Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Trường TH Võ Thị Sáu - Tuần 8

Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Trường TH Võ Thị Sáu - Tuần 8

I. MỤC TIÊU:

 1. Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.

 - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng theo ý thơ .

 - Đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.

 2. Đọc - hiểu:

 - Hiểu nội dung bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của cá bạn nhỏbộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

 - Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 38 trang Người đăng huong21 Lượt xem 808Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Trường TH Võ Thị Sáu - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Ngày soạn: 13/10/2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 15/10/2012
TIẾT 1 CHÀO CỜ
TIẾT 2 TẬP ĐỌC
$15: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. MỤC TIÊU: 
 1. Đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.
 - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng theo ý thơ .
 - Đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.
 2. Đọc - hiểu:
 - Hiểu nội dung bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của cá bạn nhỏbộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 - Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng đọc phân vai vở: Ở vương quốc Tương Lai và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
- Gọi 2 HS đọc lại màn 1, màn 2 và trả lời câu hỏi. Nếu được sống ở vương quốc Tương Lai em sẽ làm gì?
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẻ cảnh gì? Những ước mơ đó thể hiện khát vọng gì?
- Vở kịch Ở vương quốc Tương Lai những cậu bé đã mơ ước cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc. Bài thơ hôm nay các em sẽ tìm hiểu xem thiếu nhi ước mơ những gì?
 b. H/ dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ (3 lượt HS đọc).GV chú ý chữa lổi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- GV đưa ra bảng phụ để giúp HS định hướng đọc đúng.
- Gọi 3 HS đọc toàn bài thơ.
- GV đọc mẫu: Chú ý giọng đọc(xem SGV)
 * Tìm hiểu bài:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
? Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
? Mỗi khổ thơ nói lên điều gì?
? Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ ?
- Gọi HS nhắc lại ước mơ của thiếu nhi qua từng khổ thơ. GV ghi bảng 4 ý chính đã nêu ở từng khổ thơ.
? Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì?
? Câu thơ: Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì?
? Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao?
? Bài thơ nói lên điều gì?
- Ghi ý chính của bài thơ.
 * Đọc diễn cảm và thuộc lòng:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ để tìm ra giọng đọc hay (như đã hướng dẫn).
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài.
- Nhận xét giọng đọc và cho điểm từng HS .
- Yêu cầu HS cùng học thuộc lòng theo cặp.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ. GV có thể chỉ định theo hàng dọc hoặc hàng ngang các dãy bàn.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng toàn bài.
- Bình chọn bạn đọc hay nhất và thuộc bài nhất.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Màn 1: 8 HS đọc.
- Màn 2: 6 HS đọc.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Bức tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang cùng múa hát và mơ đến những cánh chim hoà bình, những trai cây thơm ngon, những chiếc kẹo ngọt ngào.
- Lắng nghe.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ theo đúng trình tự.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.
1 HS đọc thành tiếng.
- Đọc thầm, trả lời câu hỏi:
+ Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ và 2 lần trước khi hết bài.
+ Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ là rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hoà bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc.
+ Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ.
+ Khổ 1: Ước cây mau lớn để cho quả ngọt.
+ Khổ 2: Ước trở thành người lớn để làm việc.
+ Khổ 3: Ước mơ không còn mùa đông giá rét.
+ Khổ 4: Ước không có chiến tranh.
 - 2 HS nhắc lại 4 ý chính của từng khổ thơ.
+ Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi: Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ, hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người.
+ Các bạn thiếu nhi mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình, không còn bom đạn.
+ HS phát biểu tự do
+ Bài thơ nói về ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.
- 2 HS nhắc lại ý chính.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay
- 2 HS nồi cùng bàn luyện đọc.
- 2 HS đọc diễn cảm toàn bài.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc nhẩm, kiểm tra học thuộc lòng cho nhau.
- Nhiều lượt HS đọc thuộc lòng, mỗi HS đọc 1 khổ thơ.
- 5 HS thi đọc thuộc lòng
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc theo các tiêu chí đã nêu.
TIẾT 3 TOÁN
$36: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
 - Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
 - Giáo dục HS thích học Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ kẻ sẵn bảng số trong bài tập 4 – VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
 - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 35, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
GV chữa bài, nhận xét và cho điểm 
3. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài:
 - GV: ghi bảng. 
 b. Hướng dẫn luyện tập :
 Bài 1b:
 ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 ? Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì 
 - GV yêu cầu HS làm bài.
 - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2(dòng 1, 2)
 ? Hãy nêu yêu cầu của bài tập ?
 - GV hướng dẫn
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4a:
 - GV gọi 1 HS đọc đề bài.
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
HS.
 Bài 5(HS khá, giỏi)
 ? Muốn tính chu vi của một hình chữ nhật ta làm như thế nào ?
 ? Vậy nếu ta có chiều dài hình chữ nhật là a, chiều rộng hình chữ nhật là b thì chu vi của hình chữ nhật là gì ?
 - Gọi chu vi của hình chữ nhật là P, ta có: P = (a + b) x 2
Đây chính là công thức tổng quát để tính chu vi của hình chữ nhật.
 - GV yêu cầu HS làm bài.
 - GV nhận xét.
 4. Củng cố - Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe.
- Đặt tính rồi tính tổng các số.
- Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS nhận xét bài làm của bạn cả về đặt tính và kết quả tính.
- Tính bằng cách thuận tiện.
- HS nghe giảng, sau đó 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS đọc.
1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
 Bài giải
Số dân tăng thêm sau hai năm là:
 79 + 71 = 150 (người)
Số dân của xã sau hai năm là:
 5256 + 105 = 5400 (người)
Đáp số: 150 người ; 5400 người
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng, được bao nhiêu nhân tiếp với 2.
- Chu vi của hình chữ nhật là: (a + b) x 2
- Chu vi hình chữ nhật khi biết các cạnh.
a) P = (16 +12) x 2 = 56 (cm)
b) P = (45 + 15) x 2 = 120 (m)
TIẾT 4 ĐẠO ĐỨC
$8: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được ví dụ về việc tiết kiệm tiền của.
 - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của(HS giỏi: Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của).
 - Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước,...trong cuộc sống hàng ngày.
 - Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK Đạo đức 4
 - Đồ dùng để chơi đóng vai
 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. Bài cũ: HS nêu ghi nhớ của bài học
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: “Tiết kiệm tiền của”
b. Nội dung: 
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. 
 (Bài tập 4 - SGK/13)
 - GV nêu yêu cầu bài tập 4:
 Những việc làm nào trong các việc dưới đây là tiết kiệm tiền của?
a/ Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
b/ Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi.
c/ Vẽ bậy, bôi bẩn ra sách vở, bàn ghế, tường lớp học.
d/ Xé sách vở.
đ/ Làm mất sách vở, đồ dùng học tập.
e/ Vứt sách vở, đồ dùng, đồ chơi bừa bãi.
g/ Không xin tiền ăn quà vặt
h/ Aên hết suất cơm của mình.
i/ Quên khóa vòi nước.
k/ Tắt điện khi ra khỏi phòng.
 - GV mời 1 số HS chữa bài tập và giải thích.
 - GV kết luận:
 + Các việc làm a, b, g, h, k là tiết kiệm tiền của.
 + Các việc làm c, d, đ, e, i là lãng phí tiền của.
 - GV nhận xét, khen thưởng HS đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hằng ngày.
*Hoạt động 2: Xử lí tình huống 
 (Bài tập 5 - SGK/13)
 - GV chia 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai 1 tình huống trong bài tập 5.
 ò Nhóm 1 : Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải thích thế nào?
 òNhóm 2 : Em của Tâm đòi mẹ mua cho đồ chơi mới trong khi đã có quá nhiều đồ chơi. Tâm sẽ nói gì với em?
 òNhóm 3 : Cường nhìn thấy bạn Hà lấy vở mới ra dùng trong khi vở đang dùng vẫn còn nhiều giấy trắng. Cường sẽ nói gì với Hà?
 - GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
 - GV kết luận chung: (Xem SGV)
 - GV cho HS đọc ghi nhớ.
4. Củng cố - Dặn dò:
 - Chuẩn bị bài tiết sau.
- HS làm bài tập 4.
- Cả lớp trao đổi và nhận xét.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
- Một vài nhóm lên đóng vai.
- Cả lớp thảo luận:
+ Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao?
+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
- HS thảo luận và đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Một vài HS đọc to phần ghi nhớ- SGK/12
CHIỀU
TIẾT 2 KHOA HỌC
$15:BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH ?
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi,đau bụng, nôn, sốt,...
 - Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường.
 - Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Các hình minh hoạ trang 32, 33 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 - Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi.
 - Phiếu ghi các tình huống.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
 Yêu cầu 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Em hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá và nguyên nhân gây ra các bệnh đó ?
 2) Em hãy nêu các cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá ?
 3) Em đã làm gì để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá cho mình và mọi người ?
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh.
ò Mục tiêu: Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
ò Cách tiến hành:
 - GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướn ... .
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện từng nhóm bốc thăm và trả lời câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1) Thức ăn có chứa nhiều chất như: Thịt, cá, trứng, sữa, uống nhiều chất lỏng có chứa các loại rau xanh, hoa uqả, đậu nành.
2) Thức ăn loãng như cháo thịt băm nhỏ, cháo cá, cháo trứng, nước cam vắt, nước chanh, sinh tố. Vì những loại thức ăn này dễ nuốt trôi, không làm cho người bệnh sợ ăn.
3) Ta nên dỗ dành, động viên họ và cho ăn nhiều bữa trong một ngày.
4) Tuyệt đối phải cho ăn theo hướng dẫn của bác sĩ.
5) Để chống mất nước cho bệnh nhân tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em vẫn phải cho ăn bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch ô-rê-dôn, uống nước cháo muối.
- HS nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc.
- Tiến hành thực hành nhóm.
- Nhận đồ dùng học tập và thực hành.
- 3 đến 6 nhóm lên trình bày.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- Tiến hành trò chơi.
- Nhận tình huống và suy nghĩ cách diễn.
- HS trong nhóm tham gia giải quyết tình huống. Sau đó cử đại diện để trình bày trước lớp.
TIẾT 3 ÔN TOÁN
$12: LUYỆN TẬP TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ.
I. Mục tiêu.
- Củng cố về cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. HS nắm chắc các bớc giải bài toán.
- Rèn kỹ năng giải toán về tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.Trình bày bài khoa học
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập: Tìm 2 số biết tổng của chúng là 64 và hiệu của chúng là28.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS luyện tập 
a. Nhắc lại kiến thức 
- Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ?
- GV ghi cách tìm SB, SL của dạng toán.
b. Thực hành 
* Bài 1: Tổng số tuổi của hai chị em là 24 tuổi. Tính tuổi mỗi ngời biết chị hơn em 8 tuổi.
- GV HDHS phân tích đề bài rồi t2 bài toán.
- Bài toán này thuộc dạng toán gì ?
- Xác định tổng, hiệu ( số bé, số lớn ) trong bài toán ?
- GV nhận xét chữa bài.
* Bài 2: Tìm 2 số khi biết tổng của chúng bằng số lớn nhất có 2 chữ số và hiệu của chúng là 15.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
-Bài này thuộc dạng toán nào?
-X/đ tổng, hiệu(Tổng hai số đó là số lớn nhất có 2 chữ số.)
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chấm, nhận xét.
* Bài 3: Một mảnh vờn HCN có chu vi là480m.Tính diện tích của vờn, biết rằng chiều dài hơn chiều rộng 200m.
- GV HDHS phân tích đề, t2 và cách giải bài toán.
YC HS làm bài
- GV nhận xét chung.
3. Củng cố.
- Nhắc lại cách giải bài toán tìm 
-Học sinh nêu
-Học sinh làm bài 
-1HS làm BT 3lên bảng lớp
Ngày soạn: 17/10/2012
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 19/10/2012
TIẾT 2 TẬP LÀM VĂN
$16:LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. MỤC TIÊU: 
 - Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai (bài TĐ tuần 7) - BT1.
 - Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV (BT2, BT3).
 - Có ý thức dùng từ hay, viết câu văn trau chuốt, giàu hình ảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Tranh minh hoạ truyện Ở vương quốc tương lai trang 70, 71 SGK.
 - Bảng phụ ghi sẵn cách chuyển thể một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng kể một câu chuyện mà em thích nhất.
- Gọi HS nhận xét xem câu chuyện bạn kể đã đúng trình tự thời gian chưa? Lời kể của bạn như thế nào?
- Nhận xét và cho điểm từng HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn HS làm bài:
 Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
? Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể?
- Gọi 1 HS giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Treo bảng phụ đã ghi sẵn cách chuyển lời thoại thành lời kể.
- Treo tranh minh hoạ truyện Ở vương quốc tương lai. Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm theo trình tự thời gian.
- Tổ chức cho HS thi kể từng màn.
- Gọi HS nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu.
- Nhận xét, cho điểm HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
? Trong truyện Ở vương quốc tương lai hai bạn Tin-tin và Mi-tin có đi thăm cùng nhau không?
? Hai bạn đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau?
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Tổ chức cho HS thi kể về từng nhân vật.
- Gọi HS nhận xét nội dung truyện đã theo đúng trình tự không gian chưa? Bạn kể đã hấp dẫn, sáng tạo chưa?
- Nhận xét cho điểm HS.
 Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Về trình tự sắp xếp.
+ Về ngôn ngữ nối hai đoạn?
3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học.
- 3 HS lên bảng kể chuyện.
- HS nhận xét bạn kể.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
+ Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp.
- HS kể
- Quan sát tranh, 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, sữa chữa cho nhau.
- 3 đến 5 HS thi kể.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Tin-tin và Mi-tin đi thăm khu xưởng xanh và khu vườn kì diệu cùng nhau.
+ Hai bạn đi thăm công xưởng xanh trước, khu vườn kì diệu sau.
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau. Mỗi HS kể về một nhân vật Tin-tin hay Mi-tin.
- 3 đến 5 HS tham gia thi kể.
- Nhận xét về câu truyện và lời bạn kể.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Đọc trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước đoạn Trong khu vườn kì diệu và ngược lại.
+ Từ ngữ nối được thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm.
TIẾT 3 TOÁN
$40: GÓC NHỌN - GÓC TÙ - GÓC BẸT
I. MỤC TIÊU: - Giúp HS: 
 - Nhận biết được góc vuông, góc tù, góc nhọn, góc bẹt(băng trực giác hoặc sử dụng êke).
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Thước thẳng, ê ke (dùng cho GV và cho HS)
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
 - GV gọi 3 HS lên bảng làm các bài tập của tiết 39.
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài:
 b. Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt :
 * Giới thiệu góc nhọn 
 - GV vẽ lên bảng góc nhọn AOB như phần bài học SGK.
 - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này.
 - GV giới thiệu: Góc này là góc nhọn.
 - GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông.
 - GV nêu: Góc nhọn bé hơn góc vuông.
 - GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc nhọn (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc nhỏ hơn góc vuông).
 * Giới thiệu góc tù 
 - GV vẽ lên bảng góc tù MON như SGK.
 - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc.
 - GV giới thiệu: Góc này là góc tù.
 - GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông.
 - GV nêu: Góc tù lớn hơn góc vuông.
 - GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc tù (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc lớn hơn góc vuông)
 * Giới thiệu góc bẹt 
 - GV vẽ lên bảng góc bẹt COD như SGK.
 - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc.
 - GV vừa vẽ hình vừa nêu: Cô (Thầy) tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD “thẳng hàng” (cùng nằm trên một đường thẳng) với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt.
 ? Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau ?
 - GV yêu cầu HS sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông.
 - GV yêu cầu HS vẽ và gọi tên 1 góc bẹt.
 c. Luyện tập - thực hành :
 Bài 1:
 - GV yêu cầu HS quan sát các góc trong SGK và đọc tên các góc, nêu rõ góc đó là góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt.
 - GV nhận xét, có thể vẽ thêm nhiều hình khác trên bảng và yêu cầu HS nhận biết các góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.
 Bài 2:
 - GV hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài.
 - GV nhận xét, có thể yêu cầu HS nêu tên từng góc trong mỗi hình tam giác và nói rõ đó là góc nhọn, góc vuông hay góc tù ?
4. Củng cố- Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe.
- HS quan sát hình.
- Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB.
- HS nêu: Góc nhọn AOB.
- 1 HS lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi, sau đó kiểm tra góc AOB trong SGK: Góc nhọn AOB bé hơn góc vuông.
- 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
- HS quan sát hình.
- HS: Góc MON có đỉnh O và hai cạnh OM và ON.
- HS nêu: Góc tù MON.
- 1HS lên bảng kiểm tra. Góc tù lớn hơn góc vuông.
1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
- HS quan sát hình.
C
C O D
- Thẳng hàng với nhau.
- Góc bẹt bằng hai góc vuông.
- 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
- HS trả lòi trước lớp:
+ Các góc nhọn là: MAN,UDV.
+ Các góc vuông là: ICK.
+ Các góc tù là: PBQ, GOH.
+ Các góc bẹt là: XEY.
- HS dùng ê ke kiểm tra góc và báo cáo kết quả:
Hình tam giác ABC có ba góc nhọn.
Hình tam giác DEG có một góc vuông.
Hình tam giác MNP có một góc tù.
- HS trả lời theo yêu cầu.
TIẾT 5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
$8: SINH HOẠT LỚP TUẦN 8
I MỤC TIÊU 
 - Nhằm đánh giá lại tình hình hoạt động nề nếp thực hiện nội quy trường lớp của lớp trong tuần 8.
 - Tuyên dương những HS có thành tích, phê bình những học sinh vi phạm nội quy trường lớp. 
 - Đưa ra kế hoạch hoạt động tuần 9
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Báo cáo kế hoạch đã hoạt động trong tuần.
 - Kế hoạch hoạt động tuần 8
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1- Ổn định : Cho cả lớp hát
2-Kiểm tra
Việc chuẩn bị báo cáo của các bộ phận lớp
3-Bài mới
 a- Giới thiệu: GV nêu mục đích của tiết học 
 b- Bài giảng
HOẠT ĐỘNG 1: Báo cáo kết quả hoạt động trong tuần 8 của lớp .
Giáo viên cho từng bộ phận báo cáo .
+ Lớp phó HT
+ Lớp phó VT
+ Lớp phó lao động 
Lớp trưởng báo cáo tổng hợp 
- Cho các bộ phận cùng nêu và cả lớp cùng xét những học sinh có thành tích để tuyên dương.
- Nêu những học sinh chưa thực hiện tốt hoặc vi phạm nội quy để phê bình .
* Gv nhận xét chung .
Hoạt động 2 : Phổ biến kế hoạch tuần 9
Tiếp tục thực hiện tốt nội quy trường lớp.
Vệ sinh lớp sạch sẽ .
Tham gia tốt các phong trào do nhà trường tổ chức.
Thực hiện nghiêm túc việc ra vào lớp 
GV giao nhiệm vụ cho các bộ phận và lớp thực hiện .
Các tổ trưởng và các bộ phận làm tốt nhiệm vụ của mình.
 - Ôn tập tốt để kiểm tra chất lượng giữa kì I
 - Ăn mặc sạch sẽ , đ úng trang ph ục khi đến : 
 -Vệ sinh sạch sẽ, phòng bệnh tay chân miệng.
3. Củng cố -dăn dò:
- GV nhắc nhở các bộ phận và cả lớp cố gắng thực hiện thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 BUOI CHIEU.doc