏi 1;2;3)
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Bài cũ:
- 1 học sinh đọc bài: Tác phẩm của Si le và tên Phát xít, trả lời câu hỏi SGK.
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: 
2.1) Giới thiệu bài: 
2.2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc :
– 1 học sinh đọc toàn bài 
- HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn của bài (2 lượt)
- GV giải thích để học sinh hiểu một số từ mới.
- Học sinh luyện đọc theo cặp 
- 1 học sinh đọc lại cả bài - GV đọc diễn cảm bài văn lần 1.
b) Tìm hiểu bài 
- HS đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi: Vì sao nghệ sĩ A - ri - ôn phải nhảy xuống biển?
- Học sinh đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi: điều gì lạ đã xảy ra khi cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? 
+ Qua câu chuyện em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?
- Học sinh thảo luận theo cặp: Bạn có suy nghĩ gì vê cách đối xử của đám thủy thủ và đàn cá heo đối với nghệ sĩ A - ri - ôn? 
- Học sinh trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- Học sinh khác và giáo viên nhận xét.
- Học sinh trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của bài: Qua bài văn tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
- Học sinh khác và giáo viên nhận xét, bổ sung: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. 
 c) Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 	
- GVhướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2. – Học sinh nêu cách đọc.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- 3 - 4 thi đọc – Bình chọn học sinh đọc hay nhất. 
3. cũng cố – Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học – Dặn học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc thêm.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I- MỤC TIÊU: 
Biết: - Mối quan hệ giữa: 1 và ; và ; và 
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
* Ghi chú: + Bài tập cần làm:Bài 1, Bài2, Bài3
 +HS K- G hoàn thành tất cả các BT trong SGK
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-VBT, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
 Bài 1: Giới thiệu bài: 
-Nêu MT tiết học.
2. Củng cố về so sánh phân số:
-Hỏi: Muốn biết phân số này gấp mấy lần phân số kia bao nhiêu lần ta làm như thế nào? ( Số này chia cho số kia ).
- Học sinh so sánh và ;và .
- Học sinh khác và giáo viên nhận xét, bổ sung.
3. Thực hành:
Bài 2: Tìm x.
- Học sinh đọc yêu cầu BT 2. 
- Học sinh làm cá nhân và nêu cách làm ( Học sinh TB, yếu ).
- Học sinh khác nhận xét, giáo viên kết luận ( Đáp số: bể ).
Bài 3: Bài toán:
- Học sinh nêu cách làm.
- HS làm các nhân vào vở. 
- 1 học sinh chữa bài.
- Giáo viên nhận xét – bổ sung )
- Học sinh khác nhận xét, giáo viên kết luận ( Đáp số: bể ).
 Bài 4: Bài toán: dành cho HS K- G * Học sinh K – G làm bài vào vở .
 - GV kiểm tra- KL 
3. Củng cố – Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Lịch sử
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I. MỤC TIÊU: 
-Biết Đảng cộng sản Việt nam được thành lập ngày 3-2- 1930.lãnh tụ Nguyễn ái Quốc là người chủ trì hội nghị thành lập đảng Công sản Việt Nam.
+ Biết lí do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: Thống nhất 3 tổ chức cộng sản.
+ Hội Nghị ngày 3 – 2 – 1930 do Nguyễn ái Quốc chủ trì đã thống nhất 3 tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho Cách mạng Việt Nam. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Ảnh trong SGK.
- Tư liệu lịch sử viết về bối cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chủ trì hội nghị thành lập Đảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Bài mới
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp)
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS: 
+ Đảng ta được thành lập trong hoàn cảnh nào?
+ Nguyễn ái Quốc có vai trò như thế nào trong Hội nghị thành lập Đảng ?
+ ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? 
* Hoạt động 2:(Làm việc cả lớp)
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về việc thành lập Đảng qua các câu hỏi:
+ Tình hình nói trên đặt ra yêu cầu gì?
+ Ai là ngời có thể làm đợc điều đó? (Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc)
+ Câu hỏi nâng cao: Vì sao chỉ có Nguyễn ái Quốc mới có thể thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam?
* Hoạt động 3: (Làm việc cá nhân)
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về Hội nghị thành lập Đảng
- HS đọc SGK và trình bày lại theo ý của mình, chú ý khắc sâu về thời gian và nơi diễn ra Hội nghị.
* Hoạt động 4: (Làm việc cả lớp)
- GV nêu một số câu hỏi để HS thảo luận, phát biểu ý kiến về ý nghĩa của việc thành lập Đảng: 
+ Sự thống nhất các tổ chức cộng sản đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt Nam?
+ Liên hệ thự tiễn - HS báo cáo kết quả thảo luận – Học sinh khác và GV kết luận, nhấn mạnh ý nghĩa của việc thành lập Đảng.
+ Tình hình nói trên đặt ra yêu cầu gì?
+ Ai là người có thể làm được điều đó? (Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc)
+ Câu hỏi nâng cao: Vì sao chỉ có Nguyễn ái Quốc mới có thể thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam?
- HS báo cáo kết quả thảo luận - GV kết luận
* Hoạt động 5: (làm việc cả lớp)
- GV củng cố cho HS những nội dung chính của bài
+ Thông qua bài học, các em hiểu Bác Hồ là người như thế nào? (Suy nghĩ và hành động vì đất nước vì nhân dân)
+ Nếu không có việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, thì nước ta sẽ ntn? ( đất nước không được độc lập, nhân dân vẫn chịu cảnh sống nô lệ )
3. Củng cố – Dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học – Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
NHỚ ƠN TỔ TIÊN ( TIẾT 1 )
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được con người ai củng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên
- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Tranh minh häa trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ :
2 Bài Mới :
2.1.Hoạt động1: Tìm hiểu nội dung chuyện: Thăm mộ
* Mục tiêu: Học sinh biết 1 số biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên.
* Cách tiến hành:
- GV gọi 1 – 2 học sinh đọc chuyện.
- HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi trong SGV trang 26, 27.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Học sinh và giáo viên nhận xét bổ sung, kết luận như SGV trang 27. 
2.2.Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.
* Mục tiêu: HS biết được những việc cần làm để bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
* Cách tiến hành:
- HS làm bài tập các nhân – Học sinh trao đổi với người bên cạnh để làm BT. 
- 1 – 2 học sinh trình bày ý kiến của mình.
- Học sinh khác và giáo viên nhận xét.
2.3.Hoạt động 3: Tự liên hệ
* Mục tiêu: HS biết tự đánh giá bản thân qua đối chiếu với những việc cần làm bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
* Cách tiến hành:
- HS làm bài tập các nhân – Học sinh trao đổi trong nhóm nhỏ. 
- 1 – 2 học sinh trình bày ý kiến của mình.
- Học sinh khác và giáo viên nhận xét.
- 1 –2 học sinh đọc phần ghi nnhớ SGK.
2.4.Hoạt động nối tiếp:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà sưu tầm những tranh, ảnh nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương
Thứ 3 ngày 08 tháng 10 năm 2013
Chính tả
TUẦN 7
I- MỤC TIÊU :
- Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi. trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm được vần thích hợp điền với cả ba chỗ trống theo yêu cầu của BT 2
- Tìm được lời giải của BT 3 (kiến, tía, mía)
* Ghi chú: HS K- G làm được đầy đủ BT3
- Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh quê hương , có ý thức BVMT xung quanh.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ: 
- Học sinh chép vần của các tiếng có nguyên âm đôi ua, uô, nêu quy tắc dấu thanh
 - Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài: 
-Giáo viên nêu MĐ - YC
2.2. Nhớ viết:
- 2 học sinh đọc đoạn viết :Dòng sông quê hương.
- Giáo viên đọc đoạn viết :Dòng sông quê hương. 
- Học sinh tìm những từ dễ viết sai chính tả - Học sinh luyện viết những từ khó vào vở nháp.
 - Giáo viên lưu HS chú ý viêt các khó dễ viết sai. ( Học sinh TB ,khá). 
- Giáo viên đọc –học sinh viết bài.
- Giáo viên đọc –học sinh soát bài.
- Thu, chấm bài, nhận xét đánh giá.
2.3.Bài tập:
Bài tập 2: 
- Một học sinh đọc yêu cầu BT 2. 
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi để làm bài - Đại diện học sinh lên bảng chữa bài ( HS TB, khá) – Học sinh đọc bài làm của mình.
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
 Bài tập 3. 
* HS TB- Y làm bài3(a,b)- HS K- G hoàn thành đầy đủ BT3
- Một học sinh đọc yêu cầu BT3 
- Học sinh làm bài cá nhân- học sinh lên bảng chữa bài ( HS TB)
– Học sinh đọc bài làm của mình.
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
3. Củng cố - Dặn dò:
* Em đã làm những việc gì để bảo vệ dong ênh ở quê hương mình?
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau. - Tiết học. Nhận xét
Toán
KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN 
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc, viết các số thập phân dạng đơn giản . 
* Ghi chú:+ Bài tập cần làm:Bài 1, Bài2.
 +HS K- G hoàn thành tất cả các BT trong SGK
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Bảng phụ kẻ sẵn trong SGK.
- Vở BT, sách SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1.Bài cũ : 
2. . Bài mới : 
2.1. Giới thiệu bài :
2.2. Giới thiệu khái niệm về số thập phân. 
a. Hướng dẫn HS tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng ở phần a để nhận ra, chẳng hạn:
- Có 0m 1dm tức là có 1dm; viết lên bảng: 1dm = m.
GV giới thiệu: 1dm hay m viết thành 0,1m; viết 0,1m lên bảng cùng hàng với m (như SGK). Tương tự với 0,01m; 0,001m.
- GV nêu hoặc giúp HS tự nêu: Các phân số thập phân , , (dùng thước chỉ khoanh vào các phân số này ở trên bảng) được viết thành 0,1; 0,01; 0,001 (chỉ kh ...  ) hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối quan hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu ( BT3)
- Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ ( BT4 )
*Ghi chú : HS K - G : Biết đặt câu phân biệt cả 2 từ ở từ (BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 - HS : Vở bài tập tiếng việt 5 (Tập 1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Làm miệng lại bài tập 3,4 của tiết trước.
2 .Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu ở cột A .
- Học sinh đọc đề bài.
- Thảo luận theo cặp. Đại diện các nhóm làm bài.
- Cả lớp, giáo viên nhận xét.
 	 + Bé chạy lon ton trên sân ( d ) .
 	 + Tàu chạy băng băng trên đường ray ( c) .
 	 + Đồng hồ chạy đúng giờ ( a ) .
 	 + Dân làng khẩn trương chạy lũ .
 Bài tập 2 : Trả lời câu hỏi 
 - HS đọc yêu cầu .
 - HS suy nghĩ, phát biểu . Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng : ( Dòng b - sự vận động nhanh ) .
 Bài tập 3 : 
- Từ ăn nào được dùng với nghĩa gốc 
* HS K - G : Biết đặt câu phân biệt cả 2 từ ở từ (BT3)
- HS đọc nội dung BT .
- HS làm bài cá nhân .
- HS chữa bài .GV chốt ý đúng : ý c - ăn cơm .
 Bài tập 4 : Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ 
- HS đọc yêu cầu BT .
- HS làm bài vào VBT . GV lưu ý HS chỉ đặt câu với các nghĩa đã cho của từ đi và đứng 
- Không dặt câu với các nghĩa khác .
- HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt . Cả lớp và GV nhận xét .
 3. Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS ghi nhớ nội dung bài học và hoàn thành các BT vào vở .
Khoa học
PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO
I. MỤC TIÊU :
- Biết được nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não.
- GD HS ý thức giữ gìn môi trường, diệt côn trùng lây truyền bệnh như muỗi, ruồi,...
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- GV và HS: hình trang 30,31SGK; bảng con và phấn; Một cái chuông nhỏ
III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS trả lời: Em hãy nêu cách phòng tránh bệnh sốt rét ?
 2. Bài mới :
2.1.Ho¹t ®éng 1: trß ch¬i “ ai nhanh, ai ®óng ? ”
 * Chuẩn bị: Chuẩn bị theo nhóm:
- Một bảng con và phấn hoặc bút viết bảng .
- Một cái chuông nhỏ (hoặc vật thay thế có thể phát hiện ra âm thanh)
 Bước 1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi
- Mọi thành viên trong nhóm đều đọc các câu hỏi và các câu trả lời trang 30 SGK rồi tìm xem mỗi câu hỏi ứng với câu trả lời nào. Sau đó sẽ cử một bạn viết nhanh đáp án vào bảng . Cử một bạn khác lắc chuông để báo hiệu là nhóm đã làm xong.
- Nhóm nào làm xong trước và đúng là thắng cuộc.
 Bước 2: Làm việc theo nhóm
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
 Bước 3: Làm việc cả lớp.
 - GV ghi rõ nhóm nào làm xong trước, nhóm nào làm xong sau. Đợi tất cả các nhóm cùng xong, GV mới yêu cầu các em giơ đáp án.
 ( Đáp án: 1-c; 2-d; 3-b; 4-a.)
2.2.Hoạt động 2: quan sát và thảo luận
 Bước 1: 
 - GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 30 , 31 SGK và trả lời các câu hỏi 
- Chỉ và nói về nội dung của từng hình.
- Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đói với việc phòng tránh bệnh viêm não.
- HS trả lời. GV chốt ý đúng:
Hình 1: Em bé ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngăn không cho muỗi đốt)
Hình 2: Em bé đang được tiêm thuốc để phòng bệnh viêm não.
Hình 3 : Chuồng gia súc được làm cách xa nhà ở.
Hình 4: Mọi người đang làm vệ sinh môi trừơng xung quanh nhà ở: quét dọn, khơi thông cống rãnh, chôn kín rác thải, dọn sạch những nơi đọng nước, lấp vũng nước,
 Bước 2: GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi:
- Chúng ta có thể làm gì để phòng bệnh viêm não?
- HS liên hệ cho sát thực tế ở điạ phương
 *Kết luận:
- Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh; không để ao tù, nước đọng; diệt muỗi, diệt bọ gậy. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày.
-Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
3.Củng cố, dặn dò :
- HS đọc lại phần kiến thức cần ghi nhớ. GV nhận xét tiết học
- Dặn hs về giữ vệ sinh môi trường,tích cực diệt muỗi. 
Kĩ Thuật
NẤU CƠM
I- MỤC TIÊU
- Biết cách nấu cơm. 
- Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Gạo tẻ.- Nồi nấu cơm thường và nồi cơm điện.
- Bếp dầu hoặc bếp ga , bếp củi 
-Dụng cụ đong gạo (lon sữa bò, bát ăn cơm, ống nhựa,).
- Rá, chậu để vo gạo. - Đũa dùng để nấu cơm. - Xô chứa nước sạch.( HS chuẩn bị ở nhà ) 
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Bài cũ :
Bài mới : 
Giới thiệu bài 
 - GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
2.1.Hoạt động 1. Tìm hiểu các cách nấu cơm ở gia đình
 - Đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu các cách nấu cơm ở gia đình.
2.2.Hoạt động 2. Tìm hiểu cách nấu bằng soong, nồi trên bếp (gọi tắt là nấu cơm bằng bếp đun)
 - Nêu cách thực hiện hoạt động 2: Thảo luận nhóm về cách nấu cơm bếp đun theo nội dung phiếu học tập.
- Giới thiệu nội dung phiếu học tập, hướng dẫn HS cách trả lời phiếu học tập và cách tìm thông tin để hoàn thiện nhiệm vụ thảo luận nhóm (yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 kết hợp với quan sát hình 1, 2, 3 (SGK) và liên hệ thực tiễn nấu cơm ở gia đình).
- Chia nhóm thảo luận và nêu yêu cầu, Thời gian thảo luận (15phút).
 - Đại diện từng nhóm trình bầy kết quả thảo luận.
 - Gọi 1-2 HS lên bảng nêu các thao tác chuẩn bị nấu cơm bằng bếp củi ở gia đình . GV quan sát, uốn nắn.
 - Nhận xét và hướng dẫn HS cách nấu cơm bằng bếp đun.
Lưu ý HS một số điểm sau:
+ Nên chọn nồi có đáy (như nồi gang) nấu cơm để không bị cháy và ngon cơm.
+ Muốn nấu được cơm ngon phải cho lượng nước vừa phải. Có nhiều cách định lượng mức nấu cơm như dùng dụng cụ đong, đo mức nước bằngđũa hoặc ước lượng bằng mắt, Nhưng tốt nhất nên dùng ống đong để đong nước nấu cơm theo tỉ lệ đã nêu trong SGK.
+ Có thể cho gạo vào nồi nấu cơm ngay từ đầu hoặc cũng có thể đun nước sôi rồi mới cho gạo vào nồi. Nhưng nấu theo cách đun sôi nước rồi mới cho gạo vào thì cơm sẽ ngon hơn.
+ Khi đun nước và cho gạo vào nồi phải đun lửa to, đều. Nhưng khi nước đã cạn phải giảm lửa thật nhỏ. Nếu nấu cơm bằng bếp than thì phải kê miếng sắt dày trên bếp rồi mới đặt nồi lên, còn nấu bằng bếp củi thì tắt lửa và cời than cho đều dưới bếp để cơm không bị cháy, khê. Trong trường hợp cơm bị khê, hãy lấy một viên thanh củi, thổi sạch tro, bụi và cho vào nồi cơm. Viên than sẽ khử hết mùi khê của cơm.
Nếu có điều kiện, 
- GV nên các thao tác nấu cơm bằng bếp đun để HS hiểu rõ cách nấu cơm và có thể thực hiện được tại gia đình.
3. Củng cố dăn dò : 
 - HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun. - Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm.
 Thứ 6, ngày 11 tháng 10 năm 2013
Toán
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU: 
Biết: - Chuyển phân số thập phân thành hỗn số.
- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân
* Ghi chú: + Bài tập cần làm:Bài 1, Bài2(3 phân số thứ 2,3,4), Bài3
 + HS K- G hoàn thành tất cả các BT trong SGK
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Vở BT, SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Bài cũ :
2. Bài mới : 
2.1. Giới thiệu bài :
2.2. Thực hành : Chuyển phân số -> hỗn số -> số thập phân
Bài 1: Chuyển số thập phân thành hỗn số và ngược lại :
- GV hướng dẫn HS tự thực hiện việc chuyển một phân số (thập phân) có tử số lớn hơn mẫu số thành một hỗn số. Chẳng hạn, chuyển thành số. Sau khi HS đã làm được nên cho HS thống nhất cách làm theo hai bước:
162	10	- Lấy tử số chia cho mẫu số.
 62	16	 - Lấy thương tìm được là phần nguyên của hỗn số; 
 2	lấy phần phân số (của hỗn số) bằng cách lấy số dư làm tử số lấy số chi làm mẫu số.
- Nên cho HS thực hành chuyển phân số thập phân thành hỗn số (theo mẫu trên)
- Khi đã có các hỗn số nên cho HS nhớ lại cách viết các hỗn số đó thành số thập phân (như bài đã học). Chẳng hạn: 16= 16,2; 	97= 97,5; ...
- Học sinh làm bài – Chữa bài.
Bài 2: 
- HS TB - Y làm bài2( 3 phân số thứ 2;3;4) - HS K- G hoàn thành cả bài
- GV hướng dẫn HS tự chuyển các phân số thập phân (có tử số lớn hơn mẫu số) thành số thập hân (theo mẫu của bài 1). HS chỉ viết kết quả cuối cùng còn bước trung gian (chuyển từ phân số thành hỗn số) thì làm ở vở nháp. Chẳng hạn:
	; 
- Chú ý: HS chưa học chia số tự nhiên cho số tự nhiên để có thương là số thập phân, nên phải làm theo các bước của bài 1.
b. Các phân số thập phân ở phần b có tử số bé hơn mẫu số nên chỉ cần hướng dẫn HS nhớ lại và thực hiện cách viết thành số thập phân như bài đã học. Chẳng hạn, theo bài học đầu tiên về khái niệm số thập phân thì:
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu) :
- HS tự làm bài rồi chữa bài.- Giáo viên hướng dẫn thêm cho HS yếu
 2,1 m = 21 dm
- Hướng dẫn HS biến đổi từ phân số sang số thập phân rồi so sánh 
- Ta thấy 0, 9 = 0,90 vì = . Học sinh làm bài.
- Học sinh khác và giáo viên nhận xét.
* Củng cố: Cách chuyển đơn vị đo từ dạng số thập phân sang số tự nhiên 
Bài 4: dành cho HS K- G 
* Học sinh K – G làm bài vào vở .
 - GV kiểm tra- KL 
3. Củng cố – dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học - Dặn học sinh chuẩn bị bài sau
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 Đề bài : Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước .
I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:
- Biết chuyển một phần dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước. rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng HS.
- Một số bài văn, đoạn văn hay tả cảnh sông nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 1 – Kiểm tra bài cũ : 
- HS làm miệng lại BT 3 tiết trước .
 2 – Hướng dẫn luyện tập :
- GV kiểm tra dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của HS
- HS đọc thầm đề bài và gợi ý làm bài.
- Một vài HS nói phần chọn để chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh
 - GV nhắc HS chú ý:
 + Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh. Nên chọn một phần tiêu biểu thuộc thân bài - để viết một đoạn văn.
 + Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn.
 + Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết.
- HS viết đoạn văn.
 - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn. Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả cảnh sông nước hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.
 3. Củng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại để GVkiểm tra trong tiết TLV sau.
 - Dặn HS về nhà xem trước yêu cầu và gợi ý của tiết TLV tuần 8: luyện tập tả cảnh ở địa phương. Quan sát và ghi lại những điều quan sát được về một cảnh đẹp ở địa
 phương.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7 LOP 5.doc