Kế hoạch giảng dạy lớp 2 - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2 - Môn Tập đọc (tuần 31 đến tuần 34)

Kế hoạch giảng dạy lớp 2 - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2 - Môn Tập đọc (tuần 31 đến tuần 34)

I. MỤC TIÊU

- Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây. Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.

- Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm tư.

- Đọc phân biệt lời của các nhân vật.Hiểu ý nghĩa của các từ mới: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc.

- Giáo dục HS hiểu Bác Hồ lúc nào cũng quan tâm đến các em thiếu nhi .Ham thích môn học.

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 2 - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2 - Môn Tập đọc (tuần 31 đến tuần 34)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 	: 31 Ngày dạy: 16/4/2007 
Môn	: TẬP ĐỌC 
Bài dạy :CHIẾC RỄ ĐA TRÒN- Tiết 1
I. MỤC TIÊU
Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây. Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.
Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm tư.
Đọc phân biệt lời của các nhân vật.Hiểu ý nghĩa của các từ mới: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc.
Giáo dục HS hiểu Bác Hồ lúc nào cũng quan tâm đến các em thiếu nhi .Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng phụ ghi từ, câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Cháu nhớ Bác Hồ.
Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ và trả lời câu hỏi về nội dung của bài.
Nội dung bài thơ nói gì?
Nhận xét cho điểm HS.
3.Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Luyện đọc
+MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài.
+Cách tiến hành: 
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu toàn bài. 
b) Luyện phát âm
Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ sau:
+ ngoằn ngoèo, rễ đa nhỏ, vườn, tần ngần, cuốn, vòng tròn, khẽ cười, 
Yêu cầu HS đọc từng đoạn.
c) Luyện đọc đoạn
Nêu yêu cầu đọc đoạn, sau đó đặt câu hỏi: Câu chuyện này có thể chia thành mấy đoạn. Từng đoạn từ đâu đến đâu?
Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
Yêu cầu HS luyện ngắt giọng câu văn thứ 2 của đoạn.
Gọi 1 HS đọc lại đoạn 1.
Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
Hướng dẫn HS cách ngắt giọng câu văn dài.
Gọi HS đọc lại đoạn 2.
Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Cả lớp đọc đồng thanh
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 3 HS đọc lại bài theo vai (vai người dẫn chuyện, vai Bác Hồ, vai chú cần vụ).
Kết luận: Bác Hồ luôn dành tình yêu bao la cho các cháu thiếu nhi, cho mọi vật xung quanh Bác.
Chuẩn bị bài sau: Tiết 2.
Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm.
- Theo dõi, lắng nghe GV đọc mẫu.
Nghe GV đọc mẫu và đọc lại các từ bên.
Mỗi HS đọc 1 câu, đọc cả bài theo hình thức nối tiếp. 
Câu chuyện có thể chia thành 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Buổi sớm hôm ấy  mọc tiếp nhé!
+ Đoạn 2: Theo lời Bác  Rồi chú sẽ biết.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
1 HS khá đọc bài.
Luyện ngắt giọng câu: 
Đến gần cây đa,/ Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ/ và dài ngoằn ngoèo/ nằm trên mặt đất.//
1 HS đọc bài.
1 HS khá đọc bài.
Luyện ngắt giọng câu văn: 
Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn/ và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc,/ sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.//
1 HS đọc bài.
Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng)
Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Rút kinh nghiệm:
 ............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TUẦN 	: 31 Ngày dạy: 16/4/2007 
Môn	: TẬP ĐỌC 
Bài dạy : CHIẾC RỄ ĐA TRÒN (T2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Chiếc rễ đa tròn (tiết 1).
3.Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
+MT : Giúp HS hiểu nội dung bài.
+Cách tiến hành: 
Gọi 1 HS đọc toàn bài.
Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì?
Chú cần vụ trồng chiếc rễ đa ntn?
Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa ntn?
Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng thế nào?
Các bạn nhỏ thích chơi trògì bên cây đa?
Gọi HS đọc câu hỏi 5.
Các con hãy nói 1 câu về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi, về thái độ của Bác Hồ đối với mọi vật xung quanh.
Nhận xét, sửa lỗi câu cho HS, nếu có.
Khen những HS nói tốt.
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 3 HS đọc lại bài theo vai (vai người dẫn chuyện, vai Bác Hồ, vai chú cần vụ).
Kết luận: Bác Hồ luôn dành tình yêu bao la cho các cháu thiếu nhi, cho mọi vật xung quanh Bác.
Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Cây và hoa bên lăng Bác.
 Hoạt động lớp, cá nhân
- Bác bảo chú cần vụ trồng cho chiếc rễ mọc tiếp.
Chú xới đất, vùi chiếc rễ xuống.
Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất.
Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng là tròn.
Các bạn vào thăm nhà Bác thích chui qua lại vòng lá tròn được tạo nên từ rễ đa.
Đọc bài trong SGK.
HS suy nghĩ và nối tiếp nhau phát biểu: 
+ Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi./ Bác Hồ luôn nghĩ đến thiếu nhi./ Bác rất quan tâm đến thiếu nhi/
+ Bác luôn thương cỏ cây, hoa lá./ Bác luôn nâng niu từng vật./ Bác quan tâm đến mọi vật xung quanh./
- Đọc bài theo yêu cầu.
Rút kinh nghiệm:
 ............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TUẦN 	: 31 Ngày dạy: 18/4/2007 
Môn	: TẬP ĐỌC 
Bài dạy :CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC
I. MỤC TIÊU
Hiểu ý nghĩa của các từ mới: uy nghi, tụ hội, tam cấp, non sông gấm vóc, tôn kính.
Hiểu nội dung bài: Cây và hoa đẹp nhất từ khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác.
HS đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩu, giữa các cụm từ.
Giọng đọc trang nghiêm, thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác.
Giáo dục HS hiểu : Cây và hoa đẹp nhất từ khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác. 
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh hoạ bài tập trong SGK. Tranh ảnh sưu tầm về Quảng Trường Ba Đình, nhà sàn, các loài cây, hoa xung quanh lăng Bác.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Chiếc rễ đa tròn
Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Chiếc rễ đa tròn.
3 HS đọc bài nối tiếp, mỗi HS một đoạn. 1 HS đọc toàn bài. Sau đó trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 của bài.
Nhận xét cho điểm HS.
3.Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Luyện đọc
+MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài.
+Cách tiến hành: 
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu toàn bài lần 1.
b) Luyện phát âm
- Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các HS.
- Hỏi: Trong bài có những từ nào khó đọc? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp)
- Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có.
Yêu cầu HS đọc chú giải và chuyển sang đọc đoạn.
c) Luyện đọc đoạn
Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hỏi: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Phân chia các đoạn ntn?
Yêu cầu HS luyện đọc từng đoạn. Sau mỗi lần có 1 HS đọc, GV dừng lại để hướng dẫn ngắt giọng câu văn dài và giọng đọc thích hợp.
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Cả lớp đọc đồng thanh
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
+MT : Giúp HS nội dung bài.
+Cách tiến hành: 
GV đọc mẫu cả bài lần 2.
GV có thể giải thích thêm về một số loại cây và hoa mà HS của từng địa phương chưa biết.
Kể tên các loại cây được trồng phía trước lăng Bác?
Những loài hoa nổi tiếng nào ở khắp mọi miền đất nước được trồng quanh lăng Bác?
Tìm những từ ngữ hình ảnh cho thấy cây và hoa luôn cố gắng làm đẹp cho lăng Bác?
Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 1 HS đọc toàn bài và hỏi: Cây và hoa bên lăng Bác tượng trưng cho ai?
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà đọc lại bài.
Chuẩn bị: Chuyện quả bầu.
Hoạt động lớp, cá nhân.
HS theo dõi và đọc thầm theo.
HS đọc bài.
Từ: lăng Bác, lịch sử, nở lứa đầu, khoẻ khoắn, vươn lên, tượng trưng,
Đọc bài nối tiếp, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc một câu.
Đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.
Bài được chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Trên quảng trường  hương thơm.
+ Đoạn 2: Ngay thềm lăng  đã nở lứa đầu.
+ Đoạn 3: Sau lăng  toả hương ngào ngạt.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
Đọc từng đoạn kết hợp luyện ngắt giọng các câu: 
Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3, 4. ... ặc sỡ, suýt khóc, cảm động, món tiền, hết nhẵn hàng,
Yêu cầu HS đọc từng câu.
c) Luyện đọc đoạn
Yêu cầu HS tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn trước lớp.
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Cả lớp đọc đồng thanh 
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 6 HS lên đọc truyện theo vai (người dẫn chuyện, bác Nhân, cậu bé). 
Con thích nhân vật nào? Vì sao?
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2.
Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.
Theo dõi và đọc thầm theo.
7 đến 10 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các từ này.
- Mỗi HS đọc một câu theo hình thức nối tiếp.
- Tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn. Chú ý các câu sau.
Tôi suýt khóc/ nhưng cứ tỏ ra bình tĩnh://
Bác đừng về./ Bác ở đây làm đồ chơi/ bán cho chúng cháu.// (giọng cầu khẩn).
Nhưng độ này/ chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.// (giọng buồn).
Cháu mua/ và sẽ rủ bạn cháu cùng mua.// (giọng sôi nổi).
Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng)
Lần lượt từng HS đọc trước lớp của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
6 HS lên đọc truyện, bạn nhận xét.
Rút kinh nghiệm:
 ............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TUẦN 	: 34 Ngày dạy: 7/5/2007 
Môn	: TẬP ĐỌC 
Bài dạy :NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI (T2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Người làm đồ chơi (tiết 1).
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài:
+MT : Giúp HS hiểu nội dung bài.
+Cách tiến hành: 
Gọi 2 HS đọc lại bài, 1 HS đọc phần chú giải.
Bác Nhân làm nghề gì?
Các bạn nhỏ thích chơi đồ chơi của bác ntn?
Vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác như thế?
Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?
Thái độ của bạn nhỏ ntn khi bác Nhân định chuyển về quê?
Thái độ của bác Nhân ra sao?
Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàn cuối cùng?
Hành động của bạn nhỏ cho con thấy bạn là người thế nào?
Gọi nhiều HS trả lời.
Thái độ của bác Nhân ra sao?
Qua câu chuyện con hiểu được điều gì?
Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng?
Bạn nhỏ trong truyện rất thông minh, tốt bụng và nhân hậu đã biết an ủi, giúp đỡ động viên bác Nhân.
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 6 HS lên bảng đọc truyện theo vai (người dẫn chuyện, bác Nhân, cậu bé).
Con thích nhân vật nào? Vì sao?
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà đọc lại bài.
Chuẩn bị: Đàn bê của anh Hồ Giáo
 Hoạt động lớp, cá nhân.
2 HS đọc theo hình thức nối tiếp.
1 HS đọc phần chú giải.
Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu và bán rong trên các vỉa hè.
Các bạn xúm đông lại, ngắm nghía, tò mò xem bác nặn.
Vì bác nặn rất khéo: ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, con vịt, con gà sắc màu sặc sỡ.
Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, không ai mua đồ chơi bằng bột nữa.
Bạn suýt khóc, cố tình tỏ ra bình tĩnh để nói với bác: Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.
Bác rất cảm động.
Bạn đập cho lợn đất, đếm được mười nghìn đồng, chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua đồ chơi của bác.
Bạn rất nhân hậu, thương người và luôn muốn mang đến niềm vui cho người khác./ Bạn rất tế nhị./ Bạn hiểu bác hàng xóm, biết cách an ủi bác./
Bác rất vui mừng và thêm yêu công việc của mình.
Cần phải thông cảm, nhân hậu và yêu quý người lao động.
Cảm ơn cháu rất nhiều./ Cảm ơn cháu đã an ủi bác./ Cháu tốt bụng quá./ Bác sẽ rất nhớ cháu./
- HS trả lời theo suy nghĩ
Rút kinh nghiệm:
 ............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TUẦN 	: 34 Ngày dạy: 9/5/2007 
Môn	: TẬP ĐỌC 
Bài dạy :ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO
I. MỤC TIÊU
Hiểu ý nghĩa các từ mới: trập trùng, quanh quẩn, nhảy quẫng, rụt rè, từ tốn.
Hiểu nội dung bài: Đàn bê quấn quýt bên anh Hồ Giáo như những đứa trẻ. 
Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàn gợi tả được cảnh thiên nhiên và sinh hoạt êm ả, thanh bình. 
Giáo dục HS hiểu. Qua đó ta thấy hiện lên hình ảnh rất đẹp, đáng kính trọng của anh hùng lao động Hồ Giáo.Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh hoạ cho bài tập đọc trong SGK. Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Người làm đồ chơi.
Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi nội dung bài Người làm đồ chơi.
3 HS đọc tiếp nhau, mỗi HS đọc 1 đoạn, 1 HS đọc cả bài. Sau đó trả lời các câu hỏi về nội dung của bài.
Nhận xét, cho điểm HS. 
3.Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
+MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài.
+Cách tiến hành: 
a) Đọc mẫu 
GV đọc mẫu toàn bài.
b) Luyện phát âm
- Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ: trập trùng, quanh quẩn, quấn quýt, nhảy quẩng, nũng nịu, quơ quơ, rụt rè 
- Yêu cầu HS luyện đọc từng câu.
c) Luyện đọc đoạn
Hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn sau đó hướng dẫn HS đọc từng đoạn.
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Cả lớp đọc đồng thanh 
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài .
+MT : Giúp HS hiểu nội dung bài.
+Cách tiến hành: 
Gọi 1 HS đọc toàn bài, 1 HS đọc phần chú giải.
Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì đẹp ntn?
Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của đàn bê vớ anh Hồ Giáo?
Những con bê đực thể hiện tình cảm gì với anh Hồ Giáo?
Những con bê cái thì có tình cảm gì với anh Hồ Giáo?
Tìm những từ ngữ cho thấy đàn bê con rất đáng yêu?
Theo con, vì sao đàn bê yêu quý anh Hồ Giáo như vậy?
Vì sao anh Hồ Giáo lại dành những tình cảm đặc biệt cho đàn bê?
Anh Hồ Giáo đã nhận được danh hiệu cao quý nào?
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 2 HS đọc lại bài.
Qua bài tập đọc con hiểu điều gì?
Anh hùng lao động Hồ Giáo là người lao động giỏi, một hình ảnh đẹp, đáng kính trọng về người lao động.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà đọc lại bài.
Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII.
Hoạt động lớp, cá nhân., nhóm.
Theo dõi và đọc thầm theo.
- 7 đến 10 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các từ này.
Mỗi HS luyện đọc 1 câu theo hình thức nối tiếp.
Tìm cách đọc và luyện đọc.
Chú ý câu: 
- Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ,/ đàn bê cứ quẩn vào chân Hồ Giáo.// Chúng vừa ăn vừa đùa nghịch.// Những con bê đực,/ y hệt những bé trai khoẻ mạnh,/ chốc chốc lại ngừng ăn/ nhảy quẩng lên/ rồi chạy đuổi nhau/ thành một vòng tròn xung quanh anh//
Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng)
Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
 Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm.
2 HS đọc, HS cả lớp theo dõi.
Không khí: trong lành và rất ngọt ngào.
Bầu trời: cao vút, trập trùng, những đám mây trắng.
Đàn bê quanh quẩn bên anh, như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ, quẩn vào chân anh.
Chúng chạy đuổi nhau thành một vòng xung quanh anh.
Chúng dụi mõm vào người anh nũng nịu, sán vào lòng anh, quơ quơ đôi chân như đòi bể.
Chúng vừa ăn vừ đùa nghịch, chúng có tính cách giống như nhhững bé trai và bé gái.
Hs trả lời theo suy nghĩ
Anh đã nhận được danh hiệu Anh hùng Lao động ngành chăn nuôi.
2 HS đọc bài nối tiếp.
Đàn bê rất yêu quý anh Hồ Giáo và anh Hồ Giáo cũng yêu quý, chăm sóc chúng như con.
Rút kinh nghiệm:
 ............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC( 32-34).doc