Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Trường TH Võ Thị Sáu - Tuần 13

Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Trường TH Võ Thị Sáu - Tuần 13

I. MỤC TIÊU

 - Đọc đúng tên riêng người nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn trong câu chuyện.

 - Hiểu ND: Ca ngợi nhà khoa học Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao, (trả lời được các câu hỏi SGK)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Trường TH Võ Thị Sáu - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012
TIẾT 1 CHÀO CỜ
TIẾT 2 TẬP ĐỌC
$25:NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. MỤC TIÊU
 - Đọc đúng tên riêng người nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn trong câu chuyện.
 - Hiểu ND: Ca ngợi nhà khoa học Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao, (trả lời được các câu hỏi SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Vẽ trứng, trả lời câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
- Nx ghi điểm	
2. BÀI MỚI:
a. Giới thiệu bài
b. Luyện đọc
- Đọc mẫu
- YC HS phân đoạn và luyện đọc 
GV kết hợp hướng dẫn HS phát âm đúng tên riêng (Xi-ôn-cốp-xki) ; đọc đúng các câu hỏi trong bài ; giúp các em hiểu các từ mới và khó trong bài (khí cầu, Sa hoàng, thiết kế, tâm niệm, tôn thờ). 
b. Tìm hiểu bài
- GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc và trả lời các câu hỏi, đối thoại trước lớp dưới sự hướng dẫn của GV.
+ Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì ?
+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào ?
+ Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì ? 
 - GV giới thiệu thêm về Xi-ôn-cốp-xki :
 + Em hãy đặt tên khác cho truyện. GV hướng dẫn cả lớp thảo luận, đặt tên khác cho truyện. 
- GV nhận xét KL:- Xi-ôn-cốp-xki từ nhỏ đã mơ ước được bay lên bầu trời.
- Ông sống rất kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa hoàng không ủng hộ phát minh về khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay đến các vì sao
- Xi-ôn-cốp-xki thành công vĩ ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện mơ ước.
d. Hướng dẫn đọc đúng
- GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài văn và thể hiện đúng (theo gợi ý ở mục 2a 
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc 1 đoạn. Có thể chọn đoạn sau (GV dán tờ giấy viết đoạn văn có lưu ý những từ ngữ cần nhấn giọng, nghỉ hơi một cách tự nhiên) : 
3. Củng cố, dặn dò
- GV : Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? 
- GV nhận xét tiết học 
- 2 HS đọc bài Vẽ trứng, trả lời câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
- HS theo dõi
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn đọc 2 - 3 lượt 
Đoạn 1 : Bốn dòng đầu
Đoạn 2 : 7 dòng tiếp
Đoạn 3 : Sáu dòng tiếp theo
Đoạn 4 : 3 dòng còn lại
- HS luyện đọc theo cặp
- Một hai HS đọc cả bài
- HS quan sát tranh minh hoạ chân dung Xi-ôn-cốp-ki trong SGK.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- HS quan sát tranh minh hoạ chân dung Xi-ôn-cốp-ki trong SGK.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn
- HS cả lớp luyện đọc và thi đọc 
TIẾT 3 TOÁN
$61:GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I. MỤC TIÊU:GIÚP HS: 
 - Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
*ĐC: hs làm BT 1,3 HS khá , giỏi làm hết bài tập
II. CHUẨN BỊ: sgk,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 60.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hình thành kiến thức mới
 Phép nhân 27 x 11 (trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10)
- GV viết lên bảng phép tính 27 x 11
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên.
KL: 27
 x
 11
 27
 27
 297
- GV : Em có nhận xét gí về hai tích riêng của phép nhân trên?
- Hãy nêu bước thực hiện cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11.
- GVKL : Như vậy, khi cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11 với nhau chúng ta chỉ cần cộng hai chữ số của 27 (2 + 7 = 9) rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của 27.
- Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân 27 x 11 = 297 so với số 27. Các chữ số giống nhau và khác nhau ở điểm nào?
- Vậy ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau:
· 2 cộng 7 bằng 9;
· Viết 9 vào giữa hai chữ số của 27 được 297.
· Vậy 27 x 11 = 297.
- GV yêu cầu HS nhân nhẩm 41 x 11
- GV nhận xét và nêu vấn đề : các số 27, 41, đều có tổng hai chữ số nhỏ hơn 10 
Phép nhân 48 x 11(trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10) 
- GV viết lên bảng phép tính 48 x 11.
- GV yêu cầu HS áp dụng cách nhân nhẩm đã học trong phần trên để nhân nhẩm 48 x 11
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên.
- GV : Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên.
- Hãy nêu rõ bước thực hiện cộng hai tích riêng của phép nhân 48 x 11.
KL: 48
 x
 11
 48
 48
 528
- GV yêu cầu HS dựa vào bước cộng các tích riêng của phép nhân 48 x 11 để nhận xét về các chữ số trong kết quả phép nhân 48 x 11 = 528.
 - Vậy ta có cách nhẩm 48 x 11 như sau:
* 4 cộng 8 bằng 12
* Viết 2 vào giữa hai chữ số của 48 được 428.
* Thêm 1 vào giữa 4 của 428, được 528.
Vậy 48 x 11 = 528
c. Luyện tập, thực hành
Bài 1:GV yêu cầu HS tự tính nhẩm và ghi lại kết quả vào vở , khi chữa bài gọi 3 HS lần lượt nêu cách nhẩm của 3 phần.
YC HS yếu hoàn thành Bt1, các Hs khác làm tiếp Bt 2
Bài 2
- GV yêu cầu HS tự làm bài, nhắc HS thực hiện nhân nhẩm để tìm kết quả, không được đặt tính.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:cả lớp làm BT3- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
Bài toán cho biết gì , bài toán hỏi gì?
-YC1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- GV nhận xétKL:
 Bài giải
Số hàng cả hai khối lớp xếp được là :
17 + 15 =32 (hàng)
Số học sinh của hai khối lớp là:
11 x 32 = 352(học sinh)
Đáp số : 352 học sinh
3. Củng cố , dặn dò
- GV tổng kết giờ học,dặn dò HS về nhà làm bài tập còn lại
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấp nháp :
- HS NX
- HS nhẩm:
HS nhân nhẩm và nêu cách nhẩm của mình (có thể đúng hoặc sai)
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp:
- HS nghe giảng:
- Làm bài, sau đó nêu cách nhẩm của 3 phần.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS lớp làm bài vào vở
HS đọc đề
HS TT	 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vàovở 
TIẾT 4 ĐẠO ĐỨC
$13: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (Tiết 2) 
I. Mục tiêu : Học sinh biết 
 - Biết được con cháu phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ để đền đáp công lao ông bà ,cha mẹ đã sinh thành nuôi dạy mình .
 - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà ,cha mẹ băng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày .
 - Kính yêu ông bà,cha mẹ. 
II. Đồ dùng dạy học:- SGK Đạo đức 4
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
 1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Trong gia đình em có thể làm gì để giúp đỡ ông bà, cha mẹ? 
+ Là người con trong gia đình, em có thể làm gì để cha mẹ vui lòng? 
- Nhận xét 
2. Dạy – học bài mới: 
a) Giới thiệu bài 
b) Bài giảng:
Hoạt động 1: Đóng vai ( bài tập 3, SGK )
- GV cho một nhóm thảo luận ,đóng vai theo tình huống tranh 1 , một nhóm thảo luận và đóng vai theo tình huống tranh 2
- GV phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, HS đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm , chăm sóc của con cháu.
 + GV kết luận: 
- Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm chăm sóc ông bà, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm và đóng vai ( BT 4, SGK 
- GV nêu yêu cầu bài tập 4. 
- GV mời một số HS trình bày
- GV khen những HS đã hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở các HS khác học tập các bạn.
YC HS thảo luận theo nhóm đôi. Đại diện HS trình bày. 
*Hoạt động 3 : Trình bày, giới thiệu các tranh , các tư liệu đã sưu tầm ( bài tập 5 – 6, SGK)
- GV cho HS trình bày những các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em sưu tầm được.
Kết luận chung: Ông bà, cha mẹ đã có công lao sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người. Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
4. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài “Biết ơn Thầy giáo, cô giáo”.
-2 HS trả lời .HS cả lớp lắng nghe. 
- Lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. 
- Các nhóm lên đóng vai. 
- Thảo luận lớp nhận xét về cách ứng xử. 
- HS lắng nghe.
HS trình bày.
-HS thảo luận theo nhóm đôi. Đại diện HS trình bày. 
- HS trình bày , giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em sưu tầm được.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi 
CHIỀU
TIẾT 2 KHOA HỌC
$25: NƯỚC BỊ Ô NHIỄM 
I. Mục tiêu :Giúp HS :
- Nêu được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm 
- Nước sạch :trong suốt không màu ,không mùi,không vị ,không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người .
- Nước ô nhiễm: có màu,có chất bẩn ,có mùi hôi ,chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép ,chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe .	
II. Đồ dùng dạy học 
	+ HS chuẩn bị theo nhóm
	+ Một chai nước sông hay hồ, ao (hoặc nước đã dùng như rửa tay, giặt khăn lau bảng), một chai nước giếng hoặc nước máy
	+ Hai vỏ chai
	+ Hai phễu lọc nước ; 2 miếng bông
	+ Mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá
III. Các hoạt động dạy –học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Kiểm tra bài cũ
+ Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi : 
1) Em hãy nêu vai trò của nước đối với đời sống con người, động vật, thực vật ?
2) Nước có vai trò gì trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp ? 
+ Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Bài giảng
 *Hoạtđộng1:Làm thí nghiệm:Nướcsạch,nước bị ô nhiễm 
- GV tiến hành hoạt động trong nhóm theo thí nghiệm SGK
+ GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn
+ Gọi 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV chia bảng thành 2 cột và ghi nhanh những ý kiến của các nhóm
+ Nhận xét, tuyên dương ý kiến của các nhóm
+ Yêu cầu 3 HS lên quan sát nước ao, hồ, sông qua kính hiển vi
+ Yêu cầu từng em đưa ra những gì em nhìn thấy trong nước đó
- Kết luận SGK
*Hoạt động 2:Nước sạch ,nước bị ô nhiễm 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 
+ Phát phiếu bảng tiêu chuẩn cho từng nhóm
+ Yêu cầu HS thảo luận và đưa ra các đặc điểm của từng loại nước theo các tiêu chuẩn đặc ra.
 + GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
+ Yêu cầu 2 đến 3 nhóm đọc nhận xét của các nhóm mình và các nhóm khác bổ sung. 
+ Yêu cầu 2 HS đọc mục Bạn cần biết trang 53, SGK 
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS đã tích cực tham gia xây dựng bài. Nhắc nhở những HS còn chưa chú ý
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, tìm hiểu vì sao những nơi em sống lại bị ô nhiễm
+ 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi :
-Tiến hành hoạt động nhóm
+ 2 HS trong nhóm thực hiện lọc nước cùng một lúc, các HS khác theo dõi để đưa ra ý kiến sau khi quan sát,. Sau đó, cả  ...  vài HS : đoạn viết cũ với đoạn mới viết lại giúp HS hiểu các em có thể viết bài tốt hơn.
3 Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu riêng một vài HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn để có điểm số tốt hơn. 
- Dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV tới (Ôn tập văn kể chuyện), 
HS theo dõi
- HS đọc thầm lại bài viết của mình, đọc kĩ lời phê tự sửa lỗi.
- HS đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi.
- HS theo dõi trao đổi, tìm ra cái hay, cái tốt của đoạn hoặc bài văn được GV giới thiệu. 
HS chữa bài theo YC(tự chọn đoạn văn cần viết lại. )
 - HS theo dõi 
- HS theo dõi 
CHIỀU
TIẾT 1 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
$26: CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI
I. Mục tiêu :
- Hiểu được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng (nội dung ghi nhớ )
- Xác định được câu hỏi trong một đoạn văn bản (BT1mụcIII);bước đầu biết đặt câu hỏi để trao đổi nội dung ,yêu cầu cho trước (BT2,BT3)
II. Đồ dùng dạy -học
- Bảng phụ kẻ các cột : Câu hỏi - Của ai - Hỏi ai - Dấu hiệu theo nội dung BT1, 2, 3 (phần Nhận xét)
- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT1 (phần Luyện tập)
III. Các hoạt động dạy-học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra 2 HS
- HS 1 làm lại BT1 (tiết LTVC – MRVT : Ý chí - Nghị lực )
- HS 2 đọc đoạn văn viết về người có ý chí, nghị lực (BT3)
NX ghi điểm
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Phần nhận xét
- GV treo bảng phụ viết một bảng gồm các cột : Câu hỏi - Của ai - Hỏi ai - Dấu hiệu, lần lượt điền nội dung vào từng cột khi HS thực hiện các BT 1, 2, 3
Bài tập 1
- GV ghép những câu hỏi trong truyện vào cột câu hỏi : Vì sao quả bóng không có cánh mà bay được ? Cậu làm thể nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế ?
Bài tập 2, 3
- GV ghi kết quả trả lời vào bảng. Sau đó mời một HS đọc bảng kết quả :
=> ghi nhớ
 c. Phần luyện tập
Bài tập 1
- GV phát phiếu riêng cho một vài HS .
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:Gọi HS đọc YC 
- GV mời 1cặp HS làm mẫu. GV viết lên bảng một câu văn 
- GV nhận xét, bình chọn cặp hỏi – đáp thành thạo, tự nhiên, đúng ngữ điệu 
Bài tập 3
- GV gợi ý các tình huống :
+ HS có thể tự hỏi về một bài học đã qua, 1 cuốn sách cần tìm, 1 bộ phim đã xem, 1 đồ dùng đã mua, 1 công việc mẹ bảo làm
+ Nhắc HS nói đúng ngữ điệu câu hỏi 
- GV nhận xét 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhắc HS học thuộc nội dung đó ; về nhà viết lại vào vở 4 câu hỏi vừa đặt ở lớp (BT.III.2, 3)
- HS 1 làm lại BT1 (tiết LTVC – MRVT : Ý chí - Nghị lực )
- HS 2 đọc đoạn văn viết về người có ý chí, nghị lực (BT3)
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu BT2, 3
-HS làm bài và phát biểu
HS đọc Kết quả
-3,4 HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK
- HS đọc yêu cầu của BT1.
- Cả lớp đọc thầm bài Thưa chuyện với mẹ (tr.85, SGK), Hai bàn tay (tr.114, SGK), làm bài vào vở hoặc VBT
- Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả làm bài trên bảng lớp
- HS đọc yêu cầu của bài.
-Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả.-Cả lớp nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu của BT
- Hai HS suy nghĩ, sau đó thực hành, hỏi - đáp trước lớp
-HS theo dõi 
TIẾT 2 KHOA HỌC
$26: NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM 
I. Mục tiêu :Giúp HS :
- Nước bị ô nhiễm: có màu ,có chất bẩn ,có mùi hôi ,chứa vi sinh vật quá mức cho phép ,chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe .	
II. Đồ dùng dạy học 
- Các hình minh họa trong SGK trang 54, 55
III. Các hoạt động dạy –học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Kiểm tra bài cũ 
+ Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi 
1) Thế nào là nước sạch ?
2) Thế nào là nước bị ô nhiễm ?
 + Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm.
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài
 b.Bài giảng
*Hoạt động 1: Những nguyên nhân làm ô nhiễm nước 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm
+ Yêu cầu HS các nhóm quan sát các hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 54 SGK, trả lời theo hai câu hỏi sau : 
1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ?
2) Theo em, việc làm đó sẽ gây ra điều gì ?
GV theo dõi câu trả lời của các nhóm nhận xét, tổng hợp các ý kiến
- Kết luận : Có rất nhiều việc làm của con người gây ô nhiễm nguồn nước. Nước rất quan trong đối với đời sống con người, thực vật và động vật, do đó, chúng ta cần hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước
*Hoạt động 2:Tìm hiểu thực tế 
+ Các em về nhà đã tìm hiểu hiện trạng ở địa phương mình. Theo những nguyên nhân nào đã dẫn đến nước ở nơi em bị ô nhiễm ? 
Hoạt động 3: Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm
 + Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi :
Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với cuộc sống của con người, động vật, thực vật
+ GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn
+ Nhận xét câu trả lời của từng nhóm- KL
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết
- Dặn HS về nhà tìm hiểu xem gia đình hoặc địa phương mình đã làm sạch nước bằng cách nào
+ 2 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi
- Tiến hành thảo luận nhóm
+ Đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm chỉ nói về một hình vẽ
- Lắng nghe
+ Suy nghĩ, tự do phát biểu
+ Tiến hành thảo luận trong nhóm
+ Đại diện nhóm thảo luận nhanh nhất lên trình bày trước lớp. Các nhóm khác bổ sung
-HS lắng nghe 
TIẾT 3 ÔN TOÁN
$ 22: NHÂN VỚI SỐ CÁ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: Giúp HS
 - Củng cố cách nhân với số có ba chữ số.
II. Các hoạt động dạy học
 1. Bài cũ.
HS lên bảng tính: 164 x ( 100 _ 20 + 3)
 2. Bài mới.
 a) Giới thiệu bài
 b) Hướng dẫn ôn tập cách nhân
GV ghi phép tính lên bảng: 258 x 203 = ?
- HD HS đặt tính và tính
- HS lên bảng tính
- GV hỏi lại HS:
? Nêu lại tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ hai, tích riêng thứ ba. Cách viết các tích riêng đó.
 c) Thực hành:
Yêu cầu Hs làm bài trong vở bài tập, rồi lên bảng chữa bài.
 Gv, lớp nhận xét 
 3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
Thứ sáu ngày 23 tháng 11 năm 2012
TIẾT 2 TẬP LÀM VĂN
$13: ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu : Giúp HS
 - Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện (nội dung, nhân vật ,cốt truyện);kể được một câu chuyện theo đề bài cho trước ;năm được nhân vật ,tính cách của nhân vật và ý nghĩ câu chuyện đó để trao đổi với bạn 
II. Đồ dùng dạy học 
 - Bảng phụ ghi tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Bài mới
a. Giới thiệu bài, ghi bảng
b. Hướng dẫn ôn tập
Bài tập 1- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
a) Đề thuộc loại văn kể chuyện :
Đề 2 (Em hãy kể một câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể)
Đề 1 (Lớp em vừa có một bạnEm hãy viết thư thăm bạn)
Đề 3 (Em hãy tả chiếc áo hoặc chiếc váy)
thuộc loại văn kể chuyện
thuộc loại văn viết thư
thuộc loại văn miêu tả
b) Đề 2 là văn kể chuyện 
Bài tập2, 3
-YC HS chọn đề tài mình định kể , viết nhanh dàn ý, sau đó kể theo cặp và trước lớp
 - Cuối cùng, GV treo bảng phụ viết sẵn bảng tóm tắt sau, mời 1 HS đọc’
Văn kể chuyện
Nhân vật
Cốt truyện
- Kể lại một chuối sự việc có đầu có cuối, liêm quan đến một hay một số nhân vật.
- Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa.
- Là người hay các con vật, đồ vật, cây cốiđược nhân hoá
- Hành động, lời nói, suy nghĩcủa nhân vật nói lên tính cách của nhân vật.
- Cốt truyện thường có 3 phần : mở đầu - diễn biến - kết thúc.
- Có hai kiểu mở bài (trực tiếp hay gián tiếp). Có hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà viết lại tóm tắt những kiến thức về văn kể chuyện để ghi nhớ.
- Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, phát biểu ý kiến
- HS đọc yêu cầu BT2, 3
- Một số HS nói đề tài câu chuyện mình chọn kể.
- HS viết nhanh dàn ý câu chuyện.
- Từng cặp HS thực hành kể chuyện, trao đổi về câu chuyện vừa kể theo yêu cầu của BT3.
- HS thi kể chuyện trước lớp. Mỗi em kể chuyện xong sẽ trao đổi, đối thoại cùng các bạn về nhân vật trong truyện / tính cách nhân vật / ý nghĩa câu chuyện / cách mở đầu, kết thúc câu chuyện. Các em có thể tự trả lời các câu hỏi, nêu câu hỏi cho các bạn trả lời hoặc ngược lại 
- HS theo dõi 
TIẾT 3 TOÁN
$65: Luyện tập chung
I . Mục tiêu :-Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng ,diện tích (cm2,dm2,m2).
- Thực hiện được nhân với số có hai,ba chữ số .
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính ,tính nhanh .
II. Đồ dùng dạy - học
 - Đề bài tập 1 viết sẵn trên bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Kiểm tra bài cũ
 - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập tiết 64.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy- học bài mới	
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, sau đó lần lượt yêu cầu 3 HS vừa lên bảng trả lời cách đổi đơn vị của mình :
+ Nêu cách đổi 1200 kg = 12 tạ?
+ Nêu cách đổi 15000 kg = 15 tấn?
+ Nêu cách đổi 1000dm2 = 10 m2
- GV nhận xét và ghi điểm HS.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài và ghi điểm HS
Bài 3
- GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV gợi ý: áp dụng các tính chất đã học của phép nhân chúng ta có thể tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện .
- GV nhận xét và ghi điểm HS.
3 .Củng cố -dặn dò
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập 4,5hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau
- 3 HS lên bảng làm, HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe GV giới thiệu bài	
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần (HS làm phần a, b phải đặt tính) HS cả lớp làm bài vào VBT
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức theo cách thuận tiện nhất.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS theo dõi 
TIẾT 5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
$13: SINH HOẠT LỚP TUẦN 13
I. Mục tiêu: 
 - HS nhận xét, đánh giá kết quả học tập, lao động của từng tổ, lớp trong tuần vừa qua.
 - Nắm được kế hoạch hoạt động của tổ, lớp trong tuần tới.
II. Các hoạt động chính:
 1. Nhận xét, đánh giá:
 - HS thảo luận theo tổ.
 - Tổ trưởng báo cáo kết quả thảo luận của tổ mình.
 - Tổ khác nhận xét, bổ sung.
 - Gv nhận xét chung, tuyên dương, phê bình tổ, cá nhân tiêu biểu.
 2. Nêu kế hoạch hoạt động tuần tới:
 - Đi học chuyên cần.Học bài và làm bài đầy đủ.
 - Không nói chuyện, làm việc riêng trong lớp.
 - Chăm chú nghe giảng và xung phong phát biểu bài nhiều hơn nữa.
 - Các tổ thi đua học tập tốt, giúp đỡ bạn học yếu.
 - Vệ sinh sạch sẽ. Đóng góp các khoản thu nộp. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 BUOI CHIEU.doc